Tuesday, March 31, 2015

Phạm Thanh Nghiên: Đôi lời cùng bạn

http://boxitvn.blogspot.com.au/2015/04/oi-loi-cung-ban.html#more

Đôi lời cùng bạn

Phạm Thanh Nghiên
 
Hôm qua có một bạn trẻ “chất vấn” tôi rằng: Tại sao không quan tâm đến vấn đề cây cối, đến sông Đồng Nai hay một vài chuyện xã hội khác, mà chỉ quan tâm đến chuyện “đao to búa lớn” như Nhân quyền, Dân chủ, toàn vẹn Lãnh thổ? Bạn còn khẳng định rằng chiến dịch “Tranh đấu cho Tự do- Nhân quyền- Dân chủ 2015”, - mà bạn gọi là “mấy cái tuyên bố, thông cáo đao to búa lớn, thùng rỗng kêu to”- chả có ai theo, ngoài mấy người ở bên ngoài. Và rằng người dân Việt Nam trong nước “chỉ quan tâm đến giá xăng, giá điện, lấp sông Đồng Nai, chả ai quan tâm đến biển Đông, đến Hiệp ước Thành Đô”.
Xét thấy những câu hỏi và các lý lẽ bạn đưa ra khá thú vị nên tôi quyết định viết bài này để một số người quan tâm cùng tham khảo mặc dù tôi cũng có trao đổi riêng với bạn rồi.
Về phần câu hỏi bạn dành cho tôi: “Tại sao không quan tâm đến chuyện cây cối, đến sông Đồng Nai v.v...?” thì tôi xin trả lời với bạn rằng: Tôi rất quan tâm đến những vấn đề đó. Và tôi không chỉ quan tâm đến chuyện cây cối, đến chuyện lấp sông Đồng Nai, giá xăng, giá điện, chuyện y tế, giáo dục, nạn bạo hành gia đình, bạo hành học đường, chuyện công dân chết trong đồn công an v.v... mà tôi còn quan tâm đến rất nhiều những vấn đề khác nữa, gọi chung là chuyện “DÂN SINH”.

Còn các lý lẽ bạn đưa ra: “người dân trong nước chỉ quan tâm đến giá xăng, giá điện...”, và rằng “việc cây cối là cơ hội cho những người trẻ thể hiện tình yêu và trách nhiệm xã hội, thay đổi nhận thức” v.v..., tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.
Thực tế thì nhiều người dân - nhưng không phải tất cả - quan tâm đến những điều thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ -  tức vấn đề Dân Sinh - và chúng ta cần phải tranh đấu cho những điều sát sườn với đời sống hàng ngày của người dân. Ta gọi đó là mặt trận Dân Sinh.
Nhưng bên cạnh, có những điều người dân không quan tâm. Chính vì không quan tâm cho nên chúng ta phải sống mà không có quyền. Và vì không có đầy đủ quyền nên mới nảy sinh những vấn nạn về Dân Sinh. Cho nên mới có mặt trận Nhân Quyền. Đó là một mối quan hệ hệ quả mang tính tất yếu song nhiều người vẫn ngộ nhận là có thể tách bạch được.
Đến đây, lại phải đưa vấn đề đi sâu một chút, đó là: cho dù có Nhân quyền, nhưng cốt lõi không có quyền công dân, quyền lập đảng phái, quyền chọn thành phần lãnh đạo thì hơn 90 triệu con người cũng bị đốn chứ không riêng gì vài ngàn cây xanh. Và vì vậy mới có mặt trận Dân Chủ.
Trong một xã hội mà quyền con người, quyền công dân không được tôn trọng thì các vấn nạn xã hội không những không được giải quyết mà càng ngày càng nảy sinh và nghiêm trọng hơn.
Người có cái nhìn đàng hoàng và khách quan là thấy hết nhu cầu của mọi hoạt động. Có lúc vì kế hoạch có sẵn, vì tình huống xã hội... mà người ta tập trung vào chuyện này thay vì chuyện khác. Với cá nhân tôi, khả năng và sức lực có hạn nên phải chọn lựa công việc mình cho là trọng tâm, cụ thể là chiến dịch “Nhân quyền 2015”. Nói như thế không có nghĩa là tôi không đồng hành với các công việc khác như đã đề cập ở trên.
Giả sử bây giờ ai cũng nhào ra dán một khẩu hiệu lên cây để rồi xem đó là công cuộc tranh đấu duy nhất, những thứ khác là “đao to búa lớn” là một cái nhìn coi thường người khác nếu không muốn nói là tự mãn. Hoặc ai cũng tham gia vào chiến dịch Nhân quyền 2015 và coi những chuyện Dân sinh là không quan trọng, chưa cần thiết thì đó là một cái nhìn khập khiễng. Những người tranh đấu cho tương lai đất nước cần trân trọng mọi nỗ lực đổi thay tích cực của mọi mặt trận. Mỗi người trong khả năng giới hạn và tùy theo hoàn cảnh, sở trường của mình để tập trung hoạt động chính vào một mặt trận và hỗ trợ những lãnh vực khác qua việc tiếp sức thông tin, bày tỏ lập trường...
Chính vì thực tế này mà một số hội/nhóm Xã Hội Dân Sự ra đời để đáp ứng phần nào các nhu cầu đó. Và ngay cả cá nhân những người tranh đấu không thuộc tổ chức, hội /nhóm nào cũng có những hoạt động rất tích cực trên mặt trận Dân sinh, Nhân quyền hoặc Dân chủ.
Thử đặt ra tình huống, nếu Hà Nội không chặt phá cây thì sao?
Thì hầu hết những cuộc biểu tình ôn hòa (trước đó) với nhiều ngàn người tham gia đều vì lý do chống Tàu xâm lược, là bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ. Hoặc những lần tưởng niệm những người lính đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Hay đòi tự do cho những người tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền đang sắp phải đối diện với bản án tù bỏ túi.
Trong những lần này, người ta nhận ra nhau, tìm thấy những người cùng lý tưởng qua những chuyện chẳng liên quan gì tới các vấn đề “Dân Sinh”, các quyền lợi sát sườn.
Bạn trẻ mà tôi nhắc đến trở thành người của ngày hôm nay, được nhiều người biết đến cũng vì thuở bạn còn mang cờ đỏ sao vàng đi hô: “Trường Sa - Hoàng Sa - Việt Nam”, tức vì cái lý do rất “đao to búa lớn” như thế.
Tôi tin rằng, qua những cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh ngày hôm nay sẽ có những bạn trẻ thay đổi nhận thức, thấy được giá trị cũng như trách nhiệm của mình với đất nước. Ngày mai, sẽ còn nhiều nữa những cuộc gặp gỡ, hội ngộ nhau khởi đi từ những cuộc bày tỏ công khai về một vấn đề cụ thể trong xã hội.
Tuy nhiên:
Bảo vệ cây xanh là cần thiết nhưng nếu không bảo vệ quyền con người để con người bảo vệ cây xanh thì sao?
Bảo vệ quyền con người mà không bảo vệ quyền công dân để công dân có quyền quyết định thành phần lãnh đạo đất nước, quyền quyết định hiến pháp, luật pháp thì quyền con người đó có bền vững hay không?
Bảo vệ quyền công dân mà không giữ được độc lập của đất nước thì liệu có còn cái gọi là công dân để có quyền hay không?
Không có một phương thức tranh đấu nào tốt nhất cho đến khi cuộc cách mạng thành công. Bạn cứ làm việc bạn thấy cần thiết, và tôi vẫn cứ kiên trì với những gì tôi lựa chọn. Nhưng nguyên tắc là phải tôn trọng tất thảy mọi người và trân trọng tất thảy mọi việc. Và nhắc lại câu nói trên rằng: “Người có cái nhìn đàng hoàng và khách quan là thấy hết nhu cầu của mọi hoạt động”.
Kết thúc bài viết, xin đưa ra một câu hỏi (mang tính hài hước) để những người quan tâm cùng suy ngẫm: Nếu chúng ta bỏ mặt trận Nhân Quyền và Dân Chủ, ai sẽ là người chiếm lĩnh mặt trận này?
P.T.N
 

