Monday, December 30, 2019

Nguyễn Ngọc Ngạn trơ trẻn bố láo về TT Trump tại Đức



Mình không ưa Trump hay ghét Trump, cũng như không ghét gì anh Ngạn MC.
Anh Ngạn làm MC, anh ấy dẫn chương trình ca nhạc mà nói chuyện chính sách của Mỹ này nọ tại một đêm nhạc thuần tuý nghệ thuật như vậy hỏi có được không?
Mọi người bảo anh ấy được quyền, vì tự do ngôn luận à?
Mai Khôi ra đường cầm biển có chữ " đái lên Trump" , mình đâu ý kiến gì. Đấy là quyền tự do ngôn luận của cô ấy thể hiện ở vị trí cá nhân của cô ấy.
Ông Hoàng bên Houston mà mình hay đến ở, thân như anh em ruột, ông ấy suốt ngày chửi Trump. Mình chưa bao giờ nghĩ gì cả, thậm chí vài hôm không thấy ông lên Facebook chửi là lo ông ấy có bị ốm đau gì không.
Còn anh Ngạn, lẽ ra anh phải xin lỗi mọi người có mặt hôm đó vì anh đã lợi dụng vị trí MC để bày tỏ bức xúc cá nhân anh với Trump. Anh quá coi thường những người tổ chức và người mua vé xem ca nhạc, anh ngạo mạn tự tin ảnh hưởng của anh, anh nghĩ tầm anh lên sân khấu nói cái mẹ gì thiên hạ cũng mghe hết. Thế anh mới thản nhiên chỉ trích Trump và nói chuyện Canada và Mỹ này nọ cho khán thỉnh giả đến chương trình ca nhạc nghe.
Người chuyên nghiệp và có lương tâm với nghề nghiệp, không bao giờ họ lợi dụng vị trí được giao làm việc này để tranh thủ làm việc khác.
Mà anh cũng bài bản lắm, tiếc là không kịp thu trước lúc a nói về Trump, anh nói mọi người không nên " lai trim". Anh bảo mình mất tièn đến nghe nhạc, sao phải " lai trim " cho những người ở nhà không chịu mất tiền đi xem làm gì. Anh nói thế mọi người cười ồ lên và bỏ đt xuống hết. Sau đó a nói về Trump và chính sách của Trump như kiểu tuyên giáo cộng sản.
Hỏi anh câu này, anh bảo mất tiền đi xem ca nhạc, không nên " lai trim" cho người ở nhà không chịu bỏ tiền đi. Vậy mất tiền đi xem ca nhạc mà nghe anh nói chuyện không liên quan gì đến văn hoá, nghệ thuật thì chấp nhận được à? Cá nhán anh ghét thằng tổng thống nước nào là a có quyền nói trước những khán thính giả mua vé xem ca nhạc được à?

VIỆT NAM ĐỐI ĐẦU CHỐNG TRUNG CỘNG TRÊN BIỂN ĐÔNG?

VIỆT NAM ĐỐI ĐẦU CHỐNG TRUNG CỘNG TRÊN BIỂN ĐÔNG?



China had pulled USA's legs for forty years until Trump became US President

China had pulled USA's legs for forty years until Trump became US President


https://www.youtube.com/watch?v=Ye0Ph2wx4sQ&t=510s

Thursday, December 19, 2019

Vì sao Quỹ 50K được Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng 2019?

Vì sao Quỹ 50K được Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng 2019?
"Ông Nguyễn Văn Cu, cha của anh Nguyễn Văn Thuận bị án tù 3 năm ở Phan Rí do đi biểu tình chống Luật đặc khu năm 2018 cũng bày tỏ cảm xúc của mình về Quỹ 50K và chị Thúy Hạnh:
“Em rất mừng. Rất cảm ơn. Không bao giờ em trả ơn nổi. Chị gửi hàng tháng hoặc hai tháng một lần. Em chưa bao giờ gặp mặt chị Hạnh mà chỉ biết mặt qua Facebook, mà em lại không biết chữ. Suốt cuộc đời em không bao giờ em quên ơn chỉ. Con em ra tù em sẽ báo chị Hạnh, mời chỉ tới nhà em.”
Cũng bày tỏ cảm xúc của mình khi nhận trợ giúp từ Quỹ 50K và chị Thúy Hạnh, bà Nguyễn Thị Được, mẹ của Hồ Thanh Tâm cũng bị án 3,5 năm tù do biểu tình chống luật đặc khu tại Phan Rí cho biết:
“Đầu tiên chỉ gửi về cho 8 đứa, mỗi đứa 3 triệu về địa chỉ của em để em đi phát, công an nó theo dõi nó bắt, nó tịch thu
hết mấy chục triệu luôn. Em nói với công an là tiền này người ta cho chứ tui đâu có ăn cắp ăn trộm hay bán xì ke má túy gì đâu mà mấy ông bắt.
Quỹ 50k giúp cho nhiều gia đình có con cái đi tù vì biểu tình nên ai cũng biết ơn rất nhiều. Nó giúp cho chi phí thăm nuôi nên đỡ nhiều lắm.”
....

Wednesday, December 11, 2019

Lật lại chuyện Hoàng Sa cách đây gần 10 năm: Chung quanh vụ việc NGS đề tên Hoàng Sa là của Trung Quốc

Hồ Tuệ Linh là người từ chối tham gia cùng ký tên vào là thứ phản đối gởi cho Hiệp hội Địa Lý hoa Kỳ của ba anh em chúng tôi, viện đủ lý do kể cả đòi phải tham khảo với các vị tự cho mình là trí thức học giả trong đó có Phùng Liên Đoàn, Ngô Vĩnh Long và hàng loạt tiến sĩ chuyên gia học giả bằng cấp ngập đầy ghi ra trong bài viết của Hồ Tuệ Linh. 
Ngưòi này viết bài có vẻ hằn học gán cho chúng tôi đủ tật xấu vì họ bị vuột mất ăn cái bánh ngon vì đi sau về muộn, hay vì sơ phật lòng Tàu và Việt cộng nên tìm đủ mọi cách trỉ hoãn chúng tôi tiến hành gởi thư phản đối?

Chung quanh vụ việc NGS đề tên Hoàng Sa là của Trung Quốc: Người Việt Nam đã làm gì và còn phải làm gì?

Hồ Tuệ Linh
Bài viết bạn sắp đọc đây ký tên Hồ Tuệ Linh, nhưng lại có liên quan cả đến bác Phùng Liên Đoàn nữa. Vì bác Phùng biết bạn Linh trăn trở với đề tài này, đã khuyến khích bạn đó viết ra, sau đó bác Phùng lại biên tập giúp, và bây giờ BVN chỉ việc đem công bố.

Đọc bài viết này, chắc là bạn đọc sẽ thấy những khía cạnh khoa học của vấn đề, nhưng xa hơn và sâu hơn, chắc bạn còn cảm nhận được một tấm lòng Việt Nam trong cách viết thân tình, đậm đà. Hình ảnh những con người và những hoạt động của bà con ta hiện lên giản dị mà sâu sắc. Và bạn sẽ nghĩ: ta muốn có ngày gặp mặt một con người này, những con người này, nắm những bàn tay bạn đó, ôm những đôi vai đó, cố nén xúc động để mà cùng nhau cười vang sảng khoái.

Sao lại không hy vọng một cuộc Đại Liên Hoan, một cuộc Đại Đoàn Viên ấy nhỉ?

Thay mặt bà con, cám ơn Linh nhé. Cám ơn cả bác Phùng nữa.

Bauxite Việt Nam


Ta trăn trở không có nghĩa là người khác cũng trăn trở!

