Friday, May 31, 2013

Chuyện tầm phào bên lề Bauxite: Lái xe - nạn nhân bôxít


http://laodong.com.vn/Noi-hay-dung/Lai-xe-nan-nhan-boxit/118969.bld

Lái xe - nạn nhân bôxít

Đất đỏ Tây Nguyên chính là đất có chứa bôxít, nếu nước mình mà đủ lực khai thác, luyện thành nhôm thì đủ ăn đến muôn đời con cháu.

 

Lái xe - nạn nhân bôxít
(LĐ) - Số 122 - Thứ sáu 31/05/2013 06:45       
    
- Tại sao thiên hạ hay nói về bôxít thế hở bác?
- Tớ có vào Đắc Nông thăm đồng hương Hải Dương, không hiểu sao dân quê mình ở tít châu thổ sông Hồng lại kéo nhau rất đông vào làm ăn ở vùng đất đỏ, nhưng chỉ làm caosu, càphê, tiêu, không dính đến bôxít. Đến Nhân Cơ mới biết, cái anh đất đỏ Tây Nguyên chính là đất có chứa bôxít, nếu nước mình mà đủ lực khai thác, luyện thành nhôm thì đủ ăn đến muôn đời con cháu.

- Thế mà cứ động đến bôxít là nhiều người cứ như giẫm phải bọ xít là can cớ gì?

- Có thấy ai chê bôxít đâu, họ chỉ nói về cách làm không hiệu quả cao. Thực ra, quặng bôxít phải có công nghệ cao mới luyện được thành alumin, chứ dễ như đãi vàng, đãi thiếc, đãi titan thì có mà giời cấm, cả nước sẽ kéo nhau vào bới tung Tây Nguyên lên ngay. Tớ nghe có ông người ta- làm bôxít- nói, nhùng nhằng mấy năm nay, cứ chậm một ngày là mất một triệu đô. Nghe mà tiếc!

- Người ta nói nhiều đến môi trường, đến đường sá, cầu cống lên Tây Nguyên không đủ sức phục vụ cho một vùng mỏ lớn. Có người còn lo ngại cả chuyện nhà thầu kéo quân sang đông ở vùng đất “chiến lược” nữa (?), nhưng chung quy đến tháng này, khi những đoàn xe tải chở bôxít xuống cảng Gò Dầu, Đồng Nai để xuất khẩu mới thấy mình chưa làm chuồng đã tậu bò. CSGT Đồng Nai ngày nào cũng phạt xe bôxít quá tải, còn thu giấy phép lái xe 30 ngày.

- Cuối cùng chỉ có anh lái xe lãnh đủ. Thu bằng một tháng là vợ con đói một tháng, chưa thấy bác nào bị gì…

- Nhiều người đòi dừng vì nọ vì kia…

- Dừng còn khó hơn làm, tiền của một núi bỏ ra, nếu dừng thì các bác than-khoáng sản lại thành Vinashin thứ hai, nước mình ăn một quả đắng với các bác tàu thuỷ đã đủ lắm rồi.

Nam Hàn ngừng hoạt động thêm hai lò phản ứng hạt nhân vì các bộ phận thay thế bị lỗi

http://www.boxitvn.net/bai/47208

Nam Hàn  ngừng hoạt động thêm hai lò phản ứng hạt nhân vì các bộ phận thay thế bị lỗi

Nhóm phóng viên AFP, Seoul 28 tháng 5, 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Hôm thứ Ba, Nam Hàn vừa ngưng hoạt động thêm hai lò phản ứng hạt nhân và hoãn việc tái vận hành theo lịch trình đối với hai nhà máy hạt nhân khác, khiến chính phủ phải cảnh báo sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện “chưa từng có” tại nước này.
Liên quan với một cuộc điều tra mở rộng về một vụ bê bối liên quan đến những phụ tùng cho lò phản ứng hạt nhân được cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn giả mạo, hành động mới nhất này có nghĩa là 10 trong số 23 lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc hiện giờ đang ngừng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau.
“Tình trạng thiếu điện trên một quy mô rộng lớn chưa từng có sợ sẽ xảy ra vào mùa hè này,” Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cho biết trong một thông cáo báo chí, và cho biết thêm rằng công tác thay thế những phụ tùng bị nghi ngờ không đủ tiêu chuẩn có thể mất đến bốn tháng.
Cảnh báo về tình trạng mất điện toàn phần, được kích hoạt tự động một khi nguồn dự trữ năng lượng bị tụt xuống dưới một mức nhất định, là rất có thể, trong khi tình trạng thiếu điện có thể sẽ là “rất nghiêm trọng” vào tháng Tám, bản báo cáo cho biết.
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cho biết Bộ sẽ “mạnh tay” thực thi các biện pháp để giảm tiêu thụ năng lượng, bao gồm việc sắp xếp lại giờ giấc làm việc để trải rộng nhu cầu điện và hạn chế những cao điểm về tiêu thụ năng lượng có thể gây tác hại.
Lúc công suất điện được cung cấp đầy đủ, các lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc cung cấp hơn 35 phần trăm nhu cầu điện quốc gia.
Cơ quan An toàn và An ninh Hạt nhân (NSSC) cho biết họ đã cho đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân – một tại khu nhà máy điện hạt nhân Gori và một tại nhà máy Wolseong – sau khi biết rằng cả hai đều sử dụng các phụ tùng với giấy chứng nhận bảo đảm phẩm chất giả mạo.
Công tác tái vận hành theo chương trình dự kiến ​​của một lò phản ứng hạt nhân khác đang được bảo trì tại nhà máy điện hạt nhân Gori, và công tác khởi động một lò phản ứng hạt nhân mới tại Wolseong đã bị hoãn lại vì lý do tương tự, Ủy ban cho biết.
Những cơ phận đã được sử dụng ở tất cả bốn lò phản ứng hạt nhân này sẽ phải được thay thế, quan chức của Cơ quan An toàn và An ninh Hạt nhân thông báo thêm.
Tất cả các phụ tùng dùng trong các lò phản ứng của Hàn Quốc đều phải có giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng và an toàn từ một trong 12 tổ chức quốc tế do Seoul chọn.
Vào năm ngoái, các quan chức cho biết họ tìm thấy tám nhà cung cấp phụ tùng lò hạt nhân đã làm giả hồ sơ bảo đảm đạt chất lượng cho hàng ngàn cơ phận được sử dụng trong một số lò phản ứng hạt nhân, và hồi đầu tháng này, sáu kỹ sư hạt nhân và một số nhà cung cấp cơ phận cho lò phản ứng hạt nhân đã bị bỏ tù vì sự cấu kết của họ trong vụ bê bối này.
Dù cho những phụ tùng bị nghi ngờ vi phạm qui định an toàn không phải là những cơ phận chính yếu, không gây rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn công cộng, chính quyền đã khởi động một cuộc kiểm tra tất cả các lò phản ứng hạt nhân trên toàn quốc.
Bản tuyên bố của Bộ vào hôm thứ Ba cho biết Bộ sẽ tiếp tục kiện hình sự và dân sự đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà Bộ phát hiện có liên can đến những hành động giả mạo giấy tờ bảo đảm chất lượng.
Quan chức của Bộ cho biết: “Cuộc điều tra hình sự cũng sẽ được yêu cầu thực hiện đối với việc làm sai trái của các nhà cung cấp, các cơ quan, các tổ chức chịu trách nhiệm xác nhận chất lượng và an toàn” bao gồm cả Tập đoàn Quốc doanh Điện Hạt nhân Hàn Quốc (Korea Hydro & Nuclear Power Co).
Ngành điện hạt nhân của Hàn Quốc đã bị hệ lụy với một loạt các trục trặc, bắt buộc ngừng vận hành và các vụ bê bối tham nhũng làm suy yếu thêm niềm tin từ phía dân chúng vốn dĩ đã bị dao động bởi thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011.
Vào tháng Năm năm ngoái, năm quan chức cấp cao của Tập đoàn Quốc doanh Thủy điện và Điện hạt nhân (the state-run Korea Hydro & Nuclear Power Co.) bị buộc tội cố gắng che đậy một vụ mất điện có thể gây nguy hiểm tai nạn hạt nhân tại lò phản ứng hạt nhân Gori-1 của nước này.
Dù cho dân chúng quan tâm về mối nguy hại của điện hạt nhân ngày càng tăng, chính phủ vẫn tuyên bố sẽ đẩy mạnh các chương trình điện hạt nhân của họ, và có kế hoạch xây dựng thêm 16 lò phản ứng hạt nhân cho đến năm 2030.
Nguồn:
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/S_Korea_halts_two_more_reactors_over_faulty_parts_999.html

