Wednesday, May 30, 2012

THƯ PHẢN ĐỐI CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN GỞI HAI CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG NHẬT BẢN.

Ngày 31 tháng 5 năm 2012

Hôm nay chúng tôi đã gởi  email về lá thư phản đối chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam vay và xây nhà máy điện hạt nhân cho hai cơ quan thông tin dưới đây cùng danh sách 566 người tham gia cùng ký tên gởi cho chính quyền nhật Bản:

Mainichi Shimbun
MBS Radio, chương trình Radio News “Tanemaki journal

Nội dung email gởi cho hai cơ quan này như sau:

The protesting letter against the planned construction of Nuclear Power Plants in Vietnam from loans of Japan

Thursday, 31 May, 2012 9:33 AM

From:
View contact details
To:
Message contains attachments
2 Files (187KB) | Download All
  • 1.PROTEST LETTERJAPAN - ENGLISHOFFICIAL210512.doc1.PROTEST LETTERJAPAN
  • 1-LIST OF SIGNATORIES requesting to cancel.xls1-LIST OF SIGNATORIES requesting to cancel




<><> <><> <><>

Dear Sirs,
Recently a group of concerned Vietnamese living both inside and outside of Vietnam has just sent a letter to Prime Minister of Japan, Mr Yoshihiko Nada, to request the Japanese government to reverse its program to provide about 10 billion USD loan to build at least two nuclear power plants in Vietnam. Our concerns are detailed in the letter.
We would like to forward our protesting letter to you for your information.
We are very grateful with your assistance in making public our protesting letter to the people of Japan so they are aware of this very important case.
Respectfully yours
On behalf of the group
Hung Nguyen

HÀNH ĐỘNG VÔ NHÂN ĐẠO CỦA BỌN BÁN NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ CẤU KẾT VỚI BỌN LỢI ÍCH TRONG NƯỚC LƯỜNG GẠT TRẺ EM TẠI NINH THUẬN!

http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/05/nha-may-ien-hat-nhan-va-ung-thu-tre-em.html#more

Nhà máy điện hạt nhân và ung thư trẻ em

30/05/2012


TS Phạm Hải Hồ

nuclear_thumb[6] Sau thảm họa động đất - sóng thần - điện hạt nhân tàn phá đất nước hoa anh đào, nhiều quốc gia trên thế giới nghiêm túc xem xét lại chính sách năng lượng của mình, khẩn trương kiểm tra độ an toàn của các lò phản ứng đang hoạt động hay ít nhất cũng tạm cho “nghỉ” một số nhà máy “cao tuổi” [a]. Tại Đức, ngày 30/05/2011, sau khi tham khảo ý kiến của những nhà khoa học, đại diện các tổ chức xã hội dân sự và Ủy ban Đạo đức, chính phủ Đức đã quyết định cho ngừng hẳn 8 nhà máy nguyên tử đang tạm ngưng hoạt động và đóng cửa nhà máy cuối cùng vào năm 2022 [b]. Mới đây, Nhật Bản đã tạm thời đóng cửa tất cả 54 nhà máy điện hạt nhân vì trắc nghiệm cho thấy chúng không đủ sức chịu đựng trạng thái stress, và hủy bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy mới của họ [c]. Chúng ta đừng quên rằng Đức và Nhật là hai nước đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển việc xây dựng nền công nghiệp hạt nhân lớn mạnh với tỷ lệ điện nguyên tử đáng kể. Chúng ta cũng nên biết rằng mỗi nhà máy hạt nhân ngừng hoạt động sẽ gây thiệt hại tới khoảng một triệu euro/ngày cho chủ nhà máy (theo ước tính của Lutz Mez thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Chính sách Môi trường của trường đại học Freie Universität Berlin, điều được Barbara Meyer-Bukow, phát ngôn viên của công ty Vatterfall đang vận hành nhiều nhà máy hạt nhân ở Đức gián tiếp xác nhận [b bis].

Trái với những lời dự đoán bi quan, “tại Nhật đã không xảy ra tình trạng khẩn cấp; các nhà máy khác sản xuất điện nhiều hơn nên ở Tokyo và Osaka đèn vẫn sáng và chiếc xe lửa tốc hành Shinkansen vẫn chuyển động bình thường”, như một người bạn Nhật Bản của tôi chia sẻ. Dân nước bạn đã cho cả thế giới thấy tinh thần dũng cảm của mình trong đau thương. Chúng tôi tin tưởng các bạn sẽ vượt qua mọi thách thức và thành công trong việc chuyển đổi sang một cơ cấu năng lượng an toàn, kinh tế và thân thiện với môi trường. Nhà máy điện tương lai sử dụng năng lượng tái tạo ở Fukushima sẽ là một biểu tượng mạnh mẽ của sự thay đổi hệ hình (paradigm shift) trong tư duy của con người về năng lượng và sự sống.

Những tưởng thảm họa xảy ra với con cháu Thái Dương thần nữ cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo nước ta rút ra bài học thực tiễn và cân nhắc lại chính sách năng lượng của mình. Ai ngờ, ngoại trừ sự bày tỏ mối quan ngại của một vài đại biểu Quốc hội [d] gần như chỉ có những lời tuyên bố chung chung (“sẽ rút kinh nghiệm từ sự cố Fukushima”) hay hết sức chủ quan về độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân (“an toàn tuyệt đối”) mà Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rosatom sẽ xây dựng tại Ninh Thuận.

Trong số những hoạt động tuyên truyền từ đó đến nay, tôi đặc biệt chú ý đến lớp học mở với chủ đề “Chúng em với năng lượng nguyên tử” do UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tập đoàn Rosatom tổ chức cho 50 học sinh tiểu học Phan Rang - Tháp Chàm cách đây một năm. Sau hai tiếng rưỡi được đại diện tập đoàn nói trên giới thiệu và đặt câu hỏi gợi mở về điện hạt nhân, vừa được... vẽ nhà máy nguyên tử, một số em cho biết không còn sợ và đã hiểu lợi ích của loại năng lượng ấy [e]!



Học sinh vẽ nhà máy điện hạt nhân. Nguồn: Ninh Thuận online

Nếu như được tiếp cận thông tin đa chiều, có lẽ các em, những người chủ tương lai của đất nước, sẽ thấy rằng...

...Không thể nào không sợ điện hạt nhân!

Trong quá khứ, nhiều chuyên gia hạt nhân đã từng tuyên bố kỹ thuật nguyên tử vô cùng an toàn, cả trăm ngàn năm mới có thể xảy ra một tai nạn. Nhưng rồi từ đó tới nay mới sáu mươi năm thôi, loài người đã chứng kiến một loạt sự cố lớn: Osjorsk/Kyschtym (Liên Xô, 1957), Sellafield (Anh, 1957), Harrisburg (Hoa Kỳ, 1979), Chernobyl (Liên Xô, 1986), Fukushima (Nhật, 2011). Đó là chưa kể hàng ngàn sự cố khác, trong số đó nhiều trường hợp có khả năng gây tai nạn hạt nhân nặng nề nhất nếu không được khám phá − đôi khi chỉ nhờ một sự tình cờ − và xử lý kịp thời. Chỉ riêng ở Đức, từ 1965 tới 2011 các cơ quan giám sát đã ghi nhận 6.000 vụ trục trặc kỹ thuật phải khai báo từ 30 nhà máy điện và cơ sở kỹ thuật hạt nhân khác [2]. Ai cũng biết Đức là nước có nền công nghệ hạt nhân phát triển, quy định chặt chẽ, văn hóa an toàn cao và một đội ngũ khoa học kỹ thuật có năng lực và kỹ luật vào bậc nhất thế giới. Vậy mà tai nạn hạt nhân nặng nề nhất vẫn có thể xảy ra ở đó.

An toàn hạt nhân cũng như nhiều vấn đề khác liên quan đến năng lượng nguyên tử đã được các chuyên gia như GS Phạm Duy Hiển [f], GS Nguyễn Khắc Nhẫn [g], GS Hoàng Xuân Phú [h], TS Phùng Liên Đoàn [i] v.v. phân tích kỹ lưỡng. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin trả lời câu hỏi sau:

Bức xạ từ nhà máy hạt nhân có gây bệnh ung thư trẻ em?

