Monday, July 30, 2012

Người Nhật Bản chống hạt nhân, thành lập Đảng Xanh

Người Nhật Bản chống hạt nhân, thành lập Đảng Xanh

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/07/nguoi-nhat-ban-chong-hat-nhan-thanh-lap.html#more

NCK/AFP - Hồ Thể Y (Danlambao) chuyển ngữ: Thành lập một Đảng Xanh ở Nhật chống hạt nhân và bảo vệ môi trường là một bước tiến của nhân dân Nhật Bản và nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình! Sau nhiều năm chuẩn bị ở các Tiểu Bang, ngày 13.01.1980 tại Karlruhe-tiểu bang Baden Wüttenberg thành lập Đảng Xanh CHLBĐ, qui tụ những nhà hoạt động xã hội: thiên tả, hòa bình, quyền phụ nữ... Sau những đấu tranh thăng trầm, đến năm 2011 -2022 CHLBĐ giã từ hạt nhân, Bỉ đến 2025, Ý 2011 hoàn toàn chấm dứt, Thụy Sỉ 2030... Còn những nước sau đây không đưa vào sử dụng nhà máy ĐHN đã hoàn thành: Áo 1978 (Zwentendorf), Phillippin 1986 (Pataan), Cuba 1992 (Juraguá)...



Lời bình: Ôn cố tri tân, nhìn những bước đi của những cường quốc "đã qua": ngày 01.09.1939 Đức Quốc Xã xâm lấn Ba Lan khởi đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, ngày 08.12.1941 Nhật tấn công Trân Châu Cảng- có nhiều sử gia xử dụng ngày 18.09.1931 Nhật xâm lăng Mông cổ, bắt đầu chiến sự ở Thái Bình Dương, để nhắn nhủ đôi điều: Bành Trướng Đại Hán sẽ bị cuốn trôi do chính các dân tộc ở Hoa Lục. Thế giới ngày hôm nay, ngày càng nhiều xã hội dân sự, nhân loại yêu chuộng hòa bình, bảo vệ môi trường!. Một trăm năm đời người tuy dài, nhưng ngàn năm lịch sử ngắn ngủi vô cùng. Cách Mạng là sự nghiệp quần chúng, ngày hôm nay chúng ta không ngăn chặn được bàn tay lông lá xây nhà ĐHN ở Ninh Thuận, thì chỉ đóng thuyền vượt biên. Tschernobyl – Fukushima, Ninh Thuận(?!) ngàn năm về sau là bãi tha ma.




Sau thảm họa Fukushima, các hoạt động bảo vệ môi trường, chống nhà máy ĐHN

thành lập Đảng Xanh để không những đấu tranh trên đường phố mà cả trong nghị trường



Tokyo: Để phản ứng lại thảm họa Fukushima vào tháng 03-2011, hôm thứ bảy 28.07.2012 các nhà hoạt động bảo vệ môi trường và chống ĐHN đã cùng nhau thành lập Đảng Xanh.



Tại hội nghị thành lập ở Tokyo, tân Phó Chủ Tịch Akira Miyabe tuyên bố: nước Nhật Bản cần có một đảng cương quyết đấu tranh bảo vệ môi trường.



Tại thủ đô Tokyo, vào ngày Chủ Nhật (29.07.2012) hàng vạn người tập trung thành xâu chuổi xung quanh nhà Quốc Hội để chống lại chính sách hạt nhân của chính phủ. Phong trào chống ĐHN được tiếp sức, khi Thủ Tướng Yoshihiko Noda tuyên bố cho hai lò ĐHN tái hoạt động sau sự tai họa Fukishima với lập luận lo sợ sẽ thiếu năng lượng trong những tháng Hè.


Phong trào chống ĐHN đang phát triển


Từ nhiều tháng nay, hàng chục ngàn người biểu tình chống ĐHN tụ tập trước trụ sở Chính phủ ở Tokyo và cách hôm nay 10 ngày (chú thích: 19.07.2012) đã hơn 170.000 người biểu tình tụ tập tại công viên Tokyo để phản đối ĐHN. Đó là cuộc biểu tình lớn nhất, kể từ khi trận động đất và Tsunamis ngafy 11.03. 2011, hậu quả nghiêm trọng làm "nóng chảy thanh nhiên liệu" và thải ra một số lượng lớn phóng xạ. Tai nạn Fukushima nghiêm trọng nhất, sau thảm họa Tschernobyl 1986 ở Liên-Xô.



Chỉ một tuần trước đây, một Ủy Ban đặc trách được chính phủ Nhật Bản ủy nhiệm đã báo cáo kết quả về tai nạn "lò phản ứng". Kết quả: Công ty Tapco đã cản trở công việc điều tra và ém nhẹm những thảm họa của lò phản ứng ĐHN.



Các chuyên gia cũng lên án chính phủ Nhật Bản đã cố tình xử lý thông tin và thiệt hại có lợi cho tập đoàn Tapco. Như vậy, Chính Phủ Nhật Bản đã đánh lừa dư luận, đùa bởn với nguy cơ nhiểm hại môi trường- sức khỏe người dân và một niềm tin vào nhà nước đã mất trong lòng người dân.



nguồn: http://www.spiegel.de/politik/ausland/nach-fukushima-japanische-atomkraftgegner-gruenden-gruene-partei-a-847014.html

Từ phong trào biểu tình chống hạt nhân đến đảng Xanh Nhật Bản


Dương Thạch (Danlambao) - Ngày chủ nhật 29 tháng 7 năm 2012, như các chủ nhật trước, đông đảo người Nhật lại tụ tập truớc quốc hội Nhật để biểu tình phản đối điện hạt nhân. Người biểu tình đã kết lại thành một hàng rào người chung quanh quốc hội để nhấn mạnh đòi hỏi của họ là từ bỏ điện hạt nhân dựa trên kinh nghiệm đau thương của Fukushima. Người biểu tình cũng phản đối việc chính phủ Nhật cho hai nhà máy ĐHN hoạt động trở lại mặc dù còn nhiều hoài nghi về độ an toàn chưa được giải đáp thoả đáng. Cuộc biểu tình quy tụ khoảng 15 ngàn người.






Từ nhiều tháng nay, dân chúng Nhật biểu tình hằng tuần ở Tokyo để phản đối việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Cách đây gần 2 tuần, một cuộc biểu tình vĩ đại đã diễn ra trong công viên thành phố ở thủ đô Tokyo với khoảng 170 ngàn người, cuộc biểu tình lớn nhất tại Nhật.



Hôm thứ bảy 28 tháng 7 năm 2012, đảng Xanh Nhật Bản đã được thành lập trong một đại hội đảng do các nhà hoạt động môi trường và nhiều người Nhật chống hạt nhân chủ xướng. Tên tiếng Nhật của đảng Xanh là "Midori no To" (Greens Japan) . Tiền thân của đảng Xanh cũng là một tổ chức chính trị mang tên "Midori no Mirai" (Green Future, Tương lai xanh) đã có khoảng 70 nhà lập pháp trong các nghị viện địa phương. Chủ tịch đảng Xanh Nhật, bà Nao Suguro nói: "Nhiều người dân không còn tin tuởng vào các đảng hiện thời, và rất nhiều người không chấp nhận năng lượng hạt nhân, Đảng Xanh chúng tôi ra đời đáp ứng đúng nguyện vọng này . Bên cạnh mục tiêu từ bỏ điện hạt nhận, đảng Xanh chủ trương đẩy mạnh nền kinh tế chú trọng vào tiêu thụ và sản phẩm địa phương, tăng gia an sinh xã hội, phân chia thuế má hợp lý, công bằng cũng như nâng cao sự tham gia của dân chúng trong các tiến trình dân chủ tại Nhật.




