Wednesday, January 19, 2011

Bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam

Bằng chứng Hoàng Sa
Tác giả: Huy Đức

Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh ví von việc bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ giữ chức Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa là “cắm mốc” cho quần đảo ấy. Tất nhiên, như ông Minh nói, cột mốc đó chỉ có thể cắm “trong lòng dân”; ông Ngữ vẫn ngồi ở đất liền và Hoàng Sa vẫn đang bị xâm lăng bởi quân Trung Quốc.


Sắc chỉ cùng con dấu của triều đình sai đội thủy quân ra Hoàng Sa năm 1834

Mấy tuần trước, báo chí đã đưa tin khá đậm về một tờ lệnh đã có cách đây 175 năm. Tờ lệnh được đưa ra năm 1834, “phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa”, vừa được dòng họ Đặng ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) trao cho Nhà nước. Dòng họ Đặng đã cất giữ tờ lệnh này qua sáu đời và nay trở thành “tài sản quốc gia”. Theo các chuyên gia, “đây là tờ lệnh còn nguyên bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.

Từ năm 1816, Hoàng đế Gia Long đã “long trọng xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa”. Gia Long làm việc này, một năm sau khi sai cai đội Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa xem xét (tháng Giêng năm 1815). Từ đó cho tới tháng Giêng năm 1974, chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa luôn hiện diện bằng xương, bằng thịt. Ngoại trừ tuyên bố “khống” của Phát xít Nhật trong thời gian họ chiếm Trung Hoa. Không ai có thể đưa ra những bằng cứ lịch sử xác đáng hơn để tranh chấp Hoàng Sa với người Việt Nam cả.

Tuy nhiên, quần đảo ấy đã hai lần bị người Trung Hoa dùng vũ lực để xâm lăng bất hợp pháp: Một vào năm 1956, lợi dụng khi quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở Hoàng Sa, Bắc Kinh và Đài Loan đã đưa quân ra chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn, hai hòn đảo vào hàng lớn nhất ở phía Đông Hoàng Sa; Một vào tháng Giêng năm 1974, Bắc Kinh đưa tàu chiến ra chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay những chiến sỹ hải quân Việt Nam giữ đảo.

Tờ lệnh thời Minh Mạng tìm thấy ở Lý Sơn là vô cùng quý giá. Nhưng, bằng chứng lịch sử đâu chỉ là những tư liệu ngày xưa. Sự kiện ngày 19 tháng Giêng năm 1974, ngày Trung Quốc “dùng vũ lực để chiếm giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ” là Việt Nam, cũng chính là bằng chứng. Bằng chứng về “một hành động hoàn toàn phi pháp” của Trung Quốc xét theo Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888.


Ðề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Theo đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh vùng I, Hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH): Ngày 15-1-1974, địa phương quân Hoàng Sa bắt đầu phát hiện tàu đánh cá lạ. Ngày 16-1, khi người nhái của Hải quân VNCH đổ bộ lên đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân nhân Trung Quốc. Chiều 16-1, mọi diễn biến đã được đích thân đề đốc Thoại báo cáo cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi ấy đang ở Mỹ Khê. Ngày 17, trên lãnh hải Việt Nam xuất hiện thêm hai tàu quân sự Trung Quốc.

Sáng 17-1, toàn bộ diễn tiến được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cập nhật cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tổng thống Thiệu khi ấy vẫn đang ở Đà Nẵng, lập tức: Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng I: “Trước hết dùng biện pháp ôn hòa yêu cầu các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải; Nếu họ không nghe thì nổ súng cảnh cáo; Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ lực”. Đại tá Hà Văn Ngạc, ngay sau đó đã được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cử lên soái hạm Trần Bình Trọng ra thẳng Hoàng Sa; cùng đi có hộ tống hạm Nhật Tảo.

Sáng 19-1-1974, báo cáo với đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại qua bộ đàm đại tá Hà Văn Ngạc cho biết: “Các hạm đội Trung Quốc đang áp sát từng chiến hạm Việt Nam”. Theo đề đốc Thoại, lúc đó, cố vấn Mỹ tại Sài Gòn cho biết, ở khu vực Hoàng Sa có khoảng 17 chiến hạm của Trung Quốc. Đại tá Ngạc thống nhất với đề đốc Thoại là khi không tránh được nổ súng thì phía Việt Nam sẽ phải nổ súng trước để giảm thương vong.

Vào lúc 10giờ30 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã để hệ thống bộ đàm “on” và đề đốc Thoại đã nghe được tiếng súng của đôi bên trong trận tử chiến kéo dài 30 phút ấy. 15 chiến sỹ hải quân Việt Nam thuộc toán đổ bộ của tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, đã đứng sát bên nhau và cùng bật ra bài hát “Việt Nam, Việt Nam” khi nhìn thấy soái hạm của quân Trung Quốc trúng đạn. Nhưng, cuộc chiến ấy là không cân sức. Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ khi ấy ở rất gần đã không cử bất cứ chiến hạm nào ra chi viện. Người Mỹ và người Trung Quốc vừa mới nắm tay nhau.

Ngày 20-1-1974, 10 chiến hạm Trung Quốc đã đổ một lực lượng hải quân hùng hậu lên đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền, bắt đầu một thời đô hộ mới. Không biết đến bao giờ mới tống cổ được những tên xâm lược ấy ra khỏi bờ cõi Việt Nam.


Đại tá hải quân Hà Văn Ngạc bên bia chủ quyền VNCH tại Trường Sa. Ảnh tư liệu
Thời gian qua, tôi cố gắng tìm gặp những người lính đã tham gia trận hải chiến lịch sử này. Đại tá Hà Văn Ngạc đã mất tại Dallas, Texas. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không còn. Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại hiện vẫn còn sinh sống tại bang Virginia, nhưng tuổi đã ngoài 80. Một số sỹ quan hải quân đã từng ở Hoàng Sa và đã từng tham dự trận hải chiến 1974 hiện vẫn còn sống rải rác ở nhiều nơi và tôi vẫn mong có ngày gặp họ. Tôi được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trao cho bản danh sách những chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong ngày 19-1-1974, bản danh sách có chữ ký của ông. Nhưng rất tiếc là vẫn còn một số người chỉ biết tên chứ chưa rõ họ.

