Tuesday, June 16, 2020

NGÀY BA TRỞ VỀ từ trại tù Gia Rai việt cộng, miền Nam Việt Nam. Cao Xuân Thanh Ngọc

Image may contain: 1 person, selfie and closeupImage may contain: outdoor


NGÀY BA TRỞ VỀ
Ngày Ba về từ trại tù Gia Rai, miền Nam Việt Nam, Ti vẫn còn nhớ như in!
Lúc đó, Ti được 9 tuổi, đang chơi nhảy cò cò với đám bạn thì bỗng nhiên có một người ẵm Ti lên, Ti quay lại thì nhận ra Ba liền, vì khi Ba được chuyển vào Nam, đó cũng là lúc Ti được thăm Ba trong tù lần đầu tiên sau 8 năm Ba bị tù đày! Vậy mà đã được 1 năm, từ chuyến thăm nuôi đó...Khi Ba bị ở tù ngoài Bắc, với 5 đứa con nhỏ dại, Mẹ không thể nào cho hết 5 đứa đi thăm nuôi Ba, chỉ có chị Hai và anh Ba được Mẹ dắt đi thăm thôi...mỗi lần Mẹ đi thăm Ba, tụi Ti được Mẹ gởi mỗi đứa một nơi với họ hàng bà con, Ti vẫn nhớ man mán, lúc thì Ti được Mẹ ở với ông bà nội tại Đà Nẵng, nhưng có năm lại ở với cậu và bà ngoại tại Vĩnh Điện! Nhưng mấy chị em cũng hay được ở nhà ông chú bà thiếm, cứ mỗi lần Mẹ dắt về nhà ông bà ở Saigon là ông nói: “gánh hát Long Khánh về tới rồi!” Lúc đó ai cũng nghèo nhưng ông bà luôn giang rộng đôi tay để đón mấy đứa cháu...
Ti mừng quá chừng khi được Ba ôm vào lòng! Từ đây Ti đã có Ba, thật sự có dịp khoe với đám bạn! Ba nhìn Ti mỉm cười toe toét! Khuôn mặt Ba gầy gòm, khắc khổ nhưng không kém phần oai nghiêm, toát lên sức chịu đựng kiên cường của một người vừa ra tù, sau 10 năm thập tử nhất sinh...
Hai cha con vô nhà, Mẹ là người mừng nhất, dường như Mẹ không đè nén được những cảm xúc của Mẹ, Mẹ oà lên khóc, chưa bao giờ Ti thấy Mẹ khóc nhiều như vậy! Có lẽ bao năm nay, Mẹ đã cố che dấu...lúc nào Mẹ cũng mạnh mẽ, dù khó khăn bao nhiêu, Mẹ cũng nói không sao, cả nhà mình phải rán cố gắng, đợi ngày Ba về với mấy Mẹ con mình...và ngày sum vầy đó đã đến! Bạn bè hàng xóm nghe tin Ba được về, ai cũng qua để chúc mừng cho cả nhà! Mọi người thăm hỏi sức khỏe của Ba...tin đồn gần xa, sau mấy ngày, hình như cả thị xã Long Khánh ai cũng biết chồng của cô giáo Diệu Minh vừa được thả ra tù! Những "chú lính" của Ba ngày xưa, tới thăm Ba, họ nhắc lại chuyện xưa...Ti thấy Ba vui lắm nhưng trong nụ cười đó, hình như có sự tiếc nuối, và lo lắng trong đó...
Túi đồ của Ba vỏn vẹn một vài món đồ mà Ba làm trong thời gian lao tù, Ti nhớ như in cái lon gô (Guigoz) Ba khắc tên của Ba ở
dưới đáy, một cái lượt bằng đồng Ba khắc tên của Mẹ một bên, và 5 đứa con phía bên kia. Điều mà Ti tiếc nhất là không đem được những kỷ vật đó theo khi đi Mỹ, lúc đó Ba Mẹ sợ bị tụi hải quan làm khó, sợ bị giữ lại...sợ đủ thứ...cho nên đã bỏ lại...