Monday, March 23, 2015

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TRUNG QUỐC NẰM SÁT VIỆT NAM

https://www.facebook.com/drthuytrangnguyen?pnref=story

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TRUNG QUỐC NẰM SÁT VIỆT NAM

Trung Quốc đã xây xong nhà máy điện hạt nhân với 6 sáu lò phản ứng hạt nhân ở thành phố cảng Phòng Thành (Quảng Tây), cách Móng Cái, Quảng Ninh (Việt Nam) khoảng 60km.
ZONE 1: Khu vực nguy hiểm CHẾT NGƯỜI vì phóng xạ nếu xảy ra rò rỉ có chu vi tính từ trung tâm nhà máy điện hạt nhân là 16 km. Chết liền hoặc kéo dài trong vòng 1 tuần.
...
ZONE 2: Chu vi Từ 17Km-42Km sẽ bị ảnh hưởng bệnh tật vì bụi phóng xạ, gây ra các triệu chứng như: rụng tóc, nôn ra máu và đi phân ra máu, nhiễm trùng, lở loét, huyết áp thấp...
ZONE 3: Chu vi Từ 42Km-80Km bị ảnh hưởng phóng xạ nhẹ hơn, tuy nhiên nếu bị nhiểm sẽ có các triệu chứng như: buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, Sốt, chóng mặt và mất phương hướng cũng như yếu ớt và mệt mỏi.
Đây chỉ là ước lượng cho vùng trung tâm của mỗi Zone, do đó những người ở càng gần khu vực bị nhiễm sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn tính theo chu vi đường chim bay.
Khi Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân với 6 sáu lò phản ứng hạt nhân chỉ cách Móng Cái, Quảng Ninh (Việt Nam) khoảng 60km bắt đầu từ tháng 7 năm 2010 mà KHÔNG nghe Chính Phủ CSVN lên tiếng phản đối!
Bây giờ nhà máy điện hạt nhân với 6 sáu lò phản ứng hạt nhân ở thành phố cảng Phòng Thành (Quảng Tây) đang đi vào hoạt động, nếu có chuyện gì xảy ra thì người dân Móng Cái, Quảng Ninh sẽ ảnh hưởng phóng xạ ở ZONE 3, tuy không gây tử vong tức khắc nhưng nếu bụi phóng xạ đi theo luồng gió thổi sang Việt Nam thì không những Móng Cái mà các T.P khác của Việt Nam như Hạ Long,T.P Hải Phòng cũng bị ảnh hưởng không ít.
Đúng ra là Chính Phủ CSVN phải gửi công hàm phản đối từ lúc TQ bắt đầu công trình. Bây giờ có lẽ đã quá muộn rồi.
heart emoticon
Nguyễn Thùy Trang
See More

Sunday, March 22, 2015

Hầu hết những thanh nhiên liệu hạt nhân trong một lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima bị nóng chảy

http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/Nearly_all_fuel_inside_Fukushima_reactor_melted_TEPCO_999.html
Nearly all fuel inside Fukushima reactor melted

TEPCO by Staff Writers Tokyo (AFP) March 19, 2015


New tests show almost all of the fuel inside one of the Fukushima plant's reactors has melted, its operator said Thursday, the latest step in the clean up after Japan's worst ever nuclear crisis.Tokyo Electric Power Co. said the technology, which uses elementary particles called "muon" to create x-ray style images, gave the most concrete evidence yet the fuel had dropped to the bottom of the first reactor.The data, though largely expected, should help TEPCO as it continues its effort to decommission the plant four years after an earthquake and tsunami caused one of the worst nuclear meltdowns in living memory.Engineers have not been able to develop a machine to directly see the exact location of the molten fuel, hampered by extremely high levels of radiation in and around the reactors."While our previous analysis have already strongly suggested that fuel rods had melted down, the latest study provided further data that we like to regard as a progress in our effort to determine the exact locations of the debris," said a TEPCO spokesman.TEPCO plans to eventually use robots to locate the fuel debris as part of the decommissioning process, which is expected to take three to four decades to complete.Last month the International Atomic Energy Agency said Japan had made "significant progress" in its cleanup efforts but warned the situation "remains very complex" due to the growing amounts of contaminated water generated by the process.The Fukushima Daiichi nuclear plant was directly hit by the 9.0-magnitude earthquake and killer tsunami of March 2011.It lost emergency power to cool the reactors, which went into meltdown, contaminating a vast region in northern Japan.
TEPCO plans to eventually use robots to locate the fuel debris as part of the decommissioning process, which is expected to take three to four decades to complete.
Last month the International Atomic Energy Agency said Japan had made "significant progress" in its clean up efforts but warned the situation "remains very complex" due to the growing amounts of contaminated water generated by the process.The Fukushima Daiichi nuclear plant was directly hit by the 9.0-magnitude earthquake and killer tsunami of March 2011.It lost emergency power to cool the reactors, which went into meltdown, contaminating a vast region in northern Japan.