Mùa xuân năm rồi, tôi đi thăm một người bạn đang làm giám đốc một Viện Nghiên Cứu thuộc Hàn Lâm Viện một nước Âu Châu. Anh khoe với tôi mùa hè sẽ đi nghỉ mát ở đảo Hải Nam. Tôi bảo ở đó có một căn cứ quân sự lớn lắm. Anh tròn xoe đôi mắt: “Để đánh với ai? Đánh Việt Nam à? Nhưng Trung Quốc và Việt Nam thân thiện với nhau lắm mà!” Tôi cười: “Phải, bạn bè kiểu Trung Quốc với Tây Tạng đó!” Chúng tôi chia tay. Tôi xuôi nam đi Roma. Ít lâu sau, được biết anh không đi Hải Nam mà đi nghỉ hè ở Roma!

Qua mẩu chuyện nhỏ có liên quan đến Biển Đông này, tôi muốn thưa rằng những chuyện của đất nước mà chúng ta luôn thuộc nằm lòng và hằng trăn trở, không phải người nước khác ai cũng biết, nếu ta không giao tiếp và quảng bá rộng rãi về đất nước và những trăn trở của ta. Vấn đề thời sự hiện nay về việc ghi chú tên quần đảo Hoàng Sa là thuộc Trung Quốc trên các bản đồ thế giới của Hội Địa dư National Geographic Society (NGS) cũng không là một ngoại lệ!

Hội địa dư NGS ghi Hoàng Sa là Xisha Qundao của “China”!

Câu chuyện bắt đầu ngày 2 tháng 3 năm 2010. Khi tôi đi làm về, mở hộp thư và nhận được tấm bản đồ thế giới của NGS (Số 22089, 9/2009) gửi tặng cho hội viên. Tôi vội mở ra và với một phản xạ nằm sẵn trong máu tôi đưa mắt tìm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thì hỡi ơi, hàng chữ đỏ “China” nằm chễm chệ bên dưới tên “Paracel” làm tôi nghẹn lời! Tại sao và tại sao? Vào10 giờ đêm hôm đó, tôi ấm ức gửi đôi dòng về việc vừa khám phá này qua email tới vài người quen biết để khảo ý có nên đưa sự việc này ra dư luận không. Sau đó tôi yêu cầu một người mà tôi biết có văn hay chữ tốt và tính khí nhanh nhẹn thảo ngay lá thơ phản đối. Anh Trần Đình Dũng bên hội Sinh Thái Việt (VEF) cũng nóng lòng và bác Phùng Liên Đoàn bên Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR) biểu quyết là phải viết ngay một lá thư góp ý với NSG, đồng thời cũng gửi đến các hội đoàn người Mỹ gốc Việt, các hội phi chính phủ và cả Tòa Đại Sứ Việt Nam để thông báo sự tình. Tôi bèn thưa là đã nhờ người viết thư rồi, và hứa khi có bản thảo thì tôi sẽ chuyển đến để cùng nhau hội ý và tiến tới một văn bản chung cho mọi người cùng ký.

Và đúng như tôi dự đoán, bác mà tôi tạm gọi là “Trương Phi” đã tức tốc thảo lá thư tôi yêu cầu và gửi tới tôi vào trưa ngày hôm sau, mặc dù chính mắt bác cũng chưa thấy tấm bản đồ nào cả. Trong lúc ấy thì lão trượng bên CESR thận trọng bảo tôi cho xem bản đồ làm bằng chứng. Tôi chụp ảnh, gửi ngay cho cả hai bên CESR và bác “Trương Phi”, để chứng minh là tôi “nói có sách mách có chứng!” Bản thảo gửi đến, tôi chuyển qua bên nhóm lo điều tra chi tiết để góp ý và sửa đổi. Đồng thời, mọi người cũng gom góp nhiều tài liệu có thể dùng dẫn chứng cho lá thư đòi hỏi Paracels là của Việt Nam và có tên là quần đảo Hoàng Sa. Chúng tôi ý thức rằng NGS là một tổ chức giáo dục và nghiên cứu khoa học tư đã có quá trình hoạt động 122 năm rất uy tín, chứ không phải là một tổ chức luộm thuộm và in báo lá cải. Vì thế, đã có ý kiến là sửa đổi văn phong bản thảo cho thích hợp hơn. Điều này đã gây ra ít nhiều tranh luận, đôi lúc có phần quá khích, nhưng mọi người công nhận đó là diễn tiến của sự cộng tác dân chủ và ai cũng có ý tốt.

“Cần phải gửi ngay”

Nhưng sau một hai ngày thư qua thư lại, bác “Trương Phi”, lúc đó đã qui tụ được khá nhiều người cùng bức xức, với tư cách là người đã thảo ra bức thư trước nhất, muốn tung lá thư ra càng nhanh càng tốt, không cần sự đồng thuận thêm về nội dung và văn phong của lá thư. Bác đưa thời hạn chót là ngày 10 tháng 3. Biết tính “nóng nảy” khó hãm, chúng tôi đồng ý, và thư đầu tiên đã được gửi ngày đó tới NGS như mọi người biết, với chữ ký của ba người, ở Mỹ, Úc và Tân Tây Lan, cùng là ghi tên khoảng 60 người khác đồng ủng hộ. Lá thư phản đối này được ông Nguyễn Hùng ở Úc gửi về Việt Nam cho báo Thanh Niên, Bauxitevn, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Quốc Hội Việt Nam. Một thư khác cũng được gửi tới tổng thống Mỹ Obama (một việc chúng tôi cho là quá tay vì ông Obama và phụ tá đâu có thì giờ lo trăn trở này giữa ta và một hội khoa học giáo dục tư.)

Trong khi đó, tôi đồng ý với nhóm chuyên môn là cần phải thảo một thư khác có lập luận vững chắc trên cơ sở học thuật và thực tế, với lời lẽ tương kính. Chúng tôi đề nghị GS Lê Xuân Khoa nhờ 3 vị học giả người Mỹ gốc Việt có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về Á Châu và Đông Nam Á đồng ký tên để gửi cho NGS. Ba vị học giả này là (1) TS Ngô Vĩnh Long, GS Nghiên Cứu Á Châu và Liên Hệ Á Châu – Hoa Kỳ tại đại học Maine, (2) TS Tạ văn Tài, Giảng Viên và Nghiên Cứu Viên Đại Học Luật Harvard đồng thời là luật sư và cũng là cựu GS Đại Học Luật Sài Gòn và, (3) TS Vũ Quang Việt, Tư Vấn Liên Hiệp Quốc, Cựu Trưởng Ban Thống Kê các Quốc Gia Thành Viên Liên Hiệp Quốc và cũng là tác giả nhiều bài tham luận về tranh chấp Biển Đông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc đại học Yale. TS Việt góp chữ ký khi đang công tác tư vấn tại Bắc Kinh!

TS Phùng Liên Đoàn cũng nhờ TS Nguyễn Quốc Khải tới tận trụ sở của NGS ở thủ đô Washington tham khảo các bản đồ và bài viết về Hoàng Sa. Chúng tôi nhận thấy NGS đã có những ghi chú như sau về quần đảo Hoàng Sa:

- Bản đồ thế giới năm 1922 không có ghi Paracels trên Biển Đông

- Các bản đồ thế giới không có số, chỉ có ghi năm là 1943, 1975 và 1994 chỉ có ghi chú là “Paracel Is.”

- Các bản đồ thế giới ký hiệu 22205C, 1020508, 1020324, 1020327, và bản đồ của năm 1935 ghi chú “Paracel Is., China”

- Các bản đồ số 22085C và 22077C có ghi chú “Xisha Qundao (Paracel Is.), China”.

- Bản đồ vùng trong Atlas 2006 của NGS thì ghi chú “Paracel Islands, administered by China, claimed by Vietnam.”

- Không thấy một ghi chú nào về Trung Quốc đã tàn sát binh sĩ Nam Việt Nam khi đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và một số đảo Trường Sa năm 1988.