Nhưng, tôi chỉ là nhà báo, chỉ làm những việc này trong khuôn khổ nghề nghiệp. Khi nhậm chức, ông Đặng Công Ngữ có hứa là sẽ đấu tranh để giành lại chủ quyền cho Hoàng Sa. Tôi nghĩ, như mọi người dân Việt Nam, ông Ngữ nói ước muốn này là vô cùng thành thật. Nhưng, khác với thường dân, thay vì chỉ ước mơ, ông Ngữ có thể ra tay ngay, thu thập những tư liệu lịch sử xưa cũng như tư liệu sống. Đặc biệt là tư liệu về “trận hải chiến Hoàng Sa 1974”. Một phần của lịch sử ấy là Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại; là các sỹ quan, chiến sỹ hải quân ở Hoàng Sa năm 1974. Đừng đợi đến đời sau, khi con cháu họ đưa lên một “công vụ lệnh” cử họ ra Hoàng Sa rồi mới ồ lên: “Tài sản!”. Lịch sử có giá ngay từ hôm nay, khi những người từng chiến đấu ở Hoàng Sa còn sống.

Tôi rất muốn được trao lại cho ông Đặng Công Ngữ bản danh sách có chữ ký của vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong trận hải chiến Hoàng Sa. Nhưng, đấy chỉ là một phần rất nhỏ. Hãy tìm gặp những con người đã chiến đấu rất can trường ấy để thu thập những kỷ vật; những ký ức. Hãy mời họ đến trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa, và sẽ rất vinh dự nếu tôi, một sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam được cùng họ tham dự lễ vinh danh 58 liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì Hoàng Sa năm ấy. Tên tuổi của 58 liệt sỹ ấy xứng đáng được Chủ tịch Hoàng Sa cho trân trọng khắc lên bia. Tấm bia ấy không phải để vinh danh “lính ngụy”. Những người lính ấy đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc. Những người lính ấy là người lính Việt Nam. Trân trọng sự hy sinh của họ không chỉ vì họ là lịch sử mà còn vì đấy là đạo lý.

Tổn Thất Đôi Bên:

Về phía Trung Quốc: Soái hạm 274 bị chìm, toàn bộ Bộ tham mưu gồm đô đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm đội Nam Hải, 5 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp úy và một số thuyền viên trên tàu chết; Hộ tống hạm 271 bị hư, phải ủi bãi, đại tá Vương Kỳ Ưu, hạm trưởng chết; Hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, 2 chỉ huy là trung tá Triệu Quát và đại tá Diệp Mạnh Hải, chết.

Về phía Việt Nam: Hộ tống hạm Nhật Tảo chìm, chỉ huy, trung tá Ngụy Văn Thà cùng với 24 chiến sỹ hải quân khác hy sinh, 26 người mất tích; Khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, 2 chiến sỹ hy sinh; Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng bị hư với hai chiến sỹ hy sinh; Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, bị trúng đạn: 1 chiến sỹ hy sinh, 15 chiến sỹ trôi dạt suốt 15 ngày về Quy Nhơn và 14 người sống sót; 2 quân nhân người nhái hy sinh trên đảo; 43 quân nhân, nhân viên khí tượng Hoàng Sa, cùng với một cố vấn Mỹ đi cùng chiến hạm bị bắt đưa về Trung Quốc.

Nguồn: Bog Osin

Monday, January 17, 2011

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA
(NGÀY 19.1.1974)

Nguyên văn:

Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng - Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam.

Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo củaTrung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.

(Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài Gòn,
Số 015/BNG/ TTBC/ TT)


TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN
VIỆT NAM CỘNG HÒA

Nguyên văn:

Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.

Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảonằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974.
.
Nguồn: Tập san Sử Địa, tập 29.

CHUYẾN ĐI VỀ LÝ SƠN NGÀY 21-22/09/2010 TIẾP XÚC NGƯ DÂN LÝ SƠN

CHUYẾN ĐI VỀ LÝ SƠN NGÀY 21-22/09/2010 TIẾP XÚC NGƯ DÂN LÝ SƠN VÀ TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC RA MỘT TOÀ ÁN QUỐC TẾ.
Chúng tôi đã về Việt Nam và có được một chuyến về đảo Lý Sơn trong hai ngài 21 và 22 tháng 09 năm 2010.
Chúng tôi rất may mắn được một số vị giáo chức tại Đà Nẵng và bạn hữu tại Quảng Ngãi tổ chức và hướng dẫn đi ra đảo Lý Sơn, trước viếng thăm nơi sinh sống của bà con ngư dân luôn luôn cang trường không màng mạng sống đối đầu với bọn lính hải quân Trung Quốc, sau mong có dịp trực tiếp trò chuyện cùng bà con ngư dân đã từng bị bọn lính hải tặc Trung Quốc khủng bố cướp đoạt tài sản tàu thuyền ngư cụ, giam cầm trái phép và bị đồi xử rất vô nhân đạo.
Mục đích của chuyến về Lý Sơn chỉ có tính cách riêng tư nên chúng tôi cố gắng tránh xa những cán bộ sắc phục và hòa nhập với bà con tại địa phương. Khi rời tàu cao tốc tại bến cảng đảo Lý Sơn, chúng tôi được những anh bạn sống tại Lý Sơn đón chở đi về nhà nghỉ bằng xe gắn máy. Sau khi tất cả về đến chổ nghỉ ngơi (căn nhà cho khách thuê nằm gần cuối đảo) chúng tôi được cho biết một anh công an tại cảng đến gặp một anh bạn là người địa phương hỏi có phải Việt kiều ra đảo không, và đương nhiên được trả lời không phải.
Chúng tôi được các anh em ngư dân của Lý Sơn tiếp đãi thật ân cần, cho thưởng thức nhiều món hải sản của Lý Sơn và cá loại hải sản bắt được từ Hoàng Sa đem về và còn sống. Trong số hải sản có một loại tôm hùm chỉ có tại dưới đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa gọi là “TÔM NI”. Tôm Ni sau khi bắt được phải được nuôi dưởng kỷ càng để khi trở về bờ vẫn còn sống, và như vậy mới bán được giá cao. Giá tôm ni cao gấp đôi tôm hùm thường.
http://www.youtube.com/watch?v=GHpSAhmJ1tY
Trong lúc anh em uống bia và thưởng thức các món hải sản tươi, chúng tôi được nghe anh em ngư dân kể lại những nổi kinh hoàng khi bị bọn lính hải tặc Trung Quốc bắt và tra khảo, khi bị tàu Tàu lạ đâm chìm rồi thoải mái dông tuốt. Kết thúc mỗi câu chuyện anh em ngư dân đều thốt lên lời oán than: bọn Tàu quá dã man, bọn Tàu quá tàn bạo, bọn Tàu vô nhân đạo…Anh em chỉ có thể đánh bắt vào ban đêm và ở những vùng có đá ngầm để tàu của bọn lính Trung Quốc không vào được.
http://www.youtube.com/watch?v=T9J08HOt5n4