Cả thế giới kinh hoàng vì các thảm họa hạt nhân Chernobyl và Fukushima mà nhân dân Nga, Nhật Bản và cả cộng đồng thế giới còn phải gánh chịu hậu quả chưa biết tới bao giờ. Thế nhưng, khi hoạt động bình thường, nhà máy điện nguyên tử cũng có những tác động dù không gây náo động, không thể thấy bằng mắt thường nhưng không kém phần khủng khiếp. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ em sống gần nhà máy điện hạt nhân ở Canada [3], CHLB Đức [4], Anh [5], Pháp [6] và Hoa Kỳ [7] có tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn bình thường một cách đáng kể. Một số công trình ấy so sánh số trẻ em mắc bệnh ung thư sống trong phạm vi 15; 20; 25 hay 50 kilômét quanh các nhà máy điện hạt nhân với số trung bình các trẻ mắc bệnh trong cả nước. Một số khác nghiên cứu chính xác hơn, so sánh số trẻ mắc bệnh ung thư sống trong những vùng có nhà máy nguyên tử với số trẻ cùng lứa tuổi mắc bệnh ở những vùng tương tự nhưng không có nhà máy nguyên tử. Kết quả: Ở những vùng có nhà máy nguyên tử, số trẻ em mắc bệnh ung thư đều cao hơn nhiều so với số trẻ mắc bệnh ở những vùng khác. Khuyết điểm của phương pháp đối chiếu thứ hai là: tuy hai loại vùng được lựa chọn theo một số đặc tính giống nhau, nhưng có thể bỏ qua một hay nhiều đặc tính khác có ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh ung thư, khiến kết quả nghiên cứu bị sai lệch. Vì vậy, trong công trình mới đây của Cơ quan Đăng ký ung thư trẻ em Đức [8], nhóm khoa học gia thực hiện đã đo khoảng cách từ nhà ở của mỗi trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh ung thư máu tới nhà máy nguyên tử gần đó (16 nhà máy). Họ lại so sánh mỗi đứa trẻ mắc bệnh với ba trẻ không mắc bệnh được chọn ngẫu nhiên nhưng có cùng tuổi, giới tính và cùng ở trong vùng của trẻ mắc bệnh. Tổng cộng có 1.952 trường hợp mắc bệnh đăng ký trong khoảng thời gian từ 1980 - 2003 và 4.735 trường hợp khỏe mạnh được khảo sát. Nghiên cứu bệnh - đối chứng (case-control study) này được nhiều tổ chức độc lập đánh giá là rất chính xác [1,9,10]. Nó cho thấy trong phạm vi 5 kilômét, trẻ em dưới 5 tuổi càng ở gần nhà máy hạt nhân chừng nào, rủi ro mắc bệnh ung thư máu càng tăng nhiều chừng nấy. Ngoài ra, số trẻ mắc bệnh trong phạm vi 5 kilômét cũng cao hơn hơn số trung bình trong toàn liên bang 40 %.

Năm 2009, theo yêu cầu của nhóm Nghị viên Liên minh 90 & đảng Xanh, GS BS Eberhard Greiser đã thực hiện một phân tích tổng hợp (meta-analysis) bao gồm những nghiên cứu quan trọng nhất ở 80 nhà máy nguyên tử thuộc năm quốc gia nêu trên [9]. GS Greiser xác nhận kết quả của Cơ quan Đăng ký ung thư trẻ em Đức và tính độ tăng rủi ro mắc bệnh ung thư máu ở trẻ em từ 0 - 14 tuổi là 13% và ở trẻ em từ 0 - 4 tuổi là 19%. Những con số này rất đáng kể, bởi vì rủi ro mắc bệnh ung thư phổi tăng thêm từ 13 - 19% ở người lao động không hút thuốc nhưng thụ động hít khói thuốc của đồng nghiệp [11] đã dẫn đến luật cấm hút thuốc ở nơi công cộng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam (nhưng dường như không mấy ai biết).

Tuy ung thư là bệnh do nhiều tác nhân gây ra, nhưng tới nay khoa học không tìm thấy một nhân tố nào khác (bức xạ tự nhiên, chất độc hóa học, cha hay mẹ làm việc ở nhà máy hạt nhân v.v.) lại có tác động trên diện rộng và phụ thuộc vào khoảng cách chỗ ở - nhà máy điện hạt nhân như vậy. Từ đó, ta có thể rút ra kết luận: mặc dù có nồng độ rất thấp, các chất phóng xạ phát ra từ nhà máy nguyên tử hoạt động bình thường chắc hẳn là nguyên nhân chủ yếu của rất nhiều trường hợp ung thư máu trẻ em.

Tài liệu tham khảo:
- Bài báo:

[a] Nguyễn Trần – Nguyễn Vượng (theo Science 331). Fukushima và những hệ lụy. Bài 1: Thế giới điện hạt nhân hậu Fukushima? SGTT Media 23/04/2011.
An Bình (theo BBC). Trung Quốc, Venezuela đồng loạt ngừng các kế hoạch hạt nhân. Dân trí 17/03/2011.
Duy Phúc. Nhật Bản xem xét lại chính sách năng lượng. Tuổi Trẻ Online 12/05/2011.
[b] Huỳnh Thiềm: Thanh Niên Online 30/05/2011.
[b bis] Das Gupta, Oliver. Alte Atomkraftwerke Die Gelddruckmaschinen. Süddeutsche.de 06.07.2009.
[c] Phan Anh. Nhật đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Tuổi Trẻ Online 04/05/2012.
[d] Hồng Khánh. Không thể để điện hạt nhân làm gánh nợ lớn cho con cháu. VnExpress 13/11/2009.
Lan Hương. Ý kiến đại biểu Quốc hội về Vinashin và điện hạt nhân. Dân trí 27/03/2011.
[e] Bee.net.vn. Học 2 tiếng rưỡi, HS tiểu học “hết sợ” điện hạt nhân? 15/04/2011.
[f] Phạm Duy Hiển. Điện hạt nhân sát biên giới ảnh hưởng gì đến Việt Nam? TuanVietnam.net 23/07/2010.
Phạm Duy Hiển (phỏng vấn bởi Thanh Phương). Việt Nam cần xét lại chính sách phát triển điện hạt nhân. RFI 21/03/2011.
Phạm Duy Hiển. Việt Nam trước cuộc tổng rà soát về điện hạt nhân trên toàn thế giới. SGTT Media 08/04/2011.
[g] Nguyễn Khắc Nhẫn. Thảm hoạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. 19/03/2011.
Nguyễn Khắc Nhẫn (phỏng vấn do Đức Tâm thực hiện). Việt Nam nên dừng chương trình điện hạt nhân. RFI 28/03/2011.
Nguyễn Khắc Nhẫn (phỏng vấn do Gia Minh thực hiện). An toàn hạt nhân. Tạp chí Khoa học Môi trường 25/04/2011.
Nguyễn Khắc Nhẫn. Suy ngẫm bài học Chernobyl sau 26 năm. BBC tiếng Việt 29.4.2012.
[h] Hoàng Xuân Phú. Mạn bàn về an toàn điện hạt nhân. Hoang Xuan Phu's Home Page 14/06/2011.
Hoàng Xuân Phú. Phiêu lưu điện hạt nhân. Hoang Xuan Phu's Home Page 17/07/2011.
[i] Phùng Liên Đoàn. Khủng hoảng hạt nhân tại Nhật dưới mắt một chuyên viên người Việt. Vietsciences 19/03/2011.
Phùng Liên Đoàn. Động đất, sóng thần, và tai nạn lò hạt nhân Fukushima Daiichi tại Nhật. 04/04/2011.
- Các tài liệu khác:
[1] Bundesamt für Strahlenschutz. Epidemiologische Studie zu Kinderkrebs in der Umgebung von Kernkraftwerken – KiKK-Studie Abschließende Stellungnahme des Bundesamtes für Strahlenschutz (September 2009).
[2] Bundesamt für Strahlenschutz. Kernkraftwerke in Deutschland − Meldepflichtige Ereignisse seit Inbetriebnahme (Stand vom 28.02.2011).
[3] Clarke EA, McLaughlin J, Anderson TW. Childhood leukaemia around Canadian nuclear facilities. Phase I. Final report. Atomic Energy Control Board. Ottawa, 1989.
Clarke E. A., McLaughlin J., Anderson T.W. Childhood leukaemia around Canadian nuclear facilities. Phase II. Final report. Atomic Energy Control Board. Ottawa, 1991.
[4] Möhner M., Stabenow R. Childhood malignancies around nuclear installations in the former GDR. Med Forsch 6 (1993), 59-67.
Kaletsch U, Meinert R, Miesner A, Hoisl M, Kaatsch P, Michaelis J. Epidemiologische Studien zum Auftreten von Leukämieerkrankungen bei Kindern in Deutschland. Schriftenreihe Reaktorsicherheit und Strahlenschutz. Bundesministerium für Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit. 1997.
[5] Gardner M. J. Father’s occupational exposure to radiation and the raised level of childhood leukaemia near the Sellafield nuclear plant. Environ Health Perspect 94 (1991), 5-7.
Black RJ, Sharp L, Harkness EF, McKinney PA. Leukemia and non-Hodgkin’s lymphoma: Incidence in children and young adults resident in the Dounreay area of Caithness, Scotland in 1968-1991. J. Epidemiol Community Health 48 (1994), 232-236.
Committee on Medical Aspects of Radiation in the Environment (COMARE). Tenth report. The incidence of childhood cancer around nuclear installations in Great Britain. 2005.
[6] Evrard AS, Hémon D, Morin A, Laurier D, Tirmarche M, Backe JC, Chartier M, Clavel J. Childhood leukaemia around French nuclear installations using geographic zoning based on gaseous discharge dose estimates. Br J Cancer 94 (2006), 1342-1347.
[7] Surveillance, Epidemiology, and End Results (SEER) Program (www.seer.cancer.gov) Limited-Use Data (1973-2006), National Cancer Institute, DCCPS, Surveillance Research Program, Cancer Statistics Branch, released April 2009, based on the November 2007 submission.
Illinois State Cancer Registry: Melinda Lehnherr, R.N., Assitant Division Chief. Illinois Department of Pulic Health, Illinois State Cancer Registry, public data set v16, data as of November 2008.
Pennsylvania State Cancer Registry: http://app2.health.state.pa.us/epiqms/default.asp
[8] Spix, Claudia; Schmiedel, Sen; Kaatsch, Peter et al. Case–control study on childhood cancer in the vicinity of nuclear power plants in Germany 1980–2003. European Journal of Cancer 44, issue 2 (2007), 275-284.
Kaatsch, Peter; Spix, Claudia; Schulze-Rath, Renate et alleukaemia in young children living in the vicinity of german nuclear power plants. International Journal of Cancer 122 (2008), 721-726.
[9] Greiser, Eberhard. Leukämie-Erkrankungen bei Kindern und Jugendlichen in der Umgebung von Kernkraftwerken in fünf Ländern. Meta-Analyse und Analyse im Auftrage der Bundestagsfraktion B’90/Die Grünen. Musweiler, 2009.
[10] Umweltinstitut Muenchen e.V. Krebserkrankungen bei Kindern um Atomkraftwerke. KiKK-Studie bestätigt die Analysen des Umweltinstituts.
[11] World Health Organization. International Agency for the Research on Cancer: Tobacco Smoke and Involuntary Smoking. IARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans. Volume 83. Lyon, 2004.
P.H.H.