Nhà khoa học Thái Văn Cầu làm việc tại Cơ Quan Hàng Không và Vũ Trụ Mỹ (NASA) có một tủ sách riêng về các vấn đề biên giới và lãnh thổ Việt Nam. Bác cho biết có tài liệu xuất bản tại Anh Quốc năm 1968 ghi Paracels là của Nam Việt Nam. Bản đồ này đã được Bauxitevn in, và chúng tôi in lại dưới đây:


Title = Philips' Pocket Atlas of the
World; Editor = Harold Fullard, M.
Sc.; Publisher = George Philip &
Son Limited; Location = London,
Great Britain; Year = 1968.
Chúng tôi cũng tham khảo và chuyển tới bác “Trương Phi” tài liệu mới nhất của TS Vũ Quang Việt có tựa đề “Towards a just and fair resolution to the conflicts in the Southeast Asian Sea (Tiến tới một giải pháp hợp lý và công bình về tranh chấp tại biển Đông Nam Á)” sắp trình bày tại hội nghị về châu Á và biển Đông tại Philadelphia vào cuối tháng 3. Chúng tôi đồng ý cẩn thận chỉ sử dụng tài liệu này để tham khảo chứ không phổ biến vì bài này chưa phải là bản chót sẽ được hội nghị in.

Lề phải, lề trái, người trong nước, người ngoài nước đều hành động như nhau!

Bức thư do các ông Nguyễn Hùng (Úc), Ngô Khoa Bá (US) và Lê Quang Long (NZ) được hưởng ứng nhanh chóng tại Việt Nam, trước tiên là báo Thanh Niên, sau đó là các báo như Tuổi Trẻ, VietnamNet, Lao Động, Pháp Luật TPHCM… BauxiteVN cũng nhận được một thư của ông Hùng, nhưng với tính cẩn thận, đã hỏi ý chúng tôi trước khi đăng. Chúng tôi ủng hộ thư đó vì đã có bàn và đóng góp đôi chút. Chúng tôi đề nghị BauxiteVN cứ đăng bài đó trong khi chờ đợi thư của ba vị học giả.

Các vị Hùng, Bá và Long, người ký tên gửi lá thư ngày 10/3/10 tới NGS và về Việt Nam, được người Việt trong nước tuyên dương là “Ba chàng Ngự Lâm Việt” phỏng theo chuyện “Ba Hiệp Sĩ Ngự Lâm” của Alexandre Dumas vào thế kỷ 19, sống chết có nhau, và làm việc nghĩa giúp người giúp nước.

Ngày thứ bảy 13/3/2010, lá thư của 3 học giả Mỹ gốc Việt được gửi đến NGS. Thư này và bản dịch cũng được gửi đến bauxiteVN. Trưa hôm đó, tại Toronto, tôi đã quảng bá lá thư và nhận được khoảng 120 chữ ký trên giấy trắng mực đen của quan khách đến dự Buổi Tưởng Niệm Hai Bà Trưng. Tôi đã gửi các chữ ký này về mạng GoPetition do bác Phạm Phan Long của VEF khai trương cùng ngày. Tôi cũng phổ biến lá thư của 3 vị học giả và các bản kiến nghị qua thư điện tử khắp nơi trên thế giới, từ Bắc Mỹ đến Âu Châu, sang Úc Châu và về đến thân nhân, bạn bè, học giả và nhân dân các cấp ở Việt Nam.

Điều đáng ghi nhận là các cơ quan ngôn luận báo chí trong nước, thường được xem là báo “lề phải” và đã có lần “bỏng tay” vì đề tài Hoàng Sa Trường Sa, đã mau mắn loan tin nóng, đi đầu là tờ Thanh Niên. Bộ ngoại giao Việt Nam và Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng Công Sản Việt Nam cũng nhanh chóng phát ngôn (12/3/10). Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Washington D.C. cũng liên lạc với NGS.

Tại Việt Nam, các tổ chức và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề Hoàng Sa liên tiếp lên tiếng phản đối với NGS. Liên Hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) yêu cầu NGS chỉnh sửa (15/3/2010). Hội Địa Lý Việt Nam gửi thư phản đối vấn đề ghi chú sai trên bản đồ (16/03/2010). Ba giáo sư biên tập của BauxiteVN, với tư cách là giáo sư của các đại học Việt Nam, viết thư phản đối (14/3/10). Báo Tuổi Trẻ liên lạc với Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam và được cho biết NGS không có liên hệ gì với Chính phủ Mỹ vì là công ty tư nhân; do đó các tài liệu do NGS phổ biến “không phản ảnh chính sách của Chính phủ Mỹ “.

Ngay sau khi mồi lửa được tung ra, Nguyễn Thái Học Foundation (NTHF) đã nhanh chóng bắt lấy tin nóng, cử người tới trụ sở của NGS liên lạc, và tung ngay bản kiến nghị lên mạng để lấy chữ ký, tạo áp lực đối với NGS. Tính đến ngày 22/3/2010, chỉ sau hai tuần lễ, bản kiến nghị của NTHF (www.nguyenthaihocfoundation.org) đã đạt được chỉ tiêu là 10,000 chữ ký của mọi thành phần người Việt.

Bảng kiến nghị ở GoPetition của VEF (http://www.gopetition.com/online/34737.html) nhắm đến thành phần chuyên môn; tính đến ngày 20/3/2010 đã thu được chữ ký của gần 900 người.

Trong quá trình phản đối NGS chúng tôi được biết có một học giả người Việt làm tới chức Senior Vice President của NGS, ngang hàng với ông chủ biên Chris Johns. Chúng tôi kín đáo liên lạc với ông này để tìm hiểu và được biết ông đã có cuộc họp với ông Tổng Biên Tập Chris Johns của NGS. Có vài dư luận tiêu cực thiển cận trên email đổ lỗi cho ông về vai trò tại NGS, làm như ông này có bổn phận phải biết tất cả hàng triệu chi tiết về bản đồ và khảo cứu của NGS. Chúng tôi đã cẩn trọng cân nhắc cách hành xử để tránh việc đặt người đồng hương vào vị thế khó xử đối với cơ quan ông đang công tác cũng như tránh việc thế lực bên ngoài có thể gây áp lực cho ông trong lãnh vực nghề nghiệp.

Lỗi lầm vì thiếu kiểm chứng

Một sự việc dở khóc dở cười đã xảy ra do sự bồng bột bất cẩn vì muốn làm nhanh làm sớm đã xảy ra như sau: các lá thư gửi cho NGS và “réo tên, níu áo” ông Tổng Biên Tập của NGS đều viết tên Chris Johns sai thành Chris Jones vì dựa theo bản thảo đầu tiên. Một lão trượng bất ngờ phát giác ra sự kiện này, đã email báo tin cho tôi. Tôi tức tốc kiểm lại trên tạp chí thì tôi vừa tức vừa ngượng cả người: các bức thư và kiến nghị gửi đến NGS để khiếu nại về việc NGS ghi chú sai trên bản đồ, đều ghi sai tên ông ta. Tôi gửi tin khẩn cấp thông báo cho các nhóm mau mau kiểm sửa. Đến nay, trên bản kiến nghị của NTHF xem như không sửa được vì do luật của mạng Internet đó không cho phép sửa kiến nghị đã có chữ ký của người khác! Trên vài trang mạng, ông “Jones” nào đó vẫn bị người Việt ta réo tên!