Đại hội thành lập đảng Xanh Nhật Bản ngày 28-07-2012




Bà Nao Suguro, 33 tuổi, đồng chủ tịch đảng Xanh Nhật Bản



Tân phó chủ tịch đảng, ông Akira Miyabe, 58 tuổi, nhấn mạnh tại đại hội rằng "nước Nhật cần một đảng triệt để đấu tranh cho môi truờng thiên nhiên Nhật". Sự xuất hiện của đảng Xanh Nhật đã phản ánh mức độ phản đối năng lượng hạt nhân ngày càng mạnh tại Nhật. Ông Hitoshi Nakayama, một trong những khuôn mặt đại diện quan trọng của đảng Xanh nói: "Giới công nghiệp Nhật Bản cần phải thoát khỏi sự ràng buộc vào năng lượng hạt nhân". Theo The Japan Times, đảng Xanh Nhật cũng chống lại việc xuất cảng công nghệ hạt nhân của Nhật. Đảng Xanh Nhật Bản ra đời với sự hỗ trợ của bà Bärbel Höhn, phó chủ tịch đảng Xanh Đức, ông Scott Ludlam, thượng nghĩ sĩ Úc thuộc đảng Xanh Úc Châu và Sinan Mavivo từ Trung quốc có mặt tại Tokyo trong đại hội thành lập đảng Xanh Nhật Bản.



Trong cuộc biểu tình ngày hôm nay, nữ sinh viên Uiko Hasegawa, 25 tuổi, thành viên ban chấp hành đảng Xanh, đã xuất hiện trong bộ áo Kimono với dù che nắng và quạt theo truyền thống Nhật Bản, đứng cạnh là bà Bärbel Höhn, phó chủ tịch đảng Xanh Đức. Cô Uiko Hasegawa lên tiếng cảm ơn người biểu tình đã vẫy tay đón chào họ, những đảng viên đảng Xanh Nhật Bản.




Bà Bärbel Hohn, phó chủ tịch đảng Xanh Đức, và cô Uiko Hasegawa, ban chấp hành đảng Xanh



Nhật Bản trong cuộc biểu tình ngày 28-07-2012 tại Tokyo.Đảng Xanh Nhật Bản còn yếu, chỉ mới có khoảng 1000 đảng viên và cho đến cuộc bầu cử sắp tới họ không có nhiều thì giờ nhưng các quan sát viên cho rằng nhiều người dân không còn tin tuởng vào các đảng "cũ", do đó cơ hội của đảng Xanh Nhật Bản có thể tăng lên không biết lúc nào. Đảng Xanh Nhật Bản có ý định ra tranh cử trong lần bầu Hạ Viện Nhật vào mùa thu năm 2013 với sự ủng hộ của các nhóm chống hạt nhân và lần bầu cử Thượng Viện vào mùa hè năm sau với 10 ứng cử viên.



Từ việc tự do xuống đường biểu tình chống hạt nhân cho đến việc thành lập phong trào hay đảng một cách dễ dàng đều là những việc hết sức bình thường ở một xứ tự do dân chủ và đa đảng như Nhật nhưng có lẽ vẫn chỉ là một ước mơ cho người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở ngoài nước. Giấc mơ ấy có còn quá xa vời hay gần thực tế, đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người Việt Nam chúng ta.



29-07-2012



Tin tổng hợp từ Spiegel-Online, Die Zeit, taz, ARD, ZDF, The Asahi Shimbun.

THẢM HỌA HẠT NHÂN NHẬT BẢN: CUỘC CÁCH MẠNG HOA TÚ CẦU!

http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/07/nhat-ban-cuoc-cach-mang-hoa-tu-cau.html

31/07/2012

Nhật Bản: cuộc cách mạng hoa tú cầu


Dương Thạch (lược thuật)
Gần một năm rưỡi sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima, dân chúng Nhật vẫn uất ức trước thái độ của chính phủ Nhật và các đại công ty năng lượng hạt nhân. Khi chính phủ Nhật của Thủ tướng Noda cho hai nhà máy điện hạt nhân của công ty KEPCO (Kansai Electric Power) ở tỉnh Oi hoạt động trở lại thì tiếng nói phản đối của dân chúng Nhật càng ngày càng lớn. Gần hai trăm ngàn người Nhật từ khắp nơi trên xứ Phù Tang đã đổ về thủ đô Tokyo để biểu tình đòi hỏi từ bỏ điện hạt nhân.
clip_image001
Một bà mẹ Nhật nói: "Các bà mẹ Nhật Bản chúng tôi không muốn con cái chúng tôi trong tương lai phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của năng lượng hạt nhân, chúng tôi sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn điều ấy". Ông Kahogu Watanabe từ Fukushima về tham dự biểu tình tuyên bố với phóng viên: "Chúng tôi phải sống thường xuyên trong sợ hãi phóng xạ", việc cho nhà máy điện hạt nhân chạy trở lại như là một cái tát vào mặt với ông ta, "nếu chúng tôi tiếp tục tin vào những người vô trách nhiệm ấy thì đó là ngày tàn của chúng tôi. Chúng tôi rất căm giận TEPCO và cơ quan nhà nước, họ đã lừa dối chúng tôi. Điểm tốt duy nhất từ thảm họa Fukushima là tình đoàn kết liên đới của dân chúng đã nảy nở lớn mạnh".
clip_image002
Ông Watanabe (cầm biểu ngữ) từ Fukushima về Tokyo tham gia biểu tình
Phong trào phản đối điện hạt nhân ở Nhật lớn mạnh liên tục từ nhiều tháng nay, mỗi tuần hàng chục ngàn người Nhật tụ tập ở thủ đô để biểu tình, lần thì vui tươi thoải mái, lần thì cương cuờng đấu tranh. Chính quyền Nhật cho nhà máy điện hạt nhân chạy trở lại với lý do có thể thiếu điện vào mùa hè khi người ta cần máy lạnh, nhưng những người biểu tình tiếp tục phản đối với biểu tượng là hoa tú cầu (Hortensia). Ông Watanabe nói: "Hoa có nhiều nhụy nhỏ, nở ra thành một bông hoa lớn, dân chúng chúng tôi cũng vậy, từ những sức lực nhỏ nhoi hợp lại thành một phong trào đầy sức mạnh".
clip_image003
Hoa tú cầu, biểu tượng của người biểu tình
Trước sự phản đối mãnh liệt này, chính quyền địa phương hứa sau mùa hè sẽ ngưng hai nhà máy được cho chạy trở lại, người biểu tình không tin lời hứa đó vì họ bị lừa dối nhiều lần.
clip_image004
Áo thun của tổ chức Nhật Nuclear Power Free
Trên đây là nội dung của phóng sự [*] ngắn do nữ ký giả Lily Eclimon thực hiện về phong trào phản đối điện hạt nhân ở Nhật với tựa đề "Nhật Bản: cuộc cách mạng hoa tú cầu" (Japon: la révolution des hortensias), phóng sự đã được Đài Truyền hình hỗn hợp Âu châu ARTE chiếu ngày 17 tháng 7 năm 2012 vừa qua.
D. T.
Người lược thuật gửi trực tiếp cho BVN.
[*] Xem phóng sự tại đây:
Dưới màn ảnh chỗ có chữ Français có thể đổi sang tiếng Đức.
Hình ảnh trích từ phóng sự.

IAEA thanh sát nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản


http://thethaovanhoa.vn/131N20120730144105207T0/iaea-thanh-sat-nha-may-dien-hat-nhan-cua-nhat-ban.htm
IAEA thanh sát nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản
Ngày 30/7, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) bắt đầu thanh sát nhà máy điện hạt nhân Onagawa ở tỉnh Miyagi của Nhật Bản.

Nhà máy điện hạt nhân Onagawa - Ảnh: Cao Phong/Vietnam+
Đây là một trong những nhà máy điện hạt nhân ít bị ảnh hưởng bởi thảm họa kép động đất, sóng thần ở nước này hồi tháng Ba năm ngoái.