Tuesday, May 29, 2012

Cá ngừ mang phóng xạ từ Nhật sang Mỹ

http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=1658207804030260414#editor/target=post;postID=5502001629614205082

Cá ngừ mang phóng xạ từ Nhật sang Mỹ

Các nhà khoa học phát hiện nhiều cá ngừ vây xanh mang chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản tới các bờ biển của Mỹ, nơi cách nhà máy tới 9.600 km.
> Phát hiện phóng xạ ở ngoài khơi Nhật Bản
> Phóng xạ Fukushima rò rỉ ra Thái Bình Dương

Một con cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương. Ảnh:
Một con cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương. Ảnh: richardherrmann.com.
Nicholas Fisher, một nhà nghiên cứu của Đại học Stony Brook tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp đã đo nồng độ chất phóng xạ Cesium (Cs) trong cơ thể những con cá ngừ Thái Bình Dương dọc theo các bờ biển của Mỹ. Họ nhận thấy nồng độ Cs trong cơ thể cá ngừ cao gấp 10 lần so với những năm trước, AP đưa tin.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy kết quả đó”, Fisher phát biểu.
Đây là lần đầu tiên giới khoa học tìm ra bằng chứng cho thấy một loài cá di cư có thể bơi xuyên đại dương với chất phóng xạ trong cơ thể. Mặc dù vậy, nồng độ Cs trong cơ thể cá ngừ vẫn thấp hơn nhiều so với mức an toàn mà chính phủ Mỹ và Nhật Bản quy định đối với thịt cá ngừ.
Sau khi cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản xảy ra vào tháng 3/2011, người ta phát hiện cá nhỏ và sinh vật phù du gần vùng biển Nhật Bản nhiễm chất phóng xạ với nồng độ khá cao.
Tuy nhiên, giới khoa học không nghĩ rằng chất phóng xạ có thể tồn tại lâu trong cơ thể những con cá di cư lớn, bởi cơ thể chúng có thể tống chất phóng xạ ra ngoài nhờ quá trình trao đổi chất.
Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương là một trong những loài cá lớn và sinh trưởng nhanh nhất hành tinh. Chiều dài cơ thể chúng có thể đạt tới 3 m, còn khối lượng trung bình lên tới hơn 450 kg. Chúng đẻ trứng ở vùng biển Nhật Bản. Sau khi chào đời, cá ngừ con di cư về phía đông với tốc độ rất lớn để tới vùng biển gần bang California của Mỹ và vùng biển gần mũi của bán đảo Baja California của Mexico.
Trước đây, 5 tháng sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, các nhà khoa học của Đại học Stony Brook kiểm tra nồng độ chất phóng xạ trong cơ thể 15 con cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương mà họ bắt được gần bờ biển San Diego. Kết quả cho thấy nồng độ hai đồng vị phóng xạ Cs-134 và Cs-137 trong mẫu mô của những con cá ngừ đều cao hơn so với trước.
Để loại trừ khả năng nồng độ phóng xạ trong cơ thể cá ngừ tăng do các dòng hải lưu hoặc tích tụ trong nước biển từ không khí, nhóm nghiên cứu kiểm tra những con cá ngừ vây vàng ở phía đông Thái Bình Dương và những con cá ngừ vây xanh di cư tới phía nam bang California trước khi thảm họa kép tại Nhật Bản xảy ra hôm 11/3. Họ không phát hiện chất phóng xạ Cs-134, mà chỉ thấy chất Cs-137 mà cá nhiễm từ những vụ thử vũ khí hạt nhân trong thập niên 60.
“Các kết quả cho thấy cá ngừ vây xanh nhiễm chất phóng xạ từ nhà máy điện Fukushima I”, Ken Buesseler, một chuyên gia của Viện Hải dương Woods Hole tại Mỹ, bình luận. Buesseler không tham gia nghiên cứu của Đại học Stony Brook.
Cá ngừ vây xanh nhiễm chất Cesium khi chúng bơi trong những vùng biển chứa chất phóng xạ và ăn những con mồi nhiễm phóng xạ, các nhà khoa học cho biết. Do cá ngừ di chuyển về phía đông, chúng đẩy một phần chất phóng xạ ra ngoài cơ thể nhờ quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, cơ thể chúng không thể đẩy hết chất phóng xạ ra ngoài.
“Thái Bình Dương là một đại dương khổng lồ. Bơi xuyên Thái Bình Dương mà vẫn giữ chất phóng xạ trong cơ thể là điều phi thưởng ở cá ngừ vây xanh”, Fisher nói.
Việt Linh

Monday, May 28, 2012

TRÍ THỨC CHĂM VÀ ĐIỆN HẠT NHÂN

http://inrasara.com/2012/05/28/tri-th%e1%bb%a9c-cham-di%e1%bb%87n-h%e1%ba%a1t-nhan/

Trí thức Chăm & Điện hạt nhân

(Inrasara trả lời bạn đọc xung quanh ĐHN)

