Thursday, August 30, 2012

CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN MANG DÉP THAO TÁC CÁC CHẤT LIỆU NGUYÊN TỬ TẠI LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN TRUNG TÂM HẠT NHÂN ĐÀ LẠT









Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt có quan tâm đến an toàn hạt nhân?

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/09/vien-nghien-cuu-hat-nhan-lat-co-quan.html
 
 
 
 
Thật bàng hoàng khi nhìn vào những tấm ảnh này được chụp tại một viện nghiên cứu hạt nhân tầm cỡ quốc gia, đại diện cho nền kỹ thuật hạt nhân của Việt Nam trước thế giới. Trông nó có vẻ như cảnh công nhân làm việc tại một cơ xưởng thủ công nào đó, nếu không có hàng chữ ghi chú bên dưới và với đề mục của bài phóng sự ảnh “Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt”...


*

Trước tiên, xin cám ơn phóng viên báo Tuổi Trẻ, Mai Vinh, đã có bài phóng sự ảnh đặc biệt về Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt: “100 Giờ ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt”, đăng ngày 29/07/2012.

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt

Bài phóng sự ảnh này đã được rất nhiều báo chí và cơ quan truyền thông trong nước đăng lại.

Những hình ảnh chụp toàn cảnh của Viện rất đẹp và cũng thơ mộng như thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên những tấm hình đặc biết “biết nói” (candid photos) là 2 tấm hình ghi lại cảnh các chuyên viên của Viện Hạt Nhân Đà Lạt đang làm việc, được copy lại dưới đây:

Ảnh số 1: Chuyển đồng vị phóng xạ từ thùng chì sang container vào khu vực điều chế dược phẩm.

Ảnh số 2: Tiếp Nitơ (Nitrogen) lỏng làm mát đầu dò cảm ứng neutron để truyền tín hiệu ra phòng điều khiển chính xác nhất.

Quan sát trang phục bảo hộ lao động của những chuyên viên hạt nhân trong hai bức hình, cho thấy:

Ảnh số 1:

- 3 chuyên viên đều mang dép plastic, loại dùng đi lại rất phổ biến trong dân chúng!

- Chuyên viên tiếp cận thùng chứa chất phóng xạ không mang khẩu trang bảo vệ trong khi đó anh chuyên viên đứng phía sau lại đeo khẩu trang ngăn bụi thông thường!

- Tất cả chỉ mặc một chiếc áo choàng mỏng màu vàng.

- Tất cả không thấy mang biển ghi nhớ mức độ tiếp xúc phóng xạ của cá nhân.

Ảnh số 2:

- Hai chuyên viên khi thao tác và tiếp cận với dung dịch Nitơ (Nitrogen) lỏng ở nhiệt độ - 200oC:

- Không mang bao tay đặc biệt chống lạnh – 200oC.

- Không đeo kiếng an toàn bảo vệ mắt.

- Không mặc quần áo bảo hộ đặc biệt khi thao tác và tiếp cận với dung dịch Nitrogen lỏng ở nhiệt độ - 200oC.

- Không thấy mang biển ghi nhớ mức độ tiếp xúc phóng xạ của cá nhân.


Qua những bức ảnh này, cho thấy Viện Hạt Nhân Đà Lạt - cơ quan dẫn đầu về kỹ thuật hạt nhân của Việt Nam – từ khi tái hoạt động vào năm 1984 cho đến hôm nay, các lãnh đạo Viện không chút quan tâm gì đến an toàn hạt nhân. Các chuyên viên làm việc tại viện cũng không quan tâm gì đến an toàn cho chính họ khi làm việc trong môi trường phóng xạ nguyên tử, nên ăn mặc như đi dạo phố.

Thật bàng hoàng khi nhìn vào những tấm ảnh này được chụp tại một viện nghiên cứu hạt nhân tầm cỡ quốc gia, đại diện cho nền kỹ thuật hạt nhân của Việt Nam trước thế giới. Trông nó có vẻ như cảnh công nhân làm việc tại một cơ xưởng thủ công nào đó, nếu không có hàng chữ ghi chú bên dưới và với đề mục của bài phóng sự ảnh “Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt”.

Trình độ chuyên môn của những chuyên viên làm việc tại Viện Hạt Nhân Đà Lạt phải là đại học hay sau đại học. Nhưng phương cách làm việc không xứng với tầm vóc chuyên viên của một “Viện”, rất bát nháo. Nếu người nước ngoài nhìn thấy những bức hình này thì họ đánh giá ra sao về tình trạng an toàn hạt nhân của Việt Nam? Người Anh Mỹ thì chắc chắn họ sẽ thốt lên câu nói: “Oh my God! is this how they treat radioactive materials, with bare feet bare hands bare..bodies!” (Ôi Trời ơi! đây là cách mà họ thao tác các chất phóng xạ sao, với tay trần chân trần cơ thể.. trần!)