Wednesday, May 29, 2013

Sẽ lại hỏi trách nhiệm khi xảy ra tai nạn hạt nhân?

https://daotuanddk.wordpress.com/2013/05/29/se-lai-hoi-trach-nhiem-khi-xay-ra-su-co-hat-nhan/
Sẽ lại hỏi trách nhiệm khi xảy ra Tai nạn  hạt nhân?
Auco

Câu chuyện sửa luật PCCC tại Quốc hội sáng qua được gắn liền với vụ cháy ở Bắc Ninh hôm 25.5 với hàng ngàn m2 nhà xưởng thành tro bụi. Và cả “sự cố nhà máy điện hạt nhân”, dù mới chỉ dừng ở mức nguy cơ

Thang chữa cháy chỉ với tới tầng 17
ĐBQH Lê Đông Phong thậm chí đã nghĩ đến việc “Phải đầu tư trang thiết bị phòng cháy chữa cháy tương ứng với nhà máy điện hạt nhân”. Bởi theo ông “Nếu xẩy ra sự cố lại đi hỏi trách nhiệm thuộc về ai và sẽ rất nguy hiểm”.
ĐBQH Nguyễn Phạm Ý Nhi đặt ra hàng loạt vấn đề. Nào là tình trạng cháy diễn ra phức tạp. Nào là luật hiện hành còn nhiều bất cập. Nào là “Trách nhiệm của người đứng đầu” trong mối quan hệ với “trách nhiệm phải đền bù chí phí”. Và cả  Cần sự khả thi trong đền bù. Thậm chí cả đến việc thang chữa cháy chỉ với tới tầng 17.
Nghe bà Nhi nói, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết “Năng lực PCCC của HN hiện có xe cứu hỏa đặc chủng vươn cao tới tầng 39, nhưng rất ít”. Bí thư nói “HN đã có dự trù mua trực thăng để trong trường hợp tự chữa không được thì áp dụng phương tiện hỗ trợ”. Và đến giờ “Kế hoạch đã được đặt ra”.
Còn đối với sự cố hạt nhân, ĐBQH Huỳnh Thành Đạt đề xuất “PCCC đối với nhà máy điện hạt nhân cần bổ sung thêm phòng chống và khắc phục sự cố hạt nhân”. Ông đề xuất “Lực lượng này phải là lực lượng chuyên ngành và đặc biệt”. ĐBQH Bùi Thị An cũng đề xuất cần tập trung vào phòng cháy nhà máy điện hạt nhân và phòng cháy rừng. Đó là những khu vực cần phương tiện chữa cháy đặc thù; khi xảy cháy thì gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Nhưng nguy cơ cũng không chỉ đến từ sự cố điện hạt nhân hay cháy rừng, ĐBQH  Lê Hiền Vân điểm một loạt những trường hợp khi xảy cháy hay gặp sự cố sẽ “xảy ra gây thiệt hại lớn và để lại hậu quả lâu dài” như kho bạc nhà nước, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, các kho vũ khí đạn dược của lực lượng vũ trang…Trong khi đó, theo ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh PCCC có “yếu kém”, cụ thể là về khoa học công nghệ trong PCCC. Bà Khánh ngạc nhiên khi “không thấy trách nhiệm của Bộ Khoa học-Công nghệ ở đâu. Có những bộ, ngành có vai trò không thể thiếu thì ít nhất phải vào cuộc. Nếu không tham gia, đứng ngoài cuộc là không phù hợp”.
Cần đầu tư nhưng cũng không thể rải tiền