* Quê hương thanh bình – Photo Inrajaya.
Trung tuần tháng 5 vừa qua, về quê, tôi có dịp tiếp cận với anh chị em trí thức Chăm, ở Hamu Tanran, Caklaing và PRTC, tuổi trên dưới 30. Các bạn đã thẳng thắn đặt câu hỏi với tôi xung quanh vấn đề ĐHN, và tôi đã trả lời, thẳng không kém. Sau đó, qua trao đổi trên website Inrasara.com về sự kiện này, tôi nhận được nhiều câu hỏi khác. Sau đây là phần ghi lại phản hồi, và trả lời tiếp các thắc mắc chưa kịp giải tỏa. Cả cho tôi và cho các bạn.
Sau trả lời này, Inrasara.com tạm ngưng kì hai chuyên đề ĐHN.
1. Chính phủ không nghe dân đâu… (3 ý kiến)
- Đây là lối nghĩ tiêu cực. Từ phía Chính phủ mà nhìn, nó còn bị xem là suy nghĩ “lệch lạc” nữa: Ai dám nói Chính phủ tôi mà không lắng nghe dân? Nhưng tạm để yên câu hỏi này ở đó. Theo tôi, Chính phủ nào dù độc đoán tới đâu, ít nhiều vẫn nghe dân, nếu dân biết kêu, và kêu đúng. Nếu chưa nghe, thì trí thức cố nói sao cho Chính phủ nghe, buộc Chính phủ phải nghe.
2. Có nói cũng vô ích thôi… (nhiều ý kiến)
- Không vô ích đâu, diễn biến vài sự cố khắp đất nước thời gian gần đây chứng minh điều đó. Lại tạm cho khía cạnh này vào ngoặc, ở đây ta nhấn vào sinh phận trí thức. Sinh phận của trí thức là nói. Vô ích cũng nói. Nguy hiểm đến sinh mệnh hay tính mệnh, cũng nói. Ngay số đầu năm 2006, trên tạp chí Văn hóa Dân tộc, tôi viết:
Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Kinh đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Đảng. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn là mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng”.
Đoạn văn được nhiều báo và tác giả trích dẫn. Đó là cán bộ. Còn trí thức, trách nhiệm với cộng đồng, họ PHẢI nói.
3. Inrasara phản đối ĐHN, chỉ nói miệng thôi, sao không làm đi! (2 ý kiến)
- Xét về sinh phận của trí thức, nói và làm đồng nghĩa. Nói tức là làm.
4. Nhưng “làm” kia có mạng lại hiệu quả gì cụ thể không? (1 ý kiến)
- Hiệu quả của hành động trí thức khác xa hiệu quả của nhà hoạt động xã hội. Riêng bản thân tôi, hãy để cho mọi người nhận định. Cũng xin miễn ý kiến, ở đây.
5. Có độc giả người Kinh phê bình trí thức Chăm “đóng” với thế giới ngoài Chăm. Có phải vậy không? Xin nhà thơ cho biết ý kiến của mình. Riêng nhà thơ thì thế nào? (1 ý kiến)
- Đóng – có lẽ đúng. 20 năm trước, tôi cũng đã đề cập khía cạnh này. Người Chăm cần mở và nhập cuộc với thế giới bên ngoài hơn nữa.
Cá nhân tôi, ở thế giới “ngoài Chăm”, tôi đã kí tên về vấn đề Trường Sa – Hoàng Sa (2007), về vụ Bát Nhã (Lâm Đồng), về Dự án Boxit, về ĐHN. Tôi không kí “theo” mà chỉ nháy chuột chấp nhận khi tôi hiểu rõ vấn đề. Và tôi kí ngay, không chút chần chừ. Riêng dự án Boxit, sau này ông bạn cho biết là không có tên tôi trong danh sách, tôi không hiểu vì sao có trục trặc đó (tôi không theo dõi danh sách sau khi kí). Còn nhiều sự vụ khác, dù nhận được thư, tôi đã cho qua, đơn giản bởi tôi không nắm được vấn đề.
Kí tên vào bản kiến nghị hay kháng thư không có gì nghiêm trọng cả, nó chỉ góp thêm một tiếng nói giúp bộ phận lập chính sách xem xét lại việc làm của mình.
6. Có ý kiến cho là nhà thơ Inrasara có “đồng ý” hay “đứng sau lưng” tên tuổi khác để phê phán trí thức Chăm không phản đối ĐHN là hèn nhát hay trốn tránh trách nhiệm, có đúng thế không? (2 ý kiến)
- Đây là suy diễn từ bài viết của một tác giả khác. Trong cộng đồng Chăm, ít nhất phải đến 5 ngàn người được xem thuộc giới học thức, chỉ kể người đã qua Đại học hay trên Đại học. Trong số này theo chỗ tôi biết, không quá 20 người (đứng tên thật, bằng chữ kí, bằng bài viết hay “phản hồi”,…) đã tỏ thái độ phản đối ĐHN. Nghĩa là còn 4.980 người chưa có thái độ. Chỉ có điên mới đi chê cả bộ phận rộng lớn này “hèn nhát hay trốn tránh trách nhiệm” cộng đồng. Trong đó không ít người là anh chị em tôi, bạn bè tôi, thầy dạy tôi… Còn nếu muốn phê bình ai đó, tôi trực tiếp với họ, chứ không cần qua trung gian bất cứ ai cả.
7. Xin hỏi thật, nhà thơ hãy nói thật suy nghĩ của mình về bộ phận trí thức còn lại này… (1 ý kiến)
- Trí thức là kẻ tự đặt trách nhiệm xã hội lên vai mình, không ai mang chúng từ ngoài đặt lên vai họ mà nói: đây là trách nhiệm của ông/ bà.
Việt Nam chưa có văn hóa từ chức. Ở Nhật Bản, thuộc cấp làm sai, bộ trưởng từ chức ngay; sóng thần gây thảm họa hạt nhận, thủ tướng giải quyết xong – từ chức; thậm chí như Hàn Quốc, chỉ vì bị nghi ngờ nhận hối lộ, cựu tổng thống Roh Moo-huyn đã phải nhảy xuống hẻm núi gần nhà tự tử. Việt Nam chưa có văn hóa đó. Văn hóa kí kháng thư cũng vậy: nó chỉ mới manh nha trong thời gian gần đây. Xin dẫn ra đoạn này:
Sau hai tuần kể từ ngày 14.2.2012, Kiến nghị khẩn cấp của công dân Việt Nam về vụ Tiên Lãng nhận được 1361 chữ kí, thu thập trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
Gần như cùng thời gian đó, từ ngày 7.2.2012, Thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam nhận được 124898 chữ kí, thu thập trên website của Tòa Bạch ốc Hoa Kỳ, lúc tôi viết những dòng này.
Khoảng cách giữa hai con số này càng nổi bật, nếu đem tỉ lệ 1361 trên 90 triệu người Việt trong nước, chưa kể người Việt ở nước ngoài, đặt cạnh tỉ lệ 124898 trên vỏn vẹn 2 triệu người Việt tại Mỹ”.
Qua so sánh của nhà văn Phạm Thị Hoài, ta đủ hiểu vấn đề. Cho nên, có khờ mới đi trách móc cô bác, anh chị em Chăm mình.
8. Đội ngũ trí thức Chăm có nhiều mâu thuẫn. Các chuyện nhỏ thì vậy, chứ vấn đề lớn ảnh hưởng đến tính mạng cả cộng đồng như ĐHN thì sao? (3 ý kiến)
Inrasara: Người Chăm chưa hình thành đội ngũ trí thức, dù ở đó nhiều người có học, không ít anh chị đạt học vị cao. Nhà nghiên cứu, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ… đều có. Quan điểm về học thuật khác nhau xảy ra tranh cãi – có; cá tính khác nhau dẫn tới sự không đồng thuận – cũng có; nhưng tôi chưa thấy xảy ra sự phân rã. Dẫu sao qua thăm dò cá nhân, về vấn đề ĐHN, những người có học trong cộng đồng Chăm khá đồng thuận: tôi chưa thấy ai nhất trí công khai với Dự án này.
9. Ngoài 4 người Chăm có tên trong “Kháng thư”, còn lại chỉ có Inrasara, Trà Vigia và Đồng Chuông Tử có bài về ĐHN. Thế tại sao phản ứng chuyện nhạy cảm này đa phần là nhà thơ? (1 ý kiến)
- Phân biệt như thế có nên không? Bởi bạn đã hỏi, nên hãy thử xét xem, và cũng nên coi đây chỉ là ý kiến tham khảo: Nhà thơ nhạy cảm với sinh phận con người hơn, với ít so đo tính toán cho bản thân mình hơn, có lẽ thế. Cũng không lấy gì làm chắc lắm. Đó chỉ do tôi liên hệ chuyện cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thi sĩ trẻ ở Nga, Pháp tự tử và điên chiếm tỉ lệ cao vượt trong giới văn nghệ sĩ.
10. Nhà thơ nhận định sao về các bài viết này? (1 ý kiến)
- Trà Vigia kêu cứu khi thấy nỗi bất an ĐHN lan rộng, kêu cứu cả trong mơ. Đồng Chuông Tử thì cảnh báo với giọng điệu mỉa mai chua chát. Riêng tôi, viết và trả lời phỏng vấn không với tư cách nhà thơ, mà là một nhà nghiên cứu và chủ trang web. Thứ nhất, tạo diễn đàn cho độc giả quan tâm thảo luận và, thứ hai, cung cấp thông tin. 3 điểm tôi muốn nhấn là:
- Đây là vùng đất cư trú lâu đời của tộc người Chăm: hơn 2 ngàn năm,
- Cộng đồng Chăm tập trung nhiều và dày nhất: chiếm gần nửa dân số Chăm trên toàn quốc, và
- Là vùng đất tâm linh có trên trăm địa điểm tôn giáo tín ngưỡng đang được cộng đồng thờ phượng mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày…
11. Về chuyện Đại biểu Quốc hội người Chăm, giới trí thức Chăm và cá nhân nhà thơ nghĩ thế nào? Có động thái nào cụ thể không? (nhiều ý kiến)
- Hãy để mỗi cử tri Chăm đặt câu hỏi với Đại biểu của mình. Các vị nhân sĩ trí thức cũng có câu hỏi riêng, tùy thế đứng của họ. Cá nhân tôi, tôi hiểu vị thế của chị ấy, tôi chỉ yêu cầu vị này cho biết thái độ của mình vớí ĐHN, trước Quốc hội và trước cử tri. Thế thôi, cũng đủ rồi.
12. Nhà thơ có hi vọng gì vào sự thay đổi của Dự án ĐHN không? (2 ý kiến)
- Có. Qua phân tích của chuyên gia thiện chí trên khắp thế giới, qua phản ứng của giới trí thức, qua “điềm báo rất rõ ràng” (chữ của Gs. Nguyễn Minh Thuyết) từ thảm họa gần nhất ở nước ngoài, và qua lộ trình thực tế trong nước, Dự án đã có vài thay đổi. Thông tin mới nhất – Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân cho biết Dự án phải hoãn lại vài năm. Vài năm, cũng có thể là chục năm. Biết đâu tới lúc đó, Việt Nam đã tìm được nguồn năng lượng thay thế: hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn, và nhất là – an toàn hơn.
Chờ vậy.
Sài Gòn, 26-5-2012

