Tin tức về khủng hoảng hạt nhân Fukushima, cập
nhật từ ngày 13 - 16 tháng 7 năm 2012
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng biên tập
21/07/2012
Christine McCann - 17 tháng 7 năm 2012 lúc 15:47
Greepeace.org
Đây
là bản tin mới nhất của chúng tôi về cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại nhà máy
điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản.
Hiện tình chính trị liên quan đến
hạt nhân ở Nhật Bản
Hơn
100 nghìn người từ tất cả các tầng lớp xã hội tập trung tại Công viên Yoyogi
Tokyo hôm 16/07 qua cho cuộc biểu tình lớn nhất kể từ sau cuộc biểu tình chống
lại một hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ diễn ra vào những năm 1960 và 70. Con số do
cảnh sát Tokyo công bố đã ước tính thấp với khoảng 75 nghìn người, nhưng những
người tổ chức biểu tình cho biết số người tham dự có thể lên đến khoảng 170.000
người. So với những thống kê trước đây, số người tham gia biểu tình là nhiều nhất
kể từ khi thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra hồi năm ngoái. Nhà văn khôi nguyên
giải Nobel, Kenzaburo Oe và nhạc sĩ nổi tiếng Ryuchi Sakamoto đã dẫn đầu cuộc
biểu tình, trong đó có nhiều sinh hoạt âm nhạc và các bài phát biểu của các nghệ
sĩ và diễn viên khác đến từ khắp nước Nhật. Oe hiện đang lãnh đạo chiến dịch
thu thập 10 triệu chữ ký ủng hộ xóa bỏ điện hạt nhân ở Nhật Bản; mà cho đến nay
đã được gần tám triệu người tham gia.
Cuộc
biểu tình được tất cả các tầng lớp dân chúng Nhật Bản tham gia, bao gồm cả
doanh nhân, gia đình có trẻ em, công nhân, sinh viên và một nữ thầy tu 90 tuổi trong
số người tuần hành. Một người đàn ông bị buộc phải di tản khỏi nhà của mình sau
trận thảm họa tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima cho
biết "chúng ta không thể chấp nhận bất kỳ việc tái khởi động điện hạt nhân
nào khi mà cuộc khủng hoảng Fukushima chưa được giải quyết thỏa đáng. Chúng tôi
muốn mang lại tiếng nói của chúng tôi với nhiều người bằng cách tham gia cuộc
biểu tình này."
Hôm thứ sáu tuần trước, một cuộc biểu tình tương tự
đã diễn ra ở phía trước nơi ở chính thức của Thủ tướng Chính phủ Noda, thu hút
hơn 10.000 người. Các cuộc biểu tình chống hạt nhân đã được tổ chức mỗi thứ sáu
kể từ tháng ba, khi cuộc biểu tình đầu tiên với 300 người tham gia. Các cuộc biểu
tình đã liên tục phát triển kể từ đó và gần đây hơn 100 nghìn người gia nhập
phong trào. Lãnh đạo của Liên minh Metropolitan chống vũ khí hạt nhân, nhóm
công dân tổ chức cuộc xuống đường, nói rằng các cuộc biểu tình mỗi thứ sáu, mà một
số người gọi là “Cách Mạng Tú Cầu” (Hydrangea Revolution), sẽ tiếp tục như là để
nói lên sự chống đối lại việc cho khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân trên cả
nước và đặc biệt là ở Fukui Prefecture, nơi mà hai lò phản ứng vừa được khởi động
lại trong vài tuần gần đây. Yasunari Fujimoto, một trong những người tổ chức, thề
rằng "Chúng tôi muốn tiếp tục tổ chức
các cuộc biểu tình vì tinh thần chống điện hạt nhân đang phát triển trong nhân dân."