ĐBQH Đỗ Văn Đương cũng tán thành cần sửa luật một cách tổng thể, tuy nhiên, đối với việc lực lượng dân phòng tham gia PCCC, ông Đương cho rằng “Không thể rải tiền. Nếu có phải có hỗ trợ cho những người trực tiếp tham gia PCCC chứ không thể dàn đều cho những người ngồi chơi”. ĐBQH Huỳnh Ngọc Ánh bắt đầu phát biểu bằng tình trạng “Nhảy cầu cũng nhờ PCCC. Nhảy lầu tự tử cũng PCCC”. Ông thống nhất cần sửa luật để làm sao kết hợp PCCC với lực lượng cứu nạn.
PGĐ Sở Y tế TP HCM Phạm Khánh Phong Lan cho rằng Luật đã nhấn mạnh trách nhiệm của các “khổ chủ” khi cháy xảy ra. Nhưng theo bà, cần nhấn mạnh vai trò nhà nước khi đến giờ “Máy bay không có, trực thăng không có, nhà thì toàn nhà cao tầng”. Bà Lan đặt câu hỏi “vậy thì chữa cháy như thế nào?”. PCCC cần một sự đầu tư từ nhà nước nhưng theo bà cũng cần phải đặt ra trách nhiệm của các cá nhân cũng như cần xã hội hóa công tác PCCC bởi “Rất vô lý nếu Nhà nước phải trang bị từng cái bình chữa cháy”. Lấy ví dụ một vụ cháy tại TP HCM, bà Lan phản ánh “Người dân có thói quen cứ cháy nổ là chạy đến ngó. Trong khi đó, những người nước ngoài vừa biết chạy để cứu cái mạng bản thân, vừa cõng theo người khác. Còn mình trân ra, hoảng loạn”.
Có thể nói Luật PCCC đã ra đời 12 năm, song tình trạng cháy nổ vẫn xảy ra phức tạp. Nhiều ĐBQH đề xuất cần quy định rất chặt trong PCCC về xây dựng nhà chung cư, cao tầng, khi hiện nay phần lớn các công trình rất khó xử lý khi xảy cháy.

Tuesday, May 28, 2013

Sau sự cố mất điện diện rộng, lại nói về an toàn điện hạt nhân


http://www.boxitvn.net/bai/47184

Sau sự cố mất điện diện rộng, lại nói về an toàn điện hạt nhân

Sự cố mất điện toàn miền Nam: Chính phủ yêu cầu xem xét trách nhiệm

Tai nạn xe cẩu cây dầu làm mất điện 22 tỉnh miền Nam ngày 22.5

Phùng Liên Đoàn

Một hệ thống điện hai chiều gồm nhiều nhà máy điện nối với nhau để cộng tác cung cấp điện cho những vùng tiêu thụ. Nó gần giống nhưng tinh vi hơn  một hệ thống cung cấp nước có nhiều giếng nước bơm vào một dòng ống lớn để cung cấp nước cho toàn vùng. Nếu thiết kế khéo thì hệ thống bền vững; không khéo thì hệ thống hay lên xuống thất thường, có khi xuống tới 0 khi ống chính bị bể. Nếu đường dây lớn (như đường dây 500 KV Bắc-Nam) bị cắt, và nếu nơi dùng điện không tiếp được điện từ đường dây nào khác, thì cả một vùng bị tắt điện như đã có thể xảy ra ngay tại Mỹ.
Một nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) luôn luôn cần điện để làm nguội tâm lò và bể chứa nhiên liệu đã sử dụng. Đường dây dẫn điện ra cũng là đường dây dẫn điện vào khi nhà máy ĐHN không hoạt động. Nếu đường dây này bị cắt, như trường hợp Fukushima, thì nhà máy phải dùng điện cứu cấp do động cơ tua-bin tại chỗ làm ra và do các pin lớn luôn luôn nằm sẵn. Nếu cả hai hệ thống cứu cấp này không chạy, như trường hợp Fukushima, thì ta có nạn nóng chảy trong vòng vài giờ vì các thanh nhiên liệu, nhất là trong tâm lò, rất nóng, do phóng xạ tiếp tục sinh ra nhiệt lượng bằng khoảng 100 MWt khi nhà máy có công suất 1000 MWe như Ninh Thuận. Số nhiệt này phát ra trong nhiều ngày tháng, có thể làm sôi và bay hơi 160 m3 nước trong một giờ. Vì thế, hệ thống làm nguội nước cũng phải có nhiều nước lạnh hoặc có máy làm nguội nước nóng. Nếu không có nước, các thanh nhiên liệu nóng lên trên 1500 độ và sụp đổ thành đống trong lò, tuôn ra rất nhiều phóng xạ, làm nhà máy ĐHN nằm chết vĩnh viễn và tiếp tục tuôn ra phóng xạ như trường hợp Chernobyl ở Nga và Fukushima ở Nhật.
Fukushima xảy ra là do “hành động của trời” – rất hiếm có động đất và sóng thần xảy ra cùng một lúc – làm hỏng toàn thể đường dây dẫn điện và các hệ thống cấp cứu tạo điện. Nhưng người  ta cũng đã sai lầm khi thiết kế các hệ thống điện cấp cứu quá thấp để sóng thần tràn vào; cùng là các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng lại quá cao để khó tiếp nước hoặc giữ nước khi bể bị nứt.
Nhưng tai nạn Chernobyl thì hoàn toàn do con người gây ra, bởi thiết kế vật lý không an toàn và các nhân viên khoa học lại quá tự tin khi làm thí nghiệm tại nhà máy. Xác suất tai nạn tại các nhà máy giống Chernobyl cao hơn tại các nhà máy giống Fukushima.
Nhà máy Ninh Thuận thuộc loại PWR, khác với Chernobyl và Fukushima. Chúng lại được thấm nhuần các bài học của các tai nạn này, cho nên có thể khẳng định là “an toàn” hơn. Tuy nhiên, yếu tố “Việt Nam” làm Ninh Thuận cũng dễ xảy ra tai nạn. Nước ta dài và hẹp, hệ thống điện dựa vào đường dây Trường Sơn không thể bảo đảm một sự cố  bị cắt điện vừa qua sẽ không xảy ra hằng năm hoặc hằng 10 năm. Các nước  tiên tiến thiết kế sự cố mất điện như thế hằng 1.000 tới 10.000 năm.
Hơn nữa, ai cũng biết là phần đông người Việt Nam ta, từ người công nhân cho tới ông tiến sĩ, chưa có truyền thống cẩn thận, an toàn, ngăn nắp, khiêm tốn để bảo đảm là các hệ thống điện và nước cứu cấp của ta có thể hoạt động như thiết kế mặc dầu trong lúc rất bất ngờ.
Như tôi đã viết nhiều lần, nhà máy ĐHN sẽ là một gánh nặng cho con cháu ta khi những người chủ trương nó không còn sống mà hứng chịu cái việc  làm nông nổi của mình. Nhà máy này không tương xứng với trình độ kỹ thuật và kinh tế của nước ta. Nó quá lớn cho một vùng và quá nhỏ cho toàn quốc, vì thế sẽ tốn kém nhiều khi truyền điện tới các nơi tiêu thụ. Nó quá đắt so với các nguồn điện khác và so với thu nhập của người dân. Nó phụ thuộc vào nước ngoài gần như 100%, gây phí tổn ngoại tệ và nạn nằm ốm không sản xuất điện khi một thiết bị trong cả nghìn thiết bị không nhập cảng kịp. Nó sẽ là nơi tranh cãi giữa ta và các công ty quốc tế trong 10 năm tới và mọi tổn phí ta sẽ phải chịu. Nó sẽ là điểm dễ phá hoại nhất bởi chiến tranh với nước ngoài hoặc bởi các phần tử khủng bố trong chính xã hội ta. Các nước giàu hơn ta ba bốn lần như Mã Lai và Thái Lan chưa làm điện hạt nhân vì họ có tầm nhìn, không huyênh hoang liều mạng như ta. Họ lo cho hạnh phúc của người dân môt cách bền vững chứ không khoe khoang một phương diện nào đó. Người dân chỉ cảm thấy hạnh phúc khi không phải lo hằng ngày về cái ăn, sức khỏe, việc làm, an ninh cho cá nhân, an ninh cho hàng xóm láng giềng, môi trường sạch sẽ, và cơ chế dân chủ. ĐHN Ninh Thuận không đóng góp gì đặc biệt cho hạnh phúc đó. Nó sẽ chỉ làm ta lo thêm và nghèo hơn.
P.L.Đ.