VN:F [1.9.17_1161]
VN:F [1.9.17_1161]
Trí thức Chăm & Điện hạt nhân, 10.0 out of 10 based on 5 ratings Bài viết liên quan:
  1. 1 năm sau Fukushima: Ý kiến trí thức VN về Nhà máy điện Hạt nhân ở Ninh Thuận
  2. Thêm một cảnh báo về Nhà máy Điện hạt nhân
  3. Inrasara: Sơ kết phản ứng của đồng bào Chăm về Dự án Nhà máy Điện hạt nhân ở Ninh Thuận
  4. Inrasara trả lời phỏng vấn BBC về điện hạt nhân
  5. Thư gửi “Độc giả thơ Inrasara” về điện hạt nhân

CỰU THỦ TƯỚNG NHẬT YÊU CẦU TỪ BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN!


http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120528-cuu-thu-tuong-nhat-khuyen-cao-tu-bo-dien-hat-nhan
Cựu thủ tướng Nhật khuyến cáo từ bỏ điện hạt nhân


Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ra điều trần ngày 28/5/2012 trước ủy ban độc lập của Nghị viện về tai nạn hạt nhân Fukushima.
Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ra điều trần ngày 28/5/2012 trước ủy ban độc lập của Nghị viện về tai nạn hạt nhân Fukushima.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Đức Tâm
Ngày hôm nay, 28/05/2012, ông Naoto Kan, người đảm trách chức vụ thủ tướng khi xẩy ra thảm họa hạt nhân Fukushima, đã ra điều trần trước một ủy ban điều tra độc lập của Nghị viện. Cựu thủ tướng Nhật Bản thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong thảm kịch này và cho rằng giải pháp an toàn nhất là từ bỏ điện hạt nhân.

Thảm họa hạt nhân Fukushima đã xẩy ra, sau khi nước Nhật phải hứng chịu một trận động đất và sóng thần kinh hoàng, ngày 11/03/2011. Ủy ban điều tra của Nghị viện muốn làm rõ trách nhiệm của thủ tướng Naoto Kan và chính phủ của ông trong việc kiểm soát, xử lý cuộc khủng hoảng này.
Cựu thủ tướng Nhật tuyên bố: « Tai nạn hạt nhân xẩy ra trong một nhà máy điện nguyên tử mà hoạt động của nó thuộc phạm vi chính sách quốc gia. Do vậy, trách nhiệm trước tiên là thuộc về Nhà nước ». Ông nói thêm: "Là người lãnh đạo đất nước lúc xẩy ra tai nạn, tôi thành thật xin lỗi vì đã không ngăn chặn được tai nạn này". Sau khi nhận lỗi, cựu thủ tướng Nhật cũng cố gắng giải thích, biện minh cho các quyết định của mình, nhưng ông cũng phải thừa nhận là nhiều biện pháp đã được đưa ra chậm trễ.
Ủy ban điều tra đã đặt ra nhiều câu hỏi như về chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima của thủ tướng Kan vào ngày 12/03, về việc thông gió khu lò hạt nhân chậm trễ, phun nước biển làm nguội lò, về ý định của tập đoàn khai thác TEPCO muốn bỏ mặc nhà máy đang lâm nạn và có nguy cơ bị nổ, về thông tin nói rằng Nhật Bản từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ v.v...
Các câu trả lời, giải thích của ông Naoto Kan cho thấy một sự thật phũ phàng: Trong những giờ đầu, ngày đầu xẩy ra tai nạn, thủ tướng không có thông tin chi tiết và rõ ràng. Ông phải đến hiện trường thì mới có thể ra các quyết định đối phó với khủng hoảng. Thủ tướng hỏi vì sao tiến độ xử lý chậm, ai cũng trả lời là không biết. Đích thân thủ tướng Nhật phải ra lệnh cho lãnh đạo TEPCO không cho phép rút hết nhân viên ra khỏi hiện trường và do vậy, đến ngày 15/03, tức là 4 ngày sau thảm họa, chính phủ mới thành lập một bộ phận chuyên trách chỉ đạo giải quyết tai nạn.
Liên quan đến việc sơ tán người dân trong vòng bán kính 3km, rồi 10 km và cuối cùng là 20km, cựu thủ tướng Nhật khẳng định rằng các quyết định của ông dựa theo ý kiến của nhóm chuyên gia mà những người này lại thường không đồng ý với nhau.
Sự rối loạn trong quản lý tai nạn còn thể hiện rõ khi cựu thủ tướng Nhật thừa nhận là cho đến khi từ chức vào tháng Tám năm ngoái, ông vẫn không có được đầy đủ thông tin, các ý kiến và đề xuất. Ông Naoto Kan nêu ví dụ là hôm qua, lần đầu tiên, ông nghe thấy cựu phát ngôn viên chính phủ, khi ra điều trần, nói rằng Cơ quan An toàn Hạt nhân từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ, trong khi ông lại là người chủ trương đón nhận mọi hình thức giúp đỡ.
Một năm sau thảm họa Fukushima, tất cả 54 lò phản ứng nguyên tử của Nhật Bản đều ngừng hoạt động và xứ hoa anh đào đang xem xét lại chính sách điện hạt nhân.
Chính vì vậy, cuộc điều trần của cựu thủ tướng Nhật Bản biến thành một diễn đàn chống điện hạt nhân. Mở đầu, ông Naoto Kan nói: « Với kinh nghiệm vụ 11 tháng 3, tôi đã hiểu rằng cách tư duy của tôi, lòng tin của tôi đối với việc khai thác năng lượng nguyên tử là không đúng ». Kết thúc phần trình bày, cựu thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: « Năng lượng hạt nhân an toàn nhất khi chúng ta không phụ thuộc vào nó. Nói một cách khác, cần phải tống khứ năng lượng nguyên tử đi ».



http://www.voanews.com/vietnamese/news/japan-nuclear-5-28-12-155103655.html
Cựu Thủ tướng Nhật yêu cầu quốc hội loại bỏ năng lượng hạt nhân

Ông Naoto Kan, cựu Thủ tướng Nhật
Ông Naoto Kan, cựu Thủ tướng Nhật

Ông Naoto Kan, cựu Thủ tướng Nhật vừa lên tiếng yêu cầu quốc hội loại bỏ năng lượng hạt nhân, và nói ông cũng có một phần trách nhiệm, với tư cách là người đứng đầu chính phủ, về tai họa hạt nhân do thiên tai động đất và sóng thần khủng khiếp gây ra hồi năm ngoái.