Tranh
cãi đã nổ ra trong một cuộc họp đưọc chính phủ tổ chức ở tòa thị chính Sendai,
nơi cư dân đã được mời đến để chia sẻ ý kiến của họ về kế hoạch đề xuất cho năng
lượng của chính phủ cho năm 2030. Các chuyên gia nghiên cứu các vấn đề điên năng
đề nghị nước Nhật nắm lấy một trong ba lựa chọn: không có điện hạt nhân nào,
15%, hoặc từ 20 đến 25%. Khoảng 170 người đã tham dự buổi điều trần, nhưng chỉ
có chín người được phép phát biểu. Hơn 100 người xin được phép bày tỏ quan điểm
của họ; hơn 70% số người nàyđược biết họ muốn lên tiếng chống lại điện hạt nhân
nhưng không được cho phát biểu. Trong số chín người được lên phát biểu, một người
trong số họ là đại diện của tập đoàn điện Tohoku. Khi ông cho biết ông làm việc
cho tập đoàn điện Tohoku, đám đông đã giận dữ và tuyên bố rằng chính quyền đã thao túng việc lựa
chọn người được phát biểu ý kiến. Ba người khác đến từ Tokyo chứ không phải là
khu vực Tohoku làm cho việc phản đối tăng thêm. Khủng hoảng hạt nhân Bộ trưởng đặc
trách giãi quyết khủng hoảng hạt nhân, ông Goshi Hosono, tham dự cuộc họp. Ông
quả quyết rằng cách lựa chọn người lên phát biều là phương cách “hoàn toàn ngẩu
nhiên”. Chánh phủ có chương trình sẽ tồ chức 10 cuộc bàn thảo công khai, tất cả
sẽ được hoàn tất trước ngày 3 tháng Tám. Ngoài ra, chánh quyền còn có thu thập
ý kiến trực tuyến thông qua cái gọi là "tự nguyện bỏ phiếu," nhưng
đã không cho biết rõ ràng là làm thế nào để sử dụng những dữ liệu này.
Một
nhóm thành viên chính phủ kiểm tra những nguyên nhân của thảm họa hạt nhân
Fukushima dự kiến sẽ công bố báo cáo chung cuộc vào ngày 23 tháng Bảy. Được
biết nhóm này đã xác định rằng hệ thống dự báo Thông tin môi trường về Liều lượng
khẩn cấp (SPEEDI) có thể đã ngăn chặn tiếp xúc với bức xạ không cần thiết cho
cư dân trong những ngày sau lò hạt nhân bị nóng chảy, nếu chính phủ chịu chia sẻ
các dữ liệu họ thu thập với cư dân của mình. Thay vào đó, chính quyến đã chọn
không công bố công khai các thông tin, viện cớ rằng họ quan ngại về sự không chính xác của các kiểu
mẩu về thời tiết . Trong khi đó, hàng ngàn người, bao gồm cả trẻ em, rời bỏ nhà
cửa của họ thay vì tránh khỏi khu vực bị nhiểm xại lại di tản đến các khu vực bị
ô nhiễm phóng xạ nhiều hơn
Chính
phủ Nhật Bản đã công bố một kế hoạch tái xây dựng mới cho tỉnh Fukushima, bị
thiệt hại trầm trọng bởi trận động đất cường độ 9.0 và sóng thần vào năm ngoái.
Kế hoạch sẽ bao gồm công tác khử nhiễm xạ của chính phủ, nỗ lực để giảm mức độ
phơi nhiễm bức xạ xuống còn 1 millisievert mỗi năm hoặc ít hơn, để phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế ; và điều khoản cung cấp các dịch vụ y tế cho trẻ em có bệnh
tuyến giáp có thể đã tiếp xúc với bức xạ. Ngoài ra, Nội các đã chấp thuận nguồn
trợ cấp tài chánh để thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng
các cơ sở hạ tầng. Các viên chức cấp quận
đã lớn tiếng phản đối năng lượng hạt
nhân, nói rằng họ muốn xây dựng "một xã hội không lệ thuộc vào năng lượng
hạt nhân."