Một nhóm thanh sát gồm 20 thành viên do quan chức phụ trách Trung tâm An toàn địa chấn quốc tế của IAEA dẫn đầu sẽ kiểm tra mức độ thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị tại nhà máy Onagawa thuộc Công ty Điện lực Tohoku. Ba lò phản ứng tại nhà máy này đã tự động ngắt khi xảy ra thảm họa.

Trong quá trình thanh sát kéo dài tới ngày 11/8, các chuyên gia IAEA cũng sẽ phân tích dữ liệu hoạt động và phỏng vấn các nhân viên của nhà máy Onagawa về phương thức ổn định các lò phản ứng nhằm thu thập và chia sẻ các kinh nghiệm đảm bảo an toàn cho các nước thành viên của IAEA.

Kể từ xảy ra thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011, IAEA đã tiến hành các cuộc điều tra tại chỗ ở các nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi và Fukushima Daini thuộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Fukushima và nhà máy điện hạt nhân Tokai Daini thuộc Công ty Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản tại tỉnh Ibaraki.

Trong một diễn biến liên quan, sáng 30/7, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản báo động sự cố rò rỉ chất natri làm nguội tại lò phản ứng tái sinh nhanh Monju ở Tsuruga, tỉnh Fukui. Tuy nhiên, hiện chưa phát hiện sự rò rỉ thực tế cũng như bất cứ ảnh hưởng nào đến môi trường xung quanh.
Dự án Monju là một phần trong chính sách của chính phủ Nhật Bản nhằm thiết lập một chu trình nhiên liệu hạt nhân, trong đó nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ các nhà máy điện sẽ được tái chế để sử dụng cho nhiên liệu ôxít hỗn hợp plutôni - uranium.

Tuy nhiên, dự án trên đã gặp phải nhiều vấn đề, điển hình là sự cố rò rỉ natri dẫn đến hỏa hoạn vào năm 1995.

Theo TTXVN

BÁO TUỔI TRẺ, THỂ THAO VĂN HÓA-TTXVN: DÂN NHẬT VAY QUỐC HỘI NHẬT BA92NG "SỢI XÍCH NGƯỜI" PHẢN ĐỐI ĐIỆN NGUYÊN TỨ

http://tuoitre.vn/The-gioi/504221/Dan-Nhat-phan-doi-hat-nhan.html
Dân Nhật phản đối hạt nhân
TT - Ngày 29-7, hàng nghìn người Nhật đã bao vây tòa nhà quốc hội ở thủ đô Tokyo để phản đối việc chính phủ tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân hồi tháng trước.
Những người biểu tình phản đối hạt nhân diễu hành rầm rộ ở Tokyo ngày 29-7 - Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin Kyodo, những người tham gia phản đối diễu hành gần công viên Hibiya vào khoảng 15g trước khi bao vây tòa nhà quốc hội. Các chính trị gia thuộc đảng cầm quyền và đảng đối lập đã gặp người biểu tình để đàm phán sau cuộc diễu hành tại cổng chính của tòa nhà.
Đợt biểu tình do nhóm Liên minh thủ đô chống hạt nhân tổ chức. Đây là nhóm đã phát động các chiến dịch phản đối trước văn phòng thủ tướng Nhật mỗi thứ sáu, thu hút sự ủng hộ của hàng chục nghìn người. Ban tổ chức khẳng định không chỉ có người dân Tokyo mà nhiều người từ nhiều tỉnh thành khác đã đón xe buýt đến thủ đô để biểu tình.
Báo cáo về cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima năm ngoái khẳng định các quan chức chính phủ và Công ty Điện lực Tokyo đã phớt lờ nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân. Một báo cáo khác của quốc hội cũng nhận định đó là thảm họa do con người tạo ra.
Tháng trước, Tokyo đã cho tái khởi động hai lò phản ứng hạt nhân thuộc Nhà máy Oi ngoài khơi biển Nhật Bản với lý do thiếu điện.
NGÔ HẠNH


Vây Quốc hội Nhật bằng “sợi xích người” chống hạt nhân

(TT&VH) - Hàng ngàn người đã thành lập một sợi xích người bao vây Quốc hội Nhật Bản hôm 29/8 trong cuộc biểu tình đòi chính quyền chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân.
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi Thủ tướng Yoshihiko Noda ra lệnh tái khởi động 2 lò phản ứng hạt nhân hồi tháng Sáu. Noda nói rằng ông phải đưa ra quyết định trên trong bối cảnh thiếu điện ở Nhật Bản, do nước này đã tắt 50 lò phản ứng hạt nhân từng cung cấp tới 1/3 lượng điện cho toàn quốc, theo sau thảm họa rò rỉ phóng xạ ở Fukushima.


 
Trước đó, nhiều cuộc biểu tình cũng đã diễn ra hàng tuần bên ngoài tư dinh của Thủ tướng và thu hút hàng ngàn người tham gia. Trong ngày 29/8, người biểu tình đã tuần hành qua thủ đô trước khi hình thành một sợi xích người quanh Quốc hội vào buổi tối để yêu cầu việc “từ bỏ nhanh điện nguyên tử”. Kaori Echigo, một trong những nhân vật tổ chức cuộc biểu tình, nói rằng thành viên lực lượng biểu tình đã đến từ khắp các vùng đất của Nhật Bản, từ Tokyo tới Hokkaido, Nagano và Osaka.
Cuộc biểu tình mới nhất diễn ra chỉ chưa đầy một tuần sau sự xuất hiện của một báo cáo có sự ủng hộ của chính phủ, nói rằng giới chức Nhật và Công ty điện lực Tokyo, nơi điều hành Nhà máy điện Fukushima, đã bỏ qua nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân bởi họ tin vào “những sự hoang đường trong vấn đề an toàn hạt nhân”. Một báo cáo khác do Quốc hội tiến hành nói rằng thảm họa là lỗi do con người gây ra, do thiếu sự giám sát và chia sẻ thông tin giữa TEPCO, chính phủ và các cơ quan quản lý.
V.L

Sunday, July 29, 2012

RFI, VOA: BIỂU TÌNH LỚN Ở TOKYO ĐÒI BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN

Nhật Bản : Biểu tình lớn ở Tokyo đòi bỏ điện hạt nhân
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120729-hang-ngan-nguoi-bieu-tinh-o-thu-do-nhat-ban-doi-tu-bo-dien-hat-nhan

Biểu tình chống điện hạt nhân tại Tokyo, 16/07/2012.
Biểu tình chống điện hạt nhân tại Tokyo, 16/07/2012.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Đức Tâm
Hôm nay, 29/07/2012, AFP ghi nhận là hàng ngàn người Nhật Bản đã tập hợp ở thủ đô Tokyo, để biểu tình đòi chính phủ từ bỏ điện hạt nhân. Những người biểu tình nối tay nhau, lập thành một hàng rào xung quanh trụ sở Nghị viện Nhật Bản.