"Anh làm được gì để lo cho mấy Mẹ con và cả nhà đây?" Ti thoáng nghe Ba Mẹ nói chuyện...hình như Ba lo lắm! Mấy tháng sau khi Ba được thả về, một bác quen với Ba Mẹ, thương tình cho cả nhà mượn một miếng đất trong rẫy của bác để cho Ba trồng bắp, từ nhà chạy lên miếng đất đó cả trăm cây số, trong nhà thì không có xe đạp, Ba được một người bạn cho chiếc xe đạp cộc cạch, lúc đầu Ba lái xe đạp cũng loạng quạng lắm, nhưng chỉ trong vòng một ngày là Ba đã "master" được "con ngựa sắc của Ba"! Ba không thể nào cứ chạy đi chạy về mỗi ngày với chiếc xe đạp đó, cho nên Ba phải ở lại trên rẫy đó để coi chừng...Một bữa chiều Ti đang chơi với đám bạn thì thấy một "chú lính" ngày xưa của Ba chở Mẹ về, Mẹ thì hớt ha hới hãi, Ti chưa biết chuyện gì xảy ra, thì nghe chú nói với Mẹ: "Trung Tá đã có những người ven đường chăm sóc, đã cầm máu, xin Bà yên tâm!" (Chú rất lễ phép, lúc nào cũng xưng Ba là Trung Tá, sau này Ti mới biết đó là cấp bậc của Ba trước khi đất nước bị rơi vào tay cộng sản)
Khi chú và Mẹ đón được Ba về nhà, chiếc cằm của Ba đã được băng bó cẩn thận, Ba kể..."sáng nay, anh muốn về thăm mấy mẹ con, chạy được một đoạn thì cái xe đạp bị gãy cái cổ xe, vì xuống dốc hơi nhanh, anh đỡ không kịp nên bị đập cái cầm xuống đất và té nhào, hên là lúc đó không có chiếc xe vận tải nào chạy trên con đường quốc lộ!" Ba lại thêm một lần thoát chết, sau chuyện bị té từ trên núi té xuống vực khi ở trại tù Vĩnh Phú khi trên đường đi phá rừng với các bác với mấy ông gác trại...khi Ba tỉnh dậy thì Ba thấy nguyên một tảng đá bự cách Ba không xa, chuyện này Ti có nghe Ba kể cho cả nhà nghe một lần...
Ba nghỉ ở nhà một thời gian thì cũng đến lúc đi hái bắp! Ngày đó, cả nhà đi theo Ba và bác chủ vườn trên một chiếc xe máy xới. Lần đầu tiên Ti được ngồi trên chiếc xe đó, Ti vui quá trời! Những trái bắp to tròn đã sẵn sàng cho 6 cha con và một vài "chú lính" của Ba, Ba là người vui nhất, hình như đây là lần đầu tiên Ba thấy những trái bắp này, mấy chú hình như biết ý, lựa ra mấy trái, bắt lên nồi nấu liền, mùi bắp nấu thơm phức! Khi bắp chín, không ai còn tâm trí để mà đi hái bắp nữa! "Đã quá lâu mới ăn được một trái bắp quá ngon như vậy!" Ba nói trong nghẹn ngào, mấy "chú lính" hình như đọc được suy nghĩ của Ba, họ ngồi im không nói gì...Ba đứng lên xoa đầu Ti và hỏi: "Ngon không con?" Ti gật đầu và hỏi Ba: "mình ăn bắp nấu cả tháng luôn được không Ba?" Ba phá lên cười, không nói gì nhưng chỉ gật đầu!
Mấy ngày sau đó, cả nhà Ti rộn ràng, ai cũng có việc để làm, người thì bẻ bắp, người thì cột bắp lại từng chùm để treo lên cho khô...cả mấy tuần đó, Ti được mãn nguyện, ăn sáng với bắp nấu, cho đến khi ăn không nổi nữa...bắp được phơi khô và tỉa ra, bỏ vào được mấy bao tải...thành quả của Ba là có tiền nuôi cả nhà được mấy tháng trời!!!
