Wednesday, December 23, 2015

Đảng gì? Đảng Cộng Sản, Đảng Gom Sản, hay… Đảng Lạ?

Đảng gì? Đảng Cộng Sản, Đảng Gom Sản, hay… Đảng Lạ?




http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/12/ang-gi-ang-cong-san-ang-gom-san-hay-ang.ht













Các bang hội, băng đảng giang hồ khắp nơi trên thế giới, kể cả tại Việt Nam hiện nay, tuy họ hành động bá đạo nhưng giữa các băng đảng họ tôn trọng vùng lãnh địa của nhau và sẵn sàng hy sinh bảo vệ người dân sống trong vùng họ cai quản, bảo vệ sự toàn vẹn vùng lãnh địa của họ, chống lại hành động lấn đất cướp “dân” của các băng đảng khác...

Thử nhìn lại quá trình thành hình của một đảng với số đảng viên chính thức tuy có số đảng viên lên tới 3 triệu đang thống trị cả nước Việt Nam nhưng tương tự như các băng đảng giang hồ, thực chất quyền hành sinh sát chỉ nằm trong tay một số rất nhỏ - 16 nhân vật trong tổ chức gọi là Bộ chính trị. 

Đảng cộng sản và các băng đảng giang hồ chỉ một có khác biệt duy nhất: một bên các băng đảng giang hồ họ công khai thừa nhận họ là băng đảng giang hồ không thay đổi danh xưng, còn đảng với 3 triệu đảng viên (đa số ăn theo) luôn vỗ ngực là một đảng yêu... dân, vì hạnh phúc của toàn dân. Họ luôn luôn hô hoán dân làm chủ nhưng thực sự thì toàn dân là những người nô lệ, đầy tớ. Tên tục của đảng thì thay đổi liền tù tì như chong chóng quay!

Trong suốt thời gian mấy chục năm qua, đảng này mang nhiều tục danh (tương tự như người tạo ra nó là Nguyễn Tất Thành, nguyên là đảng viên đảng cộng sản Pháp và Quốc tế cộng sản của Nga-Lenin), một người đặc biệt có nhiều tục danh Tàu, Việt rất “nổ”: yêu nước, chí minh.

Đầu tiên tên đảng là Đảng Cộng Sản Việt Nam (08/02/1930), sau đó theo lệnh Quốc tế cộng sản, tên đảng được đổi tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương(31/10/1930). Ngày 11/11/1945 đảng này tự giải tán vì chiến lược và chiến thuật đánh lận tráo trở giữa Quốc gia với cộng sản, và để rồi tái xuất hiện dưới tên vỏ ngoài Đảng Lao Động vào tháng 02.1951. Vì hai chữ “cộng sản/Việt cộng” rất phản cảm trong dân chúng và với các tổ chức đấu tranh đòi độc lập nên hai chữ “lao động” bị họ cướp để thay cho hai chữ “cộng sản”. Sau khi hoàn thành mục tiêu nhuộm đỏ cả nước theo chủ trương toàn cầu của Quốc tế cộng sản do đảng CS Nga-Tàu lãnh đạo, năm 1976 nhóm lãnh đạo cộng sản tối cao đã khai tử danh xưng “Lao động” và trở lại bản chất độc đoán khát máu của đảng được công khai với tên gọi chính thức là “Đảng Cộng Sản”. 

Một đảng phái mà danh tánh cũng tráo trở lươn lẹo như tắc kè đổi màu thì chắc chắn không gian manh cũng gian hùng!

Thời kỳ 1954 trên cả nước và đặc biệt tại miền Bắc đại đa số là nông dân, lãnh đạo Đảng Lao Động của Việt cộng từ cao cấp đến cơ sở đa số thất học hay học lực chưa xong bậc tiểu học, chỉ một vài người học xong cấp hai (ngay cả Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh cũng chỉ học xong bậc tiểu học-cấp một). Bị nhồi sọ lòng thù hận “giai cấp”, đảng lao động (cộng sản) nhanh chóng tiêu diệt hằng trăm ngàn người làm nông cá thể bằng các chiến dịch đấu tố vô nhân đạo gọi là “Cải Cách Ruộng Đất” rập khuôn như bên Tàu dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông. Họ đã giết chết hầu hết những người nông dân có ruộng đất canh tác cá thể, gom toàn bộ tài sản của dân chúng miền Bắc vào hồ bao của đảng. 

Thành phần trí thức không thoát. Họ bị so sánh “không bằng cục phân”, cũng bị Việt cộng tiêu diệt tận gốc rễ với chủ trương “Trí Phú Địa Hào đào tận gốc trốc tận rễ”, qua chiến dịch “Nhân Văn Giai Phẩm”, chiêu dụ số trí thức quí báo ít ỏi của đất nước còn lại tại miền Bắc lộ diện để rồi tóm gọn. 

Nhằm thay thế số người “biết việc” đã bị họ kết tội tư bản bóc lột hoặc bị thủ tiêu hoặc bi tù đày tại các vùng rừng thiêng nước độc, Việt cộng đã đào tạo qua đêm, biến những người thất học đã được nhồi nhét lòng thù hận giai cấp thành trí thức cộng sản thành nhà quản lý, nhà lãnh đạo sản xuất, chỉ làm theo lệnh từ thành phần chóp bu của đảng, mà thành phần chóp bu cũng chỉ là những tên thừa sai của cộng sản Tàu, Nga. Làm ăn kinh tế quốc gia đại sự theo lối mò mẫm đui chột “sai đâu sửa đó”!

Sau khi nhuộm đỏ miền Nam, bên (bọn) thắng cuộc, Việt cộng, lập lại những gì mà họ đã làm trong thập niên 50 tại miền Bắc-theo lệnh bác Mao Tàu cộng: đưa số người cũng thất học tại nông thôn có công giúp họ thôn tính được toàn bộ miền Nam làm các chức vụ quản lý kinh ban tế thế. Vòng xoay gom tóm tài sản mà Việt cộng áp dụng tại miền Bắc được tái xuất hiện tại miền Nam. Cơ sở sản xuất, tài sản của dân chúng miền Nam lần lượt rơi vào tay đảng, cơ sở làm ăn buôn bán của người dân bị đảng gán cho tôi tư sản mại bản, tịch thu rồi tống đi vùng kinh tế mới để... đi chết đi. 

Việt cộng trong cái tổ chức bù nhìn MTGPMN trước khi chiếm đóng toàn bộ miền Nam đại đa số là vô sản thất học. Sau khi nhuộm đỏ cả nước tóm gom toàn bộ tài sản của dân vào tay mình, họ nghiễm nhiên trở thành giai cấp hữu sản. Tài nguyên, đất đai, biển đảo của đất nước hoặc hiến dâng cho bọn quốc tế cộng sản Tàu-Nga trả ơn, trả nợ đã cung cấp vũ khí lương thực để giết hàng chục triệu người dân Việt vô tội, hoặc bán tháo bán đổ vô tôi vạ. Chỉ trong thời gian vài năm dân miền Nam trở nên xác xơ, vựa lúa của cả vùng Đông Nam Á mà phải ăn bo bo cầm hơi trong khi bọn cán bộ Việt cộng được đặc biệt vổ béo theo chế độ hưởng thụ đặc biệt.

Từ sau ngày 30/04/1975, đảng cộng sản VN tiếp tục đột biến gene từ đảng VÔ SẢN sang ĐẢNG GOM SẢN. Họ nhanh chóng trở thành giai cấp lạ: “tư bản đỏ”, không phải tài sản tạo dựng từ kinh doanh như họ ra rả tuyên truyền là “bóc lột sức lao động” mà cơ ngơi họ tậu được là từ hành động gom gọn/cướp ngày tài sản của người dân dưới họng súng AK. 