Wednesday, March 18, 2015

Dân chúng đảo quốc Đài Loan rầm rộ xuống đường biểu tình chống điện hạt nhân



Dân chúng đảo quốc Đài Loan rầm rộ xuống đường biểu tình chống điện hạt nhân

 
Lời giới thiệu:

 Các nước đang kinh sợ các nhà máy điện hạt nhân.

Khi xảy ra tại nạn nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Pripyat Ukraina thuộc Liên Bang Cộng Sản Soviet vào năm 1986, do sự bưng bít cố hữu của chế độ cộng sản mức độ khủng khiếp của tai nạn này không được thế giới biết nhiều nên đa số người dân trên thế giới tỏ ra thờ ơ . Nhưng khi tại nạn nổ tại nhà máy điệt hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào năm 2011 thỉ sự khủng khiếp của tại nạn tại nhà máy điện hạt nhân  tại Nhật Bản có thể phá hủy cả nước Nhật ảnh hưởng đến toàn bô dân chúng của nước này mới được cả thế giới thấy rỏ, và nổi kinh sợ đến hậu quả diệt chủng gây ra bởi các nhà máy điện hạt nhân đã trở thành hiện thực. Vì các nhà máy điện hạt nhận không chỉ là một quả bom nguyên tử mà là hằng ngàn quả bom nguyên tử chờ nổ.

 
Sau thảm họa nộ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản theo chân các nước Âu châu quyết định không xây thêm nhà máy điện hạt nhân mới, dẹp bỏ các nhà máy củ, nhưng phải cần đến một thời gian dài đến cả trăm năm mới có thể giải quyết vấn nạn hạt nhân do các nhà máy điện nguyên tử tạo ra.

 

Đảo quốc Đài Loan đã phải dừng tiến hành công tác đưa vào hoạt động một nhà máy điện hạt nhân vừa hoàn tất xây dựng. Kế hoạch kéo dài tuổi thọ của hai nhà máy củ bằng cách tống khứ ra nước ngoài kho lưu trữ hằng ngàn thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải bị đầy ấp đang bị dân chúng kịch liệt phản đối và lên án.

 
Cả thế giới, nhất là những nước đang có nhà máy điện hạt nhân, đang lo sợ các khối ung thư khổng lồ nhà máy điện hạt nhân không cách nào loại bỏ.

 
Nhưng tại Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam vẫn ngoan cố cho tiến hành dự án xây nhà máy điện hạt nhân với trị giá của mỗi nhà mày lên khoảng 20 tỷ USD. Để bao che cho ý đồ đen tối đang mang đến cho họ- đảng CSVN và bọn lợi ích- món lợi béo bở nhiều tỷ USD cho mỗi nhà máy được chúng bỏ vào túi riêng, một mặt lãnh đạo DCSVN đưa tin lui lại kế hoạch, thay vì bắt đầu tiến hành vào năm 2015 thì cho lùi lại đến sau năm 2020; mặt khác họ bí mật cho tiến hành thực hiện xây cất nhà máy điện hạt nhân tại Phan Rang Ninh Thuận.

 
Chừng nào đảng cộng sản còn độc quyền cai trị nước Việt Nam bịt miệng người dân bằng khủng bố tù tội, không những đất đai biển đảo bị họ giao cho bọn xâm lược Tàu cộng mà cả dân tộc sẽ bị diệt vong vì những nhà máy điện hạt nhân mà họ giao cho bọn mafia hạt nhân Rosatom của Nga và các tập đoàn xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Nhật đang bị nhiều tai tiếng.




http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/225820/chua-chot-thoi-diem-khoi-cong-nha-may-dien-hat-nhan.html





 

Nguyển Hùng, Trần Hoài Nam

Ngày 18/03/2015

 

 





Dân chúng đảo quốc Đài Loan rầm rộ xuống đường biểu tình chống điện hạt nhân


Nhóm phóng viên AFP tường trình,Đài Bắc, 14 Tháng 3 2015

 

 

Hàng ngàn người đã xuống đường tại Đài Loan vào ngày Thứ bảy 14/03/2015 kêu gọi chính quyền Đài Loan loại bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân và lên tiếng phản đối kế hoạch gây tranh cãi là chuyên chở chất thải hạt nhân ra nước ngoài, những người tổ chức cuộc biểu tình cho biết.


Những người biểu tình ở trung tâm
thành phố Đài Bắc vẫy các tấm biển và mặc T-shirt in các phù hiệu với những khẩu hiệu như "Giã biệt năng lượng hạt nhân" và "Chúng tôi không cần năng lượng hạt nhân", chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản đánh dấu kỷ niệm lần thứ tư của một trận động đất dưới đáy biển mà gây ra một cơn sóng thần khủng khiếp và thảm họa hạt nhân.


Chính phủ Đài Loan đã phải đối mặt với áp lực
của dân chúng ngày càng tăng về các nhà máy  điện hạt nhân hạt nhân không được dân chúng yêu chuộng.

Các mối quan tâm đã gia tăng, đặc biệt kể từ năm 2011, khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản  bị một cơn sóng thần  đánh sập nguồn cho hệ thống làm mát của các lò phản ứng và gây ra tình trạng nóng cháy của các lò phản ứng hạt nhân.


Năm ngoái, chính quyền Đài Loan đã buộc phải phong tỏa một nhà máy điện
hạt nhân mới được xây cất gần như hoàn thành được dự trù đưa vào hoạt động vào năm 2015, trong khi chờ kết quả cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của nhà máy này.