Theo một người trong ban tổ chức, những người biểu tình đến từ nhiều nơi trên lãnh thổ Nhật Bản, như từ Hokkaido, phía bắc, hay từ Nagano, miền trung, Osaka…
Một họa sĩ, 65 tuổi, lần đầu tiên tham gia biểu tình chống hạt nhân nói với AFP là sau thảm họa Fukushima, thật là kiêu ngạo khi nghĩ rằng nước Nhật có thể kiểm soát được năng lượng hạt nhân với công nghệ hiện nay.
Phong trào chống hạt nhân đã đặc biệt lan rộng, sau khi thủ tướng Yoshihiko Noda, vào tháng Sáu vừa qua, đã cho phép hai lò phản ứng được khởi động trở lại. Hơn năm chục lò khác vẫn ngừng hoạt động để kiểm tra, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn hoặc bảo trì định kỳ.
Một trong những lý do chính mà thủ tướng Nhật Bản nêu ra để giải thích quyết định này là nguy cơ thiếu điện trầm trọng, bởi vì lĩnh vực hạt nhân đáp ứng một phần ba tổng mức tiêu thụ điện của Nhật Bản.
Trong thời gian qua, các cuộc biểu tình tập hợp hàng chục ngàn người vẫn diễn ra hàng tuần ở Tokyo và cả trước tư dinh thủ tướng Nhật Bản. Cách nay 10 ngày, khoảng 170 000 người đã tập hợp tại một khuôn viên lớn ở thủ đô Tokyo để phản đối điện hạt nhân. Kể từ sau thảm họa Fukushima hồi tháng Ba năm ngoái, đây là cuộc biểu tình chống nguyên tử lớn nhất được tổ chức ở xứ hoa anh đào.
Thậm chí, cựu thủ tướng Yukio Hatoyama, cũng đã tham gia cuộc biểu tình chống hạt nhân, cách nay một tuần.
Cách nay vài ngày, một báo cáo mới của chính phủ đã chỉ trích gay gắt trách nhiệm của tập đoàn TEPCO và chính phủ trong việc phòng chống tai nạn hạt nhân và cách thức xử lý thảm họa Fukushima.
Một dấu hiệu khác cho thấy phong trào chống hạt nhân không hề suy yếu : Hôm qua, tổ chức Nhật Bản Xanh – Greens Japan, cho biết có ý định tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới.

http://www.voatiengviet.com/content/tuan-hanh-chong-dien-hat-nhan-o-tokyo/1448609.html

Hàng ngàn người tuần hành chống điện hạt nhân ở Tokyo        
      
x
Về vấn đề chia sẻ

Người biểu tình chống hạt nhân tuần hành tại Tokyo, ngày 29/7/2012
                                   
Hàng ngàn người ở Tokyo đã tuần hành tới Quốc hội Nhật Bản để đòi chính phủ từ bỏ điện hạt nhân.

Những người biểu tình mang theo đèn cầy đã vây quanh tòa nhà quốc hội Nhật Bản chiều tối hôm nay, trong một cuộc tuần hành ôn hòa để đòi chính quyền của Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hãy từ bỏ điện hạt nhân.

Hai lò phản ứng hạt nhân đã được tái khởi động tại Nhật Bản trong tháng này, bất chấp những lo ngại về vấn đề an toàn sau khi xảy ra nhiều vụ tan chảy tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi hồi năm ngoái.

Tất cả 50 lò phản ứng hạt nhân còn đang hoạt động tại Nhật Bản đã được tạm ngưng hồi tháng Năm để tiến hành các cuộc kiểm tra thường lệ.

Các cuộc biểu tình hàng tuần bên ngoài tư gia Thủ Tướng Noda thu hút hàng chục ngàn người chống đối điện hạt nhân.

Chính phủ và các công ty điện lực nói rằng cần phải mở lại các nhà máy điện hạt nhân sau khi họ đã kiểm tra cẩn thận, để tránh cảnh luân phiên cúp điện trong mùa hè này và tránh lệ thuộc quá lố vào khí đốt, than đá và các loại nhiên liệu đắt tiền khác mà Nhật phải nhập khẩu

DÂN CHÚNG NHẬT BẢN TIẾP TỤC BIỂU TÌNH CHỐNG ĐIỆN HẠT NHÂN, KHI NÀO DÂN VIỆT, PHAN RANG, HÀNH ĐỘNG ĐỂ BẢO VỆ SINH MẠNG MÌNH VÀ CON CHÁU MÌNH?

Nhật Bản: cuộc cách mạng hoa tú cầu


Gần một năm rưỡi sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima, dân chúng Nhật vẫn uất ức trước thái độ của chính phủ Nhật và các đại công ty năng lượng hạt nhân. Khi chính phủ Nhật của thủ tướng Noda cho 2 nhà máy điện hạt nhân của công ty KEPCO (Kansai Electric Power) ở tỉnh Oi hoạt động trở lại thì tiếng nói phản đối của dân chúng Nhật càng ngày càng lớn. Gần hai trăm ngàn người Nhật từ khắp nơi trên xứ Phù Tang đã đổ về thủ đô Tokyo để biểu tình đòi hỏi từ bỏ điện hạt nhân.



Inline-Bild 1



Một bà mẹ Nhật nói: "Các bà mẹ Nhật Bản chúng tôi không muốn con cái chúng tôi trong tương lai phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của năng lượng hạt nhân, chúng tôi sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn điều ấy". Ông Kahogu Watanabe từ Fukushima về tham dự biểu tình tuyên bố với phóng viên: "Chúng tôi phải sống thường xuyên trong sợ hãi phóng xạ", việc cho nhà máy điện hạt nhân chạy trở lại như là một cái tát vào mặt với ông ta, "nếu chúng tôi tiếp tục tin vào những người vô trách nhiệm ấy thì đó là ngày tàn của chúng tôi. Chúng tôi rất căm giận TEPCO và cơ quan nhà nước, họ đã lừa dối chúng tôi. Điểm tốt duy nhất từ thảm họa Fukushima là tình đoàn kết liên đới của dân chúng đã nẩy nở lớn mạnh".


Inline-Bild 2

Ông Watanabe (cầm biểu ngữ) từ Fukushima về Tokyo tham gia biểu tình


Phong trào phản đối điện hạt nhân ở Nhật lớn mạnh liên tục từ nhiều tháng nay, mỗi tuần hàng chục ngàn người Nhật tụ tập ở thủ đô để biểu tình, lần thì vui tươi thoải mái, lần thì cương cuờng đấu tranh. Chính quyền Nhật cho nhà máy điện hạt nhân chạy trở lại với lý do có thể thiếu điện vào mùa hè khi người ta cần máy lạnh, nhưng những người biểu tình tiếp tục phản đối với biểu tượng là hoa tú cầu (Hortensia). Ông Watanabe nói: "hoa có nhiều nhụy nhỏ, nở ra thành một bông hoa lớn, dân chúng chúng tôi cũng vậy, từ những sức lực nhỏ nhoi hợp lại thành một phong trào đầy sức mạnh".

Inline-Bild 3

                 Hoa tú cầu, biểu tượng của người biểu tình


Trước sự phản đối mãnh liệt này, chính quyền địa phương hứa sau mùa hè sẽ ngưng hai nhà máy được cho chạy trở lại, người biểu tình không tin lời hứa đó vì họ bị lừa dối nhiều lần.



Inline-Bild 5

Áo thun của tổ chức Nhật Nuclear Power Free


Trên đây là nội dung của phóng sự [*] ngắn do nữ ký giả Pháp Lily Eclimon thực hiện về phong trào phản đối điện hạt nhân ở Nhật với tựa đề "Nhật Bản: cuộc cách mạng hoa tú cầu" (Japon : la révolution des hortensias), phóng sự đã được Đài truyền hình hỗn hợp Âu châu ARTE chiếu ngày 17 tháng 7 năm 2012 vừa qua.

 Dương Thạch lược thuật.
29.07.2012.
[*] Xem phóng sự tại đây:
http://videos.arte.tv/fr/videos/japon_la_revolution_des_hortensias-6818192.html

Dưới màn ảnh chỗ có chữ Français có thể đổi sang tiếng Đức.

Hình ảnh trích từ phóng sự.

Saturday, July 28, 2012

TIN TỨC CẬP NHẬT VỀ KHỦNG HOẢNG HẠT NHÂN FUKUSHIMA


Tin tức khủng hoảng hạt nhân Fukushima cập nhật từ ngày 20 đến 23 tháng 07 năm 2012



Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng biện tập






Đăng bởi Christine McCann, Greepeace - ngày 24 - 07 - 2012



Đây là bản tin mới nhất của chúng tôi từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản.