Cuối ngày 13 tháng 3, 2010, nhà báo Đoan Trang trên tờ Pháp Luật TPHCM loan tin NGS đã chỉnh sửa tên Paracel thuộc “China” ghi chú trên bản đồ, làm nhiều người mừng hụt. Nhưng ngày 14/03/2010, nhà báo này đã nhanh chóng đính chính và cáo lỗi vì đã có sự nhầm lẫn khi tham khảo các bản đồ trên mạng, Đài RFI trực tuyến cũng đưa tin này nhưng sau đó cũng đã tháo gỡ. Sự kiện này làm nhiều người phát giác thêm là ngoài hàng chữ đỏ “China” cho là Trung Quốc có chủ quyền trên quần đảo này, còn có nhiều bản đồ với ghi chú khác nhau cho quần đảo Hoàng Sa. Ví dụ như bản đồ Châu Á, có ghi chú với tên Xisha Qundao (Paracel Is.), Administered by China, Claimed by Viet Nam”, nghĩa là: “Tây Sa Quần Đảo, Trung Quốc quản lý, Việt Nam tuyên bố có chủ quyền”.

NGS phản ứng nhạy bén

Ngày 17/3/2010 (giờ Việt Nam), một tuần sau khi lá thư đầu tiên được tung ra, NGS đã họp nội bộ và ra thông cáo báo chí với nội dung hòa hoãn rằng chính sách 122 năm về bản đồ của NGS phải luôn luôn chính xác và đồng nhất. NGS rất tiếc là vì các bản đồ thế giới quá nhỏ để có thể ghi chú rõ ràng hơn về quần đảo Paracel như trong các bản đồ vùng có tỷ lệ xích lớn hơn, cho nên đã gây hiểu lầm và suy diễn sai. NGS nói sẽ cẩn thận hơn trong các kỳ xuất bản sau, hoặc sẽ ghi chú đầy đủ, hoặc chỉ ghi là Paracel mà không nói thuộc chủ quyền nước nào.

http://press.nationalgeographic.com/pressroom/index.jsp?pageID=pressReleases_detail&siteID=1&cid=1268771677039

Thông cáo này đã được gửi đến mạng kiến nghị của GoPetition, của NHTF và được báo Người Việt tại California và các báo của Việt Nam loan tin. Tuy nhiên, cũng ví quá nhanh nhẩu mà văn bản tiếng Anh của NGS đã được một số người dịch khác nhau đã diễn giải không chính xác, đôi lúc sai và thêm bớt ý nghĩa!

Đài Á Châu Tự Do (RFA) phỏng vấn

GS Ngô Vĩnh Long là một trong ba vị học giả viết thư đề nghị NGS xem xét và chỉnh sửa các lỗi về ghi chú Hoàng Sa, có thể là do thiếu thông tin, có thể là do người biên soạn hiểu sai. Ngày 17 tháng 3, 2010, đài Á Châu Tự Do đã phỏng vấn GS Long về cảm nghĩ của ông về lời tuyên bố của NGS và người Việt sẽ phải làm gì thêm nữa. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/National-Geographic-Society-will-make-corrections-to-a-note-Paracel-archipelago-TVan-03182010135244.html

GS Long cho rằng người Việt trong nước cũng như ngoài nước đã rất đồng thuận trong việc bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải. Người Việt phải phổ biến quyền lợi của mình trên truyền thông quốc tế để những người làm chính sách hiểu về Việt Nam nhiều hơn. Ông đưa thí dụ về cuộc điều trần mới đây tại Quốc Hội Mỹ thì 70% – 80% các học giả đều cho rằng biển Đông là “sân chơi” của Trung Quốc. Muốn người dân Việt Nam trong nước và trên thế giới đồng thuận về tương lai an ninh của Việt Nam thì chính phủ phải tạo cơ hội cho người dân đóng góp vào các chính sách quốc gia, và chính phủ phải đưa các thông tin chính xác là đã làm gì với Trung Quốc về vấn đề biên giới, biển đảo. Ông cũng tỏ lời cảm ơn NGS đã nhanh nhẹn đáp ứng những thư kiến nghị của người Việt Nam.

Phản ứng của người Việt sau lời tuyên bố của NGS

Mọi người phấn khởi vì kiến nghị đã đến tai NGS và đã có kết quả. Dư luận phản ứng: Kẻ thì cho rằng NGS đã nhanh chóng trả lời trong phạm vi có thể và có lý. Người thì bức xức là NGS trả lời mù mờ và ngụy biện về sai lầm của họ! Sau đó, nhóm “3 chàng ngự lâm Việt,” say men thành công của bức thư đầu tiên, lại gửi thêm 2 bức thư khác ngày 14/3/10 và 17/3/10 có đến gần 100 người ủng hộ đòi hỏi NGS bỏ tên Xisha Qundao và chỉ dùng tên lịch sử là Paracels.

Ngày 18/5/2010, NTHF ra thông báo sẽ chuyển 10,000 chữ ký đến đại diện của NGS, kèm theo các yêu cầu sửa đổi bằng cách bỏ tên Xisha Qundao và chỉ dùng tên lịch sử là Paracels.

Trong lúc này, các bản kiến nghị trên mạng vẫn tiếp tục ghi nhận ý kiến và nguyện vọng qua chữ ký của người Việt khắp nơi trên thế giới.

Google cũng vẽ sai bản đồ biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Ngay sau khi phát hiện về việc ghi chú sai trên bản đồ của NGS, ngày 14/3/2010 trên mạng Internet có người đưa ra phát giác là bản đồ trực tuyến Google Maps cũng mô tả sai lệch đường biên giới trên đất liền của Việt Nam và Trung Quốc. Ngày 20/03/2010, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam chính thức yêu cầu Google chỉnh sửa những sai sót đã nêu.

Người Việt khắp nơi đang theo dõi sát các sự việc và đang chờ các giải quyết chính thức của các cơ quan liên hệ.

Bài học qua sự kiện bản đồ NGS

Sau đây là một số nhận xét và suy nghĩ xung quanh sự kiện NGS và Hoàng Sa:

1. Các ghi chú sai sót trên các tài liệu địa lý tuy không có tính cách pháp lý nhưng dễ gây ngộ nhận cho người không rõ chi tiết về lịch sử và chủ quyền của Việt Nam và vì thế sẽ gây nhiều trở ngại trong cuộc đàm phán về chủ quyền của đất nước trong tương lai. Người Việt Nam nên cảnh giác, để ý đến từng chi tiết, chính thức hay tư liệu, để phơi bày cho thế giới hiểu những sai lầm thông tin của các nước lớn đối với Việt Nam. Các tài liệu lịch sử và nghiên cứu của Việt Nam cần được truyền bá cho thế giới biết trên các tạp chí quốc tế đáng tin cậy.

2. Những sai sót của bản đồ NGS, tuy do người Việt nước ngoài nêu lên, đã được mọi người Việt trong và ngoài nước hưởng ứng, kể cả sự lên tiếng của chính phủ Việt Nam, với sự hỗ trợ của các cơ quan ngôn luận “lề phải” lẫn “lề trái”. Đây là một hiện tượng đột phá của đất nước, chưa từng thấy suốt nhiều chục năm qua! Còn gì cản trở sự đoàn kết của người Việt trong mọi thành phần, tầng lớp và chính kiến?

3. NGS đã thể hiện tinh thần tôn trọng độc giả và người ký kiến nghị khi nhanh chóng họp nội bộ và đưa ra bản thông cáo báo chí để trình bày sự việc và các chỉnh sửa trong tương lai. Điều này khác hẳn với chuyện người Việt “chủ nhân của đất nước Việt Nam” thường chỉ gửi kiến nghị và kêu oan vào một lỗ đen không đáy. Tới nay, “chủ nhân của đất nước” vẫn chưa có thông tin rõ ràng về các tài liệu chính phủ đã ký kết với Trung Quốc về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải giữa hai quốc gia. Lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao khi đòi hỏi Google chỉnh sửa bản đồ là “các hiệp định và nghị định thư ký kết giữa hai nước về biên giới đã minh định đường biên giới bằng tọa độ cụ thể trên bản đồ.” Chúng tôi mong có tài liệu này nếu quí vị nào có.