Thư đề nghị được trợ giúp một phần tài chính cho gia đình của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

http://www.boxitvn.net/bai/47169

Thư đề nghị được trợ giúp một phần tài chính cho gia đình của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

 
Lời kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
 
 
 
Đảng và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1975 đến nay đã thường xuyên kêu gọi các nước trên toàn thế giới không phân biệt chế độ chính trị trợ giúp tài chính cùng vật chất để giúp đất nước nhanh chóng thoát cảnh nghèo khổ chậm tiến do hậu quả cuộc chiến Bắc Nam kéo dài hơn hai thập niên. Đảng và nhà nước Việt Nam không chỉ hoan  nghênh và sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của những nước cộng sản đồng chí anh em mà cũng đã thường xuyên tiếp nhận viện trợ từ nhiều nước tư bản hay các nước đã từng trực tiếp tham gia cuộc chiến Việt Nam như Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn,… Và thực tế những nước tư bản lại là những quốc gia viện trợ nhân đạo cho đảng và nhà nước CHXHCN Việt Nam nhiều nhất mà không có bất cứ ràng buộc về kinh tế hay chính trị.
Trên tinh thần đó, chúng tôi – một số người Việt ly hương, đang sinh sống tại các nước trên thế giới, ngưỡng mộ lòng yêu nước của hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã anh dũng đứng lên chống lại hành động xâm lược Biển Đông của Tàu trong tinh thần ôn hòa lại bị kết án tù nặng nề – nhận thấy rằng gia đình hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đang và sẽ đối diện khó khăn, nhất là về mặt kinh tế, vừa lo kế sinh nhai vừa lo thăm nuôi hai em trong thời gian bị tù tội. Chúng tôi có ý định sẽ cùng nhau đóng góp chút ít tài chính để bảo trợ một phần cho gia đình hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong tình nghĩa đồng bào lá lành đùm lá rách, xem đây là một công việc thiện nguyện như những việc làm thiện nguyện khác giúp đỡ đồng bào bất hạnh tại Việt Nam, để gia đình của hai em trang trải phần nào các chi phí sinh hoạt trong gia đình trong lúc khó khăn về kinh tế vì phải lo việc thăm nuôi hai em trong thời gian hai em bị giam cầm.
Số tiền chúng tôi dự trù bảo trợ và phụ giúp cho mỗi gia đình là 2 triệu đồng cho mỗi tháng. Đây chỉ là một số tiền rất khiêm nhường, chỉ nhằm phụ giúp gia đình hai em một phần nhỏ trong cuộc sống khó khăn chung của cả nước. Chúng tôi dự trù sẽ cố gắng thường xuyên bảo trợ gia đình hai em trong một thời gian, hoặc có gì thay đổi ngoài dự định.
Đây chỉ là một số tiền giúp đỡ nhỏ nhoi, chỉ có tính cách tượng trưng, như thường xảy ra giữa bà con thân quyến hay bạn bè chòm xóm khi có chuyện khó khăn xảy ra, tương tự như là việc đảng và nhà nước Việt Nam và các tổ chức từ thiện trong nước nhận tiền trợ giúp từ các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, bạn bè hay đối nghịch, để lo cho người dân trong hoàn cảnh khó khăn.
Chúng tôi xin công khai trước công luận việc làm thiện nguyện này.
Chúng tôi rất thiết tha được gia đình của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha đồng ý nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi này của chúng tôi.
Kính nhờ bà con chuyển tin này đến gia đình hai em Phưong Uyên và Nguyên Kha để gia đình biết và có quyết định.
Địa chỉ email liên lạc: savevietnam09@gmail.com
 