Bây giờ Ba đã ngoài 80 tuổi, mới mổ hai con mắt xong, sức khỏe của Ba cũng đã yếu nhiều nhưng hình như Ba không bao giờ chấp nhận sự thật đó! Dáng dấp Ba vẫn oai phong như thuở nào...cảm ơn sự hy sinh, và chịu đựng của Ba để cho cả nhà có cơ hội được đặt chân tới đất Mỹ tự do này! Nhưng Ti biết Ba phải trả một cái giá quá đắt! Ti thương Ba của Ti lắm💛
Cao Xuân Thanh Ngọc

Sunday, June 14, 2020

Trương Thị Hà: Nhớ Lại ngày bi công an việt cộng khủng bố bắt cóc tại khu công viên Tao Đàn 17/06/2018


English below
Mỗi khi tháng 6 tới, nỗi đau thể xác và tinh thần lại hiện về. Còn nhớ cách đây 2 năm, lần đầu tiên cân nặng dưới đầu 6, mỗi lần đi qua Tao Đàn cảm thấy rùng mình, đêm nào cũng gặp ác mộng, từ một cô bé lạc quan, yêu đời trở thành một đứa tự kỷ và vô cùng yếu đuối, mỗi khi thấy xô xát, chửi nhau trên đường là rơi nước mắt bởi cứ ngỡ như mình đang bị công an chửi và đánh.
Chính quyền có thể che đậy vụ đàn áp biểu tình tháng 6/2018 nhưng sự thật sẽ mãi được người dân nhắc lại hôm nay và ngày sau.
Mời các anh chị cùng nghe lại câu chuyện của tôi. Đây chỉ là một câu chuyện trong hàng trăm câu chuyện đau thương tại Tao Đàn năm đó.
Tường Thuật của Cô Trương Thị Hà về Việc Công An Tra Tấn Cô và Người Biểu Tình Ngày 17 Tháng 6 Năm 2018
Vào thời điểm đi biểu tình, tôi đang làm việc cho một công ty Luật tại Sài Gòn. Tôi đang học Khoa Ngôn Ngữ Anh trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng chuẩn bị tốt nghiệp Lớp Luật sư, Học viện Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào ngày 10/06/2018, tôi xuống đường biểu tình phản đối Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng cùng hàng ngàn người dân Sài Gòn.
Sau ngày 10/06, có rất nhiều bạn trẻ bị bắt, bị tịch thu điện thoại và bị khủng bố tinh thần. Tôi đã công khai phổ biến quyền biểu tình, tư vấn miễn phí cho những người bị bắt bớ.
Vào ngày 17/06/2018, tôi tiếp tục xuống đường biểu tình. Khoảng 10h sáng, khi đang ngồi ở công viên 30/4, gần Nhà thờ Đức Bà, có khoảng 10 an ninh mặc thường phục đòi kiểm tra chứng minh thư của tôi. Tôi phản đối thì bị họ kéo lên chiếc xe ô tô 4 chỗ. Họ đưa tôi đến sân vận động gần công viên Tao Đàn. Tại đó, tôi nhìn thấy hàng 100 người gồm cả phụ nữ, trẻ em bị giam trong này. Tôi thấy một người đàn ông trẻ bị khoảng 5 người an ninh khống chế chân tay. An ninh liên tục đánh vào đầu và đạp vào người anh ta. Tôi chạy đến can ngăn: “Tại sao các anh lại đánh người dân?”. Nhưng an ninh đã lôi tôi ra xa. Tôi cũng nhìn thấy nhiều người bị đánh chảy máu đầu và phải nhập viện trong tình trạng bất tỉnh. Tôi vô cùng bất lực vì chứng kiến cảnh công an đánh người dã man nhưng tôi không thể làm gì được.