Nhưng các nhóm chống
năng lượng hạt nhân cho biết hành động đó là không đủ, và yêu cầu chính phủ dẹp bỏ hoàn toàn nhà máy này. Họ cũng đã kêu gọi các cơ quan chức năng hứa dẹp bỏ hai nhà máy cũ theo đúng lịch trình.


"Chúng tôi kêu gọi chính phủ phải cải cách chính sách năng lượng của mình và tập trung vào năng lượng xanh và tiết kiệm năng lượng", một trong những người tổ chức cuộc biểu tình
, ông Tsui Shu-hsin, nói.

"Các chính trị gia nên lắng nghe tiếng nói của người dân ... để Đài Loan có thể trở thành
quốc gia phi hạt nhân."


Chính phủ đả
o quốc nói rằng Đài Loan sẽ thiếu hụt điện nếu nước này loại bỏ điện hạt nhân, nguồn điện hiện đang cung cấp khoảng 20 phần trăm điện của đảo quốc.


Cuộc biểu tình tại Đài Bắc thu hút khoảng 30.000 người, trong khi theo ước tính của ban tổ chức hai cuộc biểu tình khác được tổ chức cùng lúc tại các nơi khác trên đảo đã có tất cả 15.000 người tham gia. Cảnh sát chưa đưa ngay số người ước tính tham gia các cuộc biểu tình này.


Ban tổ chức cũng đã thu thập chữ ký trong một nỗ lực để ngăn chặn kế hoạch của
Công ty điện lực quốc doanh Đài Loan (Taipower) nhằm vận chuyển chất thải hạt nhân của hai nhà máy điện hạt nhân ra nước ngoài, mà ban tổ chức nói là Taipower có ý đồ gia hạn hoạt động của hai nhà máy điện hạt nhân cũ  trong khi hai nhà máy này đang tiến gần tới mức lưu trử tối đa số lượng những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải tại hai nhà máy.


Hai  nhà máy này, hiện lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, đã được đưa vào hoạt động từ năm 1978 và 1981 và từng nhà máy sẽ được cho ngừng hoạt động một khi chúng đã hoạt động được 40 năm.


"Đài Loan là
quốc gia nằm trong vùng động đất như Nhật Bản và đảo quốc này nhỏ hơn Nhật Bản do đó các nhà máy điện hạt nhân gần hơn nhà cửa của chúng tôi," Wu Bor-chyun, một nhân viên ngân hàng sống ở Nhật Bản vào thời điểm tai nạn hạt nhân năm 2011, cho biết.

"Năng lượng hạt nhân là không an toàn và nó rất tốn kém. Đài Loan
cần nên đặc biệt quan tâm đến các bài học ở Nhật Bản."

 
Nguồn tin tiếng Anh:





 Taiwan stages mass anti-nuclear rally by Staff Writers Taipei (AFP) March 14, 2015


Thousands of people took to the streets in Taiwan on Saturday to call for the island to scrap its use of nuclear energy and to voice opposition to controversial plans to ship nuclear waste abroad, organisers said.Protesters in central Taipei waved placards and dressed in T-shirts emblazoned with slogans including "Goodbye to nuclear energy" and "We don't need nuclear power", just days after Japan marked the fourth anniversary of an undersea earthquake which triggered a massive tsunami and nuclear disaster.Taiwan's government has faced growing public pressure over its unpopular nuclear energy facilities.Concerns have mounted in particular since 2011, when Japan's Fukushima nuclear plant was hit by a tsunami which knocked out power to its cooling systems and sent reactors into meltdown.Last year, Taiwanese authorities were forced to seal off a nearly-completed power plant due to open in 2015, pending a referendum on its future.But anti-nuclear groups said that was not enough, and demanded the government scrap the plant altogether. They have also called for the authorities to promise to decommission two older plants at the scheduled dates."We urge the government to reform its energy policy and focus on green energy and saving energy," said one of the rally's organisers Tsui Shu-hsin."Politicians should listen to the voices of the people... so Taiwan can become nuclear-free."The government says that Taiwan will run out of energy if it ditches nuclear power, which currently supplies about 20 percent of the island's electricity.The Taipei rally drew around 30,000 people, while two other rallies held simultaneously across the island had a combined turnout of 15,000, according to estimates by organisers. Police estimates were not immediately available.Organisers were also collecting signatures in a bid to stop a plan by the state-run Taiwan Power Co. to process its nuclear waste abroad, which they said was aimed at extending the operations of two plants which are approaching capacity.The plants, which currently store the spent fuel rods, were launched in 1978 and 1981 and will each be decommissioned once they have been operational for 40 years."Taiwan is earthquake-prone like Japan and it is smaller so nuclear facilities are much closer to our homes," said Wu Bor-chyun, a banker who was living in Japan at the time of the 2011 nuclear accident."Nuclear power is not safe and it is very costly. Taiwan should heed the lessons in Japan."



 
 

Wednesday, March 11, 2015

Đài Loan tìm cách xuất khẩu chất thải hạt nhân ra nước ngoài

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/03/ai-loan-tim-cach-xuat-khau-chat-thai.html

Đài Loan tìm cách xuất khẩu chất thải hạt nhân ra nước ngoài
 






Lời giới thiệu:
Đài Loan, đảo quốc tư bản đế quốc nhưng lại là nước làm ăn mật thiết với đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam, ngang tầm với nước đồng chí thầy trò Tàu cộng của Việt Nam. Tuy có kỹ thuật hạt nhân trong hơn 40 năm như các nước Tây Âu và Nhật Bản nhưng không đủ khả năng xử lý những chất thải hạt nhân, cụ thể là những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Đảo quốc này cần nơi xử lý khối lượng lớn các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải và lưu trữ số thanh nhiên liệu phế thải này trong một thời gian dài, ít nhất trên 100 năm.