Ngày 30 tháng 05 năm 2013
 
Thay mặt một số bạn bè tham gia bảo trợ
Nguyễn Hùng (cựu SV Colombo Plan, NZ)

Friday, May 24, 2013

HÀNG NGÀN NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH CHỐNG LẠI ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI ĐÀI LOAN

http://www.boxitvn.net/bai/47109

Hàng ngàn người xuống đường biểu tình chống lại điện hạt nhân tại Đài Loan

Taipei Times ngày 20/05/2013
Phóng viên Lee-I-chia
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch

Một thương vụ công bình?
Tại các cuộc biểu tình, cựu Thủ tướng Đài Loan Tạ Trường Đình (Chang Chun-hsiung) hỏi phải chăng  đó sự khôn ngoan khi để lại hậu quả thiệt hại kéo dài nhiều thiên niên kỷ do việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân chỉ cung cấp năng lượng trong  thời gian vài chục năm.

Người biểu tình mặc trang phục Trung Hoa cổ tượng trưng cho hung ác trong một cuộc biểu tình chống năng lượng hạt nhân ở Đài Bắc. Ảnh: Edward Lau / Reuters
Ngày hôm qua, hàng ngàn người biểu tình chống hạt nhân hét vang “Tôi là người Đài Loan, tôi chống lại điện hạt nhân” khi họ diễu hành qua trung tâm thành phố Đài Bắc để kêu gọi chấm dứt điện hạt nhân ở Đài Loan vào đêm trước của ngày kỷ niệm năm thứ hai ngày nhậm chức của Tổng thống Mã Anh Cửu.
“Chúng tôi vô cùng thất vọng vì Chính phủ không quan tâm về các mối đe dọa mà điện hạt nhân đặt ra cho đời sống con người”, ông Kao Cheng-yan, cựu Chủ tịch của Hội Liên hiệp Bảo vệ môi trường Đài Loan, cơ quan tổ chức cuộc diễu hành nói. “Chúng tôi tin rằng chỉ có một Đài Loan, nơi đó cuộc sống con người là vô giá và có những nguồn năng lượng khả thi khác để chọn lựa.”
Những người biểu tình cũng kêu gọi Chính phủ xem xét lại những lời lẽ viết cho cuộc trưng cầu dân ý được đề nghị để quyết định số phận của nhà máy điện hạt nhân thứ tư tại thành phố New Taipei City Quận Gongliao, sửa đổi Đạo luật trưng cầu dân ý và sửa đổi Luật về Kiểm soát các cơ sở Lò phản ứng hạt nhân để người dân sống trong phạm vi 50 km của nhà máy hạt nhân sẽ có quyền quyết định về hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
Ngược lại với các cuộc biểu tình chống hạt nhân tổ chức trên cả nước vào tháng Ba đã thu hút một số lượng lớn những người trẻ bày tỏ quan điểm của họ một cách nghệ thuật và trong tinh thần lễ hội hơn, những người tham gia cuộc biểu tình lần này chính yếu là  thành phần trung niên và người già. Các thành viên của các tổ chức dân sự, Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) và Đảng Liên minh Đoàn kết Đài Loan (TSU) cũng tham gia vào cuộc biểu tình.
“Thời gian đã chứng minh tôi đúng”, ông cựu Thủ tướng Trương Tuấn Hùng (张俊雄) của đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) đề cập đến quyết định ông đã thực hiện vào năm 2000 khi ông là  Thủ tướng để ngăn chặn việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ tư mặc dù phải đối mặt với áp lực nặng nề  để hoàn tất dự án này.
“Mặc dù công tác xây dựng nhà máy cuối cùng đã được tái tục, nhiều người hôm nay đã nhận thức rõ hơn về mối nguy hiểm gây ra bởi năng lượng hạt nhân từ khi xảy ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi tại Nhật Bản hai năm trước đây”, ông nói.
“Có đúng không khi thành lập một nhà máy chỉ cung cấp điện trong thời gian  chỉ được từ 20 đến 30 năm cho thế hệ chúng ta, nhưng lại để lại các chất thải phóng xạ độc hại sẽ ảnh hưởng đến con cháu của chúng ta và môi trường kéo dài cho khoảng 240.000 năm?”, Ông nói.
Cựu Phó Tổng thống Liên Chiến nói thêm rằng đó là việc làm sai trái khi Nhà nước đã chi hơn 300 tỷ đồng Đài tệ (10 tỷ USD) tiền thuế của người dân vào nhà máy đó và buộc dân  chúng phải sống trong nỗi sợ hãi thường trực của một thảm họa hạt nhân.
Trong khi đó, ông Dương Mộc Hỏa (楊木火), Tổng thư ký của Hiệp hội Tự lực chống hạt nhân Yenliao, nói rằng mặc dù đề nghị tổ chức một cuộc trưng cầu địa phương tại thành phố Tân Đài Bắc đã bị từ chối bởi Ủy ban duyệt xét trưng cầu dân ý của nội các vào hôm thứ Năm, những người ủng hộ các cuộc thăm dò địa phương sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến hành công việc trưng cầu dân ý.
Một số gian hàng đã được thiết lập dọc theo tuyến đường diễu hành, trong đó có một quầy hàng của đảng Liên minh Đoàn kết Đài Loan (TSU), tại đây đã cung cấp cho những người tham gia biểu tình cơ hội ném dép mang các khẩu hiệu như “Hạch tội Ma (Tổng thống Mã Anh Cửu)” hay “Chấm dứt điện hạt nhân” vào hai hình nộm các tông ghi  ”Nội các với trái tim hắc ám của Ma” và “Băng đảng Ma, hãy cút đi.”
Những người biểu tình tụ tập tại đại lộ Ketagalan trước Văn phòng Tổng thống vào khoảng 5 giờ chiều để nghe một loạt các bài phát biểu. Sau đó họ đã được giải trí với các màn trình diễn của nhạc sĩ Chu Yueh-hsin – còn gọi là Joy Topper – và ban nhạc rock The Chairman vào buổi tối.
Hội Liên minh Bảo vệ Môi trường Đài Loan cho biết một số người trong số các đại diện của hội đã đi đến Quốc hội sau khi cuộc biểu tình kết thúc để thực hiện một cuộc tuyệt thực 24 giờ, rồi tiếp sau đó họ sẽ bắt đầu tổ chức một cuộc biểu tình ngồi-tiếp-sức vô thời hạn.
Nguồn:
http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2013/05/20/2003562699