Để công khai số tài sản kếch xù tích tụ qua hành động cướp ngày trong thời gian 10 năm từ 1975, năm 1986 đảng Việt cộng lại cho ghép gene “đổi mới” vô chế độ. Ba triệu đảng viên của đảng mang danh “vô sản” lại đột biến và trở nên giàu có rất nhanh, tậu nhà cao cửa rộng và của chìm nhanh  chóng thành của nổi. Bọn gọi là đảng viện đảng cộng sản lại được cho quyền tự do kinh doanh với sự bao che bảo kê của các cơ quan cũng do chính họ nắm giữ. Các đại gia đỏ, con cháu của bọn quan chức cao cấp của đảng, nhanh chóng xuất hiện như cỏ dại sau cơn mưa. Bọn thái tử/công chúa đảng ngang nhiên bóc lột sức lao động của công nhân, giai cấp trước khi cướp được chính quyền họ nâng lên là “giai cấp tiên phong” nay trở thành “giai cấp ở đợ - oshin”. Bọn thái tử/công chúa đảng dưới bình phong công ty, tập đoàn đầu tư. Dựa vào chức vụ đảng của cha ông, chúng công khai cướp đất khai thác nông nghiệp của dân, phân lô kinh doanh địa ốc làm giàu. Dân đen khắp cả nước lại bị đột biến gene “defective” lụn bại trở thành “giai cấp dân oan”, sống lang thang tại khắp các cơ quan đảng kêu than!

Đảng gọi là đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thập niên 30, sau nhiều thời kỳ đột biến “gene sản”, nay có còn thực sự là “Sản” không? Chắc chắn là không. Đảng này nay thật ra có tên giống y danh xưng của bọn đồng chí anh em Tàu cộng mà người dân Việt Nam đặt cho bọn hải tặc ngoài biển Đông đang cướp biển đảo và giết hại ngư dân mình.

Đó là: ĐẢNG LẠ


Ngày 24/12/2015


_____________________________________

Tham khảo:

Đảng Cộng Sản Việt Nam

Monday, December 21, 2015

Bình Thuận - Phan Thiết quê tôi: Một ổ sâu vĩ đại!

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/12/binh-thuan-phan-thiet-que-toi-mot-o-sau.html#more

Bình Thuận - Phan Thiết quê tôi: Một ổ sâu vĩ đại!














Người Bình Thuận xa quê (Danlambao) - ...Là người được sinh ra và lớn lên nơi vùng biển yên lành này, tôi không thể không chua xót và uất hận, vì đồng bào của tôi đang bị bọn ngu đần và gian ác hành hạ, chiếm cả tài sản và sự sống, phá nát cả thiên nhiên, môi trường đang trong lành, rồi còn rước cả giặc Tàu về phá nát quê hương như vụ khai thác titan, vụ bán nhiều đất cho Tàu ở Hàm Thuận Bắc, hay cố tình phá tan tài sản mồ hôi nước mắt và công sức của những người dân từ nơi khác đến đây đầu tư du lịch và dịch vụ, khiến nhiều người tan nát cửa nhà, và mang lại cái nhục chung cho người dân vùng này!...

*

Tỉnh Bình Thuận có Thành phố Phan Thiết, chỉ cách Sài Gòn 190km, có dồi dào phương tiện di chuyển như xe hơi, tàu hỏa, và sẽ có cả phương tiện máy bay trong thời gian tới. 

Xa quê hương đã lâu, tôi về thăm lại nơi xưa với niềm háo hức. Bình Thuận quê tôi là nơi được thiên nhiên ưu đãi về cảnh trí đa dạng: sông núi, đồi nương, biển cả và đất đai bạt ngàn. Bình Thuận - Phan Thiết (BT-PT), dân sống chủ yếu về nghề biển và trồng rãy, đặc biệt là thanh long BT có tiếng trong quốc nội và cả xuất cảng ra nước ngoài. Nhờ cảnh trí đa dạng, biển xanh bát ngát, và quỹ đất dồi dào, phù hợp với ngành du lịch biển, mà BT-PT đã có dịp đổi đời từ sau hiện tượng nhật thực nguyệt thực cách đây khoảng mười mấy năm, đã khiến khu Mũi Né hoang vắng trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong nước và cả nước ngoài. Vì thế mà người dân PT được dịp tiếp cận với một ngành kinh doanh mang tính văn hóa cao là du lịch. Nhờ du lịch nên nhiều người BT-PT có thêm công ăn việc làm, ăn trắng mặc trơn, thanh lịch hơn so với nghề biển và trồng rãy trước đây. Đó là điều tôi vui sướng, hãnh diện về vùng quê của mình.

Cảnh vật thay đổi nhanh chóng, ngược lại con người thì lại trì trệ, đặc biệt là nhóm lãnh đạo từ tỉnh đến thành phố, chẳng nhìn thấy họ có điểm gì văn minh, thanh lịch cho xứng với thời đại hôm nay, nhất là lại còn mang danh làm lãnh đạo! Cổ nhân nói “đẹp tốt thì phô ra, xấu xa thì đậy lại”, nhưng nếu không nói về những cái tiêu cực xấu xa, thì quê tôi làm sao phát triển nổi, để người dân bớt lầm than khốn khó? Tôi muốn nói đến nhà cầm quyền ở đây. Vốn từ thành phần bần cùng ít học lên làm lãnh đạo, từ những kẻ “vô sản chuyên chính” nghèo nàn khổ sở, nay như chuột sa chĩnh gạo, tha hồ vũng vẫy tứ tung, và cào cuốn cướp đất cướp của. Nguồn đất phong phú với địa hình đa dạng: sông, hồ, đồi cát, núi đá, biển cả…, là nguồn “lương thực” dồi dào để nuôi một đàn lợn háu đói phàm ăn! Đất sẵn có, người tứ xứ đến đầu tư đổ tiền tỷ vào để làm du lịch, nếu gặp chính quyền có chút kiến thức và đầu óc thì nơi đây chắc chắn đã là một trong những điểm phát triển mạnh nhất trong cả nước. Nhưng tiếc thay, bầy heo chính quyền ở đây chỉ biết ăn và phá! Chúng phá tan một vùng đất nước với tài nguyên vô cùng phong phú: rừng, biển và khoáng sản titan đầy tràn trong cát. Vì háu ăn và ngu muội, không biết tính xa nhìn rộng, nên sau khi kêu gọi người đầu tư du lịch vào rồi, bọn nắm quyền lại đồng thời cho khai thác titan, là loại khoáng sản màu đen có rất nhiều trong cát vàng vùng bờ biển. 

VN nói chung và BT nói riêng, hiện chỉ đủ khả năng khai thác thô, không tinh luyện, để bán cho Tàu. Nhà cầm quyền cho bọn chệt vào nằm ngay tại chỗ để khai thác, làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm biển, nước ngầm, và gây hiện tượng sụt lở, cát bay phủ lấp hết ruộng muối, nương rẫy, đồng lúa, và nhà cửa của dân! Một trận chiến giữa dân và chính quyền nổ ra, vì nhiều người dân mất nhà, mất ruộng vườn, mất công việc làm ăn…, và máu bắt đầu đổ, lệ bắt đầu rơi, tù đày bạo lực bắt đầu trút lên đầu những người dân hiền lành chất phác. Họ vừa mới được nhà cầm quyền đưa từ đảo Phú Quý vào đất liền tái định cư, để nhường đảo cho nhà nước lập căn cứ quân sự, chưa ổn định đời sống, lại bị cướp đất, cướp nhà lần nữa để nhà nước thu gom đất bán cho các dự án du lịch lớn cả trong nước và nước ngoài, như dự án Biển Xanh, Delta Valley… Với mục đích thu gom đất để bán lại lấy lời hơn là tự đầu tư xây dựng, các chủ dự án tung ra những khoản tiền đút lót rất lớn, trong khi chỉ đền bù cho người sở hữu vài chục triệu một ngôi nhà, chỉ một vài trăm triệu cho 1 hecta đất trồng nông nghiệp của dân, khiến họ tận đường sống, và đứng lên phản kháng bằng tất cả những gì họ có: dao, búa, cuốc, xẻng, xà beng, cây gỗ, gạch đá… để chống chọi với công an trang bị súng đạn đầy đủ. Nhiều người dân bị công an bắt, lôi kéo như lôi súc vật, rồi máu đổ, lệ rơi, người dân thật đúng là tội nhân của nhà cầm quyền ăn cướp! Cũng có vài dự án lớn của nước ngoài, lúc đầu họ còn theo “luật” của nhà nước, là thương lượng với dân để mua lại đất làm dự án, dù giá rẻ, nhưng “tà quyền” ở địa phương, từ tỉnh đến thành phố, thôn xã đã cùng cấu kết thành những bầy sâu độc dữ, đi đêm với chủ dự án lấy tiền, và “kê vai” vô làm việc giải tỏa với giá mạt rệp để hưởng chênh lệch, rồi cử côn an và côn đồ bảo vệ cho chủ dự án, cho bọn Tàu và Việt gian khai thác titan.