Họ cướp điện thoại, túi xách và áo khoác của tôi. Tiếp đó, tôi bị thẩm vấn bởi 3 người đàn ông mặc thường phục. Một người đàn ông to béo luôn đe nẹt tôi. Một người đàn ông gầy luôn miệng chửi bới, xúc phạm tôi “con đĩ, con điếm, con phản động”. Một người đàn ông ăn mặc lịch sự, vừa đấm vừa xoa tôi “em hợp tác đi là được về mà, bọn anh có làm gì em đâu.” Sau khoảng 1 tiếng thẩm vấn, tôi vẫn im lặng và không khai nhận bất cứ điều gì. Họ đã mời thầy Phó Hiệu trưởng Phạm Tấn Hạ trường Đại học khoa học xã hội Nhân văn và thầy Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông của trường đi cùng. Trước mặt 2 thầy giáo, một người phụ nữ mặc thường phục vả tôi vì tôi không ký nhận theo yêu cầu của họ. Lúc đó, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi khóc không phải vì tôi bị đánh đau. Tôi khóc vì 2 thầy giáo cũng không thể bảo vệ tôi trước những màn xúc phạm quá đáng của an ninh.
Sau khoảng 1 tiếng, 2 thầy giáo đã ký nhận biên bản và ra về. Lúc đó, tôi cảm thấy lạc lõng. Vì tôi biết rằng, giờ chỉ còn mình tôi ở đây với những kẻ côn đồ, máu lạnh nhân danh công an nhân dân.
Tiếp đó, có khoảng chục người an ninh quây quanh tôi, liên tục thẩm vấn và đánh đập tôi. Trong đó có 4 người phụ nữ. Tôi không thể quên một người phụ nữ béo, nói giọng miền Bắc, đã gọi điện về cho mẹ tôi để đe nẹt. Cô ta liên tục vả tôi, túm tóc đập đầu tôi xuống bàn. Tôi cũng không thể quên một người phụ nữ xinh đẹp, mặt trắng, đeo găng tay xanh, tên là Hiền. Cô ta liên tục sờ vào cổ tôi, đấm vào bụng tôi. Tôi rất đau nhưng vẫn cố tỏ ra bình tĩnh. Họ tháo mắt kính của tôi ra, ghì tay tôi ký vào biên bản và các giấy tờ mà họ đã soạn sẵn. Tôi đã phản kháng mạnh mẽ: “Em sẽ không ký nhận bất cứ một cái gì nếu Luật sư của em không đến đây.” Lúc đó, khoảng chục người an ninh cả nam và nữ xông vào đấm tôi, tôi ngã ra sàn nhà, họ tiếp tục đạp vào người tôi. Họ quây quanh đánh tôi một cách lén lút vì họ không muốn những người dân khác nhìn thấy cảnh tượng đó. Tôi choáng váng và đau ê ẩm người. Tôi muốn ngất lịm đi để không phải chịu đòn đau nữa.
Khoảng 9 giờ tối cùng ngày, họ lôi tôi vào một phòng giam riêng biệt. 3 người phụ nữ bắt tôi cởi giầy ra. Họ sờ vào áo ngực tôi. Xung quanh là những người an ninh nam đứng nhìn. Tôi không còn lựa chọn nào khác, tôi kiệt sức, chóng mặt và sợ họ xâm phạm vào cơ thể nên tôi đành phải ký nhận một số giấy tờ để bảo toàn danh dự và thân thể. Vì không có kính nên tôi không nhìn thấy gì rõ cả. Tôi không biết mình đã ký nhận những gì. Sau đó, họ chụp hình, lăn tay tôi như một kẻ tội phạm.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 18/07, họ chở tôi về công an phường Quận 7 để tiếp tục lấy lời khai, lăn tay và bắt tôi nộp tiền phạt do đi biểu tình. Khoảng 10h sáng cùng ngày, họ thả tôi về nhà.
Mấy ngày sau, chủ nhà đuổi tôi ra khỏi nhà vì bị an ninh gây áp lực. Tôi không thể ăn uống được trong một tuần vì bị vả vào miệng quá nhiều trong một thời gian dài. Tôi cũng bị giảm 5 kg sau khi ra khỏi đồn công an. Tôi đến bệnh viện chiếu chụp sau đó, kết quả là tôi bị chấn thương phần mềm do bị đánh. Khoảng 1 tháng sau, tôi mới ổn định lại tinh thần và sức khỏe để tiếp tục học tập và làm việc.