Ngư dân tại địa phương không hay biết những tin tức liên quan đến quần đảo Hoàng Sa như việc Hội Địa Dư Quốc Gia Mỹ phổ biến sai lạc dùng tiếng Tàu làm danh xưng cho quần đảo Hoàng Sa và ghi sai chủ quyền là của Tàu “China”, hay ý định hổ trợ ngư dân cùng nhau đứng lên khởi kiện Trung Quốc đòi hoàn trả tài sản và tiền bạc bị họ cướp đoạt. Anh em ngư dân thố lộ: Đối với bọn lính Trung Quốc tuy bị bắt, bị cướp nhưng vẫn cứ đi làm ăn tại Hoàng Sa vì đó là nơi ông bà làm biển từ xa xưa, nhưng tại địa phuơng thì vừa sợ vừa không giám làm việc gì trái ý nhà nước.

Chuyến về Lý Sơn của chúng tôi không hẹn mà lại cùng ngày với chuyến đi đảo Lý Sơn của một anh người gốc da trắng. Trong lục ngồi tại quán café chờ lên tàu trước cổng vào bến cảng Sa Kỳ tôi thấy một anh da trắng mang cặp da đi qua cổng kiểm soát xuống tàu cao tốc đi Lý Sơn, nhưng không ngờ chính anh Hồ Cương Quyết (André Mandres), ngưòi đang dành trọn đời mình cho đất nước Việt Nam. Có thể đó là lý do một anh trong nhóm chúng tôi được công an sắc phục hỏi thăm sau khi lên bến cảng đảo Lý Sơn.
Trong lúc thăm Lý Sơn chúng tôi không biết tin đã có thêm một tàu của ngư dân Lý Sơn vừa bị bọn hải quân Tàu bắt giữ từ ngày 11/09/2010. Tàu của ngư dân Lý Sơn bị Tàu bắt từ ngày 11/09 mà ngày 21/09 bà con tại Lý Sơn vẫn không hay biết gì mãi cho đến khi được báo chí loan tin tuyên bố của phát ngôn viên nhà nước sau đó hơn 20 ngày, ngày 05/10/2010. Anh người Tây quốc tịct Việt mang họ Hồ đi đâu và sẽ làm gì để chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng sa thì chính quyền địa phương đều biết ngay và can ngăn, không cho anh ta tiến hành thực hiện việc làm cụ thể để thể hiện lòng yêu quê hương Việt của anh. Trong khi đó tại vùng biển Hoa Đông, vụ việc tàu Trung Quốc và tàu tuần duyên của Nhật đụng nhau thì nhà nước Trung Quốc nhanh chóng làm rùm beng trong cùng ngày. Cả nước Tàu đều biết và dân Tàu lập tức dấy lên phong trào biểu tình bài Nhật, chỉ còn thiếu là một cuộc hải chiến Trung Nhật có thể xảy ra sau đó.
http://boxitvn.wordpress.com/2010/10/05/hong-sa-s%e1%ba%bfp-di-v%e1%ba%afng-hay-ni%e1%bb%81m-hoang-t%c6%b0%e1%bb%9fng-d-m%e1%ba%a5t/

Qua những sự kiện này, việc khởi kiện lính hải quân Tàu và nhà nước Trung Quốc tại một toà án trong và ngoài nước nhằm đòi lại tài sản và quyền lợi cho ngư dân sẽ còn gặp nhiều trở ngại vì ngư dân tuy không sợ bọn lính Tàu taị Hoàng Sa mà ngại chạm vào thủ tục và nguyên tắc một khi cùng nhau tự mình đứng ra khởi kiện Trung Quốc.

Tuy nhiên với sự kiên trì của anh em chúng tôi tại nước ngoài cùng với sự quyết tâm giúp sức của anh chị em trong nước, kế hoạch mạng bọn hải tặc Hải Quân Trung Quốc ra trước một tóa án quốc tế sẻ trở thành hiện thực nhằm góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Ngô Khoa Bá, Nguyễn Hùng, Lê Quang Long
Ngày 15/01/2011
http://www.boxitvn.net/bai/9373 Ngư dân Việt sẽ kiện Trung Quốc đòi lại tài sản bị hải quân Trung Quốc cướp đoạt NẾU…
http://www.boxitvn.net/bai/5119 Ngư dân Việt có thể kiện Nhà nước Trung Quốc trước Tòa án quốc tế không?

Tuesday, January 4, 2011

CHỐNG CỘNG BẰNG "MỒM"

CHỐNG CỘNG BẰNG "MỒM"
LS.Lê Duy San 2010/12/11

Từ ngày miền Nam Việt Nam bị bọn Cộng Sản miền Bắc thôn tính nốt để áp đặt một chế độ độc ác và dã man có một không hai trên thế giới cho cả nước và khiến cho cả triệu người chúng ta phải bỏ nước ra đi lưu lạc khắp bốn phương trời. Có thể nói đây là quốc nạn, nhưng cũng nhờ đó mà phong trào chống Cộng bùng phát mạnh mẽ hơn lúc nào hết nhất là kể từ khi một số các tiểu bang như Virginia, Texas, California có đông người Việt đến định cư. Không phải chỉ có những chính trị gia, những nhà hoạt động cho nhân quyền, không phải chỉ có những người trí thức, những công thương kỹ nghệ gia, mà cả những ông gìa, bà cả, những em học sinh tiểu học, trung học cũng tham gia.