Chính quyền đã từng đưa xe xúc xe ủi đến giật sập nhà dân, phá cả bàn thờ tổ tiên của dân để chiếm đất chiếm nhà, và người dân đã chống trả mãnh liệt, nhưng làm sao lại với kẻ cướp vừa đông đảo, vừa có quyền lực, vũ khí và đầy lòng…vô nhân đạo? Khi bọn cướp rút đi, người dân đêm đến lại bò về, che miếng bạt, đặt lại bàn thờ ông bà, để ngày mai lại bị giật sập! Nếu nói là dân oan, thì BT-PT là một nơi có tập thể dân oan rất lớn! Nếu nói là “bày sâu” thì PT-BT có một bày sâu rất khủng, chúng đang tận lực phá đất nước và giết hại dân lành! Dân với nhà cầm quyền bây giờ đã là kẻ thù không đội trời chung! Có điều không thấy “chính quyền trung ương” quan tâm, và dân vẫn mãi là nạn nhân oan khổ của chính quyền địa phương vì 2 lý do: một là dân BT-PT chất phác đơn sơ không biết hay ngại làm đơn, ngại đi xa, ngại tố tụng, còn tại chỗ thưa kiện chỉ bằng thừa, vì tất cả trên dưới lớn bé chúng đã cấu kết với nhau thành một bè, một khối vững chắc không thể tách rời. Một ông có thân thế lớn, gốc gác to, làm việc lâu năm trong chính quyền BT từng nói trên chuyến xe hỏa SG-PT là ở BT đừng nghĩ tới kiện, chỉ bị thua và mệt tiền, mệt sức, vì “không ai xử nổi ai, bởi ai cũng tham nhũng”! Hay nói như một câu thời danh vừa mới xuất hiện trên báo chí ở VN: “kẻ tham nhũng xử kẻ kiện tham nhũng”! 

Hiện tượng ăn hối lộ, cướp đất thì vô kể, tên nào làm việc trong chính quyền BT-PT cũng có nhà cao cửa rộng, xe hơi đắt giá, nhà như lâu đài dinh thự, đất đai tràn trề vì đất ở đây rất nhiều. Một đại gia BT có tên là Rạng Đông, hắn từ một tên lái xe ủi, nay thành “lãnh đạo tối cao” tại BT, mà các quan lớn quan nhỏ đều tuân phục răm rắp, nhờ vào thế lực của đồng tiền bất chính hắn có được. Xuất thân từ lái xe ủi đất, khi ủi cho chính quyền thì được trả bằng đất thay vì bằng tiền, vì ở BT có “truyền thống” là “lấy nó nuôi nó, tận thu giảm chi, phát huy chiếm đoạt!”. Bởi đó các quan thì giàu sụ, quan nào cũng bụng bự, ăn nhậu ngày đêm, nhưng việc làm thì… không thích! Những khu resort mênh mông bạt ngàn của quan chức, có chó berger to khỏe như voi canh giữ, điển hình như khu resort Đức Nhi ở gần xã Thuận Quý, nhìn bên ngoài thì xơ xác, nhưng vào được sâu bên trong mới thấy cả một thế giới hưởng thụ ăn chơi đủ món, từ vườn cây đặc chủng, ao cá đủ loại, và muông chim cầm thú quý hiếm không thiếu, riêng tư của từng quan chức, dĩ nhiên không thể thiếu “chân dài mà… đầu ngắn”! Đặc biệt các “quý phu nhân” quan chức ở BT-PT thì “phát huy quyền bình đẳng” tối đa, nên “ông ăn chả, bà ăn nem”, già cả và quê kệch nhưng cũng bồ nhí và nhậu nhẹt không kém “quý phu quân”! Về mặt “tiến bộ”này ở đây đôi khi còn vượt trội hơn nhiều nơi trong cả nước và cả… quốc tế, vì tôi đã đi nhiều nơi, nhưng chưa thấy nơi nào như vậy! “Thiên đường ăn chơi hưởng thụ” nơi đây cũng là lý do thứ hai mà dân BT luôn thua chính quyền, là vì BT- PT tuy quê mùa kém cỏi về kiến thức, nhưng cách ăn chơi xả láng của giới nắm quyền thì vô tận, nhờ vậy khi các quan tai to mặt bự đến đây đều được cung phụng hơn vua, về đủ thứ nhu cầu tiền, tình, nhậu, nên những kiện thưa khiếu nại của dân đều bị gạt ngoài tai mắt “trung ương”, và quan chức địa phương thì bình chân như vại! Từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng… đều đã nhiều lần đến PT “làm việc”, nhưng được đón rước linh đình và đưa vào chỗ “nghỉ ngơi” thỏa đáng, rồi sau đó ra về bình an, là xong! Người luôn được đặc cử đứng ra đón tiếp chiêu đãi “thượng quan”đó chính là anh “đại gia phu xe” Rạng Đông, nên anh đã lợi dụng các cơ hội này chụp hình tung ra khắp nơi để tạo thế, hù dọa mọi cấp và hù dân chúng, hầu giữ vững vai trò “kẻ cả” tại đây! Hình “cặp đôi Rạng Đông và Thủ Tướng” được Rạng Đông phân phát cho mọi nơi để dân chúng thấy mà kiêng nể! Quan chức ít sợ cấp trên hơn là “kính sợ” Rạng Đông! Chủ Rạng Đông bây giờ toàn quyền sinh sát, có giết người cũng không sao! Xe của Rạng Đông lỡ cán người thì de lại cán cho chết luôn, bỏ ra vài chục triệu thí cô hồn cho nạn nhân là hết chuyện, khỏi để sống lay lất phải nuôi báo cô! Ôi! Một trời bất công, nhũng lạm ở quê tôi, BT-PT!