Đây là mối làm ăn béo bở cho đảng, nhà nước và băng đảng lợi ích tư bản đỏ Việt Nam, mối làm ăn không vốn nhưng có nhiều lời. Họ chỉ cần cưỡng chế một vùng nào đó của dân oan Việt rồi giao khống cho bọn đầu tư Đài Loan - một thủ đoạn mà họ đã và đang làm; hay là sẳn với ngôi nhà mồ kiên cố đang giữ xác chủ tịch HCM tại khu Ba Đình, dùng những tầng hầm kiên cố chống bom nguyên tử trong nhà mồ chứa những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải này và những thanh nhiên liệu phế thải của các nước khác sau này. Như vậy đảng cộng sản ta được lợi đôi đàng - “một viên đá bắn hai chim”, lãnh đạo trung ương đảng CSVN vừa bỏ túi riêng mỗi năm hằng trăm triệu USD, có thể lên đến nhiều tỷ USD mỗi năm, trong thời gian vô hạn đến cả đời con cháu chắc của lãnh đạo đảng CSVN, vừa bảo vệ an toàn xác Bác Hồ yêu dấu được tồn tại muôn đời trong môi trường ổn định chất phóng xạ mà không cần tốn tiền bảo quản xác Bác. Không phải đó là ước muốn của đảng cộng sản VN đối với cha già của họ sao?

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ba Đình: nơi lý tưởng chứa chất phế thải nhiên liệu hạt nhân

***

Đài Loan tìm cách xuất khẩu chất thải hạt nhân ra nước ngoài

Nhóm Phóng viên AFP, Đài Bắc * Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch - Đài Loan vừa công bố kế hoạch lần đầu tiên xuất khẩu những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải với chi phí trị giá 356 Triệu $USD (11,2 Tỷ $ Taiwan) vì các nhà máy điện hạt nhân của họ đang tiến gần mức khả năng lưu trữ, làm dấy lên những lời chỉ trích từ các nhóm môi trường.

Công ty điện quốc doanh Đài Loan (Taipower) hôm Thứ Ba vừa qua cho mở thầu công tác xử lý ở nước ngoài 1.200 thanh nhiên liệu phế thải đã qua sử dụng trong các nhà máy hạt nhân đầu tiên và nhà máy thứ nhì của đảo quốc này.

Cả hai nhà máy, hiện lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại khu vực nhà máy. Hai nhà máy này đã được đưa vào hoạt động vào năm 1978 và 1981, và nhà máy sẽ ngừng hoạt động một khi chúng hoạt động được 40 năm.

Nhưng Công ty Điện Quốc Doanh Đài Loan (Taipower) cho biết công ty họ có thể bị buộc phải đóng cửa hoặc ngừng hoạt động hai nhà máy đó sớm hơn dự kiến ​​khi hai nhà máy này đạt đến dung lượng lưu trữ cho những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Một số nhóm bảo vệ môi trường cáo buộc Công ty điện lực quốc doanh Đài Loan đang cố gắng kéo dài thêm thời hạn hoạt động của hai nhà máy mặc dù chúng đang chuẩn bị ngừng hoạt động.

"Chúng tôi cực lực phản đối kế hoạch này. Đó là điều vô lý khi gửi các thanh nhiên liệu ở nước ngoài để được tái chế vì Đài Loan không còn xây dựng các nhà máy điện hạt nhân,” Phong Trào Hành Động Toàn Quốc Đòi Loại Bỏ Điện Hạt Nhân cho biết.

"Rõ ràng là Taipower đang vội vàng đưa các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải ra nước ngoài vì các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên này sẽ phải ngừng hoạt động nếu họ không làm như vậy, có nghĩa kế hoạch của họ nhằm kéo dài thêm thời gian hoạt động các nhà máy này sẽ được xúc tiến thực hiện."

Chính phủ đang chịu áp lực về các cơ sở hạt nhân không được dân chúng ưa chuộng vì vấn đề an toàn càng lúc càng tăng lên từ năm 2011, khi nhà máy hạt nhân Fukushima của Nhật Bản bị trận sóng thần phá hủy hệ thống làm mát của các lò phản ứng nguyên tử gây ra tại họa nóng chảy các lò phản ứng nguyên tử.

Giống như Nhật Bản, Đài Loan thường xuyên xảy ra động đất. Vào tháng 9 năm 1999 một trận động đất mức 7,6 độ richter đã giết chết khoảng 2.400 người, một thảm họa thiên nhiên tai hại nhất của đảo quốc trong giai đoạn lịch sử gần đây.

Năm ngoái, chính quyền Đài Loan đã buộc phải phong tỏa một nhà máy điện mới xây được dự trù bắt đầu hoạt động vào năm 2015, trong khi chờ trưng cầu dân ý về tương lai của nhà máy này.

Nhưng chính phủ cho biết Đài Loan sẽ thiếu điện nếu quốc gia này từ bỏ điện hạt nhân - ba nhà máy điện hạt nhân hiện củaTaipower đang cung cấp khoảng 20 phần trăm điện của đảo quốc.

Taipower đã cho biết công nghệ tái xử lý các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải đã được hoàn thiện, và các nước như Đức, Nhật Bản và Italy đã vận chuyển chất thải hạt nhân của họ ra nước ngoài để được tái chế.

"Chúng tôi cần phải xử lý những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng dù cho chúng ta có sản xuất điện hạt nhân hoặc gia hạn hoạt động các nhà máy điện hạt nhân hay không... Chúng ta sẽ là những người vô trách nhiệm nếu chúng ta không đối phó với việc này. Thật là vô lý khi chống đối việc tái chế ở nước ngoài" bản tuyên bố nói.

Cơ quan truyền thông nội địa tại Đài Loan đưa tin cho biết các công ty từ Anh, Pháp và Nga đã bày tỏ ý muốn đấu thầu cho kế hoạch này.
 