Thousands rally against nuclear power
FAIR TRADE? At the rally, ex-premier Chang Chun-hsiung asked if it was wise to cause millennia of damage to build a plant that would provide just a few decades of energy
By Lee I-chia /  Staff Reporter


Thousands of anti-nuclear protesters shouted “I am Taiwanese, I am against nuclear power” yesterday as they marched through downtown Taipei to call for an end to nuclear power in Taiwan on the eve of the anniversary of President Ma Ying-jeou’s (馬英九) second inauguration.
“We are extremely disappointed that the government has no regard for the threat that nuclear power poses to human life,” said Kao Cheng-yan (高成炎), a former chairman of the Taiwan Environmental Protection Union, which organized the march. “We believe that there is only one Taiwan, that people’s lives are invaluable and that there are other viable energy resource options.”
The protesters also urged the government to revise the phrasing of the proposed national referendum to decide the fate of the Fourth Nuclear Power Plant in New Taipei City’s (新北市) Gongliao District (貢寮), to amend the Referendum Act (公民投票法) and to modify the Nuclear Reactor Facilities Regulation Act (核子反應器設施管制法) so residents living within 50km of a nuclear plant will have the right to decide whether it operates.
In contrast to the nationwide anti-nuclear protests held in March, which drew a large number of young people who expressed their stances in artistic ways and were altogether more festive, the participants of yesterday’s rally ere mostly middle-aged and elderly. Members of civic groups, the Democratic Progressive Party (DPP) and the Taiwan Solidarity Union (TSU) also took part in the protest.
“Time has proven me right,” said former premier Chang Chun-hsiung (張俊雄) of the DPP, referring to the decision he made in 2000 when he was premier to halt construction of the Fourth Nuclear Power Plant despite facing extreme pressure to finish the project.
Although the plant’s construction was eventually resumed, many people are now aware of the danger posed by nuclear energy since the Fukushima Dai-ichi nuclear power plant disaster in Japan two years ago, he said.
“Is it right to establish a plant that provides only 20 to 30 years of electricity for our generation, but leaves behind harmful radioactive waste that will affect our offspring and the environment for about 240,000 years?” he said.
Former vice president Annette Lu (呂秀蓮) added that it is wrong that the government has already spent more than NT$300 billion (US$10 billion) of taxpayers’ money on the plant and forces the public to live in permanent fear of a nuclear disaster.
Meanwhile, Yang Mu-huo (楊木火), secretary-general of the Yenliao Anti-Nuclear Self-Help Association, said that although the proposal to hold a local referendum in New Taipei City was rejected by the Cabinet’s Referendum Review Committee on Thursday, advocates of the local poll would continue to push forward.
Several booths were set up along the march route, including one by the TSU that gave participants the chance to throw sandals bearing slogans such as “Impeach Ma” or “Terminate nuclear power” at two cardboard mannequins labeled “Ma’s black-hearted Cabinet” and “Bandit Ma, get out.”
The marchers converged at Ketagalan Boulevard in front of the Presidential Office at about 5pm to hear a series of speeches. They were then treated to performances by musician Chu Yueh-hsin (朱約信) — better known as Joy Topper (豬頭皮) — and rock band The Chairman (董事長樂團) in the evening.
The Taiwan Environmental Protection Union said a few of its representatives were to head to the Legislative Yuan after the event to stage 24-hour hunger strike, after which they would begin to hold a relay sit-in protest of unlimited duration.
 
 