Nguồn lương thực cho bọn heo lãnh đạo BT-PT là du lịch, titan, gỗ rừng, nhưng nhất là bán đất. Chính quyền quê tôi tay nào cũng xuất thân từ biển hay ruộng rãy, nhất là còn cái gốc gác căn bản là “vô sản chuyên chính” tức mạt rệp đói nghèo, vì thế mà chữ nghĩa rất khiêm tốn tằn tiện, biết đọc biết viết là ngon rồi, suy luận thì không cần, chỉ cần có quyền và nói ngang là xong hết. Về hình thể thì đại bộ phận cầm quyền là bụng đầy… rượu và đồ ăn, óc rỗng tuếch, nói năng thì ê a, đứng phát biểu thì chân chàng hảng, hay gãi đầu gãi tai dù không có chí rận, lý luận thì cùn! Điều đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo BT rất “kỵ” dân có học, có kiến thức! Ai đến đầu tư nhớ đừng mang theo những thứ… dư thừa ấy, chỉ cần gói theo nhiều tiền, nhiều bao thư dày là đủ, và cũng cần biết nhậu sáng tối, chí ít là biết mang nhiều tiền để chi, không biết nhậu thì các quan sẽ nhậu hộ. Không những thế, mỗi lần được mời đãi, ngoài “bản thân và gia đình” vị quan chức, còn có các nhóm bạn khác đi theo, hoặc những nhóm “ân nghĩa” của người được mời, cũng được “quy tụ” lại cho khổ chủ… đãi dùm luôn tiện. Và nhớ rằng một bữa ăn sáng có thể kéo dài đến khuya, vì điểm tâm xong là đến các tiết mục ăn chơi kế tiếp: đi uống cà phê, ăn kem rồi ăn trưa, ăn trưa rồi phải vào khách sạn nghỉ, nghỉ dậy là massage, mát “xa” xong thì tới mát “gần”, xong là đến giờ ăn tối, mà ăn tối thì phải ăn khuya…, nên người mời hay chủ đầu tư phải liệu tiền và sức! Quan chức quê tôi “chỉ mê nhậu nhẹt, chẳng ham việc làm”, nhưng của cải họ không để đâu cho hết! Đã kêu gọi đầu tư vào ngành du lịch, đem đến nguồn lợi tiền tỷ cho nhà nước, và nâng cao dân sinh dân trí, giải quyết hàng triệu công ăn việc làm cho dân, nhưng lòng tham của nhà cầm quyền địa phương vẫn chưa thỏa, còn muốn tận thu khoáng sản titan trong lòng cát hầu “tăng thêm thu nhập” cho các cá nhân lãnh đạo. Người dân không được hưởng gì ngoài là nạn nhân của cát bay vùi lấp ruộng muối, hoa màu, nhà cửa, và gây ô nhiễm nặng nề cho nguồn nước ngầm và biển, do hút nước biển lên để lọc titan, nước độc ngấm vào lòng đất, chảy ra biển!

“Titan làm tàn du lịch”, vì khai thác titan trên các đồi cát cao, sát nách các khu du lịch, làm cho khách du lịch sợ hãi không muốn đến, và nhà đầu tư cũng khốn đốn! Nếu không nhờ báo chí các nơi vào cuộc, thì sự khai thác titan ồ ạt đã lấp lên các khu du lịch, và buộc các resort phải đóng cửa vì bụi cát, vì nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm! (Nên biết chính quyền Bình Thuận không làm nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho các resort, mà họ phải tự tìm nguồn nước bằng cách khai thác nước ngầm!). Tại Tiến Thành gần cầu Suối Nhum, năm ngoái mưa to cát lở đổ tràn ra đường đã gây chết người vì bị cát lấp! 

“Rừng vàng biển bạc” Bình Thuận đều có, nhưng rừng thì bị tàn phá đàng rừng, biển thì bị tàn phá đàng biển, mà sự đầu tư phát triển cả hạ tầng lẫn thượng tầng, nhà cầm quyền đều vô tư, chỉ muốn thu nhưng không muốn chi. Các dự án khu dân cư, đô thị mở rộng… thường do các “đại gia” tự xin, tự làm, chính quyền chỉ cấp đất và thu tiền về. “Đường dốc gồ ghề là quê ta đó”, khỏi cần đường nhựa đi cho trơn té! Tai nạn khắp cùng, chém giết tứ tung! Hàm Thuận Nam, Xã Tiến Thành, là nơi tập trung các dự án du lịch lớn, nhưng đường xá không được quan tâm, mưa là hết du lịch vì đất núi đổ đầy đường! Bãi biển thì bò đi từng đàn và xả phân trên bãi tắm của khách du lịch một cách rất ư là… “thiên nhiên hoang dã”! 

“Tích cực rút bòn, bán buôn xả láng” (bán buôn đất), “mở rộng đầu vào (thu), đầu ra khóa lại (chi)”, nên đường giao thông trong các khu du lịch vừa nhỏ hẹp, vừa dơ bẩn rất kém văn minh. Toàn thành phố Phan Thiết có một khu du lịch cộng đồng ở bờ biển Tiến Thành dài chỉ vài cây số mà cũng không dám nhỉ tiền ra làm, để cỏ mọc và bò xả phân, các chủ dự án tại đây dài cổ chờ nhà nước làm công trình công cộng để dân đầu tư du lịch, đã hàng chục năm rồi, nay nghe chính quyền địa phương nói đã “phân lô bán cho dân”! Lại tận thu! 

“Xã hội nào con người nấy, chính quyền nào thằng dân nấy”, theo đuôi CQ, nhiều dân ở BT-PT (kể cả dân địa phương và dân nhập cư, đang rộ lên phong trào cướp đất, cướp tài sản của các chủ đầu tư từ nơi khác đến, có hàng chục vụ cướp đất, cướp nhà, cướp của, cướp cơ sở làm ăn ở nơi này, tạo thêm “công ăn việc làm” cho ngành CA điều tra tội phạm, cứ thế mà hành nạn nhân! Bạn của cháu tôi, là nhân viên của một resort ở Phan Thiết kể lại rằng người chủ của resort bị mụ quản lý cấu kết với viên CA trưởng xã, bán đất của chủ chiếm đoạt hàng nhiều tỷ. Vụ kiện cáo kéo dài thời gian rất lâu vẫn chư kết thúc, CA xử ỡm ờm, bao che tội phạm. Cướp của rành rành ra đấy hàng chục tỷ, có đủ chứng cớ, mà CA không truy tố hình sự, để kẻ gây án vẫn phè phỡn ngoài vòng pháp luật. Người bị nạn nhắc nhở hỏi han thì CA nói “từ từ, chầm chậm, chưa có mấu cứ buộc tội”, hoặc “hồ sơ thì đủ, nhưng chưa có kinh phí để làm”! Đúng là miệng quan trôn trẻ! Chủ resort làm đơn kiện đòi anh CA xã và bà QL trả tiền lại, vì họ có đủ bằng chứng, giấy tờ anh CA kia nhận tiền, nhưng ban CA thanh tra TP Phan Thiết thay vì giải quyết tội chiếm đoạt tài sản, thì CA điều tra lơ đi cái tội chiếm đoạt tài sản, nhưng lại đề nghị chủ resort và nhân viên phải đưa bằng chứng về việc “quan hệ tình dục” của 2 kẻ ăn cướp này! Thật là bỉ ổi cái cách làm việc ngu xuẩn và bẩn thỉu của cái ngành điều tra CA tại đây! Người nhân viên đã kể chuyện này cảm thấy chán nản, không thấy có tương lai nên đã bỏ việc đi xứ khác làm ăn! Tôi chợt nghĩ, có thể vì là người sinh sống ở địa phương, biết được nhiều điều bất chính của thành phần lãnh đạo, mà cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên tuổi còn non trẻ, đã phải uất hận viết lên bằng máu: “Đi chết đi, đảng CS VN bán nước!”, và câu đó đã trở thành câu nói thời danh cho cả thế giới, được nhiều người lập lại. Cũng may mà vùng đất quê hương này của tôi còn có những con người với tấm lòng yêu nước, yêu quê hương như Phương Uyên và nhiều người khác nữa, nếu không chắc những người sống ở vùng này hẳn phải xấu hổ vì những lãnh đạo của mình, ăn không nên đọi, nói không nên lời, nhưng tham nhũng hối lộ và hung ác thì vượt trội hơn nhiều nơi khác!

