Tai nạn Fukushima : Nguyên nhân chủ yếu do con người
Ảnh chụp từ trên không nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, ngày 24/03/2011, sau tai nạn động đất sóng thần.
Reuters
Nguyên nhân chính của tai nạn hạt nhân Fukushima là do con người gây ra chứ không hoàn toàn do trận động đất sóng thần kinh hoàng hôm 11/3/2011 tại vùng đông bắc Nhật Bản. Trên đây là kết luận của ủy ban điều tra theo yêu cầu của Quốc hội Nhật công bố hôm nay, 05/07/2012.
Theo bản báo cáo dày 641 trang, tai nạn hạt nhân Fukushima chính là kết quả của sự thiếu chỉ đạo, buông lỏng quản lý của các cấp từ chính phủ, các cơ quan điều hành và nhà khai thác là công ty Tepco.
Báo cáo ghi rõ « các cấp quản lý này đã phản bội lại quyền được bảo vệ trước tai nạn hạt nhân của quốc gia. Chính vì vậy chúng tôi đi đến kết luận, rõ ràng tai nạn này là do con người gây ra ». Ủy ban điều tra của Quốc hội cũng nhấn mạnh « những nguyên nhân cơ bản là các hệ thống tổ chức, vận hành dựa trên những quyết định và hành động sai lầm, chứ không phải vấn đề năng lực của một cá nhân cụ thể nào ».
Báo cáo của ủy ban điều tra cũng quy trách nhiệm cho ban lãnh đạo Tepco đã chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp chống rung chấn và đề phòng sóng thần. Các cơ quan điều hành và lãnh đạo của Tepco đã không hề đưa ra một biện pháp nào nhằm bảo đảm an toàn cho nhà máy. Báo cáo của ủy ban điều tra của Quốc hội còn khẳng định công ty quản lý nhà máy Fukushima đã không phản ứng kịp thời trong những giờ đầu tiên xảy ra tai nạn.
Đây là cuộc điều tra thứ ba về tai nạn Fukushima. Trước đó một báo cáo do Tepco yêu cầu đã rũ bỏ mọi trách nhiệm của công ty điện lực hàng đầu của Nhật này bằng kết luận rằng cường độ của trận động đất và quy mô của trận sóng thần đã vượt qua ngoài tầm dự báo.
Ủy ban điều tra do Quốc hội chỉ định gồm 10 thành viên của một tổ chức dân sự. Họ là các nhà địa chấn học, luật sư, bác sĩ, nhà báo và giáo sư. Ủy ban đã tiến hành cuộc điều tra từ cuối năm 2011, thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với những cá nhân có liên quan trực tiếp tới tai nạn.
Trong mộc cuộc điều trần trước ủy ban hồi tháng 5 vừa qua, ông Naoto Kan, đương chức thủ tướng khi xảy ra tai nạn, đã thừa nhận trách nhiệm của chính phủ trong vụ tai nạn Fukushima, tuy nhiên ông vẫn bảo vệ cho cách xử lý khủng hoảng của chính phủ, và chỉ ghi nhận có một số lộn xộn trong điều hành.
Tai nạn Fukushima là tai họa hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa Tchernobyl (Ukraina) năm 1986. Trận động đất với cường độ 9 Richter tại miền đông bắc Nhật Bản hôm 11/3/2011, kéo theo đó là những trận sóng thần cao tới 15 mét đổ vào khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), làm hỏng hệ thống làm nguội lò phản ứng và các máy phát điện cấp cứu.
Do không kiểm soát được bộ phận làm nguội, lò phản ứng của nhà máy đã bị nổ, phát tán phóng xạ ra bên ngoài. Sự cố sau đó phải mất hơn một năm mới được khắc phục dần dần, nhưng hậu quả vẫn còn để lại dài lâu.
Báo cáo ghi rõ « các cấp quản lý này đã phản bội lại quyền được bảo vệ trước tai nạn hạt nhân của quốc gia. Chính vì vậy chúng tôi đi đến kết luận, rõ ràng tai nạn này là do con người gây ra ». Ủy ban điều tra của Quốc hội cũng nhấn mạnh « những nguyên nhân cơ bản là các hệ thống tổ chức, vận hành dựa trên những quyết định và hành động sai lầm, chứ không phải vấn đề năng lực của một cá nhân cụ thể nào ».
Báo cáo của ủy ban điều tra cũng quy trách nhiệm cho ban lãnh đạo Tepco đã chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp chống rung chấn và đề phòng sóng thần. Các cơ quan điều hành và lãnh đạo của Tepco đã không hề đưa ra một biện pháp nào nhằm bảo đảm an toàn cho nhà máy. Báo cáo của ủy ban điều tra của Quốc hội còn khẳng định công ty quản lý nhà máy Fukushima đã không phản ứng kịp thời trong những giờ đầu tiên xảy ra tai nạn.
Đây là cuộc điều tra thứ ba về tai nạn Fukushima. Trước đó một báo cáo do Tepco yêu cầu đã rũ bỏ mọi trách nhiệm của công ty điện lực hàng đầu của Nhật này bằng kết luận rằng cường độ của trận động đất và quy mô của trận sóng thần đã vượt qua ngoài tầm dự báo.
Ủy ban điều tra do Quốc hội chỉ định gồm 10 thành viên của một tổ chức dân sự. Họ là các nhà địa chấn học, luật sư, bác sĩ, nhà báo và giáo sư. Ủy ban đã tiến hành cuộc điều tra từ cuối năm 2011, thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với những cá nhân có liên quan trực tiếp tới tai nạn.
Trong mộc cuộc điều trần trước ủy ban hồi tháng 5 vừa qua, ông Naoto Kan, đương chức thủ tướng khi xảy ra tai nạn, đã thừa nhận trách nhiệm của chính phủ trong vụ tai nạn Fukushima, tuy nhiên ông vẫn bảo vệ cho cách xử lý khủng hoảng của chính phủ, và chỉ ghi nhận có một số lộn xộn trong điều hành.
Tai nạn Fukushima là tai họa hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa Tchernobyl (Ukraina) năm 1986. Trận động đất với cường độ 9 Richter tại miền đông bắc Nhật Bản hôm 11/3/2011, kéo theo đó là những trận sóng thần cao tới 15 mét đổ vào khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), làm hỏng hệ thống làm nguội lò phản ứng và các máy phát điện cấp cứu.
Do không kiểm soát được bộ phận làm nguội, lò phản ứng của nhà máy đã bị nổ, phát tán phóng xạ ra bên ngoài. Sự cố sau đó phải mất hơn một năm mới được khắc phục dần dần, nhưng hậu quả vẫn còn để lại dài lâu.
No comments:
Post a Comment