Hôm thứ Hai ông Kan đã nói với các nhà làm luật, phê phán vai trò của Công ty Điện lực Tokyo, gọi tắt là TEPCO, và nhiều thập niên vận động hành lang của ngành công nghệ năng lượng hạt nhân.

Cựu Thủ tướng Nhật nói: “TEPCO và các Công ty Năng lượng của Nhật đã thống trị công nghệ năng lượng hạt nhân trong suốt 40 năm qua.

Qua tập đoàn năng lượng và những qui luật họ tạo ra, họ khai trừ và cô lập những chuyên gia thuộc công nghiệp này, các chính trị gia và những người quan trọng trong guồng máy công quyền, trong khi những người khác chỉ im lặng để thủ thân và thái độ muốn yên thân bằng bất kỳ giá nào. Tôi nói thế vì cảm thấy có phần nào trách nhiệm.”

Cựu Thủ tướng Nhật đã bị phê phán nặng nề trong khoảng thời gian tiếp theo sau các tai họa ngày 11 tháng 3, năm 2011, hủy hoại nhà máy năng lượng Fukushima-Daiichi phía đông bắc Tokyo.

Những người chỉ trích chê trách chính phủ đã thiếu chuẩn bị trong việc phòng ngừa thiên tai, và về thất bại mà nhiều giới cảm thấy là chính quyền Tokyo, đã không cung ứng thông tin rõ ràng cho công chúng lúc đó lâm vào cảnh tang thương và đau buồn.

Tin liên hệ


 


Cựu thủ tướng Nhật giải trình về thảm họa hạt nhân

http://nld.com.vn/201205280958463p0c1006/cuu-thu-tuong-nhat-giai-trinh-ve-tham-hoa-hat-nhan.htm

Cựu thủ tướng Nhật giải trình về thảm họa hạt nhân


Thứ Hai, 28/05/2012 22:00

Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan hôm 28-5 đã giải trình trước một ủy ban chịu trách nhiệm điều tra về thảm họa hạt nhân Fukushima của quốc hội nước này.

Ông Kan bị chỉ trích vì gây ra tình trạng gián đoạn công việc đối phó với thảm họa hạt nhân khi thăm Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào ngày 12-3-2011, một ngày sau khi nhà máy bị sóng thần tàn phá, trong lúc các công nhân ứng phó với tình trạng khẩn cấp đang vật lộn khắc phục tình hình tan chảy hoàn toàn các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.
Theo đài BBC, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Yukio Edano hôm 27-5 cho biết vào thời điểm ấy, chính phủ đã không hoàn toàn hiểu rõ mức độ thiệt hại đối với nhà máy. Cũng theo ông Edano, Nhật đã từ chối đề nghị của Mỹ cử các chuyên gia hạt nhân sang làm việc tại văn phòng thủ tướng Nhật vì lý do e ngại về chủ quyền.
Huệ Bình



Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ngày 28-5 đã giải trình trước ủy ban quốc hội về việc ông đối phó với cuộc khủng hoảng bắt đầu sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp vào tháng 3-2011.
Ông Naoto Kan bị chỉ trích vì không can thiệp kịp thời ở Fukushima - Ảnh: AFP
Báo Nhật Bản Japan Times cho biết các câu hỏi tập trung vào việc phản ứng của ông Kan những giờ và những ngày đầu tiên ngay sau khi sóng thần gây hư hại cho ba lò phản ứng hạt nhân và tình trạng rò rỉ phóng xạ được phát hiện.
Ủy ban này trước đó đã điều trần với các chuyên gia hạt nhân và ông Yukio Edano, bộ trưởng thương mại và công nghiệp Nhật Bản đương nhiệm và là chánh văn phòng nội các dưới thời ông Kan.
Ngày 27-5, trong cuộc điều trần, ông Edano nói với ủy ban rằng chính phủ ông Kan không hề có ý định cung cấp sai thông tin cho dư luận về mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng. Ông Edano khẳng định chính quyền hoàn toàn hiểu được mức độ các nhà máy bị phá hủy.
Ông cũng nói chính quyền thủ tướng Kan từ chối đề nghị cử các chuyên gia hạt nhân sang hỗ trợ từ phía Mỹ do lo ngại về chủ quyền.
Ông Kan bị chỉ trích vì tỏ ra lưỡng lự trong việc nhanh chóng nắm quyền chỉ huy tối cao với các nhà máy, nhưng rồi sau đó lại can thiệp quá nhiều, theo Japan Times.
Đổ vỡ về lòng tin giữa ông Kan, các quan chức trong nội các và công ty vận hành nhà máy, Tepco, đã khiến các chiến dịch khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn, theo nghi ngờ của quốc hội.
Tình hình hiện giờ ở Nhà máy Fukushima Daiichi là ổn định, theo Tepco, nhưng hàng chục nghìn người đã bị sơ tán khỏi khu vực xung quanh các nhà máy vẫn chưa thể trở về nhà và nhiều vùng sẽ phải bỏ hoang trong vài thập kỷ nữa.
HẢI MINH



THƯ PHẢN ĐỐI NHẬT BẢN ĐÃ CÓ PHIÊN BẢN TIẾNG NHẬT

Dưới đây là phiên bản tiếng Nhật của lá thư phản đối Nhật Bản.


2012年 521

野田 佳彦 内閣総理大臣 殿

100-8914 東京都千代田区永田町 1-6-1
Email: Kanteihp-info@cas.go.jp



C/c: 玄葉 光一郎 外務大臣 殿
100-8919 東京都千代田区霞が関2-2-1
谷崎泰明 駐ベトナム匿名全権大使 殿


内閣総理大臣 殿

私達ベトナムおよび世界各国に居住するベトナムの人々は、日本政府のベトナムにおける原子力発電所建設のためのべトナム政府に対する融資の決定に反対します。私達は差別的で、思いやりのない、そして倫理性に欠けるこの決定を早急に取りやめることを要求します。

201254日、北海道電力は日本国内にある54機の最後の原子力発電所として泊原発3号機を停止しました。この結果、日本全体におけるすべての原子力発電が停止している状態です。この責任ある決定は、核爆発による大惨事“局所的メルトダウン”の結果によるものです。この惨事は、2011311日に東日本沖に起きた甚大な地震による福島沖の津波によるもので、福島原発4機からの放射性物質を致命的に拡散したものです。

福島原発の惨事は、半径100 Km圏内に住む数100万人の日本人に影響を与え、長期にわたるこの地域の環境と居住者に与える影響は計り知れないものが有ります。この深刻さは1986年にチェルノブイリ原子力発電所で起きた最悪の災害に匹敵するものです。チェルノブイリ災害では、ロシアやウクライナの数百万人の人々に影響を与えるとともに、多くの北ヨーロッパの地域にも世代を超えて致命的な放射性物質の汚染を招いています。

 原子工学先進国のなかでも、日本は技術と信頼ある原子力の安全制御系を持ち、原子力発電を効果的に制御する社会性、経済的そして政治的機関を充分に確立しており、日本は世界で最も進んでいる国の一つです。このような事実にも関わらず、今回の人間の安全性を脅かす重大な福島原子力発電所の事故を防ぐことはできませんでした。

日本国民からの要望に対応して、日本政府と国会は迅速に全ての原子力発電所の運転と新たな原子力発電所の建設を一時的に停止することを決定しています。ドイツやスイス等、その他の先進国も速やかに原子力発電の停止を掲げています。また、アメリカ合衆国でも、1979年のスリーマイル島の原子力発電所事故以来、新たな原子力発電所の建設を停止しています。このように、現在多くの国々が脱原子力発電へと政策をシフトしています。

ベトナムは工業技術においては発展途上国で、ベトナムの人々は原子力発電事故による放射能汚染の致命的な危険性、またその結果として世代を超える影響について正しく理解していません。このような観点から、ベトナムは原子力発電を管理することにおいては、世界で最も準備不足の国に一つです。ベトナムにおける原子力発電所の建設は惨事を避けることができず、将来世代を超えて長期にわたりその危険性に直面することでしょう。


日本におけるすべての原子力発電を停止しているにも拘らず、日本政府は他の国において原子力発電所建設のための融資を継続しています。

見識ある人々はこの日本政府の矛盾した行為、すなわちNinh Thuan県における10億米国ドルの融資による原子力発電所建設の決定が理解できません。この多額の金額はベトナムの年間GDPの1/10に相当するもので、ベトナム国民は貧しく、長期にわたり国の借金を背負うことになるでしょう。また、その結果として、危険性に富み日本や他の先進国では望まれていない原子力発電所を各地に持つことになるでしょう。

 この原子力発電所建設のための財政的支援は明らかに矛盾しており、ベトナムの人々への配慮を欠くものです。

 日本人の人生と幸福は守るのに値して、ベトナム人のそれは防ぐのに値しないのでしょうか?