Là người được sinh ra và lớn lên nơi vùng biển yên lành này, tôi không thể không chua xót và uất hận, vì đồng bào của tôi đang bị bọn ngu đần và gian ác hành hạ, chiếm cả tài sản và sự sống, phá nát cả thiên nhiên, môi trường đang trong lành, rồi còn rước cả giặc Tàu về phá nát quê hương như vụ khai thác titan, vụ bán nhiều đất cho Tàu ở Hàm Thuận Bắc, hay cố tình phá tan tài sản mồ hôi nước mắt và công sức của những người dân từ nơi khác đến đây đầu tư du lịch và dịch vụ, khiến nhiều người tan nát cửa nhà, và mang lại cái nhục chung cho người dân vùng này! Tôi rất cảm ơn những người chủ dự án du lịch đã đổ nhiều tiền của, công sức và tâm huyết vào đầu tư ở nơi này, nhưng chính quyền CS đã phá nát tất cả, ngăn trở việc phát triển mở mang cho vùng này! Thực sự chúng tôi rất mong muốn vùng đất BT-PT quê hương xứ sở của chúng tôi vốn được trời ưu đãi về nhiều mặt, nhất là thiên nhiên và vị thế, sẽ tiến lên giàu mạnh, người dân được nâng cao cả đời sống vật chất và tinh thần, nhưng không biết đến bao giờ? Mong sao ngày vinh quang của đất nước mau đến, thì vùng quê hương và người dân tôi cũng được đổi đời, ấm no, an bình và hạnh phúc.

Ước mong lần sau về, tôi không phải đau lòng vì quê tôi, đồng bào tôi như lần này, với toàn những chuyện nghe mà chua xót lẫn bất bình! Bình Thuận, Phan Thiết ơi! Xin hẹn ngày tái ngộ trong vinh quang! 

21/12/2015

Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án

http://www.voatiengviet.com/content/viet-khang-suc-manh-mot-bai-hat-mot-ban-an/3110816.html

Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án


Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang vừa mãn hạn 4 năm tù vì hai bài hát chống Trung Quốc và chất vấn chính sách cai trị của nhà cầm quyền Việt Nam: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Xin hỏi anh là ai’.
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang vừa mãn hạn 4 năm tù vì hai bài hát chống Trung Quốc và chất vấn chính sách cai trị của nhà cầm quyền Việt Nam: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Xin hỏi anh là ai’.
Sức mạnh của một bài hát lay động hàng triệu con tim người Việt khắp nơi đã khiến một nhạc sĩ phải đi tù, nhưng sức mạnh của bản án đó đã không lay chuyển được tinh thần và ý chí của một trái tim khao khát dân chủ-tự do.   
Đó là câu chuyện của Việt Khang, nhạc sĩ trẻ vừa mãn hạn 4 năm tù vì hai bài hát chống Trung Quốc và chất vấn chính sách cai trị của nhà cầm quyền Việt Nam: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Xin hỏi anh là ai’.
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang. Anh bị bắt vào năm 2011 sau khi tự trình bày và phổ biến lên Youtube hai nhạc phẩm gây chú ý đặc biệt cho công luận trong và ngoài nước.
Việt Khang trở thành một ‘hiện tượng’ khi trường hợp của anh khơi dậy một chiến dịch thỉnh nguyện thư quy mô chưa từng có của người Việt trong và ngoài nước gửi thẳng vào Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Mỹ tăng áp lực buộc Hà Nội tôn trọng nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm vào năm 2012.
Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay mời các bạn cùng gặp gỡ với tác giả của những ca từ ‘Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?’
Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án

Là người sinh sau đẻ muộn, tôi nghe và  tìm hiểu những gì đã xảy ra trước khi tôi ra đời cũng như hiểu được những gì của thời bây giờ. Tôi tích góp, xâu chuỗi lại, và kể thành một câu chuyện dài rằng qua nửa đời người, quê hương tôi đã trải quá nhiều cay đắng, nghiệt ngã mà giờ đây lại đứng trước họa ngoại xâm như vậy có đáng hay không?
Trà Mi: Hai câu hỏi bắt đầu bài hát của anh ‘Xin hỏi anh là ai, sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?’ anh đã có lời giải đáp cho mình chưa?

Việt Khang: Hình như đã có câu giải đáp. Người khác sẽ trả lời cho tôi câu hỏi này vì với tôi, thật sự khó trả lời, khó mà nói trong lúc này.
Trà Mi: Sau hai câu hỏi ‘Anh là ai?’ và ‘Việt Nam tôi đâu?’ anh bị lãnh 4 năm tù. Anh nghĩ sao về câu trả lời đó?
Việt Khang: Nói chung rất nhiều đắng cay, giống như câu hát sau đó ‘Đã quá nhiều đắng cay’. Câu hỏi ‘Anh là ai, sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?’ tôi không cần trả lời nhiều, để những người đã đối xử với tôi, tôi muốn tự họ hãy trả lời cho bản thân họ. Tôi muốn dành câu hỏi đó cho những người đã bắt tôi họ suy ngẫm lại.
Trà Mi: Đi tù vì 2 bài hát, anh có hối hận vì điều này?
Việt Khang: Những gì xảy ra đối với tôi là kết quả, không phải hậu quả. Tôi không ân hận gì.
Trà Mi: Hai bài hát của anh làm lay động con tim hàng triệu người Việt khắp nơi, anh muốn nói gì về hai đứa con tinh thần của mình?
Việt Khang: Chưa đầy 1 tháng hai bài hát đó ra đời. Hai đứa con tinh thần này chính là hoài bão, nỗi niềm, tình yêu của tôi. Tôi muốn đất nước mình tốt đẹp, bình an và người dân được hạnh phúc, ấm no. Trước những khó khăn và hiểm họa ngoại xâm, hai đứa con tinh thần của tôi đã giúp tôi nói lên sự thật vì thật sự tôi không thể ngồi yên hay lặng im. Hai bài hát đó tôi cũng không nghĩ là sẽ chạm được tới trái tim của nhiều người đến như vậy. Tôi thật sự rất bất ngờ khi đồng bào trong và ngoài nước quan tâm đến hai bài hát này và, quan trọng hơn là, quan tâm đến tình hình đất nước. Tôi cũng cảm ơn hai đứa con tinh thần của tôi.
Nhạc sĩ Việt Khang trở về trong vòng tay của người thân và bạn bè (Facebook: Do Tung).
Nhạc sĩ Việt Khang trở về trong vòng tay của người thân và bạn bè (Facebook: Do Tung).
Trà Mi: Mong muốn đất nước được bình an đã khiến anh phải trả giá bằng sự bình an của bản thân…
Việt Khang: Không có gì làm tôi phải đắn đo suy nghĩ vì tôi không thể so sánh sự bình an của tôi với sự bình an của quê hương đất nước. Tôi không dám so sánh.
Trà Mi: Nhưng mọi việc có được như anh mong muốn hay hoàn toàn ngược lại?
Nói chung rất nhiều đắng cay, giống như câu hát sau đó ‘Đã quá nhiều đắng cay’. Câu hỏi ‘Anh là ai, sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?’ tôi không cần trả lời nhiều, để những người đã đối xử với tôi, tôi muốn tự họ hãy trả lời cho bản thân họ. Tôi muốn dành câu hỏi đó cho những người đã bắt tôi họ suy ngẫm lại.
Việt Khang: Tôi nghĩ đã được như ý tôi mong muốn. Rất nhiều người quan tâm đến hai bài hát và tình hình đất nước là tôi vừa ý lắm chứ.
Trà Mi: Có nhiều bản nhạc yêu nước ở Việt Nam, vì sao hai bài hát yêu nước của anh bị nhà nước xem là chống đối, nhạc sĩ Việt Khang suy nghĩ thế nào? 
Việt Khang: Tại vì mình nói không đúng quan điểm của người ta thì họ cho là chống đối. Nhưng ở một thời điểm nào khác, họ sẽ cảm thông được. Suy cho cùng, tôi vì quốc gia, dân tộc và vì sự yên bình của đất nước chứ không vì một mục đích nào khác.
Trà Mi: Trong tác phẩm của mình, anh nói ‘chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’ nhưng rốt cuộc anh lại bị coi là chống nhà nước, anh hiểu thế nào?
Việt Khang: Tại vì người ta không tách riêng ra. Chẳng hạn như tôi có nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói đại ý là một thước đất, một tấc biển của quê hương kẻ nào dám lấy làm mồi cho giặc thì đáng tội. Câu nói đó cũng giống câu nói của tôi thôi. Tôi chỉ muốn cảnh tỉnh, nhắn nhủ mọi người về cái họa ngoại xâm. Tôi chống kẻ thù xâm lược và chống lại những sai trái, những người có suy nghĩ lạc lối.
Trà Mi: Luật sư của anh, ông Trần Vũ Hải, cho báo giới biết anh thừa nhận bài hát của mình có nội dung ‘chống nhà nước Việt Nam’ , thừa nhận có tham gia Tuổi trẻ yêu nước, có tập hợp tài liệu nhằm chống nhà nước Việt Nam, và anh đã xin khoan hồng tại tòa. Thực hư việc này thế nào?
Những gì xảy ra đối với tôi là kết quả, không phải hậu quả. Tôi không ân hận gì.
Việt Khang: Hoàn cảnh của tôi xuất thân từ một tỉnh lẻ. Khi tôi đấu tranh, nói lên sự thật, tôi cũng phải nghĩ đến những người thân yêu xung quanh tôi. Tôi không phải là một anh hùng, tôi chỉ là một công dân yêu nước. Còn cách làm, đó là quyền tự do chọn cách thức đấu tranh.
Trà Mi: Nhận tội-xin khoan hồng là điều kiện tiên quyết để được giảm án. Trong suốt thời gian thọ án, có bao giờ đề nghị này được đặt ra với anh?
Việt Khang: Đầu tiên tôi chọn cách là nhìn nhận các việc làm của tôi và tôi xin khoan hồng. Sau đó, tôi thay đổi. Tôi đã nói với họ rằng tôi đã chọn con đường này thì tôi phải đi, không gì lay chuyển được tôi. Cho nên, tôi ở tù đủ 4 năm mới về.
Trà Mi: Anh nghiệm ra điều gì từ bản án này?
Việt Khang: Tôi nghiệm ra rằng mọi chuyện không thể khác được, buộc phải xảy ra như vậy, buộc tôi phải làm theo cách của tôi, và buộc ngày hôm nay tôi phải nhận đủ 4 năm tù mới về trong thời điểm này để cho những chuyện gì xung quanh tôi xảy ra và có chiều hướng tích cực hơn, tốt hơn.
Tại vì mình nói không đúng quan điểm của người ta thì họ cho là chống đối. Nhưng ở một thời điểm nào khác, họ sẽ cảm thông được. Suy cho cùng, tôi vì quốc gia, dân tộc và vì sự yên bình của đất nước chứ không vì một mục đích nào khác.
Trà Mi: Hài lòng với tất cả những gì mình đã đi qua, anh cảm nhận thế nào về sức mạnh của một bài hát và sức mạnh của một bản án?
Việt Khang: Trong cuộc sống này phải có sự đánh đổi, phải có sự hy sinh. Là một người công dân yêu nước, tôi dùng nghề nghiệp của tôi để nói lên lòng yêu nước của tôi để nhiều người nghe, cảm nhận, cảm thông được với tôi về tình hình quê hương đất nước đang gặp khó khăn, hiểm nguy. Điều này được nhiều người quan tâm, đối với tôi là đủ rồi.
Trà Mi: Còn sức mạnh của bản án anh vừa lãnh, nó có đủ lay chuyển tinh thần-ý chí của cá nhân anh?
Việt Khang: Cá nhân tôi mà có lay chuyển chắc có lẽ tôi đã không dám ngồi đây để nói chuyện với chị đâu vì có những cái không…vì tôi còn đang trong thời hạn 3 năm quản chế.
Trà Mi: Trong điều kiện chính trị không dung chấp bất đồng tại Việt Nam, bài hát của anh bị xem là thách thức nhà cầm quyền, là đụng chạm. Anh có lường trước mọi chuyện trước khi chấp bút viết lên những ca từ đó?