Kazuhiko
Shimokobe, Chủ tịch mới được bổ nhiệm của TEPCO đang kêu gọi chính phủ nhanh chóng
phê duyệt yêu cầu tăng thuế tiêu dùng lên 10,28% tính vào những mặt hàng gia dụng
(trước đây là 5%). Shimokobe nói rằng các dịch vụ về tiện ích cần đến việc tăng
thuế này để có nguồn tài chính phục hồi lại doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, nhóm
chuyên gia từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) và hiệp hội người
tiêu dùng (CAA) gần đây đã nói rằng tăng thuế tiêu dùng không được vượt quá 9%
và TEPCO cần phải giảm chi tiêu so với mức hiện tại ít nhất là 50 tỷ Yen. TEPCO
lúc đầu đã yêu cầu việc tăng thuế tiêu dung cần được thực hiện từ ngày 1 tháng
bảy, nhưng ngày thực hiện đã bị đẩy lùi đến sớm nhất là ngày 01 tháng Chín.
Bị
khuất phúc dưới áp lực từ Yukio Edano, lãnh đạo của METI, TEPCO cuối cùng đã đồng
ý cho phát hành những cuộn băng video thâu lại các cuộc điện đàm giữa các cơ
quan đầu não của họ tại Tokyo và lãnh đạo tại nhà máy điện Fukushima trong những
ngày ngay sau thảm họa hạt nhân. Được biết các cuộn băng này bao gồm các cảnh cựu
Thủ tướng Naoto Kan giận dữ la mắng quan chức TEPCO về yêu cầu của họ cho phép được
sơ tán tất cả các nhân viên khỏi nhà máy. Nếu họ được phép làm như vậy, thảm họa
hạt nhân tại Fukushima có thể trở nên thảm khốc hơn nhiều. TEPCO đã kịch liệt
phủ nhận rằng họ đã đưa ra yêu cầu như vậy, và cho đến bây giờ, họ vẫn tiếp tục
từ chối phát hành các cuộn băng liên hệ, viện lý do họ lo lắng về vấn đề "nhạy
cảm" trong những cuộn băng này.
Thống
đốc tỉnh Niigata, ông Hirohiko Izumida, cho biết ông sẽ không cấp giấy chấp thuận
cho khởi động lại nhà máy điên hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của TEPCO, mặc dù họ có các nỗ lực vận động
hành lang nhằm chấp thuận cho tái khởi động nhà máy này. Izumida nói rằng TEPCO
và chính phủ cần phải xác định được nguyên nhân gây ra thảm họa Fukushima trước
khi họ có thể khởi động lại lò phản ứng hạt nhân khác. Ông Izumada nói với Chủ
tịch TEPCO Kazuhiko Shimokobe và Tổng thống Naomi Hirose: "Thật đáng tiếc
rằng cả haivị chưa chi đã bắt đầu nói về
khởi động lại ngay sau khi nhậm chức." (Nguồn: NHK)
Một
nhóm 159 cư dân từ làng Iitate đã đệ đơn đòi bồi thường 50 triệu đô la mà TEPCO
đã gây ra cho họ với các cơ quan trọng tài của chính phủ. Các nhóm tố giác
TEPCO chịu trách nhiệm về làm cho họ phải bị tiếp xúc với bức xạ, tổn thương về
tinh thần và tổn thất vĩnh viễn cho nhà cửa và tài sản của họ đến mức độ không
thể cư ngụ được. Khu vực họ sống cách xa khoảng 30 km từ nhà máy Fukushima
Daiichi, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân năm ngoái. 41 trong 70 hộ gia đình từ huyện
Nagadoro Iiatate đã cùng nhau tham gia trong
vụ kiện, với những gia đình khác cũng sẽ tham gia. Hiện tại hơn 3.000 đơn khiếu
nại đã được nộp kiện TEPCO nhưng mới chỉ có 10% đã được giải quyết. Các cơ quan