Nhưng nước đã mất, quân đội đã tan hàng, tiền bạc, súng đạn thì không có, chúng ta chỉ còn có cái MIỆNG. Vậy chúng ta chống Cộng bằng gì ? Những cuộc biểu tình đả đảo Cộng Sản, hội thảo, hội luận hay viết bài tố cáo sự vi phạm nhân quyền hay tội ác của Cộng Sản đăng tải trên báo chí hay đưa lên nét, nếu không có cái MIỆNG thì chúng ta làm sao để bầy tỏ? Thể hiện tất cả các điều đó, chính là chúng ta đã thể hiện những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tư tửơng v.v…tức là chúng ta đã mở một mặt trận cuối cùng để chống lại bọn Cộng Sản VN, đó là MẶT TRẬN VĂN HÓA. Nhưng tiếc thay, một số người vô ý thức, trong đó có cả những kẻ đã ăn cơm quốc gia hay ít nhất thì bố mẹ chúng đã được hưởng nhiều ân sủng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng mới có được những địa vị như ngày hôm nay, đã mỉa mai gọi những người chống Cộng như vậy là CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM.

Chính vì sự chống Cộng bằng MỒM của chúng ta mà bọn Cộng Sản Việt Nam đi đến đâu cũng phải trốn lui, trốn lủi, phải luồn cửa hông, phải chui cửa hậu, phải nhờ cảnh sát Mỹ bảo vệ. Chính vì sự chống Cộng bằng MỒM của chúng ta mà cờ MÁU của bọn Cộng Sản Việt Nam, ngoi lên được cái nào là bị giật bỏ cái đó, trái lại, cờ VÀNG ba sọc đỏ của chúng ta thì không những luôn luôn được đồng bào chúng ta trang trọng giương cao và càng ngày càng nhiều. Ngay cả một số những người đã và đang sống dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam và cả những người đã từng là đảng viên Cộng Sản VN cũng mong muốn một ngày nào đó, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta sẽ tung bay trở lại trên bầu trời Việt Nam. Chính vì vậy mà ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam phải đề ra Nghị Quyết 36 để chống lại.

Đọc qua bản Nghị Quyết này, chúng ta nhận thấy ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam đã đánh gía “rất cao” người Việt tỵ nạn Cộng Sản mà chúng khôn ngoan gọi là “người Việt Nam ở nước ngoài”. Chúng không những đã chỉ thị cho các cơ quan, các tổ chức của chúng ở hải ngoại cũng như ở trong nước phải phối hợp chặt chẽ với nhau dụ dỗ người Việt Hải Ngoại về giúp nước hoặc làm ăn buôn bán với bọn chúng mà còn phải có biện pháp đấu tranh với “những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc”.

“Những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc” ở đây là gi ? Đó chính là những hành động chống đối bọn chúng của chúng ta như biểu tình, mít ting, hội luận, hội thảo để chống đối bọn chúng cũng như những bài tham luận, bình luận phê bình chỉ trích bọn chúng trên đài phát thanh, trên vô tuyến truyền hình hoặc trên diễn đàn internet hay những sự chống đối, phản kháng của người dân bằng những bài thơ, câu vè, những câu chuyện tiếu lâm. Tóm lại đó là tất cả những gì mà bọn người vô ý thức, bọn ViệtGian Công Sản và bọn Cộng Sản nằm vùng gọi là “CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM”.

Còn biện pháp đấu tranh của bọn chúng là gì ? Sở trường của bọn Cộng Sản VN là xâm nhập để lèo lái; nếu không được thì xúc xiểm để chia rẽ và mua chuộc. Cả hai phương pháp này, đối với Việt Cộng đều qúa dễ bởi vì các đảng phái, đoàn thể và hội đoàn của người Việt tỵ nan Cộng Sản ở hải ngoại đều qúa lỏng lẻo, tài chánh thì lại không có. Người có khả năng, có uy tín thì phần lớn lại không muốn xuất đầu lộ diện vì sợ bị chụp mũ, bị bôi nhọ. Hội đoàn nào cũng phải tự đóng góp và sống nhờ vào các Mạnh Thường Quân. Báo chí, truyền thông cũng vậy, phải sống nhờ vào quảng cáo. Mạnh Thường Quân mà không có, Quảng Cáo mà ít thì rất dễ lọt vào tay Cộng Sản hoạc bị bọn chúng lèo lái bởi vì tiền bạc thì bọn chúng nhiều, mà bọn Việt Gian Cộng Sản ham danh hỗ trợ bọn chúng lại không ít. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi thấy nhiều hội đoàn bị chia rẽ và có khi còn bị tách làm đôi. Nam Cali, một hồi chúng ta đã thấy có hai Cộng Đồng. Hết Nam Cali nay lại tới Bắc Cali, cũng có hai Cộng Đồng, hai hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Ngãi v.v…Cái lưu manh của bọn Cộng Sản là không bao gìơ xuất đầu lộ diện trừ phi bị lộ tẩy. Chúng chuyên môn khích bác người này, xúc xiểm người kia. Nếu chúng có viết bài đưa lên nét hay lên báo chí thì cũng chỉ đề bút hiệu hoặc tên giả, không bao giờ dám để tên thật cho nên chúng không ngần ngại dùng những ngôn từ của kẻ vô học để chỉ trích người khác. Nhưng có lúc chúng cũng tỏ ra rất lịch sự và khách quan, làm cho người đọc, nếu không theo dõi ngay từ đầu, thật khó biết chúng thuộc hạng người nào, Quốc Gia hay Cộng Sản. Chúng tung hỏa mù để chúng ta không còn biết đường nào mà đánh, không còn biết ai là chánh, ai là tà, làm cho chúng ta nhiều khi đang chống Cộng trở thành chống lẫn nhau.