Việt Khang: Có chứ, tôi biết chứ, nhưng không làm khác được. Tôi phải làm thôi. Tôi cũng phỏng đoán một là có thể mình gặp khó khăn, cam go; hai là biết đâu mình không bị sao cả và mọi chuyện sẽ tốt đẹp như mình muốn rằng đất nước của mình sẽ được tự do, ấm no, hạnh phúc. Nhưng cuối cùng, trong cuộc sống này không có trải nghiệm nào mà không có ý nghĩa của nó.
Trà Mi: Vì lường trước nên anh đã tự hòa âm, trình bày ca khúc, và phổ biến lên Youtube chứ không nhờ một ca sĩ nào thể hiện?
Việt Khang: Tôi không dám đụng chạm tới ai cả vì tôi biết việc làm này không đơn giản. Cho nên, tôi đã chọn cách làm một mình mình.
Tôi không muốn có ai phải trải qua những khó khăn như tôi. Tôi muốn những tấm chân tình yêu thương đất nước, yêu thương con người Việt Nam sẽ được yêu thương một cách công khai, chân thành, thật nhất mà không bị gì cả. Tôi hy vọng đất nước của mình ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn, sánh vai với các nước tự do-dân chủ.
Trà Mi: Hai bài hát xuất phát từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc như mọi người vẫn nghĩ,  nhưng mở đầu với câu ‘Thời gian quá nửa đời người. Và ta đã tỏ tường rồi’ nghĩa là những suy ngẫm ấy tích tụ từ bao nhiêu năm chứ không phải chỉ từ vài cuộc biểu tình?
Việt Khang: Đúng, bài ‘Việt Nam tôi đâu’ là tôi tích góp lại tất cả vì tôi cảm nhận được những gì xảy ra. Là người sinh sau đẻ muộn, tôi nghe và  tìm hiểu những gì đã xảy ra trước khi tôi ra đời cũng như hiểu được những gì của thời bây giờ. Tôi tích góp, xâu chuỗi lại, và kể thành một câu chuyện dài rằng qua nửa đời người, quê hương tôi đã trải quá nhiều cay đắng, nghiệt ngã mà giờ đây lại đứng trước họa ngoại xâm như vậy có đáng hay không?
Trà Mi: Là ‘người sinh sau đẻ muộn’ thuộc thế hệ trẻ, từ bao giờ anh bắt đầu ‘Xót dạ nhìn đời’?  
Việt Khang: Cuộc sống của tôi rày đây mai đó đi ca hát. Tôi nhìn thấy những đứa bé bán vé số hoặc nhiều hoàn cảnh tương tự, mình xót xa chứ. Mình thương mà mình không làm gì được cho người ta, xót xa lắm.
Trà Mi: Vẫn lời bài hát của anh, ‘Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam ngã nghiêng’, những tiếng nói ‘không thể ngồi yên’ như thế lần lượt bị tù, vậy tuổi trẻ Việt Nam có thể làm gì để Việt Nam không bị ‘ngã nghiêng’?
Việt Khang: Thì trước mắt phải có hy sinh, phải giống như tôi như thế này, nhưng tôi không muốn có ai phải trải qua những khó khăn như tôi. Tôi muốn những tấm chân tình yêu thương đất nước, yêu thương con người Việt Nam sẽ được yêu thương một cách công khai, chân thành, thật nhất mà không bị gì cả. Tôi hy vọng đất nước của mình ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn, sánh vai với các nước tự do-dân chủ.
Là một người công dân yêu nước, tôi dùng nghề nghiệp của tôi để nói lên lòng yêu nước của tôi để nhiều người nghe, cảm nhận, cảm thông được với tôi về tình hình quê hương đất nước đang gặp khó khăn, hiểm nguy. Điều này được nhiều người quan tâm, đối với tôi là đủ rồi.
Trà Mi: Kêu gọi đáp lời sông núi bị đáp trả bằng án tù thì ai còn dám hưởng ứng lời kêu gọi đó? Nếu có ai đặt ra câu hỏi này, anh phản hồi thế nào?
Việt Khang: Không có cuộc đấu tranh nào mà không có hy sinh, mất mát. Nó buộc phải như vậy.
Trà Mi: Nhưng nếu ‘Xót dạ nhìn đời’ để cuối cùng xót dạ nhìn bản thân bị tù tội, giới trẻ Việt Nam thao thức không biết nên hay chăng?
Việt Khang: Mình nói sự thật. Cái cần nói mình phải nói thôi. Tôi hy vọng tương lai sắp tới, đất nước mình sẽ được bình yên, không phải bị đau thương mất mát gì nữa, không phải trải qua một cuộc chiến nào nữa. Tôi mong đất nước tốt đẹp hơn để khắp nơi kéo về cùng xây dựng một quê hương tự do, thanh bình , dân chủ, ấm no, hạnh phúc với tất cả mọi người.  Nhân đây, tôi xin cảm ơn tất cả quý vị luôn nghĩ về tôi. Xin tri ân tất cả. Tôi cầu mong Chúa sẽ ban ơn lành, an vui hạnh phúc cho tất cả, đặc biệt trong mùa Giáng sinh sắp tới.
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