trọng tài đã cáo buộc TEPCO cố ý trì hoãn quá trình bồi thường. (Nguồn: NHK)
Tình trạng của các lò phản ứng
Fukushima
TEPCO
công bố một robot đã phát hiện ra mức độ rất cao của bức xạ trong tầng hầm của
lò phản ứng hạt nhân số 3 tại nhà máy Fukushima Daiichi, với mức nhiễm xạ lên đến 360 millisieverts mỗi giờ. Tuy nhiên, công
nhân bị mất kiểm soát với robot và họ bị buộc phải bỏ nó vì mức độ bức xạ vẫn còn quá cao, gây tử vong,
và con người không thể vào tòa nhà lò phản ứng. Nhà máy vẫn đang cố gắng xác định
nơi xảy ra rò rỉ, thất bại để tìm chỗ rò rỉ và sửa chữa chúng có thể làm chậm
hoặc ngăn cản công nhân thu hồi các thanh nhiên liệu hạt nhân tan chảy và cuối
cùng là tháo gở các lò phản ứng bị hư hỏng. (Nguồn: NHK)
Các
viên chức của TEPCO nói rằng họ đang chuẩn bị để tiến hành thử nghiệm, trong đó
họ sẽ thu hồi hai thanh nhiên liệu hạt nhân chưa được sử dụng từ bể chức thanh
nhiên liệu đã được sử dụng tại lò phản ứng số 4, để sau cùng làchuẩn bị cho việc
thu hồi 1.535 thanh được lưu trữ ở đó. Công tác này rất là phức tạp và nguy hiểm,
các thanh nhiên liệu phải được nâng lên bằng một cần cẩu lớn và đưa vào một
thùng chứa ở tầng thứ năm, sau đó các thùng chức sẽ được đưa ra khỏi tòa nhà và được đua qua cái gọi là "hồ chứa
chung." Nếu các thanh nhiên liệu trở nên quá nóng trong quá trình vận chuyển,
nó có thể phát tán phóng xạ ra không khí. Tuy nhiên, việc để lại các thanh nhiên
liệu trong các hồ chứa nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân là một lựa chọn đầy
nguy hiểm khi mà các cấu trúc ở lò số 4
đã bị hư hỏng trầm trọng trong vụ nổ hạt nhân năm ngoái, sau khi các nguyên liệu
bị nóng chảy và các tòa nhà bị nổ mất mái nhà, bị nghiêng và được coi là rất bấp
bênh có thể bị xập bất cứ lúc nào. (Nguồn: NHK)
Các
kỹ sư của Viện Công nghệ Chiba công bố trong tuần này là họ đã chế tạo một loại
người máy (robot) mới có biệt danh “Rosemary” để giúp người chuyên viên tại
TEPCO điều khiển các công tác tại nhà máy Fukushima Daiichi, nơi mà mức độ bức
xạ vẫn còn quá cao để công nhân viên vô khu nhà máy . Rosemary được thiết kế để
thay thế các robot Quince xấu số, một trong số này đã bị mắc kẹt trong một lò
phản ứng. Rosemary có khả năng thu thập thông tin, báo cáo tốt hơn và có thể mang
vật liệu nặng hơn người máy Quince
Các
quan chức NISA cho hay có hai lần báo động
khẩn cấp vang lên vào sáng và tối Chủ Nhật
tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Oi tại Fukui Prefecture với tín
hiệu báo động máy phát điện dự phòng khẩn cấp đã bị trục trặc. Lò phản ứng được
dự kiến sẽ hoạt động lại vào ngày mai
và sẽ vận hành đạt công suất cao nhất vào cuối tuần. NISA cho hay công tác khởi động sẹ được tiếp tục như được dự
định, mặc dù thực tế là máy dự phòng cho máy phát điện hiên nay có thể đều vô dụng./.
No comments:
Post a Comment