4. Vụ việc xảy ra cho thấy lòng dân là sức mạnh. Với sự minh bạch và không coi thường người dân, chính phủ Việt Nam sẽ được sự ủng hộ và đồng thuận của người Việt trong và ngoài nước. Có như vậy thì chính phủ mới tạo được vị thế vững chắc và có uy tín với các quốc gia bạn trên trường quốc tế, nhất là trong tiến trình đấu tranh cho chủ quyền biển đảo và biên giới.

5. Các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền tại Việt Nam cần năng nổ trong vai trò biên tập, cập nhật hóa tài liệu và đưa ra thông tin chính xác về Việt Nam tới dư luận quốc tế, thay vì chỉ lặp đi lặp lại những câu kinh kệ đã quá quen tai! Bằng chứng là bản đồ NGS in năm 1935 đã có ghi chú “Paracel, (China)”. Nếu các cơ quan này đã phát hiện và phản đối thì NGS có thể đã không lặp lại lỗi đó, và ta đã không có sự kiện phản đối tưng bừng như trong hai tuần qua! Còn bao nhiêu sơ hở và lỗ hổng khác mà “anh bạn vàng,” với túi bạc rủng rỉnh và tàu chiến tối tân, đã lợi dụng để “tàm thực” một cách tinh vi, thâm hiểm và tàn bạo đối với nước ta và đồng bào ta?

Hay những đồng tiền ở cửa hậu trong việc khai thác bauxite, cho mướn rừng ở biên giới, cho thầu những công trình kỹ nghệ lớn với lượng lớn công nhân Trung Quốc và bao nhiêu sự kiện khác vẫn còn ru ngủ những người đáng lẽ phải là kẻ tiền phong yêu nước, bảo vệ đồng bào?

6. Một vấn đề đã nảy sinh khi đi thu thập chữ ký cho bản kiến nghị gửi NGS. Đó là việc nhiều người Việt gốc Hoa đã ký vào bản kiến nghị. Vấn đề người ”Việt gốc Hoa” là một vấn đề vẫn còn “gai góc”, “nhức nhói” khó xử cho nhiều người!

Định nghĩa thế nào là “người gốc Hoa”? Còn ai nhớ rằng, thưở xưa, đại tộc Bách Việt đã cư ngụ từ khu vực nam sông Dương Tử trở xuống phương Nam, và ngay cả vùng duyên hải miền Đông Trung Hoa ngày nay, phía nam Hoàng Hà ? Còn ai nhớ rằng những người Bách Việt vùng Hoa Nam, khi không có sự lựa chọn trước vó ngựa Đại Hán, đã phải chịu sự hòa huyết và mang cái nhãn hiệu là người “Tàu” từ khi vùng đất tổ tiên của họ biến thành đất Hán. Vài chục năm nữa, trên những miền đất đã bị lấn chiếm hay vì lý do nào đó chuyển nhượng cho Trung Quốc, những người Việt ở đó phải tự nhận mình là người Hoa hay người Việt?

Những nhãn hiệu do thực tế chính trị không lần áp nổi tiếng nói của dòng máu Việt trong tự thân. Vấn đề là do bản thân những người này phải tự khẳng định “Tôi là người Việt” do đó hành xử với tư cách là người Việt. Tuy nhiên họ vẫn có quyền tự do làm người “Tàu” theo sự lựa chọn riêng (vì đó là một quyết định có tính thời thế hơn là văn hóa, với nhiều hệ lụy). Khi họ ký kiến nghị là họ xác nhận sự thật và lịch sử. Vâng, một số người đã chọn chỗ đứng của mình khi họ cùng ký tên cho Hoàng Sa.

7. Trong những ngày cùng nhau làm việc, thảo bức thư và kiến nghị cho Hoàng Sa Trường Sa, hầu hết chúng tôi chưa hề gặp nhau, nhưng đã hết lòng chung sức trong tình đồng bào, từ già đến trẻ, không quản ngại ngày đêm về gánh nặng công việc và đời sống, đã tìm thấy ở nhau một tấm lòng chân thật vì quê hương và một tình đoàn kết không biên giới. Lắng nghe và tương kính là mẫu mực. Khoa học và hiệu quả là phương pháp. Lần này, phương tiện trao đổi liên lạc cũng đã chứng minh Internet là một phương tiện lợi ích cho nhân loại và Việt Nam.

8. Những gì xảy ra đã khiến tôi liên tưởng đến một dự án đã thực hiện tại Canada. Năm 1992, hơn 100 người thiện nguyện chẳng có tiền đã cùng nhau làm việc suốt một năm ròng rã, vượt qua bao trở ngại, và đã đưa văn hóa cộng đồng Việt vào bản đồ đa văn hóa của thành phố Toronto. Trong 9 ngày lễ hội Metro International Caravan, 10,000 quan khách, đa số không phải gốc Việt, đã đến thăm Saigon Pavillion và đã ngạc nhiên trầm trồ về những hình ảnh đẹp đẽ, hiền hòa, mộc mạc, đầy nhân bản của văn hóa và lịch sử của nước Việt. Họ đã xóa bỏ được những hình ảnh có sẵn trong đầu về một đất nước chiến tranh man rợ.

Ngày hôm nay, cũng sau 9 ngày “đấu tranh”, hơn 10,000 chữ ký, lần này của chính người Việt, trong và ngoài nước đã nói với thế giới, qua sự kiện NGS về Hoàng Sa, “Đây là đất nước ngàn năm của người dân Việt !” Hơn một vạn người và rồi đây sẽ còn nhiều hơn nữa, cho đến khi con số hơn 80 triệu người dân Việt, lên tiếng ghi ơn các chiến sĩ Việt Nam đã tử thủ tại Hoàng Sa năm 1974 và tại Trường Sa năm 1988, cùng là dân quân ở biên giới miền Bắc năm 1979. Hơn 80 triệu người dân Việt sẽ lên tiếng thương tiếc các ngư dân đã và vẫn còn bị bách hại trên Biển Đông, và ủng hộ những người bị tù đày áp bức vì dám khẳng định “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”.

9. Người phương Tây có câu “Đừng ngồi đó nguyền rủa bóng tối, hãy thắp lên một ngọn nến!” Qua sự việc bản đồ NGS, ngọn nến đã thắp, bén nhanh vào những cành khô trong cơn nắng hạn, lan tỏa vào lòng người dân Việt trong và ngoài nước đang còn bức xức về chủ quyền đất đai ở biên giới và biển đảo ở Biển Đông.

Lướt qua các bản tin nhanh, báo lề phải lẫn lề trái, và nhiều cơ quan chính phủ, ta biết được những tuyên bố đầy ấn tượng, những thảo luận sôi nổi, và những hoài vọng tương lai. Đó là bản đại hòa tấu giao hưởng cùng dàn hợp xướng, với tiếng kèn đồng hoành tráng, lúc to lúc nhỏ, lúc êm tai lúc chát chúa. Các nhạc công ra vào, tiết tấu ăn khớp nhịp nhàng, dưới sự điều khiển của một nhạc trưởng tài ba. Vị nhạc trưởng vô hình đó không ai khác hơn là tấm lòng yêu nước âm ỉ và vô bờ trong lòng mỗi người dân Việt.

Với sự kiện bản đồ NGS đề tên Paracels bất lợi cho Việt Nam, ánh sáng mùa Xuân đã hiện trên đất Việt Nam và thế giới, thúc giục mọi người hành động. Bằng chữ ký và hành động, người Việt khắp nơi đã “đáp lời sông núi” đang vang dậy trong lồng ngực của mình. Tiếng trống Hội Nghị Diên Hồng thế kỷ 21 đã vang lên.