また、原子力発電メーカーの利益がベトナム人の安全性や幸福より重要でしょうか?

 10年の間、日本政府と日本国民の行為は、常に文明社会において称賛され、責任と倫理性においてモデル国とみなされて来ました。しかし、ベトナムへの原子力発電の輸出政策はこの事に反します。日本政府はベトナムや世界の人々の目に深刻な悪印象を与えようとしています。

私達ベトナム人は、日本政府に対し永年の高潔さと誠実さの評判を維持すること、そして原子力発電の輸出を止めることにより、経済的利益より優先をやめて、ベトナム人民の感情を正しく理解して頂くことを強く要求します。

 私達は、貴殿らが理解と責任を持って速やかにベトナムの人々を守ため、決断することを強く希望します。

 この決定は単にベトナムを守るだけではなく、過去数10年に亘るニ国間の関係を強固にすることでしょう。

ベトナム有志を代表して



敬具

Nguyen The Hung 教授、Nguyen Xuan Dien 博士、Nguyen Hung
連絡先(e-mail: hungthuoc@yahoo.com
尚、2012514日~520日までに得られた署名を添付しています。


Sunday, May 27, 2012

THẢM HỌA FUKUSHIMA ĐÁNG SỢ HƠN ƯỚC TÍNH!

http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2012/05/tham-hoa-fukushima-ang-so-hon-uoc-tinh.html
SGTT.VN - Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 25.5 cho biết mức phóng xạ lan ra không khí sau thảm họa hạt nhân Fukushima tháng 3.2011 nghiêm trọng hơn những gì mà nước Nhật ước tính trước đó.



Nhà máy điện hạt nhân Fukushima với thảm họa rò rỉ lò phản ứng hạt nhân.

Theo công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), khoảng 900.000 terabecquerel phóng xạ đã được thải ra không khí từ ngày 12 đến 31.3.2011. Đây là con số cao hơn so với ước tính trước đó của Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản. TEPCO cũng thông báo mức phóng xạ thải ra sau tháng 3.2011 đã giảm.

Các số liệu mới nhất từ TEPCO được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế thế giới ra báo cáo về mức độ phóng xạ ở Nhật, theo đó trẻ em sơ sinh ở những cộng đồng bị ảnh hưởng nhất của thảm họa chính là nạn nhân bị nhiễm xạ cao hơn so với bình thường.

Ở một thị trấn thuộc khu vực Fukushima, mức độ phóng xạ tuyến giáp với trẻ em là 100 - 200 millisievert (mSv). Mức độ như vậy có thể liên quan tới khả năng cao về bệnh ung thư sau này. Ở các khu vực còn lại của Nhật, con số từ 1-10mSv. Ở ngoài nước Nhật, con số chỉ chưa đến 0,01 mSv, và thường thấp hơn như vậy.

Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, số ca ung thư tuyến giáp được tìm thấy sau đó ở những người vốn chỉ trẻ em vào thời điểm thảm họa cao hơn so với người bình thương.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới là nỗ lực quốc tế đầu tiên nhằm đánh giá mức phóng xạ từ thảm hỏa hạt nhân.

Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu làm sạch mọi khu vực mà có mức phóng xạ cao hơn mức bình thường 1 millisievert.

Các nỗ lực làm sạch không khí trong năm đầu tiên tập trung ở các khu vực có nồng độ phóng xạ từ 20 - 50 mSv/năm, tức 7-16 lần so với mức trung bình công dân một nước nông nghiệp tiếp nhận mỗi năm, nhưng thấp hơn khả năng bị ung thư.

Thảm họa sóng thần sau trận động đất 9 độ Richter ở nước Nhật năm 2011 đã làm hư hại nặng Nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Cư dân một số thị trấn quanh khu vực đã phải rời bỏ nhà cửa. Đến nay, toàn bộ khu vực 20km xung quanh nhà máy vẫn bị phong tỏa.

(Theo CNN, Tuổi Trẻ)

Nguồn: Sài Gòn tiếp thị.

Saturday, May 26, 2012

Rò rỉ phóng xạ từ lò phản ứng Gori-1 (Nam Hàn) có thể giết chết 900.000 người

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120521/ro-ri-phong-xa-tu-lo-phan-ung-gori-1-co-the-giet-chet-900-000-nguoi.aspx

Rò rỉ phóng xạ từ lò phản ứng Gori-1 có thể giết chết 900.000 người

21/05/2012 17:22

(TNO) Một vụ rò rỉ phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân lâu nhất ở Hàn Quốc Gori-1 có thể khiến tới 900.000 người thiệt mạng trong thời gian dài và gây thiệt hại kinh tế 537 tỉ USD, theo một nghiên cứu được công bố ngày 21.5.

Những con số trên được các chuyên gia Hàn Quốc đưa ra khi giả định có một vụ rò rỉ phóng xạ từ lò phản ứng Gori-1 của Nhà máy điện hạt nhân Gori ở thành phố miền nam Busan, theo Yonhap.
Rò rỉ phóng xạ từ lò phản ứng Gori-1 có thể giết chết 900.000 người - nd
Nhà máy điện hạt nhân Gori ở Busan - Ảnh: Reuters
Vụ rò rỉ được giả định giống thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraine vào năm 1986, với tình trạng tất cả công dân chưa được sơ tán khi sự cố xảy ra.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng sẽ có 47.580 người thiệt mạng ngay lập tức khi vụ rò rỉ xảy ra và khoảng 850.000 người sau đó bị ung thư do nhiễm xạ rồi chết.
Hiện Hàn Quốc có 21 lò phản ứng và đang có kế hoạch xây thêm 12 lò phản ứng từ đây đến năm 2022.
Vấn đề an toàn hạt nhân thu hút sự quan tâm của dư luận Hàn Quốc kể từ khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản gặp sự cố trong đợt động đất/sóng thần hồi tháng 3.2011. Ngoài ra, gần đây có một số tiết lộ rằng giới chức đã bưng bít vụ mất điện tại lò phản ứng Gori-1 hồi đầu tháng 2.
Văn Khoa

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN (NGUYÊN TỬ)


TS.KS. TRAN VAN BINH
Để trả lời câu hỏi

Nhận định của Tiến Sĩ  như thế nào về dự án Điện Hạt nhân mà Chính phủ cho phép xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận. (kinh nghiệm thế giới, thực trạng, cảnh báo,.v..v...). Chúng ta nên phát triển ngành năng lượng theo hướng như thế nào để đảm bảo thân thiện với môi trường và sức khỏe con người ?



Chúng tôi xin cảm ơn cách đặt câu hỏi của nhà báo !!! với nội dung của câu hỏi chứng tỏ người đặt –và cả Ban Biên Tập của tờ báo- cũng có nhiều bức xúc, quan tâm về đề tài nóng bỏng hiện nay như chúng tôi. Trước hết  chúng ta nên có một cái nhìn sơ bộ, lướt qua tình hình xử dụng dạng năng lượng này và quan điểm của chính phủ các nước ở Châu Âu nhé :





+ Ý :  Trong ngày trưng cầu ý kiến dân, vào thứ hai, 13.06.2011 vừa qua, thủ tướng Silvio Berlusconi đã tuyên bố « Tạm biệt hạt nhân, chúng ta phải tập trung vào năng lượng tái tạo », trong khi các phòng bỏ phiếu vẫn còn mở cửa !!!  95% cử tri trả lời « không » đối với việc quay trở lại điện hạt nhân. Thảm họa Fukushima và quyết định của chính phủ CHLB Đức đã kích thích và tác động dư luận phản đối hạt nhân. Nên nhớ rằng ngay từ năm 1987, sau thảm họa Tchernobyl, nước Ý đã nói không với điện hạt nhân, thông qua trưng cầu dân ý  Đây là một bài học quý báu cho Việt Nam chúng ta chăng ???



+ Thụy Sỹ : Ngày 25.05.2011, tức hơn hai tháng sau biến cố Fukushima-Daiichi, chính phủ Thụy Sỹ đã thông báo việc từ bỏ dần dần điện hạt nhân từ nay đến  hết  năm 2034 ; Lò cuối cùng sẽ là lò ở Leibstadt (công suất lò 900 MW, nằm ở vùng Aargau, bên cạnh dòng sông Rhine và không xa biên giới Đức là bao, được đưa vào xử dụng năm 1984).



Chỉ ba ngày sau trận động đất và sóng thần kinh khủng ác liệt ở Nhật, chính phủ đã quyết định ngưng các dự án khôi phục các nhà máy, năm (5) lò phản ứng của Thụy Sỹ sẽ không được thay thế. Quyết định này, được nước Áo đặc biệt ủng hộ, diển  ra vào thời điểm mà ở hội nghị Deauville; Các quốc gia G8 yêu cầu tăng cường các biện pháp an toàn trong các nhà máy điện hạt nhân. Bộ trưởng năng lượng Thụy Sỹ, Doris Leuthard, tuyên bố rằng „đó là một ngày lịch sử và đáng mừng vì chúng ta đã lựa chọn điều tốt đẹp cho đất nước“ .

+ Pháp : Sau Fukushima và trước cuộc trưng cầu ý kiến ở Ý, tờ báo Journal du Dimanche (Báo ngày Chủ Nhật) ngày 05.6.2011  đã đăng kết quả thăm dò của Ifop, thực hiện từ ngày 01.06.2011  đến ngày 03.06.2011  : khoản hai phần  ba (2/3) dân Pháp muốn chấm dứt năng lượng hạt nhân (62% đồng ý chấm dứt trong vòng 25 đến 30 năm, 15% đòi chấm dứt nhanh chóng như có thể).



+ CHLB Đức : Sau thảm họa Fukushima-Daiichi vào ngày 30.05.2011 thủ tướng Angela Merkel đã công bố cho toàn thế giới biết : CHLB Đức chào từ giả vĩnh viễn điện hạt nhân, chính thức đưa ra kế hoạch nước Đức rút khỏi điện hạt nhân kể từ năm 2022. Quyết định này gây chấn động và làm nẩy sinh nhiều cuộc tranh luận tại nhiều nước Châu Âu . Là tiến sĩ vật lý, bà Angela Merkel biết rất rõ mối nguy hiểm của điện hạt nhân. Bà ta đã lấy một quyết định thật sáng suốt, hết sức khôn ngoan, về mặt chiến lược lẫn kinh tế, kỹ thuật, để tránh cho đất nước một thảm họa như Tchernobyl hay Fukushima.



Chúng tôi cho rằng đó là một quyết định hết sức sáng suốt và dũng cảm của ngài nthủ tướng CHLB Đức. Những ngày tháng vừa qua cả Hạ Viện rồi Thượng Viện của Đức đã đồng tình và thông qua quyết định của chính phủ : từ bỏ vĩnh viển điện hạt nhân !. Có cường điệu lắm không, khi có người suy nghĩ rằng : với quyết định tuyệt vời này, bà Angela Merkel đã xứng đáng nhận lảnh Giải Thưởng NOBEL Hòa Bình của năm 2011 hoặc 2012 đấy !!!

                                                                                                                   



Quyết định từ bỏ điện hạt nhân của CHLB Đức  - một cường quốc có công nghiệp đứng hàng thứ  ba trên thế giới -, là dấu hiệu của một chuyển biến quan trọng, nếu không muốn nói là có tính quyết định trong lĩnh vực năng lượng thế giới. Nó thể hiện mong muốn và tôn trọng ý kiến của dân chúng Đức sau thảm họa Fukushima.



Đó là một bài học sâu sắc, khôn ngoan, dành cho tất cả những nhà lãnh đạo , chính phủ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.



Sự từ bỏ điện hạt nhân của Đức có thể xem như là lời cảnh báo nghiêm túc với  các nước muốn dấn thân vào lĩnh vực nguy hiểm này, vô cùng tốn kém với hậu quả khủng khiếp (nếu có biến cố sảy ra !!!) đối với những thế hệ mai sau. Thảm họa Fukushima-Daiichi và sự rút lui có trật tự của Đức đã giáng một đòn cay đắng cho những nước mơ ước  điện hạt nhân. Thay cho việc hồi sinh của điện hạt nhân, chúng ta đang chứng kiến sự suy tàn không thể nào tránh khỏi. Ngoài ra, phần lớn các lò phản ứng đang hoạt động hiện nay trên thế giới cũng khó có thể nhận được giấy phép để kéo dài thời gian hoạt động nữa.



Vì vậy – theo ý kiến chủ quan của chúng tôi – Việt Nam không nên do dự, nghi ngờ gì nữa : năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ là nguồn năng lượng của tương lai, bởi vì nó vừa vô hạn, sạch, không gây nguy hiểm và nhất là không gây ô nhiểm môi trường, không tạo chất thải CO2  gây hiệu ứng nhà kính . Chỉ riêng năng lượng mặt trời , trái đất đón nhận từ mặt trời khoảng mười ngàn lần năng lượng mà nhân loại tiêu thụ hàng năm ! Thay thế năng lượng hạt nhân bằng năng lượng tái tạo, vì thế đẩy mạnh và phát triển nhanh, đưa vào xử dụng đại trà, phổ biến dạng năng lượng tái tạo , trước mắt là điện gío, nhằm :  

i)                     tạo sức hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn đi vào lãnh vực xây dựng và phát triển nhanh ngành năng lượng tái  tạo

ii)                   bảo vệ môi trường, xử dụng năng lượng xanh & sạch là đi đúng xu hướng phát triển của thế giới, của loài người ngày nay !



Bây giờ chúng ta thử sơ lược tìm hiểu những bất lợi gì sẽ  đến  nếu  kịch bản hai (02) nhà máy điện hạt nhân (NMDHN) được khai triển xây dựng tại bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam; trước mắt thấy rõ :



ð   Nước ta mất đi một nguồn thu nhập ngoại tệ rất lớn về Du Lịch, nếu không muốn nói là nền công nghiệp không ống khói tại các tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền trung sẽ bị xóa sổ !

ð   tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người sinh sống chung quanh vùng nhà máy điện hạt nhân !

ð   làm cách nào để giải bài toán xử lý chất thải phóng xạ độc hại từ bốn (4) lò điện hạt nhân này  ?

ð  Và rồi nếu có hiện tượng động đất và sóng thần sảy ra –hoặc do khủng bố hay sự bất cẩn của con người-  thì địa danh Ninh Thuận Vietnam sẽ được viết nối tiếp vào danh sách sau Harrisburg , Chernobyl , Fukushima-Daiichi…..



Hãy thật bình tỉnh, suy ngẩm về trách nhiệm của chúng ta đối với những thế hệ tương lai :“ Không có một lý do gì cho phép chúng ta tặng món quà rác thải phóng xạ độc hại, nguy hiểm cho con cháu chúng ta và cho hàng chục thế hệ sau này”.



Thay cho lời kết của BÀI VIẾT này, chúng tôi xin phép lập lại ý kiến  của  GS TS  Nguyễn Khắc Nhẫn, một chuyên gia lâu năm trong ngành, nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF - Paris; GS. Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble, GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble, Giám đốc Trường Cao Đẳng điện học và Trung tâm quốc gia kỹ thuật Sài Gòn trước đây :  Hạt nhân Fukushima-Daiichi hay Hiroshima, Nagasaki cũng là một. Phóng xạ giết người của bom nguyên tử hay của lò điện hạt nhân cũng vẩn là một. Những tâm lò phản ứng điện hạt nhân (Heart of Reactors / Herz des Reaktors) nóng chảy kia đã và đang làm bao trái tim của thường dân và trẻ em vô tội tan nát, nguyên nhân của bao cuộc sống điêu đứng, đau thương, các nhà lãnh đạo, những người trách nhiệm tầm cở quốc gia có thay xót xa và đau lòng trước những hình ảnh đó không ??? ”



TS.KS. TRAN VAN BINH