Chính phủ điều tra thảm họa hạt nhân Fukushima

Uỷ ban điều tra tai nạn tại các nhà máy điện hạt nhân Fukushima, một Ủy Ban được chánh phủ bổ nhiệm đặc trách điều tra nguyên nhân của thảm họa hạt nhân Fukushima, phát hành báo cáo cuối cùng của họ vào ngày 24/07/2012, nhưng kêu gọi chính phủ cho phép họ được tiếp tục điều tra. Các chuyên gia đã nói rằng tất cả các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đã không được phát hiện, bởi vì mức độ nhiễm xạ liên tục gây tử vong cao tại các lò phản ứng đã ngăn cản cuộc điều tra cho được sâu sát. Ngoài ra, ủy ban còn thúc giục chính phủ xác định lý do tại sao hơn 600 người đã chết trong quá trình sơ tán kéo dài.

Bản báo cáo đã đổ lỗi toàn bộ cho cả TEPCO và các ủy ban thanh tra chính phủ, bao gồm Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp (NIS) và Ủy ban An toàn hạt nhân (NSC). Các tác giả cho biết, TEPCO và cơ quan chính phủ đã nhiều lần bám víu vào cái gọi là “huyền thoại an toàn hạt nhân", ý tưởng cho rằng nhà máy điện hạt nhân có khả năng tránh khỏi nguy cơ từ các thảm họa thiên nhiên ở quy mô lớn, và hậu quả là không cần phải lập kế hoạch chuẩn bị cho những thảm họa thiên nhiên. Báo cáo đã lưu ý "Cả hai, chính phủ và các công ty điện hạt nhân, nên thiết lập một triết lý mới của công tác phòng chống thiên tai là đòi hỏi phải có các biện pháp an toàn cho thảm họa đối với bất kỳ tai nạn và thiên tai lớn ... bất kể xác suất là bao nhiêu". "Bởi vì các lợi ích và quyền lực, chính phủ và bao gồm cả TEPCO đã thiên vị cho cái gọi là huyền thoại an toàn hạt nhân, mà họ nghĩ rằng sẽ không bao giờ phải đối mặt với một tai nạn nghiêm trọng như vậy, họ không thể nhận ra rằng đó là một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong thực tế. Điều này dường như là một lỗi lầm cơ bản ".

Đặc biệt, bản báo cáo đề cập đến một “ văn hóa thiếu an toàn" và chỉ trích NSC không hoàn toàn hiểu các vấn đề xung quanh việc các nguồn cung cấp điện bị thất bại tại các nhà máy hạt nhân từ năm 1992 trở lại đây. Các chuyên gia đã đổ lỗi cho NISA đã gây suy yếu đến những nỗ lực nhằm thiết lập các kế hoạch sơ tán rộng khi có tai nạn về điện hạt nhân vì lo rằng việc làm này sẽ tạo nên làn song sợ hải với điện hạt nhân. Báo cáo nói thêm rằng sự can thiệp từ cựu Thủ tướng tiếp tục làm phức tạp và bất lợi trong qua trình giải quyết thảm họa này.

Và ủy ban điều tra đã lặp lại những kết quả tương tự như bản báo cáo cách đây vài tuần của một Ủy Ban điều tra do Quốc Hội thiết lập: thảm họa đã bị gây ra bởi lỗi của con người dưới bàn tay của TEPCO. Sự thất bại trong việc làm đủ ngụi lò phản ứng, chuẩn bị cho một cơn sóng thần, thiết lập một trung tâm khẩn cấp với mức độ an toàn chịu được động đất mạnh và chống cự được với mức độ cao của bức xạ đã được đề cập đến. Ngoài ra, các tác giả của bản báo cáo ghi chú về những nỗ lực của TEPCO nhằm gây ảnh hưởng đến lực lượng đặc nhiệm chính phủ nghiên cứu ảnh hưởng của các trận động đất trên các nhà máy điện hạt nhân. Công ty Tepco đã thúc ép họ hảy cho giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của một trận động đất xảy ra trước đây 1.000 năm, được xem như rất gần tính theo thời gian địa chất.

Đáng chú ý, bản báo cáo đặt ra những câu hỏi về hiện trạng an toàn tại các lò phản ứng hạt nhân trên khắp Nhật Bản, không chỉ cho những người tại nhà máy Fukushima Daiichi, mặc dù cái gọi là "bước an toàn" đã được thiết lập kể từ khi thảm họa Fukushima xảy ra. Yotaro Hatamura, là giáo sư danh dự của Đại học Tokyo chủ trì Uỷ Ban điều tra.

TEPCO

Một vụ bê bối lớn bắt đầu lộ ra vào tuần này, khi cộng Ty Build-Up, một nhà thầu phụ TEPCO thừa nhận rằng một trong những thợ cả của họ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị tê liệt đã ra lệnh cho nhân viên của họ che các thiết bị đo phóng xạ bao gồm máy đo liều lượng, thiết bị dùng để đo liều bức xạ, bằng lớp chì để giảm chỉ số xuống. Các công nhân này có thể đã tiếp xúc với mức phóng xạ cao hơn nhiều so với bản mà TEPCO báo cáo. Khi các công nhân từ chối thi hành đòi hỏi sai trái này, người quản đốc đã đe dọa họ sẽ bị mất việc tại nhà máy và luôn cả các nhà máy điện hạt nhân khác, và cuối cùng họ bị buộc nghỉ việc. Mười hai công nhân trực tiếp tham gia trong vụ việc này, nhưng 3 người từ chối thực hiện việc làm phạm pháp này và bị cho nghỉ việc và phải rời khỏi nhà máy Fukushima Daiichi. Viên quản đốc sau đó thừa nhận rằng ông đã lo lắng là ông sẽ bị thẩm vấn về hàng loạt các thông số đo liều nhiễm xạ giữa những người sử dụng lá chắn chì và những người không sử dụng. Mặc dù ban đầu viên quản đốc này đã phủ nhận những việc làm này nhưng cuối cùng ông cũng thừa nhận là ông đã ra lệnh nhân viên của mình sử dụng lá chắn bằng chì bao các máy đo mức đô phóng xạ, và tờ báo Asahi Shimbun có được cuộn băng ghi âm ông ta ra lệnh cho nhân viên dưới quyền làm như vậy. Công nhân bị đe dọa mất việc làm nếu họ không thực hiện theo lệnh.

Các công nhân, người được chỉ định lắp đặt vật liệu cách nhiệt xung quanh đường ống chuyển tải nước có phóng xạ cao trong một khu vực đầy rẩy với số lượng lớn rác thải nhiểm phóng xạ, đã bị buộc phải tự mình ngăn chặn bị nhiểm xạ bằng cách tự làm lá chắn cơ thể mình bằng các tấm chì đặc biệt. Các viên chức từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đang tìm kiếm các lá chắn tại khu phức hợp Fukushima, sau khi công nhân cho biết họ được lệnh hủy bỏ những tấm chắn bằng chì tại khu nhà máy để không có bắng chứng tệ hại này trong những xe cơ giới của công ty Build-Up. Hành động này là một vi phạm trắng trợn luật an toàn công nghiệp của Nhật Bản và Luật về y tế. Tại Nhật Bản, người lao động được giới hạn tích lũy bức xạ tiếp xúc tới 50 millisieverts mỗi năm, người quản đốc đã cố gắng tìm cách che dấu để họ nằm trong khoảng giới hạn đó. Viên quản đốc nói rằng ông đã nhiều lần sử dụng thủ thuật này cho bản thân trong quá khứ và đã làm việc trong các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản trong 20 năm qua.Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng sự cố này là sự kiện chỉ xảy ra một lần. Công ty Build-Up đang bị điều tra để xác định xem những người khác tại công ty cũng đã liên quan đến việc làm sai phạm này hay không.