Nhưng dù sao ở hải ngoại, bọn chúng cũng chỉ là thiểu số, chúng lại không có quyền bắt ai, giam ai một cách vô cớ như chúng đã làm ở trong nước. Chính vì sợ cha Lý chống Cộng bằng MỒM mà bọn Cộng Sản Việt Nam đã phải bịt miệng cha Lý ngay tại phiên toà tại Huế ngày 30/3/07. Chính vì sợ chúng ta chống Cộng bằng MỒM mà bọn Cộng Sản Việt Nam đã phải mở cả một MẶT TRẬN VĂN HOÁ bằng nghị Quyết 36 để xâm nhập vào các hội đoàn, các đoàn thể, các cơ quan truyền thông, báo chí, các diễn đàn v.v…để gây chia rẽ và phá hoại. Chưa đủ, chúng còn phải cho bọn tay sai, bọn Việt Gian Cộng Sản gọi những CHIẾN SĨ đang chiến đấu trong MẶT TRẬN VĂN HÓA CHỐNG CỘNG là những người CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM.

Vì vậy, chúng ta không việc gì phải sợ, phải xấu hổ (mắc cở) hay khó chịu khi có những kẻ vô ý thức và bọn bưng bô cho Việt Cộng bằng mồm đã gọi chúng ta là những người CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM, mà trái lại, chúng ta phải hãnh diện về mấy chữ đó vì NHỮNG NGƯỜI CHỐNG CỘNG BẰNG MỒM chính là NHỮNG CHIẾN SĨ BIỆT KÍCH TRONG MẶT TRẬN VĂN HÓA CHỐNG CỘNG. Còn bọn chúng mới chính là bọn bưng bô cho Cộng Sản bằng mồm.

LS.Lê Duy San

Sunday, January 2, 2011

CẦN NGƯỜI LÃNH ĐẠO CÓ HÙNG TÂM CHO MỘT VIỆT NAM MỚI.

Ai sẽ là người anh hùng Việt của thời đại mới có thể cứu Việt Nam thoát khỏi sự nuốt chửng của đế quốc bá quyền Trung Quốc.

Những ai đã nghiên cứu lịch sử nhân loại đều có thể đồng ý rằng sự an nguy của một quốc gia trong giai đoạn nguy cấp tùy thuộc vào khả năng của người lãnh đạo đương nhiệm. Loài người là sinh vật sống tập thể. Con người sinh hoạt theo nhóm và tuân thủ theo các điều lệ và luật pháp của tập thể. Người lãnh đạo có thẩm quyền đối với các cá nhân trong xã hội. Do đó hành động của những người lãnh đạo sẽ ảnh hưỡng đến sự an nguy, tương lai và đôi khi sự tồn vong của cả cộng đồng. Điều đương nhiên là những người lãnh đạo là người rất quan trọng đối với tập thể dù là nhìn theo những lý thuyết tương phản nhau như Thuyết Đaị Nhân (Great Man Theory) cuả Thomas Carlyle hoặc Thuyết Xã Hội Học Chuẩn Định (Social Determinism) của Herbert Spencer. Sự thật hiển nhiên là hành động của những người lãnh đạo đều trực tiếp ảnh hưởng đến tương lai của đất nước trong trước mắt và lâu dài, bất kể là sự lãnh đạo đến từ chế độ quân chủ chuyên chính, dân chủ, độc tài quân phiệt hay ngay cả độc tài cộng sản.
Vấn đề then chốt hay cốt lõi là khả năng của những người lãnh đạo khi giải quyết các nhu cầu của người dân, sự an nguy của đất nước.
Chúng ta hãy lấy vài thí dụ về ảnh hưởng cuả người lãnh đạo trong những thế kỷ gần đây.
Vào đầu thế kỷ 18, Nga Hoàng Đaị Đế Phe Rơ (Peter The Great) thi hành chánh sách canh tân và mở rộng đất đai, đã hoàn toàn biến đổi đất nước Nga trở thành một đế quốc rộng 3 tỷ mẫu, và là một cường quốc của Âu Châu.
Thế kỷ thứ 20 cho chúng ta thấy một Liên Bang Sô Viết trong đó có cả nước Nga đã thay đổi toàn diện về chế độ cầm quyền, chế độ độc tài chuyên chính cộng sản đã tiêu diệt dòng dỏi Nga Hoàng và được liên tục cai trị bởi những lãnh đạo cộng sản đầy uy quyền như Lenin, Stalin, Khrushchev, Gorbachev. Trong lúc Liên Bang Sô Viết có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và một tầng lớp trí thức có trình độ nhưng những người lãnh đạo đã theo đuổi lý thuyết cộng sản đầy sai lầm nên đã thất bại trong việc vận dụng nguồn tài nguyên cho việc canh tân đất nước để mang lại phồn vinh và hạnh phúc cho dân, dẫn đến sự phá sản của Liên Bang Sô Viết và sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Âu. Cho đến hôm nay đất nước Nga vẫn bị trì trệ về kinh tế vì chính quyền bị các nhóm mafia tung hoành lũng đoạn và tham nhũng tràn lan.
Song song với Nga, ở Mỹ Châu, vào cuối thế kỷ 18, George Washington đã tạo dựng cho nước Mỹ mới phôi thai một nền móng vững chãi dựa trên nền dân chủ pháp trị và sự tôn trọng quyền tự do cá nhân sau khi chiến thắng trong cuộc chiến giành độc lập từ vương quốc Anh. Thay vì trở lại theo chế độ quân chủ chuyên chế, ông đã vận dụng và phát huy quyền tự do cá nhân và quyền tư hữu, khai phóng , phát triển đất nước, ngày càng thịnh vượng và mở rộng bờ cỏi theo đường lối liên bang. Những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tiếp tục sự nghiệp của George Washington, đưa Mỹ đến địa vị siêu cường.