Thursday, December 17, 2015

Nguyễn Văn Tuấn:Tại sao người Việt không hoà giải được?



Tại sao người Việt không hoà giải được?
Đọc bài "Câu chuyện hoà giải" (1) tác giả nêu một câu hỏi mà ai cũng từng hỏi: Trong khi chính quyền VN đã hoà giải với Mĩ, với Tàu, nhưng tại sao hai cộng đồng người Việt ở nước ngoài và trong nước vẫn không hoà giải được với nhau. Theo tác giả này thì tại vì người Việt cực đoan nên không hoà giải được với nhau. Tôi thì thấy lí giải này không thuyết phục; cái lí do hiển nhiên và sờ sờ ra đó nhưng hình như tư duy của tác chưa đủ thoát ra khỏi nó để nhìn nhận sự thật. Tôi sẽ nói thay vậy ...
Trước hết, cần phải hiểu rõ chữ "hoà giải" để tránh tình trạng hiểu lầm. Tôi hiểu chữ hoà giải theo nghĩa tiếng Anh là reconciliation, có nghĩa là hoá giải thù hận và xung đột để sống chung với nhau, tương kính lẫn nhau. Người Úc muốn hoà giải với người thổ dân, nên chính quyền đa số là người da trắng phải tôn trọng văn hoá, công nhận những di sản của họ, và giúp đỡ người thổ dân. Hiểu theo nghĩa này thì chúng ta sẽ thấy cộng đồng dân tộc Việt chưa thể hoà giải được.
Vấn đề là tại sao chính quyền sẵn sàng hoà hợp với Mĩ và Tàu, mà không hoà giải với người Việt ở nước ngoài hay "phe bên kia". Tôi nghĩ chính quyền sẵn sàng xin làm hoà với Mĩ, vì họ cần Mĩ (và Mĩ thì chẳng cần gì đến Việt Nam). Đối với Mĩ, tôi đoán là nếu làm bạn được với Việt Nam thì tốt, còn nếu không thì họ cũng chẳng có thiệt hại gì. Nhưng Việt Nam thì cần Mĩ để phát triển, nên nhu cầu làm hoà với Mĩ là có thật. Còn chính quyền làm hoà với Tàu thì quá hiển nhiên, vì cần một nơi để nương tựa và duy trì chế độ.
Thật ra, bề ngoài thì chính quyền cũng có nỗ lực hoà giải dân tộc, nhưng trong thâm tâm họ thật sự nghĩ hoà giải hay không thì chỉ có họ mới biết. Trong thực tế thì qua cách diễn đạt trên báo chí và qua chính phát biểu của các quan chức cao cấp, chúng ta phải nghiêng về giả thuyết là không có thật tâm hoà giải.
Làm sao hoà giải được khi một bên là chính quyền (và qua báo chí) suốt ngày, từ 40 năm qua, vẫn gọi người miền Nam là "nguỵ", là "phản động". Đó chẳng những là một biểu hiện của sự thiếu tương kính, mà còn là một xúc phạm nặng nề. Nói chuyện hoà giải bằng loại ngôn ngữ đó thì tốt nhất là quên đi khái niệm hoà giải.
Làm sao hoà giải được khi mà một bên lên giọng nói về điều đó như là một sự ban phát ân huệ, thậm chí "tha thứ". Đã nói theo giọng điệu đó thì trong đầu vẫn còn thù hận và tự cho mình là có chân lí. Chắc chắn những người "phe bên kia" không chấp nhận điều đó. Đừng nghĩ rằng người Mĩ đồng ý hoà giải với chính quyền VN có nghĩa là họ chấp nhận can thiệp của họ vào VN là sai. Lầm to! Ấy thế mà người viết bài này (1) lại có suy nghĩ kiểu đó!
Làm sao hoà giải được khi mà những người lấy nhà cửa người ta, chiếm chỗ của người ta, tống khứ người ta đi, rồi lại chìa tay ra nói với nạn nhân: "Tôi tha thứ cho anh, mình bỏ qua nhé." Hoà giải như thế là hoà giải đểu, ai mà chấp nhận được. Do đó, không ngạc nhiên khi những người HO ở Mĩ rất dửng dưng và lãnh đạm trước lời kêu gọi hoà giải dân tộc của chính quyền.
Chỉ có những người có suy nghĩ sáng suốt và thuyết phục như Vũ Minh Khương (2) thì mới có cơ may hoà giải.
======
Sai lầm khi "coi thường" thành quả VNCH
Việt Nam đã để mất cơ hội trở thành một cường quốc sau năm 1975 do coi thường các thành quả trong chính sách của Việt Nam Cộng hòa. Nhận định trên được Tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 25/4.
Cũng theo ông Khương, chính thái độ này đã khiến cho Việt Nam "tổn thất một nguồn lực rất lớn", không khai thác được ý chí dân tộc và "tình cảm giữa người dân hai miền".
BBC: Ông đánh giá thế nào về các chính sách kinh tế của miền Nam trước năm 1975?
Ông Vũ Minh Khương: Tôi nghĩ chính quyền miền Nam trước đây đã có những nỗ lực rất lớn trong phát triển kinh tế, dù trong hoàn cảnh chiến tranh rất ác liệt và tâm trí của họ không dành được nhiều cho vấn đề này.
Việc hỗ trợ cho kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế và hỗ trợ kinh tế nội địa, theo tôi là những điểm sáng.
Tôi thì không được chứng kiến trực tiếp việc họ thực thi chính sách như thế nào, nhưng sau năm 75, tôi vào làm việc ở TP.HCM thì thấy trình độ quản lý của các cơ sở tiếp quản từ doanh nghiệp miền Nam rất tốt, kể cả từ mặt thiết bị, tính chuyên nghiệp, sổ sách, tính quy hoạch.
Rõ ràng là có dấu ấn của nỗ lực khá tốt trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường có hiệu quả.
BBC: Sau năm 1975 thì thái độ học hỏi những chính sách, thành quả kinh tế của miền Nam thời bấy giờ từ phía 'thắng cuộc' là thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Minh Khương: Tôi thấy trong bối cảnh của miền Nam mới giải phóng thì ý thức học hỏi của Việt Nam rất hạn chế vì tâm lý là người chiến thắng. Khi đó miền Bắc nhìn nhận mọi vấn đề ở miền Nam một cách rất coi thường, đánh giá thấp, không trân trọng những gì họ đã làm được.
Đó là một não trạng mà đến nay chúng ta phải rút kinh nghiệm rất là nhiều.
Cái thứ hai là lòng thôi thúc để xây dựng một đất nước hùng cường chưa rõ, vẫn còn bị ảnh hưởng vì chiến thắng.
Bên cạnh đó, chúng ta còn nghĩ rằng vì mình là đồng minh của Liên Xô, cứ học hỏi Liên Xô, là có thể trở thành một quốc gia XHCN thành công rồi. Nỗ lực học hỏi tinh hoa của thế giới còn rất hạn chế.
BBC: Nếu như những người tiếp quản miền Nam nghiêm túc nghiên cứu về những chính sách cũ để từ đó chắt lọc và tiếp tục áp dụng thì theo ông điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt gì?
Ông Vũ Minh Khương: Tôi cho rằng điều đó sẽ tạo nên sự thần kỳ. Tất cả chúng ta phải thấy xót xa, khắc khoải vì mất đi một thời cơ quý giá vô cùng như thế.
Giá như với ý thức cao, chúng ta có thể tiếp thu những gì ở miền Nam, cái gì dở thì sửa chữa, cái gì tốt thì học hỏi và đặt câu hỏi vì sao họ làm được như thế.
Tôi từng làm việc ở một trung tâm tính toán và thấy tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ ở đó rất cao. Họ tận tình chỉ bảo nhau rất kĩ càng mà tôi là người mới vào, được chỉ dẫn rất rõ.
Hệ thống IBM hiện đại lúc đó còn để lại, duy trì hàng chục năm mà vẫn còn giúp cho miền Bắc rất nhiều, từ xây dựng Thủy điện Sông Đà, tới tuyển sinh và quản lý hoàn toàn hệ thống điện lực ở miền Nam, rất hiệu quả.
Cũng không hề có tham nhũng tiêu cực ở đó, tính chuyên nghiệp rất cao. Đồng lương thì khiêm nhường thôi, nhưng anh em làm việc ở đó gắn bó tình cảm lắm. Sau này thì mọi người ly tán, mỗi người đi một nơi, xuất cảnh ra nước ngoài.
Sau này nghĩ lại tôi thấy chúng ta rõ ràng đã làm tổn thất một nguồn lực rất lớn, từ ý chí dân tộc đến tính chuyên nghiệp đã được đào tạo ở chế độ cũ, cũng như tình cảm gắn bó giữa người dân hai miền.
BBC: Từ góc độ của một nhà quan sát, ông có cho rằng đã có sự thay đổi từ phía các nhà làm chính sách trong cách nhìn nhận, nghiên cứu những kinh nghiệm của miền Nam ngày trước chưa?
Ông Vũ Minh Khương: Khi nói về năng lực học hỏi thì thường người ta nhìn ở ba khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là khả năng tiếp thu có tốt hay không, thứ hai là sự khát khao để học hỏi cái mới, và thứ ba là cơ chế khuyến khích, tức là người chịu khó học hỏi vươn lên có được tưởng thưởng hay không.
Ở Việt Nam thì tôi thấy hạn chế nhất là lòng thôi thúc chưa được cao. Thứ hai là cơ chế tưởng thưởng người khát khao học hỏi cũng hạn chế.
Học ở chế độ cũ là một việc, học từ toàn thế giới lại càng quan trọng hơn.
Cán bộ của mình khả năng tiếp thu không yếu. Những anh em cán bộ từ Bắc chuyển vào Nam làm quản lý sau 75 thì cũng cố gắng tiếp thu những cái cũ khá nhiều.
Nếu có cơ chế khuyến khích họ mạnh mẽ khai thác những cái hay của chế độ cũ, bên cạnh đó có những nỗ lực vươn lên, thì tôi cho rằng Việt Nam có thể đạt dược những thành quả lớn hơn nhiều.