Tình hình Chính trị liên hệ đến hạt nhân ở Nhật Bản

Các cuộc biểu tình chống hạt nhân tiếp tục phát triển ở Nhật Bản, khi nhiều người bày tỏ lo ngại về sự nguy hiểm của điện hạt nhân. Ngày thứ sáu, khoảng 90.000 người đã tụ tập trước nơi làm việc chính thức của Thủ tướng Yoshihiko Noda ở Tokyo.Việc biểu tình bắt đầu từ ngày 16 tháng ba vừa qua, chỉ hai ngày sau khi 4 lò phản ứng tại nhà máy điện Oi đã được khởi động lại bất chấp sự phản đối rộng rãi của dân chúng địa phương. Cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama đã tham gia sự kiện chống điện hạt nhân của tuần lễ này, đây là một dấu hiệu khác của sự bất đồng chính kiến ​​trong Đảng Dân Chủ Nhật Bản (DPJ) đảng cầm quyền của ông Noda, mà sự bất đồng quan điểm về điện hạt nhân trong nội bộ đảng này đang đe dọa quyền lực của ông Noda. Vài cuộc biểu tình nhỏ hơn đã diễn ra ở những nơi khác trên khắp nước, 900 người tập trung tại quận Hokkaido, 400 người tập hợp trước Công ty Điện Lực Kansai (KEPCO) tại Nagoya, và 1.800 người biểu tình ở phía trước các văn phòng của KEPCO tại Osaka. Một người biểu tình ở Tokyo tán thán, "Điều gì gây ấn tượng cho tôi nhất là người chống lại điện hạt nhân không bao giờ bỏ cuộc. Đám đông đang ngày càng lớn dần. Thậm chí trong một ngày mưa như hôm nay, chúng ta vẫn thấy nhiều người tụ tập. Thật rất ngạc nhiên. "Theo truyền thống, ở Nhật Bản,các cuộc biểu tình lien hệ đến chính trị rất ít khi xảy ra”


Chính quyền của Thủ tướng Yoshihiko Noda đã từng hy vọng bắt đầu bổ nhiệm nhân sự  cho Ủy ban Pháp Qui về hạt nhân (NRC) mới được thành lập vào tuần này, nhưng những nỗ lực này đã gặp trở ngại sau khi các thành viên quốc hội lên tiếng phản đối khi tên của các ứng cử viên  đã được công bố cho các phương tiện truyền thông trước khi Quốc Hội bình chọn họ. Theo luật pháp Nhật Bản, việc làm sai nguyên tắc như vậy có thể ngăn chặn những ứng cử viên này được Quốc hội phê duyệt, mặc dù các nhà lập pháp bây giờ đã đồng ý xem việc làm sai phạm này là  ngoại lệ. Được biết chính phủ có kế hoạch bổ nhiệm Shunichi Tanaka, cựu chủ tịch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEC) và cựu Chủ tịch của Hiệp hội Năng lượng nguyên tử của Nhật Bản làm chủ tịch NRC.Việc đề cử ông này đang bị chỉ trích bởi nhiều nhà phân tích, màhọ cho rằng ông ta quá thân thiết với ngành công nghiệp hạt nhân. Chính phủ đã hoãn lại cuộc tranh luận về các quan chức được đề cử, nhưng hy vọng sẽ chính thức trình danh sách các ứng viên cho Quốc Hộitrong tuần tới hoặc sau đó. Ủy Ban Năng lượng hạt nhân mới, sẽ hoạt động độc lập với chánh phủ, sẽ thay thế NISA, từ lâu bị chỉ trích vì có mối tương quan về lợi ích như là một cánh tay nối dài của Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp (METI), một bộ có hoạt động nhằm thúc đẩy năng lượng hạt nhân.


Tài liệu mới thu được cho thấy rằng trong những ngày sau thảm họa hạt nhân năm ngoái, Viện bức xạ Khoa học Quốc gia Nhật Bản (NIRS) tạo ra website kết hợp với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT), được dùng để xác định lượng bức xạ mà người dân gần nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đã bị tiếp xúc. Thoạt đầu họ hy vọng thu thập phản hồi từ hơn 10.000 cư dân. Tuy nhiên, nỗ lực này đã bị gián đoạn sau khi các quan chức quận Fukushima phản đối, họ bày tỏ lo ngại rằng trang web sẽ làm tăng thêm mối lo ngại của công chúng. Một quan chức địa phương đã nói rằng "Chúng tôi không muốn quí vị tổ chức một cuộc họp báo để đem đến những lo lắng cho người dân ". Kết cuộc là quan chức NIRS đã phải bỏ kế hoạch này và đồng ý để thu thập thông tin bức xạ chỉ bằng cách viết trả lời. Tỷ lệ số phúc đáp bằng cách sử dụng phương pháp viết phúc đáp chỉ đạt được  22,6%.

Một nhóm người dân địa phương đã thu thập được hơn 178.000 chữ ký – cao hơn nhiều so với con số yêu cầu là 62.000 - trong một nỗ lực đòi hỏi phải có một cuộc trưng cầu về khởi động nhà máy điện hạt nhân ở Shizuoka Prefecture, nơi mà công ty điện Chubu Electric đang cố gắng xin phép khởi động lại ba lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Hamaoka. Người dân địa phương tỏ ra rất quan tâm là nhà máy, nơi mà những nhà nghiên cứu địa chấn cảnh báo nguy cơ về một cơn sóng thần thảm khốc, không đủ an toàn, và muốn các thống đốc và hội đồng địa phương cho phép thực hiện trưng cầu dân ý về việc tái khởi động lò điện hạt nhân.

Bồi thường cho nạn nhân thiên tai

Hôm tuần trước, Nhật Bản thông báo hướng dẫn mới bồi thường cho các nạn nhân của cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, sau nhiều tháng phàn nàn rằng TEPCO đang trì hoãn thanh toán cho những người bị buộc phải sơ tán và đã phải chịu đựng căng thẳng tinh thần, mất nhà cửa và các doanh nghiệp của họ. Các quy định mới nêu rõ rằng nạn nhân không thể trở lại trong ít nhất sáu năm sẽ được bồi hoàn cho toàn bộ giá trị căn nhà. Những người có thề trở lại nhà của họ với tính cách giới hạn gần đó sẽ nhận được tối thiểu 50% trên giá trị của căn nhà, và những người dân sống trong các khu vực nơi mà các lệnh sơ tán được gở bỏ có thể nhận 33% giá trị nhà của họ. Khoản trợ cấp bổ sung tính trước được chi trả cho vật dụng nội thất và hàng gia dụng khác, cũng như những tổn thất về tinh thần. Ngư dân và nông dân sẽ nhận được một khoản tiền trợ cấp một lần bằng số thu nhập trong năm năm, người lao động làm công ăn lương sẽ nhận bồi thường một lần bằng lương trong hai năm.

Ô nhiễm và an toàn thực phẩm

Bạch tuộc và ốc biển đánh bắt ngoài khơi bờ biển của tỉnh Fukushima đã bắt đầu được bán ở Miyagi Prefecture tuần này, lần đầu tiên sau gần một năm rưỡi hải sản thu hoạch tại địa phương đã được bán ra ngoài tỉnh trước khi thảm họa hạt nhân xảy ra tại nhà máy Daiichi Fukushima. Thảm họa hạt nhân đã làm tê liệt hoạt động làm ăn của ngư dân và nông dân trong khu vực, nhiều người trong số họ vẫn chưa phục hồi lại kế sinh nhai của họ.


Các nổ lực khử ô nhiễm


Hơn mười sáu tháng kể từ khi thảm họa hạt nhân hồi năm ngoái tại nhà máy Fukushima Daiichi, Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch toàn diện để đối phó với ô nhiễm rộng lớn, bao gồm cả xử lý một lượng lớn đất phóng xạ và chất thải khác. Các quan chức địa phương đang phàn nàn về việc thiếu sự hỗ trợ của chính phủ, ngược lại với những gì được nêu ra trong chiến dịch vận động tranh cử mà thủ tướng Yoshihiko Noda đã hứa hẹn từ mùa thu năm ngoái. Sự phản đối từ cư dân địa phương, những người lo sợ các chất thải phóng xạ trong vùng của họ, tiếp tục làm phức tạp thêm cho vấn đề trừ khử nạn ô nhiểm phóng xạ./.

Friday, July 27, 2012

TỬ THẦN ĐIỆN HẠT NHÂN: ROSATOM DỎM!