Truong Thi Ha’s Testimony About Police’s Use of Torture Against Her and Fellow Activists on June 17, 2018
At the time of the protest, I was working at a law firm in Saigon. I was studying English at Ho Chi Minh University of Social Sciences and Humanities. I was also completing my Attorney certification course at The Justice Academy of Ho Chi Minh City.
On June 10, 2018, I joined the protest against two draft laws on Special Economic Zones and Cyber Security, along with thousands of Saigonese.
By the end of June 10, many young people were arrested, terrorized, and had their phones confiscated. I was publicizing the right to protest, and offering free counsel for those who were arrested.
On June 17, I continued to take to the street to protest. Around 10 am, while I was sitting in 30/4 Park near Notre Dame Cathedral, about 10 plain-clothes police officers came and demanded my ID cards. I objected. Then, they stuffed me in a four-seater car. They took me to the stadium near Tao Dan Park. I saw another 100 people including women and children in that temporary detention center. I saw a man whose limbs were held by five officers. They were punching his head and stomping on his body. I ran to his side and yelled: “Why are you hurting people?” but I was quickly dragged away. I also saw unconscious people being taken to hospitals with bleeding heads. I felt extremely powerless because I had witnessed this police brutality without being able to do anything.
They took my phone, bag, and jacket. Next, I was interrogated by three plain-clothes men. A big man kept making threats. A thin man was insulting me with vulgarity such as “whore, bitch, and revolutionary-wanna be.” A well-dressed man was playing good cop: “You cooperate and get to go home, we don’t want to do anything to you.” After about an hour of interrogation, I remained silent and did not make any confession. They invited Vice President Pham Tan Ha of Ho Chi Minh University of Social Sciences and Humanities and Tran Nam, head of the university’s communication department. In front of the two teachers, a plain-clothes woman slapped me for not signing a confession they had prepared. I remember crying a lot. I did not cry because I was hurt. I cried because my two professors could not protect me from the violent acts of those police officers. After about an hour, the two professors signed their statement and left. I felt lost. I felt scared to be there by myself, surrounded by cold-blooded thugs wearing the cover of the People’s police.
Then, I was surrounded by what seemed to be ten police officers who took turn interrogating me with brute force. There were four women; I can never forget the stout woman who spoke with a Northern accent. She called my mother and threatened her. She repeatedly punched me, pulled my hair, and slammed my head against the table. I also cannot forget a good-looking woman with a light complexion who wore green gloves. Her name was Hien. She wrapped one hand on my neck, and other hand was punching my stomach. Even though it was painful, I still tried to be calm. They took off my glasses, and when I couldn’t see, they held my hands and forced me to sign a confession and other documents they had prepared. I resisted and asked for a lawyer: “I will not sign anything without my lawyer here.” That triggered them, and those ten men and women started beating me even more frantically. I fell down on the floor, they continued to stomp on me. There were other policemen standing around to block others’ view because they did not want other people to see the scene. I was dizzy and in severe pain. I just wanted to faint to end the suffering.
About 9:00 pm on the same day, they pulled me into a separate room. Three women took off my shoes. They grabbed my bra string. There were mean-looking men standing there, looking at me. I was extremely scared. I was left with no choice. I was physically and mentally exhausted, felt dizzy, and was scared of being sexually assaulted. I agreed to sign the papers to save my honor and avoid the imminent sexual assault. They didn’t give me back my glasses so I wasn’t able to see what I signed, but it was more than 10 documents. Then they took my mugshot and fingerprints like a criminal.
Around 3:00 am on July 18, they drove me to District 7 Police Station to make more testimonies, signatures, and fingerprints. I had to pay a fine for protesting. About 10 am on the same day, they released me.
A few days later, my landlord kicked me out of the house per the police’s request. I wasn’t able to eat for a week because my mouth had been slapped for a long time. I also lost five kilogram after leaving the police station. I went to the hospital for an X-ray later. The result was soft-tissue injuries from being hit. About a month later, my mental and physical states stabilized enough to return to school and work.
Image may contain: one or more people