Thursday, May 23, 2013

Kỹ nghệ năng lượng hạt nhân trong ngõ cụt


http://www.boxitvn.net/bai/47075

Kỹ nghệ năng lượng hạt nhân trong ngõ cụt

Thục Quyên

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau:
Với sự hiểu biết của thế giới về tình trạng lâm vào ngõ cụt của kỹ nghệ hạt nhân, về sự bất lực và tắc trách của Chính phủ Nga ngay cả đối với dân tộc mình, quyết định giao cho công ty Rosatom xây nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận là một quyết định giết người. 
Các ông Trương tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng,các ông đang lấy quyền của Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng cộng sản, Thủ tướng CP, để đưađất nước và dân tộc Việt Nam vào cõi chết.Các ông hãy dừng lại!–Thục Quyên. 
Thưa bạn Thục Quyên! Thực tế việc phản biện Dự án bauxite Tây Nguyên nổi cộm mà chúng tôi kiên trì theo đuổi 4 năm nay, cũng như đã theo đuổi phản biện nhiều vụ việc nổi cộm khác – mà vụ việc nào cũng chứng tỏ những kẻ bày ra dự án này dự án nọ đều là một lũ ăn hại đái nát không hơn không kém, chỉ biết nói leo lẻo và ra oai (kiểu Lê Dương Quang), rồi đếm tiền là giỏi – đã cho mọi người thấy: tai của tất cả các vị lãnh đạo ở Việt Nam hình như đều điếc đặc. Gào đến vỡ họng thì cũng có vẻ nghễnh ngãng lắng nghe, lắng nghe và ban xuống những lời “cân nhắc” cho phải phép, ấy thế nhưng để rồi… đâu lại vào đấy. Bất kỳ chuyện gì cũng như vậy cả (cứ xem chuyện sửa Hiến pháp thì đủ rõ). Rồi đến khi vỡ tổ như Vinashin, Vinalines… thì “51 năm theo đảng làm theo lệnh đảng”, thế là xong. Dân có chết bao nhiêu: mặc xácchúng. Đất nước có lụn bại đến cùng tận: mặc kệbay. Bởi vì trong đầu các vị, giấc mơ XHCN luôn luôn ám ảnh suốt đêm ngày. Mà XHCN là gì? Là hãy chịu khổ chịu nhục cho người khác đem công sức, tài sản, kể cả tính mạng của mình ra phung phí, làm vật thí nghiệm hết đời này đến đời kia, chờ cho đến đời chút chít nào chưa biết sẽ được lên thiên đường ngay giữa cõi trần. XHCN còn là… – xin đưa ra một lời dự báo – một số đông phải tự hủy mình đi cho một số ít được nếm mùi hạnh phúc. Đây chính là “chủ nghĩa nhân đạo cộng sản” hoặc “chủ nghĩa xã hội”theo kiểu Tàu Cộng, cái bọn đangthực hành học thuyết Malthus (1766 – 1834) trắng trợn bậc nhất trong thời đại ngày nay, đến mức chúng ngấm ngầm chấp nhận cho các công ty nhà nước đưa tràn lan hóa chất vào thực phẩm cũng như đủ loại hàng hóa khác nhau,cốt để giảm bớt 1 tỷ 4 dân Trung Quốc xuống1/3 hoặc một nửa, bởi dù Nhà nước cộng sản Trung Cộng có cố gắng bao nhiêu thì của cải cả nước làm ra vẫn cứ theo cấp số cộng, đâu có thể đáp ứng nổi với sự sản sinh con người theo cấp số nhân. 
Cho nên, dù một nhà máy ĐHN Ninh Thuận ký với Nga có xảy ra nguy cơ khủng khiếp sau vài chục năm, làm chết bao nhiêu triệu người, làm môi trường Việt Nam tuyệt diệt trong hàng nghìn năm, thì cũng cứ phải làm, đâu có ảnh hưởng gì tới trách nhiệm, lương tâm… các vị đang “chăn dân” trên những chiếc ghế quyền lực uy nghi hiện tại. Đến lúc ấy họ đã xuống lỗ từ lâu lắm, còn con cháu họ thì đã ôm túi vàng rủng rỉnh sang sinh cơ lập nghiệp ở các nước Âu Mỹ, và chỉ còn biết mình là người Âu Mỹ. Đó mới chính là CNXH mà bọn “thái tử” ấyđang ôm ấp. Hãy cứ đợi mà xem.
Bauxite Việt Nam
Năng lượng hạt nhân thời “hậu Chernobyl và hậu Fukushima”
Kinh tế An toàn tới nay là hai mặt của vấn đề trong tranh luận về sử dụng năng lượng hạt nhân.
Nhưng 27 năm sau Chernobyl, mọi việc đã rõ: nền y khoa thế giới không ngừng nghiêm trọng cảnh báo về những tác hại không tránh được cho môi trường và sức khoẻ con người, cũng như sự bất lực của y khoa khi tai nạn xảy tới.Trong khi lợi điểm kinh tế cũng đã được chứng minh chỉ là một nhầm lẫn trong cách tính, đã vô tình hay cố ý bỏ quên phí tổn tháo gỡ các nhà máy sau quá trình sử dụng,và nhất là phí tổn quản lý chất thải(1).
Di sản đầy hiểm họa của các nhà máy điện hạt nhântại các nước Âu Mỹ
Tối ngày 21/05/2013 đài truyền hình ARTE đã cùng lúc chiếu một phim tài liệu dài 68 phút của Bernard Nicolas tại Pháp và Đức về bài toán chưa có đáp số của ngành năng lượng hạt nhân dưới tựa đề”Vấn đề tháo gỡ những nhà máy ĐHN qua sử dụng: với giá nào?”
Bốn mươi  năm trước, những người xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đã không nghĩ tới việc quy định trong kế hoạch của họ chương trình tháo gỡ các lò phản ứng một ngày nào đó  khi chúng đã quá cũ và trở thành quá nguy hiểm. Ngày nay,như những nhà phù-thủy-tập-sự đứng ngơ ngẩn trước con quái vật không còn trong vòng kiểm soát của mình, nhiều quốc gia đang phải trực diện với khó khăn vượt bực này như Mỹ, Đức, và đặc biệt là Pháp, vì phần lớn  nhu cầu năng lượng của Pháp đã dựa vào năng lượng hạt nhân.
Chín nhà máy ĐHN của Pháp đã đạt đến cuối nhiệm kỳ hoạt động và những nhà máy lỗi thời này cần được tháo gỡ. Công ty EDF (Électricité de France) đang cố gắng xoa dịu những lo lắng của dân chúng quanh vùng và tuyên bố nắm vững quá trình ngưng họat động cũng như tháo gỡ các nhà máy. Nhưng thực tế lại là chuyện khác: Những sự cố kỹ thuật nối tiếp nhau, và người dân những vùng bị ảnh hưởng luôn sống trong mối lo sợ liên tục bị nhiễm xạ.
Một sự thật toàn thế giới không ai dám phủ nhận là cho đến ngày nay, không có nơi lưu trữ thực sự an toàn cho chất thải phóng xạ, mà một phần sẽ là mối nguy hiểm thường trực kéo dài hơn nhiều trăm ngàn năm nữa.
Từ hơn 20 năm nay, công ty EDF đã không ngừng chịu chi phí rất cao để tìm cách tháo dỡ nhà máy ĐHN tại Brennilis (Anh quốc). Trong khi đó tại các tiểu bang Maine và Vermont, Mỹ vẫn chưa có giải pháp thích đáng cho câu hỏi về lưu trữ chất thải phóng xạ cao độ. Cộng hòa Liên bang Đức tưởng đã thành công tháo gỡ an toàn nhà máy Lubmin ở tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern (Đông Đức cũ) nhưng Bernard Nicolas tiết lộ trong nghiên cứu điều tra của ông rằng hiện tại, chưa có ai nắm vững các kỹ thuật phức tạp trong tiến trình ngưng hoạt động hạt nhân và lưu trữ chất thải. Và tại cả 3 quốc gia với dân trí và nền dân chủ cao này, các hội bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người đang theo dõi và sẵn sàng lên tiếng kết án chính phủ và các công ty kỹ nghệ năng lượng nếu họ dùng thủ đoạn hoặc che giấu hoặc mua chuộc người dân thiếu hiểu biết chuyên môn để được sự im tiếng.
Cuốn phim kết thúc với một nhận định là loài người sẽ phải giải quyết những vấn đề này, để những lò phản ứng sau quá trình sử dụng không tiếp tục là một mối nguy hiểm,có thể còn nguy hiểm hơn cả những nhà máy đang hoạt động,
vì đang suy sụp theo thời gian.