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/07/rosatom-dom.html#more

Tử thần điện hạt nhân: Rosatom dỏm!









Thật khủng khiếp! Máy móc của lò phản ứng hạt nhân do tập đoàn điện hạt nhân Nga "Rosatom" lắp ráp là hàng dỏm!

Tập đoàn Rosatom và công ty con Atomstroiexport được chính phủ Việt Nam giao cho dự án xây nhà máy điện hạt nhân số 1 tại Ninh Thuận! Nếu người Việt mình sau khi đọc bài phóng sự này mà không run sợ đến rởn tóc gáy cho số phận của hằng trăm ngàn người dân sống tại vùng Phan Rang nếu Rosatom và công ty con Atomstroiexport vẫn tiếp tục được cho phép xây thì chắc chắn họ là người lạ.

*


Công ty con của Rosatom* bị tố giác bán thiết bị thiếu chất lượng dùng cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước khác, bỏ túi riêng số tiền sai biệt lớn.

Bên trong cơ xưởng sản xuất, nhà máy Zio- Podolsk

Các công tố viên Liên Bang Nga đã tố giác một công ty con của tập đoàn điện hạt nhân Nga, Rosatom*, đã tham nhũng nghiêm trọng và sản xuất thiết bị không đạt tiêu chuẩn cho các lò phản ứng hạt nhân đang xây cất tại Nga và các nước khác.

Giám đốc nhà máy chế tạo máy móc Zio-Podolsk, Sergei Shutov, đã bị câu lưu vì thu mua nguyên vật liệu chất lượng thấp giá rẻ để bỏ túi riêng số tiền sai biệt, sau khi có kết quả của cuộc điều tra bởi Cơ Quan An Ninh Liên Bang, FSB, hậu thân của KGB.

Không biết có bao nhiêu lò phản ứng hạt nhân nghi ngờ bị ảnh hưởng bởi hành động phạm pháp này, nhưng các lò hạt nhân do Nga xây cất tại Ấn Độ, Bulgari, Iran, Trung Quốc luôn cả những lò hạt nhân đang xây và sửa chữa ngay tại Nga có thể bi ảnh hưởng bởi thiết bị rẻ tiền không chất lượng, dựa vào thời kỳ những các việc xây dựng được hoàn tất và tầm mức của cuộc điều tra mà cơ quan điều tra tiết lộ.

“Mức độ vi phạm có thể liên quan đến tất cả lò phản ứng hạt nhân tại Nga và những lò hạt nhân được Nga xây dựng trong những năm qua, đòi hỏi phải lập tức tiến hành điều tra,” Tổng Thống của Belloa, Frederic Haugie nói. “Lãnh đạo của chánh quyền Nga ở đâu để giải quyết vi phạm nghiêm trọng như vậy?”

Ông Hauge đã bày tỏ sự tức giận rằng tội ác nghiêm trọng và rất nghiêm trọng như vậy mà không được nhanh chóng có hành động kiểm tra tất cả lò phản ứng hạt nhân có thề bị ảnh hưởng bởi kế hoạch rút ruột bỏ túi riêng, và ông rất bực bội về việc FBS đã không phổ biến danh sách những lò hạt nhân nào có thể bị ảnh hưởng vì hành động phi pháp này.

“Chừng nào mà chính quyền Nga không điều tra vụ việc này theo đúng qui trình, chúng tôi sẽ phải yêu cầu cộng đồng thế giới làm việc này,” Ông tuyên bố. “Bellona sẽ theo đuổi sự việc này sát sao hơn.”

Vladimir Slivyak, đồng chủ tịch Hiệp Hội Bảo Vệ Môi Trường của Nga (Ecodefense) đồng ý với phát biểu của ông Hauge.

“Ngưng vận hành và tiến hành kiểm tra tổng thể những lò phản ứng hạt nhân mà ZiO-Podolsk đã lắp ráp là tuyệt đối cần thiết,” ông Slivyak nói. “Nếu không thì có nguy cơ xảy ra thảm họa tại nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân, với chi phí thu dọn lên đến hằng chục và ngay cả hằng trăm triệu USD sẽ trút lên đầu người dân đóng thuế,”

Vụ điều tra vi phạm hình sự của công ty ZiO-Poldolsk đã được khai triển vào tháng Mười Hai, nhưng tin tức về cuộc điều tra này chỉ được công bố vào tuần trước - một điều bình thường cho những vụ điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Nga (FSB).

Những án lệnh đưa ra với ZiO- Poldolsk, nhà máy duy nhất của Nga sản xuất các lò hơi dùng cho các nhà máy điện hạt nhân do tập đoàn Rosatom* xây trong nước Nga và cho công ty con của Rosatom, Atomstroiproyekt, để xây các nhà máy điện hạt nhân tại các nước khác, là một đòn chí tử đánh vào uy tín của tập đoàn Rosatom.

ZiO-Podolsk là chi nhánh của tập đoàn Atomenergomash, được thành lập vào năm 2006. Atomenergomash được tập đoàn nhà nước Atomenergoprom mua lại, năm 2007. Atomenergoprom là một công ty con của tập đoàn quốc doanh Rosatom.

Các tài liệu cho thấy cơ xưởng sản xuất thiết bị này đã từng liên quan đến kỹ nghệ nhạt nhân từ lúc nó được dựng lên. Được thành lập từ năm 1919, nhà máy ZiO-Podolsk sản xuất lò hơi cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Obninsk vào năm 1952, và đã sản xuất lò hơi cho tất cà lò phản ứng hạt nhân được xây dựng tại Nga từ ngày đó đến nay.

Cộng đồng bảo vệ môi trường rúng động sợ hãi

<><> <><> <><> <><> <><> <><>
Một người hoạt động môi trường phản đối
bên ngoài văn phòng chính của Rosatom (PA photos)
Theo các công tố viên, ZiO-Podolsk đã bắt đầu cung cấp thiết bị không chất lượng từ năm 2007 hoặc cũng có thể sớm hơn. Việc này có ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân xây dựng bởi, hay mua thiết bị từ, Rosatom tại Bulgaria, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran- luôn cả Nga - tạo ra làn sóng phẫn nộ và đầy lo lắng trong các nhóm bảo vệ môi trường.

Một nguồn tin không chính thức cho biết nhà máy ZiO-Podolsk cũng đang sản xuất các bộ phận trọng yếu cho cho các bồn cao áp của lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị chủ yếu khác cho lò hạt nhân phàn ứng nhanh loại BN-800 tại nhà máy điện hạt nhân Beloyarsk, trong vùng Sverdlovsk tại Urals của Nga.

Cơ xưởng sản xuất thiết bị to lớn này cũng đang sản xuất lò hơi cho các nhà máy điện hạt nhân Novoyoronezh, Kalinin, Leningrad của Nga, và Beloyarsk tại Bulgaria, theo nguồn tin của hiệp hội hạt nhân thế giới có trụ sở tại London.

Việc thu thập các sai phạm của ZiO-Podolsk gồm tham ô công quỹ dùng mua nguyên liệu theo đúng với yêu cầu về các tiêu chuẩn an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân. Rosbalt báo cáo.

Cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Nga (FSB) về Tập Đoàn Rosatom*, Nga

Theo như cuộc điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Nga - được các hệ thống truyền thông tường trình rất chi tiết một cách bất thường – Giám đốc vật tư Shutov bị nghi ngờ đã thông đồng với nhà cung cấp thép ATOM-Industriva của Zio-dolsk, mua thép chất lượng thấp dùng chế tạo các thiết bị. Tổng giám đốc của ATOM-Industriva, Drmitry Golubev, hiện đang lẫn trốn sau khi các tội danh tham nhũng nhắm vào ông được chính thức tường trình và chính toà án Moscow này đã ra lệnh bắt giữ ông Shutov. Rosalt cho biết theo nguồn tin của FSB.