Các lãnh đạo Viện Nghiên Hạt Nhân từ quá khứ đến hiện tại phải chịu trách nhiệm về tình trạng không an toàn này và họ cần phải bị lên án trước công luận; trước mắt ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên làm việc tại Viện Hạt Nhân Đà Lạt, và về lâu dài đến sức khỏe của gia đình và con cháu họ, đến môi trường và dân chúng sống trong vùng thành phố Đà Lạt Lâm Đồng.

Chuyên viên hạt nhân với trình độ đại học mà lơ là không màng đến an toàn cá nhân, tránh nhiểm phóng xạ chết người cho chính mình thì thử hỏi làm sao họ lo lắng đến an toàn của người dân. Dân chúng xung quanh Viện Hạt Nhân Đà Lạt nói riêng và thành phố Đà Lạt nói chung nên lo cho an toàn phóng xạ nguyên tử của thành phố và gấp rút đặt vấn đề với Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân về an toàn phóng xạ hạt nhân và luôn cả tình trạng lưu trữ bảo quản những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại Viện Hạt Nhân Đà Lạt từ gần 30 năm qua.

Nếu dư án xây nhà máy điện hạt nhân vẫn sẽ tiến hành thì Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt sẽ là nơi được học tập rút kinh nghiệm về lò phản ứng hạt nhân, và những chuyên viên của Viện sẽ là những người dẫn đầu công tác huấn luyện công nhân viên của NMĐHN. Nhưng với tình trạng khinh thường an toàn phóng xạ hạt nhân của Viện Hạt Nhân Đà Lạt như đã và đang diễn ra, tương lai đen tối của thảm họa phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân sẽ giáng xuống đầu dân chúng đất nước Việt Nam là hiện thực.

Ngày 02 tháng 09 năm 2012









 
Tài liệu tham khảo:



100 giờ ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt




Working with radioactive material guidance. Working with radioactive material. Wear personal protection equipment, such as gloves, a laboratory coat, and safety glasses. Do not wear open-toed footwear...




Using & Wearing RadiationMonitoring Badges

 

http://www.kgh.snbh.schule-bw.de/HP/Projekt-Wolke/Themen/sicherheitsmassnahmen.htm
Plastic footwear


Reporters Suit Up, Visit Fukushima Nuclear Plant













Đoàn phóng viên thăm khu nhà máy ĐHN Fukushima














Đoàn phóng viên thăm khu nhà máy ĐHN Fukushima





 

Đây là an toàn lao động hạt nhân "MADE IN VIỆT NAM": mang dép (râu?), không mang bao tay, không đeo kiếng bảo vệ mắt khi thao tác các chất liệu nguyên tử, Nitrogen lỏng với nhiệt độ -200oC. Các bác "chuyên viên" hạt nhân của viện hạt nhân Đà Lạt "anh hùng" thiệt!
Ớn lạnh khi nghỉ tới nếu sẽ có một nhà máy ĐHN tại Việt Nam.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/504072/100-gio-o-lo-phan-ung-hat-nhan-Da-Lat.html


 

100 giờ ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt


Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nằm cạnh vườn hoa thành phố, là lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Việt Nam. Lò chính thức hoạt động ngày 3-3-1963 với công suất 250kW theo công nghệ của Mỹ, đến năm 1968 thì ngưng. Ngày 20/3/1984 lò hoạt động trở lại với công suất gấp đôi so với thiết kế ban đầu.


Điều chế chất dẫn phóng xạ dùng cho điều trị và chẩn đoán bệnh Cứ mỗi tháng một lần lò phản ứng hạt nhân lại hoạt động 100 giờ liên tục để phục vụ các nghiên cứu về vật lý hạt nhân, ứng dụng công nghệ hạt nhân trong đời sống, sản xuất một số đồng vị phóng xạ phục vụ các chẩn đoán hình ảnh phức tạp trong y học và bào chế dược phẩm đặc biệt cung cấp cho các bệnh viện như Ung bướu, Chợ Rẫy (TP.HCM), Bạch Mai (Hà Nội)... chữa các bệnh hiểm nghèo như bệnh về tuyến giáp, ung thư…

Ngoài ra, hoạt động của lò còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực bậc cao chuyên ngành hạt nhân.


Bên trong lò phản ứng nhìn từ miệng lò

Chuyển đồng vị phóng xạ từ thùng chì sang container vào khu vực điều chế dược phẩm

Tiếp nitơ lỏng làm mát các đầu dò cảm ứng neutron để truyền tín hiệu ra phòng điều khiển chính xác nhất

Đưa đồng vị phóng xạ đã được điều chế vào chất dẫn có phát tán nhiều phóng xạ nên phải dùng dụng cụ đặc biệt để bảo hộ.

Bên trong những hộp chì nặng gần chục ký chuyển đến bệnh viện là những viên thuốc chứa phóng xạ nặng chưa tới 50g

Phòng điều chế dược phẩm cho các bệnh viện

Một ngày mới ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt..
MAI VINH thực hiện

Tuesday, August 28, 2012

THẤY GÌ QUA NHỮNG CÂU TRẢ LỜI CỦA ÔNG BỘ TRƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN QUÂN VỀ ĐIỆN NGUYÊN TỬ? - TOÀN LÀ NHỮNG LỜI NGHỊCH LÝ!



THẤY GÌ QUA NHỮNG CÂU TRẢ LỜI CỦA ÔNG BỘ TRƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYN QUÂN VỀ ĐIỆN NGUYÊN TỬ?  - TOÀN LÀ NHỮNG LỜI NGHỊCH LÝ!

 

Bên lề cuộc hội thảo về điện hạt nhân tại Việt Nam do Bộ Khoa Học và Công Nghệ tổ chức với sư góp mặt của một vài viên chức của tổ chức Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), Bộ trưởng Nguyễn Quân đã trả lời chất vấn của phóng viên của một số báo chí trong nước như Thanh Niên, VietNamNet, SGTT, VOV, Vietbao, Tuoi Tre, Vn Express, Bee, Dân Trí,TTXVN…..

Ngoài những thông tin ảm đạm về mọi mặt của chương trình điện hạt nhân mà ông Nguyễn Quân trình bày trong cuộc hội thảo: “cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), bao gồm một phạm vi rộng lớn các vấn đề từ các cơ sở và thiết bị liên quan cho đến khuôn khổ luật pháp, nguồn nhân lực và nguồn tài chính... còn đang ở trình độ phát triển thấp”, những gì ông trả lời cùng giới truyền thông về vấn đề ĐHN  toàn là những lời nghịch lý. Nghịch lý ngay cả với lời đoan quyết của Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang trước toàn dân Việt Nam: “Điện hạt nhân không tuyệt đối an toàn thì nhất quyết không làm.”

 

Nghịch lý thứ nhất: Một dự án tân tiến nhất với đầy ưu tiên và nhiều đãi ngộ lại không thu hút đủ nhân lực?

 

Trong thời gian ba năm qua, từ ngày Quốc Hội Việt Nam bị “nhóm lợi ích hạt nhân” tung hỏa mù lừa đảo, thông qua dự án điện hạt nhân vào tháng 11 năm 2009, cơ quan phụ trách ĐHN chỉ chiêu dụ được khoảng trong ngoài 100 học viên tham gia chương trình huấn luyện trong số hằng trăm ngàn học sinh sinh viên trên toàn quốc. Trong khi đó tại trong nước mỗi khi có quảng cáo tìm người làm tại các cơ quan công tư thì nhanh chóng có hàng ngàn người nộp đơn xin việc. Với việc làm trong ngành ĐHN với kỹ thuật “tiên tiến”, được đi nước ngoài học tập và được trả phụ cấp hậu hỉ thì cứ ngỡ rằng cả nước phải có hằng trăm ngàn bạn trẻ xung phong nộp đơn.  Kết quả của đề án phát triển nhân lực thật bi đát cả về số lượng cùng chất lượng của số bạn trẻ tham gia. Sự thất bại của công tác tuyển dụng học viên cho NMĐHN không phải là vì lý do tiền hay chế độ chế độ đãi ngộ. Ông Bộ trưởng suy nghỉ thật là quá đơn giản, cứ trả lương cho các chuyên viên làm tại NMĐHN rất hậu hĩnh, nhiều lần hơn lương của ông Bộ Trưởng, thì sẽ có hàng ngàn thanh niên ưu tú xung phong dù cho công việc phải trực diện với nguy hiểm phóng xạ nguyên tử. Thực ra họ chỉ khuyến dụ được một số người với “điểm chuẩn thấp, sinh viên tuyển không đủ, thậm chí bỏ học nhiều”. Nếu mà việc làm tốt - ngồi mát ăn bát vàng, lương hậu hĩnh như ông bộ trưởng tuyên bố thì làm gì có chuyện những người được tuyển cho đi Nga học về ngành ĐHN lọt được vào tay những người dân thường, đã không đủ để cho các con cháu của các ông lớn gởi gấm xí chổ hết rồi. Các bạn trẻ Việt Nam không còn ngây thơ nhẹ dạ, và họ đã trả lời bằng hành động ‘tẩy chay” NMĐH. Sự kiện này gián tiếp nói lên sự không đồng thuận, chống đối của lớp trẻ với ĐHN vì tai hại khủng khiếp của ĐHN giáng xuống cho hằng trăm hằng ngàn hằng triệu người dân Việt Nam một khi thảm họa hạt nhân xảy ra tại NMĐHN.

Trong nước, với chủ trương ngăn chặn thông tin, giới hạn tiếp xúc với tin tức cập nhật của thế giới cũng không thể qua mặt được thanh niên Việt Nam về những thảm họa NMĐHN đã và đang xảy ra trên thế giới. Càng nghịch lý hơn khi ông tuyên bố sẽ chiêu dụ trí thức người Việt từ nước ngoài về làm việc tại NMĐHN của VN. Trí thức Việt Nam tại nước ngoài đã biết quá rành về tình trạng lạc hậu về an toàn trong các ngành kỹ nghệ, không có ý thức bảo vệ môi trường tại trong nước, công trình bị rút ruột tràn lan, thử hỏi ai trong số trí thức Việt Nam tại nước ngoài đưa đầu vào “lổ đen” phóng xạ hạt nhân trong khi tại các nước nơi họ sinh sống chính phủ đang cố gắng nhanh chóng thoáy ly khỏi ĐHN vì hệ quả rất tệ hại khôn luờng của ĐHN một khi thảm họa xảy ra.

 

Nghịch lý thứ hai: Tiền, tiền và tiền, tiền đâu, đầu tiên!

 

Chi phí cho mỗi nhà máy ĐHN được tập đoàn xây NMĐHN tính sơ khởi tốn khoảng10 tỷ USD, nhưng khi tiến hành thì con số cứ thế mà tăng lên. Kinh nghiệm tại các nước Âu Mỹ, chi phí cuối cùng có thể bị đội lên thêm từ 30-50%. Việt Nam làm NMĐHN, phải vay toàn bộ 100%, sau đó phải giao cho tập đoàn ĐHN của nước cho vay đứng ra xây cất - Rosatom của Nga, Tepco và các tập đoàn khác của Nhật. Như vậy là tiền lại quay về nguồn, sau khi lại quả chút đỉnh (trích từ số tiền đội giá mà Việt Nam phải chi trả). Xây NMĐNT tại VN lại làm giàu cho các tập đoàn nước ngoài, giúp họ tống khứ  các thiết bị  không thể  dùng trong nước với giá hời, cuối cùng nhóm lợi ích trong ngoài nước được hưởng lợi, trong khi đó dân chúng và nhiều thế hệ con cháu cả nước Việt Nam được hưởng …NỢ, và còn đội thêm cái “của nợ” giết người hàng loạt - phóng xạ nguyên tử.  Để khuyến mãi (dụ), các tập đoàn ĐHN chi số tiền trợ giúp thấy có vẽ đầy tình nghĩa, trợ giúp đào tạo chuyên viên miễn phí hay chịu bớt 50% chi phí (Rosatom), trợ giúp xây dựng trung tâm huấn luyện, trường đại học “hạt nhân” với tổng kinh phí ngất ngưỡng lên đến 500 triệu USD như được tập đoàn Rosatom đề nghị chung chi khi lấy được contract (thủ tục “đầu tiên” để có được hợp đồng béo bở trên chục tỷ đô?)! Trên thế giới không có nước nào có đại học hạt nhân riêng biệt, ngon lành lắm thì chỉ có chuyên gành vật lý hạt nhân vào năm cuối của chương trình cử nhân, hay hậu đại học.Việt Nam mình lại nhứt rồi, vượt cả thế giới vì sắp có đại học hạt nhân!)

 

Nghịch lý “mẹ của tất cả nghịch lý”!

 

Cả nước Nhật tuy đã quen với điện hạt nhân hơn 50 năm mà dân chúng và chính phủ của họ lại quyết tâm từ bỏ điện hạt nhân. Kinh tế Nhật bị thiệt hại trầm trọng, công ty hàng đầu về ĐHN Tepco đã bị sạt nghiệp vì một thảm họa hạt nhân Fukushima.

Mỹ cũng đã quen với bom nguyên tử, điện nguyên tử hơn nữa thế kỷ; sau thảm họa NM ĐHN “Three Mile Island” năm 1979, họ vội vàng ngưng xây thêm NMĐHN. Và mới đây, ngày 14/08/2012, tòa kháng án tại Washington D.C đã ra án lệnh ngưng cấp giấy phép xây cất NMĐHN, gia hạn giấy phép vận hành các NMHN trên toàn nước Mỹ vị sự mất an toàn trầm trọng của hàng đống thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải tại NMĐHN do không có nơi bảo quản an toàn. Các nước khác tại Âu Châu cũng rất quen với ĐHN hơn 50 năm qua, đang nhanh chóng từ bỏ ĐHN trở về điện truyền thống và điện tái tạo. Tại nước Nga cộng sản trước kia rồi hiện nay dưới chế độ Putin, đã và đang hứng chịu hậu quả liên tiếp của nhiều thảm họa điện hạt nhân – Chernobyl, Kursk, Tomsk...xuất xứ từ tập đoàn ĐHN “mafia” Rosatom đầy “sí căn đan” về ăn chặn, rút ruột công trình xây cất NMĐHN, cung cấp thiết bị lò phản ứng nguyên tử dùng vật liệu không phẩm chất.

Việt Nam thì rất “lạ” với nguyên tử, với điện hạt nhân nhưng lại rất “quen” với anh hùng; hồ hỡi và vô tư nhào vô làm ĐHN trong khi trong túi thì trống- nợ như chúa chỏm và các tập đoàn nhà nước trong đó có Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) -tập đoàn phụ trách dự án ĐHN- tham nhủng tràn lan và đã hoặc sắp sạt nghiệp, trình độ kỹ thuật sơ khai chậm tiến, pháp quy an toàn kỹ nghệ môi trường là con số zero to tướng nói chi đến an toàn phóng xạ hạt nhân,  nhưng lại nhiệt tình và cuồng loạn ép buộc toàn dân nhào vào địa ngục thảm họa phóng xạ hạt nhân. Lãnh đạo đảng cộng sản VN,  bị mê hoặc bởi các nhóm lợi ích, vẫn cố chấp triển khai dự án NMĐHN, giao cho Rosatom rồi Tepco, Nhật Bản, lèo lái con tàu phóng xạ  NMĐHN “không bến” về đáp tại Ninh Thuận Việt Nam.

Đến năm 2020-30 nước Nhật Bản không còn NMĐHN, nhưng ngược lại,Việt Nam, đất nước “anh hùng” sợ gì phóng xạ nguyên tử - chuyện nhỏ, từ năm 2020 sẽ có NMĐHN và được tập đoàn nổi tiếng thế giới về tham nhũng rút ruột lò phản ứng hạt nhân Rosatom xây cho!

Đây là nghịch lý khủng, “mẹ của tất cả nghịch lý”, và chỉ có Việt Nam mới có loại đại nghịch này.  

 

Thế giới đang từ bỏ điện nguyên tử. Điện Nguyên tử tuyệt đối không an toàn.

Việt Nam tuyệt đối không được làm điện nguyên tử, theo pháp lệnh của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang.

 

Ngày 28 tháng 08 năm 2012-08-28

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

 

 

Tài liệu tham khảo:

 











 


Cơ sở hạ tầng điện hạt nhân Việt Nam còn thấp


 

Thủ tướng Nhật tái khẳng định quyết tâm từ bỏ lệ thuộc điện hạt nhân


Xây nhà máy điện hạt nhân: Lưu ý bài học Fukushima


 

 Nhật Bản: người dân biểu tình chống điện hạt nhân


 

 1221. NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ TẠI VIỆT NAM- HÃY TỪ BỎ THƯƠNG VỤ XUẤT KHẨU KHÔNG ĐEM LẠI LỢI ÍCH QUỐC GIA


 

Người biểu tình chống hạt nhân đối mặt với Thủ tướng Nhật Bản


 

Việt Nam chỉ xây nhà máy điện hạt nhân khi an toàn được đảm bảo tuyệt đối



  

Hội thảo “Phát triển cơ sở hạ tầng ĐHN”


 

Điện hạt nhân Ninh Thuận có thể không đạt kế hoạch khởi công


 

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Chuẩn bị mất 15 năm


 

Cán bộ nhà máy điện hạt nhân lương sẽ cao hơn bộ trưởng


 

Luôn mở rộng cửa đón chất xám cho điện hạt nhân


 

Việt Nam làm điện hạt nhân khi cơ sở hạ tầng thấp


 

NRC Freezes All Nuclear Reactor Construction and Operating Licenses in US


 

Nhà máy điện hạt nhân – Nhật Bản tìm cách nhanh chóng tháo bỏ; Việt Nam tích cực xúc tiến việc xây dựng!


 

Rosatom-owned company accused of selling shoddy equipment to reactors at home and abroad, pocketing profits


 

Nuclear power plant accidents: listed and ranked since 1952
http://www.guardian.co.uk/news/datablog/2011/mar/14/nuclear-power-plant-accidents-list-rank

Saturday, August 25, 2012

NHẬT BẢN TỪ BỎ ĐIỆN NGUYÊN TỬ LẠI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐHN SANG VIỆT NAM!


http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/24/1221-nha-may-dien-nguyen-tu-tai-viet-nam-hay-tu-bo-thuong-vu-xuat-khau-khong-dem-lai-loi-ich-quoc-gia/

NHẬT HÃY TỪ BỎ THƯƠNG VỤ XUẤT KHẨU KHÔNG ĐEM LẠI LỢI ÍCH QUỐC GIA


Xã luận của Báo Nhật Bản Asahi

Ngày 24-8-2012

Người dịch: TTH

Các quan chức chính phủ liên tục sang thăm Việt Nam để thúc đẩy sự hợp tác xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Trong nước, Chính phủ đề xuất đường lối “từ bỏ điện nguyên tử”, nhưng mặt khác, lại thúc đẩy xuất khẩu. Tính nhất quán nằm đâu?

Tại Hà Nội, Edano Yukio, Bộ trưởng Kinh tế đã ký Bản ghi nhớ về việc Hợp tác xây dựng cơ chế bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố nhà máy điện nguyên tử. Ông nói, “tiếp thu bài học sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1, chúng tôi muốn hợp tác xây dựng nhà máy điện nguyên tử bảo đảm tính an toàn ở trình độ cao nhất thế giới”.



Nhưng, việc làm rõ nguyên nhân sự cố Fukushima vẫn đang dang đở. Những khoản bồi thường cần thiết còn chưa rõ sẽ gia tăng tới mức nào. Tình hình trong nước còn như thế, liệu Nhật Bản có tư cách cam kết dạy cho nước khác được điều gì?

Chính phủ hiện đang đưa ra 3 lựa chọn, là tới năm 2030 sẽ giảm tỷ lệ phụ thuộc điện nguyên tử xuống mức (1) 0%, (2) 15%, (3) 20-25%.

Bộ trưởng Edano, một mặt, trong nước tích cực phát ngôn ủng hộ lựa chọn “điện nguyên tử 0%”, mặt khác, lại phất mạnh lá cờ xuất khẩu. Không thể hiểu được các hành động này.

Xây dựng và điều hành nhà máy điện nguyên tử, nếu tính cả thời gian hủy lò và xử lý chất thải nguyên tử, thì không thể so sánh được với các công trình khác vì tính dài hạn của nó.

Một khi sự cố xảy ra, thiệt hại vô cùng to lớn và lâu dài. Fukushima đã một lần nữa cho thấy điều đó.

Nhà máy điện nguyên tử, tư nhân không thể thực hiện nổi. Nhà máy điện nguyên tử có tính chất khác xa các dự án xây dựng khác như Shinkansen (tàu điện cao tốc), đường xá, cảng biển…, nhưng Chính phủ vẫn xếp nó vào danh mục “xuất khẩu hạ tầng”. Vấn đề nằm ở đó.

Nói đến “xuất khẩu”, ta thường nghĩ đó là hành vi thương mại. Nhưng lần này, Chính phủ ôm trọn mọi công việc, từ khâu điều tra tiền khả thi. Đại bộ phận chi phí cho dự án khoảng 1000 tỷ Yên (khoảng 270 ngàn tỷ VND-người dịch) này sẽ được lấy từ tiền ngân sách và cho vay với lãi suất thấp. Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ việc đào tạo kỹ sư. Phía Việt Nam cũng đang yêu cầu Nhật Bản phải hợp tác trong việc xử lý chất thải nguyên tử.

Phân chia trách nhiệm khi sự cố xảy ra chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, một khi đã tham gia sâu vào dự án như thế, thì trách nhiệm (mà phía Nhật Bản-người dịch) phải gánh sẽ không nhỏ.

Dưới đường lối “chiến lược phát triển” của Chính phủ Nhật Bản, một bộ phận các doanh nghiệp liên quan có thể sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận. Nhưng rủi ro và gánh nặng toàn dân phải chịu lại không hề nhỏ. Không thể nói, dự án này đem lại lợi ích quốc gia cho Nhật Bản.

Ở Việt Nam, đất nước độc tài đảng trị, tự do ngôn luận bị hạn chế. Không có gì bảo đảm thông tin về việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử, một dự án cần minh bạch hơn các dự án khác, sẽ được công khai.

Việc điều tra tiền khả thi, Cơ quan Điện nguyên tử Nhật Bản đã ký được hợp đồng, nhưng kết quả điều tra, theo thỏa thuận trên hợp đồng, là sẽ không công khai. Toàn bộ chi phí 2 tỷ Yên (540 tỷ VNĐ-người dịch) do phía Nhật Bản chịu. Nhưng người dân Nhật Bản lại không đựơc biết về điều này.

Chính phủ Việt Nam hầu như không cho phép các cơ quan truyền thông và các đoàn nghiên cứu đến địa phương dự kiến xây dựng là tỉnh Ninh Thuận. Các blog kêu gọi ký tên phản đối xây dựng nhà máy điện nguyên tử đều bị tạm đóng cửa.

Một dự án mà những thông tin cần thiết cho nhân dân cả 2 nước không được công khai như vậy cần sớm được bãi bỏ.

Nguồn: Asahi.com

Friday, August 24, 2012

Ngưng Tất Cả Giấy Phép Xây Cất và Hoạt Động Lò Phản Ứng Hạt Nhân trên toàn nước Mỹ

http://www.boxitvn.net/bai/40570
http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2012/08/my-ngung-xay-cat-va-hoat-ong-cua-cac.html

Uỷ Ban Pháp Quy Hạt Nhân Hoa Kỳ (NRC) Ngưng Tất Cả Giấy Phép Xây Cất và Hoạt Động Lò Phản Ứng Hạt Nhân trên toàn nước Mỹ

 


 

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch

Ngày 24 tháng 8 năm 2012

 

Lời dẫn:

Bảo quản và tồn trử những thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng là trách nhiệm của nhà máy điện nguyên tử. Một nhà máy điện hạt nhân thải ra khoảng 30 tấn uranium một năm dưới dạng các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Ngay tại Hoa Kỳ, một nước to lớn với nhiều vùng đất sa mạc hoang vu, cho đến hôm nay sau hơn 20 năm tìm kiếm nhưng họ không tìm được  một địa điểm nào thích hợp để tồn trử lâu dài (vài ngàn năm hay lâu hơn) nhiên liệu hạt nhân phế thải từ các nhà máy điện nguyên tử của họ,  và kết quả là Toà Kháng Án Hoa Kỳ ngày 14/08/2012 đã ra lệnh Uỷ Ban Pháp Quy Quốc Gia ngưng cấp giấy phép xây cất và tái cấp giấy phép tiếp tục vận hành nhà máy điện hạt nhân trên khắp nước Mỹ vì tình trạng nguy hiểm và không an toàn  do việc tồn trử các thanh nhiên liệu uranium phế thải ngay tại khu vực các lò phản ứng hạt nhân. Thảm họa Fukushima chứng minh cho tình trạng nguy hiểm và rất không an toàn này. Nếu có nhà máy ĐHN tại Việt Nam, nan đề thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải tích lũy hằng năm sẽ được giãi quyết cách nào đây? Thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải là những quả bom nguyên tử chờ nổ mà người dân Việt Nam phải gánh chịu muôn đời!

Điện hạt nhân: lợi chỉ một mà hại trăm ngàn lần!

Đề nghị những vị chuyên gia và nhân sĩ trong nước, vì sinh mạng của hằng trăm ngàn người dân, vì an toàn và tồn vong của cả nước trước nạn ô nhiểm phóng xạ và thảm họa nguyên tử, hãy nhanh chóng thay mặt toàn dân có hành động tích cực can thiệp với Quốc Hội, lãnh đạo Đảng Cộng Sản yêu cầu ngưng hẳn dự án điện hạt nhân trên toàn cỏi đất nước Việt Nam. Cả nước đang mong mỏi vào tấm lòng của quí vị.

 

Uỷ Ban Pháp Quy Hạt Nhân Hoa Kỳ (NRC) Ngưng Tất Cả Giấy Phép Xây Cất và Hoạt Động Lò Phản Ứng Hạt Nhân trên toàn nước Mỹ

 

 

Washington D C (SPX) ngày 14 tháng 8 năm 2012

 

Ủy Ban Pháp Quy Hạt Nhân Hoa Kỳ (NRC) đã quyết định đình cấp giấy phép cuối cùng của ít nhất 19 giấy phép xây cất và vận hành  lò phản ứng hạt nhân – 9 giấy phép xây cất và vận hành, 8 giấy phép tiếp tục hoạt động, 1 giấp phép hoạt động, 1 giấp phép cấp trước - nhằm  đáp lại một phán quyết có tính cách tiên phong về giãi quyết chất phế thải hạt nhân  của Tòa Kháng Án của khu vực D.C. (District of Columbia)



 

Hành động của Ủy Ban Pháp Quy Hạt Nhân (NRC)  mà đã được yêu cầu trong kiến nghị ngày 18 tháng 6 năm 2012  bởi 24 nhóm, đòi hỏi NRC trả lời quyết định của toà án bằng cách là phải ra lệnh đình lại quyết định cấp giấy phép cuối cùng cho đến khi nào cơ quan này hoàn tất công tác soạn thảo các điều lệ về những ảnh hưởng đến môi trường của các chất phế thải hạt nhân chứa lưọng phóng xạ cao dưới dạng thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, việc bảo quản và loại bỏ các thanh nhiên liệu dùng cho lò phản ứng đã qua sử dụng.

Trong khi hoan nghênh hành động của NRC, các tổ chức này cũng lưu ý rằng hầu  hết những dự án điện hạt nhân Hoa Kỳ đã từng bị lệch hướng bởi những khó khăn vô cùng to lớn mà kỹ nghệ hạt nhân đang đối mặt, gồm việc không đủ khả năng kiểm soát giá cả gia tăng vượt ngoài tầm tay, và sự sẵn có của các loại năng lượng khác, phi hạt nhân, rẻ hơn năng lượng hạt nhân rất nhiều.

Diane Curran, một trạng Sư đại diện cho một vài tổ chức có tên trong vụ kiện tại Tòa Kháng Án, nói: "Ủy Ban cần phải ngưng tất cả những quyết định cấp giấy phép sau cùng – nhưng không phải là các tiến đô cấp giấy phép – cho đền khi NRC hoàn tất  nghiên cứu toàn bộ và sâu xác về những ảnh hưởng đến mội trường của việc tồn trử và loại bỏ những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Công tác nghiên cứu này đáng lẻ cần phải được thực hiện từ những năm trước, nhưng NRC cứ chơi trò đá lon trên đường. Khi Toà Kháng Án ra lệnh NRC ngưng cấp giấy phép và phải xem xét những tác động gây ra từ những thanh nhiên liệu đã sử dụng mà không tìm ra được phương cách nào để loại bỏ chúng,  Ủy Ban có thể chọn cách kháng cáo quyết định này của tòa án,  hạn chót kháng cáo là ngày 22 tháng 8, hay là chọn thực hiện công việc phân tích nghiêm chỉnh những tác động của nhiên liệu phế thải đến môi trường trong thời gian vài năm tới. Với quyết định của Ủy Ban Kiển Soát Hạt Nhân vào ngày hôm nay,  chúng tôi hy vọng Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia sẽ tiến hành nghiêm chỉnh công tác này”

Lou Zeleler, Chủ tịch của Liên Đoàn Bảo Vệ Môi Trường Blue Ridge, một tổ chức khác cùng viết kiến nghị nộp cho tòa án nói: “Có vẽ như các viên chức của Ủy Ban, ít nhất là đi bước đầu, đã nắm bắt được mức độ quan trọng của phán quyết của Tòa, và chúng tôi  rất lạc quan  là Ủy Ban sẽ thiết lập một tiến trình cơ bản và minh bạch, công bình theo đạo luật về Chánh Sách Môi Trường Quốc Gia để  kiểm soát những tác hại nguy hiểm đến môi trường của việc bảo quản và loại bỏ những thanh nhiên liệu hạt nhân đã được sử dụng trước khi quyết định cấp giấy phép hay tái cấp giấy phép vận hành các lò phản ứng hạt nhân.”

Cựu Chủ tịch Ùy Ban ông Peter Bradford đã tuyên bố: “một điều quan trọng cần được nhận biết là những lò phản ứng hạt nhân đang chờ cấp giấy phép xây dựng sẽ không được xây dưng trong một thời gian ngắn sắp tới, ngay cả không có quyết định của Tòa  hay là hành động của Ủy Ban NRC vào ngày hôm nay. Sự giảm sút về yêu cầu của điện hạt nhân , những nguồn  năng lượng rẻ khác và giá cả nhảy vọt của nhà máy điện hạt nhân đã triệt hạ tiềm năng trước mắt của ngành điện hạt nhân ngay trước khi có quyết định của Tòa án. Điều quan trọng nữa là phán quyết của Tòa đang điều chỉnh quan điểm cố  hữu của NRC là thúc-đẩy-thực-hiện-điện-hạt-nhân-nhưng-đình-hoản-giãi-quyết-các-khó-khăn liên quan đến an toàn và môi trường, không thể đổ lỗi cho Ủy Ban về việc đưa đến tình trạng bê bối hiện nay mà một thời được xem như là “sự phục hưng năng lượng hạt nhân.”

Ngày 18 tháng Sáu, đã có 24 tổ chức dân sự đứng ra nộp kiến nghị khiếu kiện Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia Hoa Kỳ. Các tổ chức dân sự này sẽ đề ra một chương trình hành động tiếp theo, vào tháng Chín 2012.

Ngày 8 tháng Sáu, Toà án đã bác bỏ quyết định của NRC cho phép cấp giấy phép và tái cấp giấy phép vận hành các lò phản ứng hạt nhân dựa trên giả thiết rằng (a) Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia (NRC) sẽ tìm được một phương cách thích hợp để loại bỏ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ các lò phản ứng nguyên tử trong thời gian sau này khi mà vấn đề này trở thành “cần thiết” và (b) trong khi chờ đợi, những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng có thể được bảo quản ngay taị khu vực của các lò phản ứng hạt nhân (trong các hồ giãi nhiệt).

Tòa đã lưu ý rằng, sau nhiều thập niên bị thất bại trong việc tìm nơi bảo quản thích hợp các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, bao gồm hai mươi năm làm việc tại vị trí thuộc vùng núi Yucca Mountain nay cũng bị ngừng hẳn, NRC “hiên nay không có kế hoạch dài hạn nào ngoại trừ hy vọng có được một khu vực với vị trí địa dư thích hợp.“ Do đó có thể nói rằng các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ phải được tồn trử “vĩnh viễn” ngay tại khu vực của nhà máy điện hạt nhân. Trong trường hợp này, Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia (NRC) cần phải xác định những hậu quả nào sẽ xảy ra cho môi trường do sự thất bại của công tác thiết lập vùng tồn trử thanh nhiên liệu phế thải khi cần đến.

Tòa cũng bác bỏ quyết định của NRC về vấn đề giảm thiểu những nguy cơ rò rỉ hay hỏa hoạn xảy ra tại các hồ chứa những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, vì NRC đã không chứng minh được rằng những tai nạn này trong tương lai sẽ không đáng kể. Tòa  nhận thấy rằng kinh nghiệm quá khứ với những rò rỉ từ hồ chứa thanh nhiên liệu không đủ để dùng cho việc tiên đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai. Tòa cũng đưa ra kết luận rằng NRC đã không chứng minh được những trận hỏa hoạn kinh khủng tại các hồ chứa nhiên liệu là rất thấp để có thể bỏ qua nguy cơ này.


 

Mô hình nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh Thuận

Nếu vẫn bị nhóm lợi ích hạt nhân trong nước ép xây cất thì nơi này sẽ phải chứa mỗi năm 30 tấn uranium thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải vì Việt Nam không có  nơi nào đáp ứng đủ điều kiện an toàn để  tồn trử!

Đó sẽ là những quả bom nguyên tử chờ giờ nổ!