 

Tuesday, March 10, 2015

Fukushima: sự ngu dốt của mình là sức mạnh của kẻ khác



Fukushima: sự ngu dốt của mình là sức mạnh của kẻ khác

Thục Quyên (Save Vietnam's Nature)

Giáng sinh 2014: Nhiều người bạn Việt Nam của tôi, kẻ sống trong nước, người ở nước ngoài về thăm quê hương, gửi cho tôi những tấm hình chụp Hà Nội, Sài Gòn ban đêm, đèn hoa muôn sắc. Hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn những ngọn đèn đủ màu, chảy dài như những con suối lung linh, hay rực rỡ những đóa hoa muôn màu.
Các bạn tôi gửi cho tôi, cho nhau, để hưởng lại niềm vui trẻ thơ với những cảm giác lâng lâng khi đọc truyện thần tiên, và trầm trồ với đôi chút hãnh diện: ban đêm Sài Gòn đẹp hơn Singapore!
"Ban đêm" vì ban đêm không nhìn thấy những sự thật trần truồng khác, và "hơn" có lẽ vì bản tính người Việt chưa "bằng" nhưng lúc nào cũng muốn "hơn"?

Tuần trước: giật mình thấy một tấm hình đèn hoa Sài Gòn đăng trên tờ báo Nhật Asahi Shimbun
Illuminations in Ho Chi Minh City (Tho Mai)
Illuminations in Ho Chi Minh City (Tho Mai) (1)

và một bài viết của giáo sư Michiko Yoshii (1) thuộc ngành Truyền thông Quốc tế đại học Okinawa, một người đã từng sống 12 năm tại thành phố Sài Gòn. Từ năm 2005 tới nay bà mới trở lại nơi này trong dịp lễ Giáng sinh-Tết Tây vừa qua, và như các bạn tôi, bà cũng đã chứng kiến Sài Gòn hoa lệ về đêm.

Nhưng có lẽ như lời triết gia Pháp Henri Bergson
Les yeux voient seulement ce que l'esprit est préparé à comprendre 
Đôi mắt chỉ thấy những gì tâm trí được chuẩn bị để hiểu
nên khi nhìn đèn đuốc rực rỡ tại một đất nước mà bà đã từng nghiên cứu và biết rõ hiện trạng, GS Michiko Yoshii lo lắng "Hồ Chí Minh chói sáng nhưng dự án hạt nhân đe dọa nơi chân trời".

Một người đàn bà Nhật có học cao, chẳng khác những bạn tôi và hàng chục hàng trăm ngàn người Việt, giáo sư đại học, bác sĩ, kỹ sư khắp nơi trên thế giới, chẳng chuyên khoa về năng lượng nguyên tử, nhưng người đàn bà này đã nhìn thấy và quan tâm đến sự sống còn của những con người Việt Nam.

GS Michiko Yoshii viết:
Là một người Nhật, tôi cảm thấy có trách nhiệm rất lớn, vì Nhật Bản là một quốc gia xuất khẩu công nghệ hạt nhân. Trong khi thành phố (Hồ Chí Minh) đang đếm ngược tới thời khắc giao thừa qua năm mới, tôi cảm thấy ngột ngạt và cuối cùng vào giường ngủ, không xem đốt pháo bông.
Tôi quyết định trong năm nay phải làm cái gì đó để ngăn chận Nhật Bản xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân qua Việt Nam.
 
Bốn năm trước, ngày 11/03/2011 lúc 14:47, cả thế giới đã nín thở theo dõi thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Daiichi, xảy ra sau trận động đất và sóng thần Sendai tại thị trấn Okuma, ven biển miền đông nước Nhật. Sau khi Ủy ban điều tra của quốc hội Nhật khẳng định sự cố này là một “thảm họa nhân tạo” và không chỉ do động đất/sóng thần gây ra, thái độ của người dân Nhật và dân chúng các cường quốc tự do trên thế giới đối với Năng lượng hạt nhân đã tới một khúc quanh quan trọng: sự chú ý và hiểu biết của đám đông đã lột trần những che đậy dối trá của ngành công nghệ này và sự bất lực của con người khi tai nạn xảy ra trong khi xử dụng nó.
Không những nếu thành thật tính cả những phí tổn tháo gỡ các nhà máy hạt nhân sau quá trình sử dụng và phí tổn quản lý chất thải, thì điện hạt nhân sẽ là một năng lượng rất đắt, ngoài ra còn một sự thật mà toàn thế giới không ai dám phủ nhận là cho đến ngày nay, không có nơi lưu trữ thực sự an toàn cho chất thải phóng xạ, mà một phần sẽ là mối nguy hiểm thường trực kéo dài hơn nhiều trăm ngàn năm nữa.(2)

Bốn năm sau thảm họa Fukushima, tất cả những quốc gia tự do, dưới áp lực của người dân, đã ít nhiều thành công thay đổi chính sách năng lượng của họ, triệt để tiết kiệm, sử dụng có hiệu lực để giảm thiểu năng lượng cần thiết, và đồng thời khai thác các nguồn năng lượng tái tạo. 
Trong khi cho tới giờ phút này bài toán Fukushima chưa được giải quyết và sự nguy hiểm nhiễm xạ cũng như tốn kém không lường được, thì Nga là cường quốc vẫn khẳng định quyết tâm phát triển năng lượng hạt nhân. Và nền kinh tế Nga hiện nay lệ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu những nhà máy điện hạt nhân, bên cạnh xuất khẩu vũ khí. (3)
Đáng quan tâm là Nga không bao giờ bán chịu vũ khí nhưng sẵn sàng bán chịu những nhà máy điện hạt nhân, đồng thời lớn tiếng bảo đảm an toàn (4) cho những quốc gia mua của họ, như Việt Nam.
Sau Nga, Nhật cũng đã thầu xây nhà máy điện hạt nhân tại vùng Ninh Thuận, và Mỹ cũng đang trong vòng thương lượng với nhà nước Việt Nam.

Bài viết của GS Michiko Yoshii kể lại những câu nói rất tiêu biểu cuả hai người trẻ Việt Nam khi bà hỏi ý kiến họ: Anh Đức, người có gia đình sống cách nơi Nhật sẽ xây nhà máy, cho biết có nghe tên Fukushima nhưng không biết là cái gì. Anh chỉ chú ý coi đá banh trên truyền hình.
Cô Mai, công nhân nhà máy may, có gia đình sống trong phạm vi 20 cây số quanh nơi sắp xây nhà máy Thái An cho biết, cô có thấy thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật trên truyền hình, nhưng chưa hề nghe tới Fukushima. Cô thường chỉ dùng truyền hình để coi phim kịch. Nghe GS M.Yoshii nhắc tới vấn đề nước nhiễm xạ tiếp tục tuôn ra từ nhà máy Fukushima Daiichi, cô Mai nhớ tới trung tâm chứa nước gần Thái An và lúc đó mới tỏ ý lo sợ rò rỉ phóng xạ ô nhiễm nguồn nước sạch của dân quanh vùng.