Kế hoạch do Shutov và Golubev cùng nhau cấu kết, bao gồm Shutov lờ đi về tình trạng thiếu chất lượng của thép mua vào để được chia phần của số tiền lợi thu được bởi ATOM- Industriva, FSB đã nói với Rasbalt, tố giác rằng những giao dịch đó được ghi trong các tài liệu kế toán của công ty được tịch thu từ ông tổng giám đốc của tổ hợp ATOM-Industriva.

“Tổ hợp này đã mua thép rẻ tiền tại Ukraine rồi sau đó tráo đổi chứng từ như là thép tốt; phần lợi sai biệt được họ chia với nhau,” Rosbalt nói, căn cứ theo nguồn tin của Cảnh Sát Liên Bang Nga.

Nhân viên điều tra FSB nói rằng ATOM-Industriva đã sản xuất trị giá khoảng 100 million Roubles (2,5 million Euro) thép tấm, khung thép của đáy lò phản ứng hạt nhân, và các bồn chứa cho nhà máy ZiO-Podolsk - loại thiết bị đã được giao cho các lò phản ứng hạt nhân tại Nga và các nước – bao gồm những tấm thép ống cho các lò nấu cao áp tại lò phản ứng hạt nhân Kozloduy NPP của Bulgaria. Các lò nấu cao áp, tuy không liên quan trực tiếp đến sự vận hành an toàn của các lò phản ứng hạch tâm, nhưng được dùng để cải tiến hiệu năng sản xuất điện của nhà máy điện hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân tại Bulgaria bày tỏ mối quan tâm.

Khi Rosbalt phổ biến chi tiết bài phóng sự vào tuần trước, ban quản lý nhà mày điện hạt nhân Kozloduy NPP đã nhanh chóng trả lời với một bản tuyên bố cho biết hai lò hơi đã hoạt động “không có gì trở ngại” kể từ ngày được lấp ráp và hoạt động năm 2010 và 2011.

Tuy nhiên một bản tuyên bố được một cơ quan truyền thông khác phổ biến sau đó 10 tiếng đồng hồ, lại cho biết rằng Chủ Tịch công ty Kozloduy NPP, Alexander Nikolov, trước đó đã gởi một lá thư đến tập đoàn ZiO-Podolsk và Atomstroiexport* yêu cầu họ chính thức chứng nhận chất lượng của thép dùng trong các lò nấu.

Cảnh Sát Liên Bang Nga cho Rosbalt biết rằng chỉ việc dùng thép kém phẩm chất trong việc sản xuất các lò nấu cho nhà máy điện hạt nhân đã tạo ra số tiền lời bất chánh 39 triệu Roubles (1 triệu Euro) cho công ty ATOM-Industriva.

Bản tường trình chi tiết sẽ chứng tỏ sự thật

Ông Slivyak của tổ chức Bảo Vệ Môi Trường nói ông tin tưởng vào bài tường trình của Rosbalt và những chứng cứ dồi dào súc tích từ cơ quan FSB, cơ quan điều tra luôn có khuynh hướng giữ bí mật hồ sơ điều tra cho trường hợp quan trọng như vậy.

Ngoài những nghi ngờ được nêu ra bởi lãnh đạo công ty Kozloduy NPP, Slivyak cũng cho hay rằng nhà máy điện hạt nhân Tianwan tại Trung quốc do Nga xây cất, đã than phiền Rosatom với 3.000 khiếu nại liên quan đến các vật liệu chất lượng thấp dùng để xây nhà máy điện hạt nhân tại Tianwan, giúp thêm cho sự đáng tin cậy của bàn phúc trình của FSB.

Slivyak ghi chú thêm rằng FSB, thường hoạt động như là người thừa sai của chính quyền của ông Vladimir Putin, không được lợi lộc gì về chính trị từ việc đánh đo ván Rosatom - một tập đoàn con cưng trong “hệ thống quyền lực” của Putin.

Một tuần sau bài viết của Robalt, Rosatom, mà trước đó từ chối bình luận, và Atomenergomash đã công bố một văn bản quyết liệt phủ nhận những gì nêu trong bài viết với chi tiết cũng thú vị như những gì không được nói ra.

“Rosatom và Atomenergomash phủ nhận các tin tức liên quan đến thiết bị thiếu phẩm chất tại nhà máy điện hạt nhân được cung cấp bởi ZiO-Podolsk,” bản tuyên bố chung viết. Hai công ty này nói rằng “tất cả những tuyên bố về thiết bị có phẩm chất kém dưới tiêu chuẩn qui định của ZiO-Podolsk đều không đúng và sai trái.”

Bản tuyên bố tiếp tục nói: “Một hệ thống kiểm tra gắt gao chất lượng qua nhiều mức bây giờ đã được thành lập tại nhà máy Zio-Podolsk, bao trùm tất cả công đoạn sản xuất: từ việc thẩm định rất chuyên môn đối với những vật liệu mua vào và nguyên liệu quặng cho đến kiểm tra giai đoạn cuối cùng trên những thành phẩm. Công tác thẩm định sự đạt yêu cầu về phẩm chất của các thiết bị chuyển giao cho các nhà máy điện hạt nhân của nước ngoài sẽ được thực hiện bởi tổ chức có thẩm quyền OAO Zarubezhatomenergostroi.”

Nhưng bản tuyên bố chung đã thất bại trong cố gắng phủ nhận những tin tức được cung cấp cho Rosbalt bởi những công tố viên liên quan đến việc bắt giữ những viện chức cao cấp của ZiO-Podolsk và ATOM-Industriva.

Hai phát ngôn nhân của FSB được Bellona tiếp xúc đã xác nhận những gì mà các đồng nghiệp của họ truyền đạt cho Rosbalt, nhưng từ chối bàn thảo thêm “trong khi đang điều tra”. Họ cũng từ chối bình luận về những gì mà những nhà máy điện hạt nhân khác ngoài Kozloduy có thệ bị liên lụy vì những vật liệu thiết bị thiếu chất lượng xuất xứ từ nhà máy ZiO-Podolsk.

Một phát ngôn viên của Văn Phòng Công Tố Trung Ương Nga từ chối bàn thảo về vấn đế này, cũng với lý do là vì cuộc điều tra còn tiếp diễn. Tuyên bố chung của Rosatom- Atomenergomash hoàn toàn tránh nói đến tất cả những vấn đề mà các viên chức điều tra cung cấp cho Rosbalt.

Một nhân vật xuất xứ từ ATOM-Industriva cho Robalt biết rằng công ty của ông ta đã từng đối diện với vụ tố tụng tương tự như vậy vào năm 2010, nhưng vụ kiện này đã bị hủy bỏ vì không có đủ bằng chứng phạm tội.

“Bây giờ, hơn một năm sau, các công tố viên đã đưa việc làm phạm pháp ra tòa” ông ta nói với Rosbalt và lên tiếng cho rằng công ty của ông không có tội gì cả.

“Chúng tôi không làm gì có tội - sự vô tội của chúng tôi đẽ được xác định tại các tòa án” ông nói.

Ông Hauge của nhà máy Bellona nói rằng, “Vụ việc này là vụ có thực, cơ quan an ninh Nga cần tiến hành điều tra – thay vì lo tìm cách làm khó dễ các tổ chức bảo vệ môi trường.”

28/02-2012


* Tập đoàn Rosatom và công ty con Atomstroiexport được chính phủ Việt Nam giao cho dự án xây nhà máy điện hạt nhân số 1 tại Ninh Thuận! Nếu người Việt mình sau khi đọc bài phóng sự này mà không run sợ đến rởn tóc gáy cho số phận của hằng trăm ngàn người dân sống tại vùng Phan Rang nếu Rosatom và công ty con Atomstroiexport vẫn tiếp tục được cho phép xây thì chắc chắn họ là người lạ.


*

Dân Làm Báo mời các bạn xem lại "quảng cáo" của tập đoàn đảng ta đối với tập đoàn đồ dỏm: