http://nld.com.vn/201205280958463p0c1006/cuu-thu-tuong-nhat-giai-trinh-ve-tham-hoa-hat-nhan.htm
Cựu thủ tướng Nhật giải trình về thảm họa hạt nhân
Thứ Hai, 28/05/2012 22:00
Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan hôm 28-5 đã giải trình trước một ủy ban chịu trách nhiệm điều tra về thảm họa hạt nhân Fukushima của quốc hội nước này.
Ông Kan bị chỉ trích vì gây ra tình trạng gián đoạn công việc đối phó với thảm họa hạt nhân khi thăm Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào ngày 12-3-2011, một ngày sau khi nhà máy bị sóng thần tàn phá, trong lúc các công nhân ứng phó với tình trạng khẩn cấp đang vật lộn khắc phục tình hình tan chảy hoàn toàn các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.
Theo đài BBC, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Yukio Edano hôm 27-5 cho biết vào thời điểm ấy, chính phủ đã không hoàn toàn hiểu rõ mức độ thiệt hại đối với nhà máy. Cũng theo ông Edano, Nhật đã từ chối đề nghị của Mỹ cử các chuyên gia hạt nhân sang làm việc tại văn phòng thủ tướng Nhật vì lý do e ngại về chủ quyền.
Huệ Bình
Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ngày 28-5 đã giải trình trước ủy ban quốc hội về việc ông đối phó với cuộc khủng hoảng bắt đầu sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp vào tháng 3-2011.
Ông Naoto Kan bị chỉ trích vì không can thiệp kịp thời ở Fukushima - Ảnh: AFP
|
Báo Nhật Bản Japan Times cho biết các câu hỏi tập trung vào việc phản ứng của ông Kan những giờ và những ngày đầu tiên ngay sau khi sóng thần gây hư hại cho ba lò phản ứng hạt nhân và tình trạng rò rỉ phóng xạ được phát hiện.
Ủy ban này trước đó đã điều trần với các chuyên gia hạt nhân và ông Yukio Edano, bộ trưởng thương mại và công nghiệp Nhật Bản đương nhiệm và là chánh văn phòng nội các dưới thời ông Kan.
Ngày 27-5, trong cuộc điều trần, ông Edano nói với ủy ban rằng chính phủ ông Kan không hề có ý định cung cấp sai thông tin cho dư luận về mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng. Ông Edano khẳng định chính quyền hoàn toàn hiểu được mức độ các nhà máy bị phá hủy.
Ông cũng nói chính quyền thủ tướng Kan từ chối đề nghị cử các chuyên gia hạt nhân sang hỗ trợ từ phía Mỹ do lo ngại về chủ quyền.
Ông Kan bị chỉ trích vì tỏ ra lưỡng lự trong việc nhanh chóng nắm quyền chỉ huy tối cao với các nhà máy, nhưng rồi sau đó lại can thiệp quá nhiều, theo Japan Times.
Đổ vỡ về lòng tin giữa ông Kan, các quan chức trong nội các và công ty vận hành nhà máy, Tepco, đã khiến các chiến dịch khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn, theo nghi ngờ của quốc hội.
Tình hình hiện giờ ở Nhà máy Fukushima Daiichi là ổn định, theo Tepco, nhưng hàng chục nghìn người đã bị sơ tán khỏi khu vực xung quanh các nhà máy vẫn chưa thể trở về nhà và nhiều vùng sẽ phải bỏ hoang trong vài thập kỷ nữa.
HẢI MINH
No comments:
Post a Comment