Thursday, December 10, 2015

Thời đại đỉnh cao trí tuệ HCM, con người không chết được: Chưa trả nợ, không được chết!



Chưa trả nợ, không được chết!
Bà có một cái tên rất ư là hiền lành: Nguyễn Thị Lê. Bà quê ở xã Hương Phong, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Bà là người bị tàn tật hồi còn nhỏ, và thuộc hộ nghèo. Bà mới qua đời vào đầu tháng 11 năm nay. Nhưng chính quyền địa phương … không cho bà chết. Họ không chịu làm giấy chứng tử cho bà.
Lí do chính quyền địa phương không kí giấy chứng tử là vì bà còn nợ (1). Số tiền nợ là 1.7 triệu đồng (tức khoảng 85 USD). Bà nợ thuế đất nông nghiệp, nợ tiền đóng góp an ninh quốc phòng, nợ tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt, quĩ bảo trợ trẻ em, nợ quĩ đền ơn đáp nghĩa, nợ quĩ khuyến học, nợ quĩ hội xuân, v.v. Nên nhớ là bà Lê thuộc diện hộ nghèo của xã, nên bà lấy tiền đâu mà đóng cho mấy cái quĩ đó.
Nhưng chính quyền địa phương thì cứ như là cái máy. Họ nhất định không cho phát loa thông báo cái chết của bà, không cho mượn xe tang, không làm giấy chứng tử. Thật khó tưởng tượng nơi nào mà chính quyền hành xử với người dân như thế. Hi vọng đây chỉ là trường hợp cá biệt, không đại diện cho hệ thống nhà Nước hiện nay. Người mình có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng cái chính quyền này đã mất cái đạo đức đó quá lâu rồi, nên họ hành xử như là một cái bộ máy Mác Lê Mao? Nếu đúng thế thì đây là một chứng từ về sự tàn phá truyền thống dân tộc của cái hệ tư tưởng Mác Lê Mao.
Đọc về cái chết của bà Nguyễn Thị Lê và những thứ thuế, phí mà bà còn “nợ” làm tôi nhớ đến lời lên án chế độ thực dân pháp của ông Hồ Chí Minh. Trong bản cáo trạng thực dân Pháp ông viết hơn 70 năm trước có những câu như “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân […] Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu […] Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng […] Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng” (2). Ôi, những lời cáo trạng hùng hồn này sao mà hợp thời thế!
Tôi đoán rằng nếu ai đó hỏi cái chính quyền xã Hương Phong tại sao họ hành xử như thế với bà Lê, chắc chắn họ sẽ trả lời: làm đúng qui định, theo đúng qui trình. Họ có thể rất tự hào vì đã làm đúng qui định, và thế là được tưởng thưởng. Nhưng đó là câu nói đầu môi, câu nói thời thượng của các quan chức Nhà nước ngày nay. Đó cũng là một cách biện minh cho những hành động bất chính, những hành vi tàn nhẫn, những quyết định vô cảm, và sự bất tài của họ. Đó cũng là câu nói cho thấy họ là cái máy, chứ không phải con người (bởi con người thì phải có tình cảm).
Đọc bài này làm tôi nhớ đến chuyện ở Úc. Dạo đó, Nhà nước chuyển sang hệ thống quản lí bằng điện toán, nên tất cả giấy đòi nợ, trợ cấp xã hội, v.v. đều do máy tính làm. Đến ngày thì máy tính in ra hàng triệu thư và gửi đến cho đương sự. Dĩ nhiên, hệ thống này rất hiệu quả vì giảm nhân viên và tiết kiệm ngân sách. Nhưng có một vụ mà báo chí làm ồn ào, là giấy đòi nợ được gửi cho bà cụ mới qua đời. Số tiền mà thư đòi nợ là … 1.5 đôla! Thế là gia đình của bà cụ lên đài truyền hình nói về sự vô cảm của Nhà nước, của cái xã hội mà họ gọi là “máy”. Sự việc ồn ào đến độ bà bộ trưởng Bộ An sinh xã hội phải đứng ra xin lỗi.
Nếu chính quyền xã Hương Phong và vị Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh xã hội muốn chứng tỏ họ văn minh và có đạo đức, họ nên chính thức xin lỗi gia đình bà Nguyễn Thị Lê.
====