Gần đây hơn, khi đế quốc Ottoman to lớn bị bại trận và tan rã sau trận thế giới đại chiến lần thứ nhất, Mustafa Kemel Ataturk đã lập chính phủ lâm thời ở Ankara và lãnh đạo phong trào quốc gia chiến đấu giành độc lập cho Thổ Nhỉ Kỳ từ phía Đồng Minh. Sau khi giành được độc lập, Ataturk tiến hành chương trình cải cách chính trị, kinh tế, văn hoá, tôn giáo và xã hội. Sự lãnh đạo sáng suốt và tầm nhìn xa của Ataturk đã biến đổi Thổ Nhĩ Kỳ thành một quốc gia thống nhất văn minh, tân tiến và dân chủ.
Tại Nhật, vào thế kỷ 19, dưới sự lãnh đạo thức thời của Nhật hoàng Mursuhito, ông đã nhanh chóng canh tân nước Nhật từ một nước lạc hậu trở thành tiên tiến ngang hàng với các nước Tây Phương. Nhưng vẫn mang tư tưởng đế quốc bành trướng bá quyền mù quáng, Nhật Hoàng kế vị Hirohito đã cùng phát xít Đức gây ra trận Thế giới Đại Chiến lần thứ hai. Kết quả Nhật bị bại trận và cả nước Nhật bì tàn phá nặng nề, đưa toàn dân vào nghèo đói và kinh tế kiệt quệ. Sau đó chính Hirohito đã anh dũng chấp nhận sai lầm và nhanh chóng lèo lái đưa Nhật vượt qua khó khăn và phục hồi hoàn toàn nền kinh tế và đưa nền kinh tế Nhật tiến lên ngang hàng với Hoa Kỳ và các nước Tây Âu trong khi đó truyền thống văn hóa lâu đời của dân Nhật vẫn được tiếp tục gìn giữ và phát huy .

Ở Trung Hoa, vào đầu thế kỷ 19, phản ứng yếu ớt của vua triều Thanh đối với những sự xâm lấn của các nước Âu Châu đưa đến sự tan rả của triều đại nhà Thanh vào năm 1912 và đưa Trung Quốc rơi vào tình trạng sứ quân trong thời gian dài mà cuối cùng đã kết thúc với sự chiến thắng của Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1949. Sự lãnh đạo sai lầm của Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Hoa đã đưa Trung Quốc vào một cơn đói khủng khiếp vào những năm 1959-1961, làm cho khoảng 26 triệu người Hoa chết đói. Đặng Tiểu Bình lãnh đạo khá hơn. Ông ta đã mở cửa Trung Hoa du nhập kỷ thuật và đầu tư của phương Tây. Do đó kinh tế, quân sự của Trung Quốc được cải tiến và phát triển đáng kể từ những năm 1970. Nhưng Trung Quốc vẫn bị cai tri theo chế độ chính trị độc tài chuyên chính nên sự phát triển về kinh tế không được đồng bộ, không có tôn trọng nhân quyền, nhà nước đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng moị giá kể cả sản xuất hàng giả, không quan tâm đến ô nhiễm môi trường, sản xuất thưc phẩm không theo tiêu chuẩn, làm di hại khôn cùng cho cả chính người dân Trung Quốc và dân chúng của các nước khác trên thế giới, và cuối cùng chỉ mang lợi cho một thiểu số có uy quyền trong khi đó tuyệt đại đa số người dân Trung Quốc bị bóc lột thậm tệ. Những năm gần đây, giới lãnh đạo Trung Quốc, dựa vào thế lực kinh tế và quân sự lại tỏ ra hiếu chiến, lộ rõ ý định muốn bành trướng bá quyền với những nước láng giềng ở vùng Thái Bình Dương. Những nhà kinh tế và quân sự quốc tế và cả ở Trung Hoa đều tiên đoán theo đà này trong tương lai sẽ có xáo trộn vì đụng chạm đến siêu cường Mỹ, và những gì đạt được về vật chất sẽ bị hũy hoại do sai lầm cơ bản này của lãnh đạo Trung Quốc.
Mở rộng tầm nhìn sang bên Phi Châu, trong nhiều năm Nam Phi đã không thể phát triển tuy nước này cũng có nhiều tài nguyên thiên nhiên và lãnh thổ rộng lớn vì bị quốc tế phong tỏa do chế độ phân biệt chủng tộc của nước này, gây vô vàn đau khổ cho người dân da màu mà đặc biệt là người da đen bản xứ chiếm đa số. Một sự kiện thay đối lịch sử đã xảy ra vào tháng Hai 1990, khi Tổng Thống FW De Klerk quyết định trả tự do cho ông Nelson Mandela, người đấu tranhda đen can trường của Nam Phi, sau 26 năm bị giam cầm. Phần ông Mandela, sau khi được tự do và lên nắm quyền, ông đã bỏ qua bên lời kêu gọi đòi hỏi “công lý” và “báo thù” từ phe tả Đảng Quốc Gia Phi Châu (African National Congress) do ông lãnh đạo.