Thục Quyên (Save Vietnam's Nature)
09/03/2015


Chết vì phóng xạ

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/03/chet-vi-phong-xa.html
Chết vì phóng xạ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thục Quyên - ...Tại sao chúng ta xôn xao khi nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh có thể bị đầu độc phóng xạ nhưng chúng ta ù lì không chịu tìm hiểu về những nguy cơ có thể đến, khi ngay tại đất sống của chúng ta và con cháu, sự sử dụng phóng xạ đang được nhà nước khoán trắng vào tay ngoại nhân?...


Ông Nguyễn Bá Thanh (1) có bị đầu độc bằng phóng xạ hay không, điều này thật ra chỉ quan trọng đối với gia đình ông, và có hay không, thì gia đình ông chắc chắn đã biết từ lâu. Ông Thanh đã được đưa qua Singapore, rồi qua Mỹ chữa bệnh, nghĩa là không thể có nghi vấn là nền Y tế Việt Nam không đủ sức hay bị áp lực để không định bệnh chính xác cho ông. 

Tuy nhiên có rất nhiều khía cạnh trong suốt thời gian phát bệnh và chữa bệnh của ông Thanh đáng được chú ý cũng như cần trở thành những đề tài để học hỏi và suy ngẫm cho mọi người dân Việt. 

Chết thì ai cũng một lần chết. 

Nhưng chết quằn quại, chết quá trẻ, hay sống sót vài tháng, vài năm, để mà đau đớn bệnh tật cho tới chết, thì người bình thường ai ngu dại gì mà dấn thân vào? Tình cảnh khủng khiếp hơn nữa là phải bất lực chứng kiến chính con em mình đau đớn khổ sở, qụy ngã vì những căn bệnh không thuốc chữa. Vì chính Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW International Physicians for the Prevention of Nuclear War) đã báo trước, Y khoa sẽ bó tay không bảo vệ được con người nếu bị nhiễm độc phóng xạ. (2) 

Vậy tại sao chúng ta xôn xao khi nghe tin ông Nguyễn bá Thanh có thể bị đầu độc phóng xạ nhưng chúng ta ù lì không chịu tìm hiểu về những nguy cơ có thể đến, khi ngay tại đất sống của chúng ta và con cháu, sự sử dụng phóng xạ đang được nhà nước khoán trắng vào tay ngoại nhân? 

Con đường đưa tới nhiễm phóng xạ và những hội chứng nhiễm xạ 

Bệnh rối loạn sinh tủy ông Thanh mắc phải (theo thông tin trên các báo đài) đúng là có thể do nhiễm phóng xạ hoặc do những nguyên do khác, xác định hay không. 

Tuy nhiên tình trạng bị phơi nhiễm những lượng phóng xạ quan trọng không chỉ duy nhất đưa đến bệnh này, mà tùy loại phóng xạ, tùy liều lượng, tùy thời gian phơi nhiễm, tùy khoảng cách với nơi xuất phát phóng xạ và tùy tuổi tác người bị nhiễm, gây ra những hội chứng bệnh khác nhau, thường khó chẩn đoán. 

"Nhiễm phóng xạ ngoài" khi da tiếp xúc với một chất phóng xạ lỏng và bị thương tổn. 

"Nhiễm phóng xạ trong" là khi phóng xạ ngấm qua da, hay nhập vào cơ thể qua những vết thương, hoặc nuốt và hít phải chất phóng xạ qua thức ăn, nước uống, bụi phóng xạ trong không khí, gây thương tổn trong cơ thể, hoặc toàn bộ hoặc cho một bộ phận nhất định. 

Các bộ phận cơ thể dễ bị ảnh hưởng nhất bởi bức xạ: 

1/ Việc nhiễm xạ ảnh hưởng trực tiếp tới lớp niêm mạc và hệ vi khuẩn đường tiêu hóa dẫn tới các triệu chứng nôn mửa, nôn ra máu, đau bụng và tiêu chảy. Các mạch máu trong ruột già và trực tràng bị vỡ gây ra tình trạng đi ngoài có máu trong phân. 

2/ Tuyến giáp là một bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất khi bị nhiễm xạ theo báo cáo của các Hiệp hội Ung thư thế giới. Phơi nhiễm bức xạ có thể làm tuyến giáp sưng lên được gọi là bướu cổ hay làm cho tuyến giáp sản xuất quá nhiều hóc môn gây nên bệnh cường giáp, dẫn tới việc tăng nhịp tim và huyết áp. Nguy cơ ung thư tuyến giáp được ghi nhận là khá cao, đặc biệt cao ở trẻ em bị nhiễm xạ. 

3/ Tủy xương là nơi sản xuất ra các tế bào máu, khi bị nhiễm xạ không còn khả năng tạo ra đầy đủ các loại tế bào máu (rối loạn sinh tủy) dẫn tới thiếu máu không thể hồi phục, xuất huyết tự nhiên hay sau khi va chạm mạnh, tiêm chích, v.v... mất sức đề kháng, nhiễm trùng... 

Khi cơ thể hấp thụ một liều bức xạ lớn trong một thời gian ngắn (thường trong một tai nạn xảy ra trực tiếp tại nơi sử dụng phóng xạ) sẽ đưa đến hội chứng nhiễm xạ cấp tính. Các triệu chứng đầu tiên là thương tổn da (ngứa, đỏ hay sạm, sưng), buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, xuất hiện sau vài phút hay vài ngày. Có thể có rụng tóc. 

Tiếp theo là một thời gian ngắn bệnh nhân cảm thấy khỏe lại nhưng sau đó ốm trở lại ngay với các triệu chứng như ăn mất ngon, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và có thể co giật hay hôn mê. Sau vài ngày đến vài tuần, các thương tổn da cũng trở lại. 