Vâng, chúng ta những người dân rất bình thường, trong nước và ngoài nước. Bằng những hành động rất bình thường– một chữ ký, một bức thư, một tiếng nói– khi cùng nhau nắm tay đoàn kết, ta sẽ tạo được sức mạnh và đem lại sự thay đổi mong ước.Trong sự tôn trọng lựa chọn và chính kiến của nhau, ta hãy tiếp tục nắm tay làm việc đoàn kết vì tương lai và sự trường tồn của tổ quốc.

HTL, Toronto, Canada, 3/22/10

Lật lại chuyện quá khứ cách đây gần 10 năm về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bi Hiệp Hội Địa Dư Quốc Gia Hoa Kỳ đổi thành tên Tàu

Lật lại chuyện quá khứ cách đây gần 10 năm về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Việt cộng cố ý lờ và bí mật làm ngơ khi Tàu cộng khuynh đảo xóa tên Hoàng Sa thay thế với tên Tàu xa lạ trên bản đồ biển Đông, gây ra vụ Hiệp Hội Địa Dư Hoa Kỳ thay tên Hoàng Sa bằng danh xưng của Tàu trên bản đồ do HHĐDHK phát hành. Sau khi một nhóm ngưòi dân Việt tại hải ngoại lên tiếng trực tiếp phản đối với Hiệp Hội ĐDHK, bản đồ đăng trên tập san của HHĐDHK đã được sửa lại và tên Hoàng Sa được tái xuất hiện trên bản đổ Biển Đông.

Cuộc phản đối của người Việt về bản đồ sai sự thật

Cuộc phản đối của người Việt khắp nơi trên thế giới trước việc Hội Địa lý quốc gia Mỹ đăng bản đồ sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa một lần nữa cho thấy sức mạnh của thế giới ảo.  Mời nghe đọc bài
Câu chuyện bắt đầu từ ba người Việt là các anh Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long. Họ sống ở những nơi rất xa nhau: Úc, New Zealand và Mỹ. Vào ngày 11.3, sau khi phát hiện Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society - NGS) phát hành một loạt bản đồ, trong đó viết tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam theo tên "Tây Sa" của Trung Quốc kèm thêm chữ "Trung Quốc" bên dưới. Cách ghi này hiển nhiên làm cho người xem bản đồ hiểu rằng quần đảo này thuộc Trung Quốc, một điều sai sự thật.
Từ ba quốc gia, những người con Việt đầy trách nhiệm với chủ quyền đất nước đã thảo thư phản đối gửi tới NGS đồng thời gửi thông báo tới hàng loạt cơ quan báo chí và cơ quan chính quyền tại Việt Nam. Với một cái nhấp chuột vào nút "gửi đi", thông tin đã được truyền đi khắp nơi trên thế giới.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ nhóm của anh Nguyễn Hùng, Báo Thanh Niên đã hồi đáp rằng "chúng tôi sẽ lên tiếng" và từ đó trở về sau luôn giữ liên lạc với nhóm phát hiện. Tiếp đó, nếu như bài báo Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa đã khởi động một "chiến dịch" trên báo chí thì trên mạng, những người con Việt khắp nơi cũng khởi động một "chiến dịch" ồ ạt để phản đối việc làm sai trái của NGS.
Từ blog cá nhân đến diễn đàn, các công dân mạng thông báo cho nhau những tin tức mới nhất, hướng dẫn cách thức phản đối. Trong chốc lát, hàng loạt ý kiến phê phán NGS cũng như nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa đã được chuyển đi, từ châu Á tới châu Úc, từ châu Mỹ tới châu u. Các hình thức phản đối bằng ký tên vào thư kiến nghị cũng đã được thực hiện, với sự tham gia của người Việt toàn cầu, trong đó có những trí thức sống ở Anh, Mỹ, Úc… Trong đợt vừa qua, có ít nhất hai trang huy động chữ ký trên mạng để gửi tới NGS. Chỉ trong vòng một tuần, các trang này đã thu hút hàng ngàn chữ ký của những người cùng quan tâm đến chủ quyền đất nước từ khắp hành tinh. Đó thực sự là một cuộc tập hợp sức mạnh Việt lớn thông qua internet.
Nhóm phát hiện của anh Nguyễn Hùng thu thập chữ ký và tập hợp vào e-mail rồi gửi tới NGS. Mỗi tuần họ cập nhật danh sách chữ ký một lần và gửi đi. Trong một e-mail gửi cho tôi, anh Nguyễn Hùng viết: "Vì thời gian tính quá cấp bách nên anh em chúng tôi không thể xin ý kiến và gom thêm tên bà con trong ngoài nước để kèm theo lá thư vừa gửi đi  này... Chúng tôi đang dịch sang tiếng Việt và sau đó sẽ chuyển về VN qua báo chí trong nước và các chương trình thông tin trên thế giới. Chúng tôi vừa làm việc này vừa "cày" kiếm sống nên có hơi trễ chút đỉnh về bản dịch tiếng Việt… Anh có thể giúp chúng tôi thu thập danh sách khoảng 100 bà con trong nưóc không anh? Tôi nghĩ với công việc của anh cộng với bà con anh em thân thiết anh dư sức có 100 tên. Anh cứ lên danh sách rồi e-mail cho tôi và tôi sẽ tổng kết gửi đi liền. Thời đại internet mà, chỉ cần nhấn vô send (gửi đi - PV) là xong ngay".
Làm sao có thể từ chối một sáng kiến như vậy của một con người hằng ngày vẫn phải "cày để kiếm sống" nhưng không bao giờ quên ý thức với đất nước, dân tộc. Và tôi đã tham gia sáng kiến của anh, theo cái cách anh nói: "chỉ cần nhấn vô send là xong ngay".
Thế giới phẳng thật, đúng như nhà báo Thomas Friedman khẳng định. Trong thế giới phẳng đó, chỉ sau một giây là người ta, dù ở cách xa nhau ngàn dặm, có thể truyền cho nhau những thông điệp và có thể cùng tham gia một cuộc đấu tranh vì lẽ phải. Sức mạnh kết nối trên thế giới ảo đã tạo thành sức mạnh ở thế giới thực.
"Chiến dịch" trên mạng cuối cùng đã thu được kết quả bước đầu, khi NGS vào ngày 17.3 đã ra thông cáo giải thích về những tấm bản đồ sai sự thật của họ. Dù lời giải thích chưa thỏa đáng, nhưng đây vẫn là một kết quả đáng ghi nhận.
Vào hôm qua, khi ngồi viết bài này, tôi lại nhận được e-mail của anh Nguyễn Hùng từ Úc: "Chúng tôi không vui gì khi đọc thư trả lời của NGS. Không thể chấp nhận lối biện luận cho xong chuyện... Chúng tôi xin chuyển đến anh lá thư đối chất từng điểm họ nêu trong bản tuyên bố với báo chí của họ để anh chuyển đến những anh chị quan tâm tham khảo và chính thức lên tiếng".
Thế là cuộc đấu tranh của họ - của tất cả chúng ta - vẫn còn tiếp tục. Mạng internet với những tính năng ưu việt của nó tiếp tục giúp chúng ta truyền đi thông điệp vì chủ quyền đất nước, một cách nhanh nhất, với khả năng hội tụ sức mạnh cao nhất.
Chỉ tiếc là một số mạng có tính năng kết nối cực cao, như Facebook chẳng hạn, rất khó truy cập ở Việt Nam trong dịp này. 
Đỗ Hùng 
Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ Phát Hành Sai Sự Thật Về Hoàng Sa

Trên website về bản đồ thế giới của mình, tổ chức tiếng tăm của Mỹ ghi chú sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.
National Geographic Society (Hội Địa lý quốc gia) có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ lâu nay được coi là một trong những tổ chức khoa học và giáo dục phi lợi nhuận lớn nhất thế giới. Hội này có nhiều tổ chức trực thuộc như kênh truyền hình National Geographic Channel rất nổi tiếng hoặc National Geographic Maps chuyên về bản đồ.
 
Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa - ảnh 1
 Một trong những bản đồ xuyên tạc của National Geographic Society - Ảnh: Chụp lại từ Natgeomaps.com
Dù là một tổ chức lớn và uy tín như thế, nhưng mới đây, National Geographic Society - cụ thể là tổ chức National Geographic Maps trực thuộc - đã có hành động khinh suất, coi thường lịch sử và công pháp quốc tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền của VN.
Trong bộ Bản đồ thế giới được phát hành trên website của tổ chức này tại địa chỉ http://www.natgeomaps.com/worldmaps.html, ở một số bản đồ, National Geographic Society ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích “China” (Trung Quốc) ngay phía dưới. Ở một số bản đồ khác cũng nằm trong bộ trên, National Geographic Society ghi Paracel Is. tại vị trí quần đảo Hoàng Sa với chú thích bên dưới là “China”.
Quần đảo Hoàng Sa, được biết đến với tên tiếng Anh là Paracel Islands, nằm ở biển Đông là một phần không thể tách rời của VN. VN có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo vào năm 1974 là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và bất chấp luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc kiểm soát quần đảo này sau khi chiếm được là một hành động cần bị lên án.
Các học giả và tổ chức quốc tế uy tín hầu hết đều biết những sự thật lịch sử nói trên, nên khi đề cập tới Hoàng Sa họ luôn giữ một thái độ khách quan khoa học. Tiếc rằng National Geographic Society, cũng là một tổ chức rất lớn, lại không tôn trọng tính khách quan khoa học trong bộ bản đồ nói trên. Bằng việc ghi chú quần đảo Hoàng Sa (hay Paracel Islands trong tiếng Anh) là Xisha Qundao và chú thích “Trung Quốc” bên dưới, tổ chức Mỹ này đã dành sự thiên vị của mình cho Trung Quốc, bất chấp các chứng cứ lịch sử, pháp lý. National Geographic Society vô hình trung đã ủng hộ việc một nước sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ của nước khác một cách bất hợp pháp.
Hiện National Geographic Society đang bán bộ bản đồ sai sự thật trên qua mạng với nhiều hình thức và ngôn ngữ khác nhau. Họ cũng phát hành trong ấn phẩm hằng tháng của mình. Điều này có nghĩa sự xuyên tạc của National Geographic Society đối với quần đảo Hoàng Sa của VN sẽ đến với nhiều người đọc khắp thế giới. Những người không am hiểu lịch sử của quần đảo này cũng như bị cái bóng dáng đồ sộ của National Geographic Society đánh lừa sẽ dễ dàng tin rằng Paracel Islands (quần đảo Hoàng Sa) là của Trung Quốc, một điều hoàn toàn sai sự thật.
Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc National Geographic Society phát hành bộ bản đồ nói trên là hành vi xuyên tạc lịch sử, bất chấp công lý, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ VN. Lẽ ra, với uy tín của mình, với tư cách là một tổ chức khoa học - giáo dục lớn, họ cần phải cẩn trọng và khách quan khi cho phát hành những bộ bản đồ như thế.
Vào hôm qua, Thanh Niên đã liên hệ với Ban biên tập của National Geographic Maps để phản ánh vấn đề trên cũng như đề nghị một sự giải thích rõ ràng cho hành động khinh suất của họ. Chúng tôi chờ sự trả lời của National Geographic maps và sẽ thông tin đến bạn đọc.
Đỗ Hùng


China had pulled USA's legs for fourty years until Trump became US president

Clip của ông Nguyễn Xuân Nghĩa bàn về chuyện tàu cộng xỏ mủi Mỹ trong 40 năm ròng trước khi Trump được dân Mỹ bầu làm Tổng Thống, vừa được phụ đề tiếng Anh cho bạn trẻ rành tiếng Anh hơn tiếng Việt xem. (Con cháu chúng ta lớn lên tại nưóc ngoài rành tiếng Anh hơn).
Youtube clip of Mr Xuân Nghĩa Nguyễn discussing about communist China had pulled US by the pierced noses for 40 years before Trump was voted to be US President, was subtitled with English.
https://www.youtube.com/watch?v=Ye0Ph2wx4sQ&t=378s