Hành động dũng cảm và nhìn xa thấy rộng của De Klerk và tiếp theo với hành động không kém quan trọng và quảng đại của Mandela, thực sự hòa hợp và hòa giãi giửa dân chúng khác màu da thay vì trả thù và xử tội. Hành động của hai nhà lãnh đạo De Klerk và Mandela đã bảo vệ nhiều sinh mạng và tránh được những thiệt hại vô cùng to lớn cho Nam Phi nếu cuộc nội chiến giửa dân chúng khác màu da xảy ra, và nhanh chóng đưa Nam Phi hội nhập vào cộng đồng tiến bộ của thế giới, đưa nền kinh tế của Nam Phi phát triển vững chắc tránh được những sai lầm mà các nước khác như Nga,Trung Quốc và Việt Nam phải trãi qua. Ông De Clerk đã phát biểu: "Nếu chúng ta không thay đổi như chúng ta đã làm, Nam Phi có lẽ bị cô lập hoàn toàn. Dân chúng trên thế giới có thể hợp lại lật đổ chính phủ này. Nền kinh tế sẽ không tồn tại - chúng ta không thể xuất cảng đến một thùng rượu nho và phi cơ Nam Phi không được phép hạ cánh bất kỳ nơi nào. Trong nước sẽ xảy ra hổn loạn của cuộc nội chiến".
Sau khi xem qua các dữ kiện mà người lãnh đạo của các nước tiêu biểu ảnh hưởng quyết định đến tương lai của đất nước, chúng ta nghiên cứu xem những người lãnh đạo của Việt Nam trong thời kỳ cận đại là thuộc phong cách nào. Hồ Chí Minh đã dùng lòng yêu nước nhiệt tình của dân Việt Nam trong thời kỳ thập niên 1940 và đã thành công trong cuộc đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp vào năm 1954. Không bằng lòng với việc cai tri phân nửa quốc gia theo chế độ độc tài cộng sản, ông ta dấy lên cuộc chiến tại miền Nam với chiêu bài giãi phóng để đưa cả nước dưới sự cai trị của chế độ cộng sản. Ông qua đời vào năm 1969. Với sự tiếp tay của Trung Quốc, Sô Viết và những nước trong khối cộng sản thế giới, những người lãnh đạo kế tiếp ông Hồ Chí Minh đã tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lấn miền Nam, và ý đồ của họ cuối cùng đã thành công với vô vàn thiệt hại về sinh linh, nhưng mù quáng theo chủ nghĩa vô sản cộng sản đưa đất nước vào con đường phá sản nghèo đói lầm than cho đến hôm nay.
Thay vì làm như Mandela đã làm cho Nam Phi - thực hiện hòa hợp hòa giãi và tôn trọng nền kinh tế thị trường tự do đang tồn tại và phát triển tại miền Nam, những người lãnh đạo cộng sản tàn bạo và bất tài thi hành chính sách thù hận và báo thù, đưa đến việc hàng trăm ngàn nhân viên và binh lính của miền Nam bị đưa vô nhiều nhà giam khổ sai trên cùng khắp đất nước được gọi với mỹ danh "trại học tập cải tạo" gây ra hàng chục ngàn người chết dần chết mòn trong đói khổ bệnh tật.
Họ đã mù quáng mang đường lối kinh tế vô sản tập trung áp dụng tại miền Bắc áp đặt tại miền Nam. Thay vì phát huy kinh tế cá thể tôn trọng tư hữu, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam tịch thu các cơ sở công kỹ nghệ, cướp đoạt tài sản của đại đa số người dân, làm cho kinh tế cả nước suy xụp, đem đến sự cùng cực đói khổ cho toàn dân, và gây ra làn sóng ngưới dân miền Nam liều mình băng rừng vượt biển tỵ nạn tìm tự do trên những chiếc thuyền mong manh, gây thêm hàng trăm ngàn người dân vô tội chết oan, làm rúng động lương tâm toàn thế giới. Lãnh đạo cộng sản việt Nam tiếp tục phục tòng thế lực cộng sản quốc tế. Hiện nay đảng cộng sản Việt Nam đang chịu sự phục tùng với cộng sản Trung Quốc qua các việc làm bị toàn dân lên án gồm việc nhượng đất giao biển đảo cho cộng sản Tàu, giao hiến đất đai tài nguyên khoáng sản cho các công ty bình phong của nhà nước Trung Quốc qua hình thức cho thuê sử dụng và khai thác dài hạn chỉ vì quyền lợi cá nhân và bè đảng. Việc làm tán tận của lãnh đạo đảng cộng sản trong thời gian qua đang làm cho đất nước bị suy vong và có nguy cơ mất nước vào tay bá quyền Trung quốc.

Trước mối nguy mất nước vào tay bá quyền Trung Quốc do hành động sai trái nghiêm trọng của lãnh đạo đảng cộng sản, chính một vi nhà tu hành, linh mục Nguyễn Văn Lý, phải đứng ra phát lời kêu gọi toàn dân kể cả cán bộ nhân viên và quân đội hãy giành lại quyền tự quyết và giãi thể chế độ cộng sản, phục hồi quyền tự do chân chính của cá nhân nhằm cứu đất nước thoát khỏi họa mất nước vào tay bá quyền Trung Quốc.
Đảng cộng sản Việt Nam sắp sửa mở đại hội đảng lần thứ 11 vào tháng giêng 2011, lúc đó một người lãnh đạo mới sẽ được đưa lên và đường lối mới được áp dụng. Chúng ta đang nóng lòng và mong đợi một hay một nhómngười lãnh đạo yêu nước thật sự có đủ hùng tâm, có tầm nhìn sâu rộng, đưa ra các chánh sách và đường lối sáng suốt vì tiền đồ của tổ quốc và dân tộc để đưa Việt Nam vào đúng con đường vì dân tộc và thực sự giãi phóng toàn dân, phục hồi đầy đủ quyền tự do cho toàn dân, đưa đất nước sánh vai cùng năm châu và thoát khỏi gọng kềm của bá quyền Trung Cộng.
Mẩu mực của người lãnh đạo sau đại hội đảng lần này nên theo mẩu mực của các quốc gia tự do dân chủ như Úc, Tân Tây Lan, Nhật, Mỹ, Ấn Độ và những nước phương Tây khác. Lãnh đạo mới cần học được lòng yêu nước thương dân của Mandela, có hùng tâm xóa cựu lập tân như Gorbachev, vun đắp và phát huy quyền tự do cá nhân như Washington.
Ngày 01 tháng 01 năm 2011
Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long, Nguyễn Hùng

WHO WILL BE THE MODERN TIME HERO LEADER FOR VIETNAM

Who will be the modern Viet hero to save Vietnam from the grasp of the imperialistic China?

Any student of human history would tend to agree that the well-being of nations in their crucial moments depends on the ability of the leaders in existence. Humans are social beings. They function in groups and in accordance with rules and laws. The leaders have authority over individual members. Their leadership affects the well-being and sometimes even the survival of the whole groups (nations). That is a fact. Leaders do matter and they matter a great deal. It does not make any difference if one subscribes to Thomas Carlyle’s Great Man Theory or its opposite, Herbert Spencer’s social determinism. The fact remains that actions taken by leaders have a direct bearing on the nation’s collectivity then and thereafter. It does not matter if the leadership takes place in absolutist monarchy, democracy, or dictatorship. What matters is the ability or inability of the leaders to deliver to the needs of the people.

In early 18th century, Peter the Great carried out a policy of modernization and expansion that transformed the Tsardom of Russia to a 3-billion acre Russian Empire, a major European power (see Wikipedia).

In late 18th century, George Washington, set the nascent U.S. firmly on the foundation of democracy--- after winning the war of independence from Britain, instead of reverting back to absolutist monarchy---and paved the way for the country on the path of expansion and prosperity.

Following the defeat of the Ottoman Empire in WWI, Mustafa Kemal Ataturk led the Turkish national movement in the Turkish War of Independence. Having established a provisional government in Ankara , he defeated the forces sent by the Allies. His military campaigns gained Turkey independence. Atatürk then embarked upon a program of political, economic, and cultural reforms, seeking to transform Turkey into a modern and secular nation-state. The principles of Atatürk's reforms, upon which modern Turkey was established, are referred to as Kemalism.

The 20th century saw a sea change of regime in Russia , from absolutist Tsar monarchy to communist dictatorship ruled by a series of strong men Lenin, Stalin, and now Putin (other leaders in between Stalin and Putin could not be described as strong). While Russia has enormous potential in natural resources and a strong educated class, the leaders have failed to harness the potential and currently the country is still foundering economically, life expectancy is on the decline, and rules of Mafia and governmental corruption are the norms.

In China the ineffectual response of the Qing Dynasty to the incursions of the West in the 19th century led to its collapse in 1912 and gave rise to a long period of warlord factionalism which finally concluded with Mao as the eventual winner. His leadership led to the Great Famine of 1959-1961 during which estimated 26 million Chinese died of starvation. Deng Xiaoping was a much better leader. He opened China to Western technology and investments. As a consequence, China has become stronger economically and militarily and its current leaders are increasingly bellicose and are aspiring to see China supplant the U.S. as the world’s dominant power. While China has made tremendous material progress, its lengthy records of violations of human rights, environmental concerns, and lack of ethics (counterfeit goods, including fake medicines and foods; harsh and selfish behavior in social interactions) have been severely deplorable. These deficiencies and the alarming bellicosity with its neighbors and the U.S. have led some observers to question if indeed the 21st century belongs to China or the century will witness the disintegration of the country after a military confrontation with the U.S.
For years South Africa was unable to make much progress despite its vast natural resources and territory because of international sanctions on account of its policy of oppressive apartheid, causing undue sufferings to the majority blacks. Then a historic change took place in February 1990, when President FW de Klerk decided to let the charismatic hero of the struggle against apartheid, Nelson Mandela, free after Mandela had spent 26 years in captivity. The brave and far-sighted decision of De Klerk and the subsequent equally far-sighted decision of Mandela of seeking reconciliation among different ethnic groups instead of “justice” and “revenge” led South Africa firmly on the current path of world integration, not isolation, and slow but prosperous development, instead of the post-colonial governance void suffered by many other countries on the continent. In addition, the government Mandela led after the 1994 election stayed within the free-market principles that had been in force in South Africa for decades. He resisted the call of the left-wing of the ruling ANC (African National Congress) which insisted on nationalization. Thus, we saw clearly the decisive and positive impact the leaders like De Klerk and Mandela have on this nation at the southern tip of Africa . In the words of F.W. De Klerk, "If we had not changed in the manner we did, South Africa would be completely isolated. The majority of people in the world would be intent on overthrowing the government. Our economy would be non-existent – we would not be exporting a single case of wine and South African planes would not be allowed to land anywhere. Internally, we would have the equivalent of civil war." (quoted by Alex Duval Smith in The Observer, January 31, 2010)

After seeing various examples what leaders could do to the well-being of the nations, let us examine what kind of leaders Vietnam has had in contemporary times. Ho Chi Minh capitalized on the fervor of the patriotism of the Vietnamese in 1945 and succeeded in driving out the hated French colonists in 1954. Not content to rule the northern half of Vietnam under communist dictatorship, he harbored an ambition to rule the whole of Vietnam and thus launched a war of conquest of the south under the slogan of war of liberation. He died in 1969. His successors continued his policy of the war of aggression against the south. They succeeded because their patron, the communist China , gave them unstinted support in arms and ammunition and food. Instead of doing like Mandela did in South Africa ---practicing reconciliation and respecting free-market principles then in existence---the ruthless and inept communist leaders promptly sent hundreds of thousands of former South Vietnamese military officers and governmental officials to concentration camps euphemistically called “reeducation centers” where tens of thousands died of sickness and mistreatment. They also stupidly imposed the central “planning” principles on the economy on the south, leading to its economic collapse, bringing suffering and hardship to the people, and driving them to seek freedom by getting on flimsy boats at great risks to their safety. And indeed, tens, if not hundreds, of thousands did perish at sea either by shipwrecking or being killed by Thai pirates. Meanwhile they kowtowed and are continuing kowtowing to their Chinese master by agreeing to a new Viet-Sino border at the expense of Vietnam, “leasing” hundreds of thousands of acres to Chinese firms, letting Chinese firms with their own labor force do the bauxite mining in the militarily strategic Central Highlands, selling Viet brides to Chinese men, importing Chinese goods to Vietnam willy-nilly causing horrendous trade imbalance, voicing feeble and ineffectual protests when China killed and harassed Viet fishermen in the very waters where the Viet people have plied their trade for hundreds of years, and treating Chinese in Vietnam with complete respect while oppressing and mistreating their own fellow Vietnamese if these people voice concerns about the territorial designs China has on Vietnam. In other words, the leaders of Vietnam have been acting in a treasonous manner. They must be replaced immediately otherwise Vietnam will be a province of China soon.

Father Nguyen Van Ly, the former prisoner of conscience, has recently and publicly called for the Vietnamese people to take the matter of the survival and independence of Vietnam into their own hands and peacefully demonstrate against the current inept and treasonous leaders. He also earnestly asked the caring, patriotic elements of the Viet military officers and government officials to heed his call in this dark hour that Vietnam is facing.

The Viet communists are staging a congress in January of 2011 where national leaders are chosen and national policies are adopted. We fervently hope and pray that out of this congress, a new crop of caring, patriotic leaders will emerge and lead Vietnam out of the orbit and grasp of China . The models of leadership behavior for the new leaders of Vietnam should be those of the democratic Japan and South Korea and the U.S. and Australia and India, not of the undemocratic and corrupt and ruthless Chinese leaders who starved their own people, shot down defenseless students in the Tiananmen Square, and turned a blind eye on those unethical Chinese business firms which make fake medicines and fake foods and which don’t give a damn about ethics and environmental concerns.

January 1st, 2011
Lê Quang Long, Nguyễn Hùng, and Ngô Khoa Bá