Giai đoạn trở bệnh nặng này kéo dài vài giờ cho đến vài tháng và hầu hết các bệnh nhân bị hội chứng này chết sau vài tháng do tủy xương bị phá hủy, mất sức đề kháng gây nhiễm trùng và suy thoái nội tạng. 

Khi phơi nhiễm một nguồn bức xạ liều thấp kéo dài bệnh nhân thường chỉ thấy nhức đầu, mệt mỏi và yếu người nhưng với thời gian có thể bị ung thư. 

(trường hợp rò rỉ phóng xạ những nhà máy điện hạt nhân, hoặc những vùng không trực tiếp nhưng bị ảnh hưởng sau những vụ nổ những nhà máy điện hạt nhân. 

Những thảm họa phóng xạ có nổ đã tung bụi phóng xạ lên không trung và đã nương theo gió đi rất xa vài ngàn cây số. Lúc đó thì khoảng cách cũng không phải là yếu tố an toàn). 

Mức độ nhiễm xạ nào được xem là nguy hiểm với con người? 

Độ nặng và tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào mức độ bức xạ và thời gian phơi nhiễm, đo bằng đơn vị "Gray" hay "GY”. Một bệnh nhân với nồng độ phóng xạ trong người 1GY cho thấy các triệu chứng nhiễm xạ nhẹ, 6GY được xem là nguy hiểm chết người. 

Bảng mức độ ảnh hưởng của nhiễm xạ lên cơ thể con người: 



Sống chết mặc bây? Thảm họa phóng xạ sẽ không phân biệt sang hèn, khôn dại

Đọc những khái lược về vấn đề nhiễm xạ đưa đến bệnh tật và cái chết, để thấy nếu là cấp tính thì chẳng có cách chữa, và ngay cả những phương tiện để làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh bớt đau đớn, thì Việt Nam cũng không có.

Nếu nhiễm xạ nhẹ và chỉ có những triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, yếu người đi đến kiệt quệ, thì người nghèo khó sẽ chẳng có cơ hội được khám bệnh để mà biết là bệnh gì.

Ngay cả người không nghèo thì mấy ai đủ tiền đủ bạc để dễ dàng đi Singapore, đi Mỹ khám bệnh?

Ở ngoại quốc tại những vùng công nghệ, khi một số chỉ vài chục người có triệu chứng bất thường cũng đủ để gây nghi ngờ và kiểm soát y tế. Nhưng thử hỏi nếu điều này xảy ra tại Việt Nam thì ai lưu tâm tới?

Ai đang kiểm soát số người bệnh quanh những công xưởng, những vùng đào bô xít hiện nay trong nước?

Vậy thì làm sao có thể mong đợi có sự kiểm soát những vùng đã giao trọn vẹn cho người ngoại quốc?

Vài nơi tai họa đã đến rồi. Tại Đồng Nai, tại Thanh Hóa, sông hồ bị nhiễm độc hóa học (3) ngay sát những công xưởng mà không bị phát hiện. Phải kéo dài chờ tới khi gần 1000 dân làng mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như: Ung thư, thần kinh, u bướu, vô sinh và sinh con dị dạng... giới hữu trách mới tỉnh giấc.

Rò rỉ phóng xạ càng nguy hiểm và khó ngăn chặn hơn. Ngay tại những nước giàu kinh nghiệm với các nhà máy tối tân, chuyên viên được huấn luyện kỹ càng, như Mỹ, Pháp, mà tai nạn còn xảy ra. Trong khi Việt Nam tin tưởng hoàn toàn vào sự bảo đảm an toàn của hãng thầu Nga Rosatom để xây và điều hành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Không những hồ sơ thảm họa hạt nhân Chernobyl đầy bằng chứng sự tắc trách của chính phủ Sô Viết khi xảy chuyện, Nga còn là nước có thảm họa (Oyzorks-mayak) được giấu kín trong thời gian dài nhất lịch sử kỹ nghệ hạt nhân (4) và có những cách hành xử vô trách nhiệm đối với chính công dân của họ. Họ không từ cả sự đàn áp bịt miệng những nhà bảo vệ môi trường thí dụ như khi những người này tìm cách đến khám nghiệm mức ô nhiễm nước và đồng bằng sông Techa, ô nhiễm những hồ Kyzyltash, Tatysh, Karachai đã ngấm xuống nguồn nước ngầm.

Bên cạnh những mánh khóe quảng cáo sự tối tân của những nhà máy điện hạt nhân Nga rao bán chịu cho những nước tụt hậu như Việt nam, Hungary... Nga lại vẫn sử dụng ngay trong lãnh thổ mình 3 nhà máy chạy tổng cộng là 11 lò RBMK-1000, loại sử dụng tại Chernobyl, với tuổi tương tự hoặc lớn hơn và vẫn còn hoạt động. (7 trong số 11 lò này đã được cấp giấy phép tiếp tục hoạt động sau khi quá hạn sử dụng 30 năm).(5)

Trong khi thế giới lo lắng không có phương cách lưu trữ dài hạn chất thải phóng xạ, và để bảo vệ môi trường sống của những thế hệ tiếp nối, có những quốc gia dẫn đầu về ngành công nghệ hạt nhân đã can đảm quyết định dứt khoát với ĐHN để tối thiểu không làm tăng lượng chất thải, đồng thời phát triển nền kỹ nghệ năng lượng tái tạo, thì Nga thản nhiên đem đổ một số lượng lớn các lò hạt nhân đã ngưng hoạt động vào biển Kara ở Bắc Băng Dương, phía bắc Siberia. Các thùng rác phóng xạ nổi lều bều trên mặt biển đã bị Na Uy phát giác và chính phủ Nga đã không thể chối cãi.

Đó là tinh thần trách nhiệm của Nga, kẻ bảo đảm an toàn phóng xạ cho Việt Nam!

Nếu người Việt không quan tâm đến việc con cháu mình đang có nguy cơ bị đầu độc phóng xạ, thì cũng chẳng cần quan tâm đến việc ông Nguyễn Bá Thanh có bị chết vì phóng xạ hay không.




________________________________________________


(2) Lời thề Hippocrates và năng lượng hạt nhân

(3) Năm mới không thể mới nếu ta không mới

(4) Cách hành xử của chính phủ Nga và Rosatom