Dành lại tên cho Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông

Lật lại chuyện quá khứ cách đây gần 10 năm về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Việt cộng cố ý lờ và bí mật làm ngơ khi Tàu cộng khuynh đảo xóa tên Hoàng Sa thay thế với tên Tàu xa lạ trên bản đồ biển Đông, gây ra vụ Hiệp Hội Địa Dư Hoa Kỳ thay tên Hoàng Sa bằng danh xưng của Tàu trên bản đồ do HHĐDHK phát hành. Sau khi một nhóm ngưòi dân Việt tại hải ngoại lên tiếng trực tiếp phản đối với Hiệp Hội ĐDHK, bản đồ đăng trên tập san của HHĐDHK đã được sửa lại và tên Hoàng Sa được tái xuất hiện trên bản đổ Biển Đông.
National Geographic và Bản Đồ Hoàng Sa
Nguyễn Duy An
Đầu tháng 8 năm 2011, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Nhã đã ghé thăm trụ sở NationalGeographic tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và gởi tặng tôi một ấn bản luận án Tiến Sĩ Sử của ông hoàn tất năm 2003 là “Quá Trình Xác Lập Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” được ông dịch sang tiếng Anh với tựa đề “Documents on Viet Nam’s Sovereignty over Paracels & Spratleys.” Trong cuộc gặp gỡ thân tình này TS Nguyễn Nhã đã hỏi tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” xảy ra đầu năm 2010, và cứ thắc mắc tại sao tôi không bao giờ “lên tiếng” về việc này mặc dầu trong các diễn đàn cũng có nhiều người nhắc đến tên tôi. Thực ra, tôi đã ghi lại những diễn tiến “Bản Đồ Hoàng Sa” ngay từ đầu nhưng quyết định không phổ biến vì lời khuyên của một người đàn anh rất nổi tiếng trong giới truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ: “Em tìm cách nào ‘danh chính ngôn thuận’ để National Geographic chịu sửa lại chú thích trong bản đồ của họ; rồi chờ khi mọi chuyện lắng đọng hãy ‘xì ra’ chứ ngay lúc này thì không nên vì em sẽ bị ‘chụp mũ và trù dập’ từ chết
tới bị thương...!”
Câu chuyện bản đồ Hoàng Sa sau đó cũng được National Geographic sắp xếp ổn thỏa và hợp lý, nhưng vì công việc bề bộn nên tôi chưa hoàn tất bài viết. Tuy nhiên, sau lần gặp gỡ TS Nguyễn Nhã và nhất là những cuộc biểu tình xảy ra liên tiếp ở trong nước cũng như ở hải ngoại từ mấy tháng nay nhằm phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên Biển Đông đã thúc đẩy tôi phải sửa lại và phổ biến bài viết này để chia sẻ với các bạn.
Trước hết, tôi xin khẳng định là công việc của tôi ở National Geographic không liên quan gì tới việc làm bản đồ nhưng vì là người Việt Nam nên dầu muốn dầu không, tôi cũng phải “get involved” vì việc này liên quan trực tiếp đến “quê hương yêu dấu” của mình. Bản đồ ghi chú Hoàng Sa là của Trung Quốc do National Geographic ấn hành.
Đầu tháng 3 năm 2010, văn phòng “Communications” báo cho tôi biết vềviệc có 3 người Việt Nam là các ông
Nguyễn Hùng , Ngô Khoa Bá và Lê Quang Long,
với tính cách cá nhân đã gởi thư yêu cầu National Geographic giải thích về việc đổi tên quần đảo“Paracel Islands” thành “XishaQundao” (China) và xóa bỏ tên “Hoàng Sa” một cách thiên vị, không đúng với lịch sử, và sẽ ảnh hưởng đến những tranh luận có tính cách pháp lý quốc tế trong nhiều năm.
Họ báo cho tôi biết việc này vì chắc chắn sẽ có nhiều cơ
quan truyền thông và hội đoàn người Việt liên lạc trực tiếp với tôi để “chất vấn” như chuyện đã xảy ra mấy năm trước khi National Geographic gọi “Sông Hương” là “Sông Huế” trong một cuộc thi chung kết giải “National Geographic Bee” ở Hoa Thịnh Đốn.
Để chuẩn bị cho mình một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với mộttrong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đã cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có gì thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands
giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” thì hơi đặc biệt vì từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng
hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai? Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”
Tôi đang phân vân không biết tính sao thì ngày 10 tháng 3, 2010 anh Đỗ Hùng (báo Thanh Niên ở Sàigòn,Việt Nam) liên lạc email và điện thoại nói chuyện với tôi về những bài báo và các diễn đàn đang “bùng nổ” về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa của National Geographic” và hỏi tôi có cách nào hỗ trợ để “đòi lại chính nghĩa” cho người Việt. Đã biết trước nguyên tắc làm việc của nhóm “Bản Đồ” nên tôi nói với anh Hùng là phải tìm mọi cách để có tiếng nói chính thức từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Thêm vào đó, tôi cũng gợi ý cho phát ngôn viên chính thức của National Geographic liên lạc trực tiếp với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để thúc dục họ lên tiếng xác định chủ quyền về quần đảo Paracel Islands.
Cùng ngày hôm đó, nhân viên của báo KhoaHọc và Đời Sống từ Hà Nội cũng liên lạc với tôi về chuyện bản đồ, tôi cũng nhấn mạnh thêm về việc “phải có” tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam. Và cũng từ hôm đó, ngày nào tôi cũng nhận được hàng trăm email và điện thoại “chất vấn” về việc làm “sai trái” của National Geographic. Cũng có một số đài truyền thanh, truyền hình và báo chí người Việt tại Hoa Kỳ muốn phỏng vấn tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” nhưng tôi chỉtrả lời là tôi không được phép, và xin họ liên lạc trực tiếp với bà Cindy Biedel là người được trao nhiệm vụ tiếp
xúc với các cơ quan truyền thông về việc này. Tôi cũng giải thích cho nhiều người về việc gởi thư tới địa chỉ của nhóm “Bản Đồ” thay vì gởi cho ông chủ bút của National Geographic Magazine, và điều quan trọng nhất là tìm cách vận động để chính phủ Việt Nam phải chính thức lên tiếng. Thêm vào đó, tôi cũng gởi email trả lời cho một số đoàn thể và cơ quan truyền thông đang kêu gọi và vận động xin chữ ký gởi thư yêu cầu National Geographic đổi tên quần đảo Paracel Islands là tên của ông chủ bút của National Geographic Magazine là
Chris Johns chứ không phải Chris Jones, nhưng rồi không thấy ai trả lời và tất cả các thư gởi đến National Graphic cũng “copy” lẫn nhau nên sai vẫn hoàn sai. Kể ra cũng hơi buồn vì mình viết thư yêu cầu người ta sửa tên một quần đảo trên bản đồ thế giới mà chính lá thư của mình lại viết sai tên người nhận... và người đó lại nổi tiếng khắp thế giới!
Tối ngày 13 tháng 3, các báo Thanh Niên, Khoa Học và Đời Sống... chuyển cho tôi văn bản cuộc họp báo ở Hà Nội với lời tuyên bố “Bản đồ ghi ‘Paracel Is. China’ do National Geographic công bố là sai, chúng tôi yêucầu National Geographic sửa lỗi này” của phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, và khẳng định “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Sau khi nắm được trong tay văn kiện này, sáng sớm hôm sau tôi đã nhắc bà Cindy Biedel liên lạc với Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để tham khảo, cũng như liên hệ với nhóm “Bản Đồ” của National Geographic để thúc đẩy họ triệu tập một cuộc họp hầu tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất và nhanh nhất vì phản ứng giận dữ của người Việt đang “bùng nổ” rất mạnh mẽ cả trong nước lẫn hải ngoại.
Mấy ngày sau, tôi nhận được thư mời tham dự một cuộc họp khoáng đại sau khi nhóm “Bản Đồ” đề nghị và được Uỷ Ban Chính Sách Bản Đồ (The National Geographic Society’s Map Policy Committee) chấp thuận cách thức sửa đổi trước khi thông báo với giới truyền thông và các hội đoàn liên quan: “National Geogaphic sẽ chỉ sử dụng tên quốc tế Paracel Islands và xóa bỏ chữ China trong những bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ (smallerscale world maps) và sẽ chú thích thêm chi tiết ‘Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974 và gọi là Xisha Qundao, Việt Nam vẫn đòi chủ quyền và gọi là Hoàng Sa’ trong những bản đồ có tỷ lệ xích lớn hơn (larger-scale
regional, continental, and sectional maps). Vào ngày 25 tháng 3 năm 2010, National Geographic đã gởi thông báo về việc thay đổi này cho hai tòa đại sứ Việt Nam và Trung Quốc cũng như các cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt.
Trong suốt mấy tuần lễ “dầu sôi lửa bỏng” về “Bản Đồ Hoàng Sa”, và lai rai cả gần năm nay, tôi nhận được không biết bao nhiêu là email và điện thoại của người Việt khắp nơi “hỏi thăm sức khỏe!”
Tôi cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh dũng cảm và đoàn kết của mọi người, đặc biệt là giới trẻ, bất kể đang ở trong nước hay hải ngoại, ai ai cũng xúc động và bồn chồn lo lắng trước viễn ảnh mất biển, mất đảo, mất đất...
Tôi đã buồn thật nhiều khi có những người “trách móc” hay “chửi bới” cá nhân tôi vì chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” đã xảy ra; tôi cũng vui thật nhiều vì có nhiều người thông cảm và hiểu rằng khi tôi làm việc ở National Geopgraphic không có nghĩa là “đồng lõa” với việc sửa tên “Hoàng Sa” thành “Xisha Qundao” trong Bản Đồ Thế Giới.
Đã nhiều đêm tôi thao thức, và cũng đã hơn một lần tôi tự hỏi không biết mình phải làm gì khi “quê hương yêu dấu Việt Nam” càng ngày càng đi vào ngõ cụt! Trong lúc tôi ngồi viết lại những dòng này trong một dinh thự to lớn và hiện đại ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn thì bên kia bờ biển Thái Bình Dương, mẹ và các em, các cháu của tôi cùng với hơn 80 triệu đồng bào thân thương đang sống những tháng ngày khốn khổ vì ngư phủ không dám ra khơi, nông dân không có hạt giống vì nạn lũ lụt và hạn hán hàng năm khi rừng không còn nữa, công nhân đi
làm lĩnh lương không đủ mua cơm ngày hai bữa... Và buồn thật nhiều khi tôi rảo khắp Sàigòn suốt một ngày cũng không tìm mua được một món hàng không có chữ “Made in China”; có chăng chỉ tìm được một vài mặt hàng có “bao bì” chế tạo tại Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương nhưng trong ruột lại chứa “hàng nhái” từ Trung Quốc!
Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây nhưng “Quê Mẹ” rồi sẽ về đâu?
Nguyễn Duy-An
https://www.danluan.org/…/nguyen-duy-an-national-geographic…
https://dathaoqutrn.files.wordpress.com/…/national-geograph…