Tiếp theo phim là cuộc phỏng vấn bà Corinne Lepage, một luật sư Pháp chuyên về Luật Môi trường hiện là Nghị sỹ Quốc hội Âu châu, và ông Wolfram König, Chủ tịch Văn phòng Liên bang Bảo đảm an toàn bức xạ Cộng hoà Liên bang Đức(Präsident des Bundesamtes für Strahlenschutz).
Trả lời nhà báo Emilie Aubry của đài ARTE, ông König đã kể lại những cố gắng và tổn phí nhiều chục tỷ từ 40 năm nay tại Đức mà vẫn đưa đến thất bại trong việc thành lập nơi lưu trữ dài hạn chất thải phóng xạ. Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức đã chọn lựa giải pháp không giấu giếm sự thật để cùng toàn dân chung sức tìm một giải pháp tránh hiểm họa cho cả những thế hệ tiếp nối.Và đã can đảm
quyết định dứt khoát với ĐHN để tối thiểu không làm tăng lượng chất thải, đồng thời phát triển nềnkỹ nghệ những năng lượng tái tạo.

Tiếp lời ông, bà Lepage xác nhận tình trạng bi thảm hơn nhiều của nước Pháp với 58 lò phản ứng. Nước Pháp không những không có phương tiện kỹ thuật mà cũng không biết lấy đâu ra từ 100 tới 150 tỷ Euros để cáng đáng chương trình tháo gỡ những lò qua sử dụng. Và thêm nữa, sau đó làm gì với những “núi”chất thải phóng xạ kia? Trong tình trạng hiện nay, bà Lepage mong ước Chính phủ Pháp chọn giải pháp  không trốn tránh sự thật, hành xử có trách nhiệm như Chính phủ Đức, và dốc lòng tạo dựng một nền kỹ nghệ  xử lý an toàn chất thải phóng xạ. Nếu thành công, không những tránh được để lại một di sản đầy hiểm họa, nền kỹ nghệ mới này sẽ tạo cho nước Pháp một nền kinh tế giàu mạnh. Cũng như Đức, Pháp cần thúc đẩy gấp sự tiến triển của những ngành năng lượng tái tạo để giải quyết nhu cầu.
Liên bang Nga lớn tiếng đảm bảo an toàn ĐHN cho Việt Nam
Trong cuộc gặp gỡ ngày 14/5/2013 ở Moscow, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa vào Thông cáo chung kết thúc chuyến thăm của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam ở nước Nga lời cam kết xây nhà máy ĐHN an toàn nhất cho VN, nhắc lại lời rao hàng đầy hứa hẹn của ông Sergey A. Boyarkin, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước của Nga (ROSATOM) (2).
Cùng thời điểm Thủ tướng Dũng đến thăm Nga thì ngày 11/02/2013 có một cuộc họp tại Slavutich (Ukraine) về nguy cơ sụp đổ những trần bê tông của những nhà chứa lò phản ứng trong 3 đơn vị không bị tai nạn tại nhà máy Chernobyl (nhưng cùng bị đóng cửa sau thảm họa tại đơn vị 4) . Chỉ một ngày sau, “một sự kết hợp nhiều yếu tố tiêu cực” đã gây sụp đổ một phần tường và mái nhà tại chính đơn vị 4.
Các lò phản ứng tại Chernobyl được đưa vào sử dụng tháng 12 năm 1983. Nếu không xảy thảm họa năm 1986, hạn định sử dụng những lò này là 30 năm và sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2013. Cùng trong một khoảng thời gian, Chernobyl và Ignalina là hai nhà máy ĐHN Liên Xô cho  xây ngoài lãnh thổ Nga, tại Lithuania. Năm 2004 và 2009, những lò phản ứng loại RBMK-1500 tại hai nhà máy này đã phải ngưng họat động để đáp ứng điều kiện cho việc gia nhập của Lithuania vào Liên minh châu Âu.
Nhưng theo  tác giả Andrei Ozharovsky của tổ chức Bellona (3), trong lãnh thổ Nga còn ba nhà máy chạy tổng cộng là 11 lò RBMK-1000, loại sử dụng tại Chernobyl, với tuổi tương tự hoặc lớn hơn và vẫn còn họat động (7 trong số 11 lò này đã được cấp giấy phép tiếp tục hoạt động sau khi quá hạn sử dụng 30 năm). Đó là nhà máy Leningrad, gần St Petersburg ở vùng Tây Bắc, và các nhà máy Kursk và Smolensk ở phía Tây. Ngoài lò số 3 tại Smolensk và lò số 4 tại Kursk, các lò phản ứng còn lại đều lớn tuổi hơn lò số 4 đã phát nổ tại Chernobyl.

Những suy sụp mới xảy ra tại nhà máy Chernobyl cho thấy các nhà máy cùng thời đang suy tàn và có thể sụp đổ, gây ra những thảm họa hạt nhân mới. Tại sao Nga vẫn phớt lờ những lời cảnh cáo của nhữngchuyên gia cũng như các tổ chức môi trường về vấn đề cần ngưng những lò RBMK tiếp tục họat động?

Tại sao Nga không cho thay thế những nhà máy cổ lổ sĩ  đầy bất trắc này bằng những “nhà máy hiện đại bảo đảm an toàn mà họ rao bán”  ngay trên đất nước mình mà lại bán chịu cho Việt Nam?
An toàn ĐHN tại Liên bang Nga
Cũng theo sự điều tra của A.Ozharovsky, công ty con của Rosatom,Rosenergoatom, đã không giữ kín được tin một loạt những sự cố vừa xảy ra ở 5 nhà máy điện hạt nhân trong tháng 01/20013 (4):
Máy tắt đột ngột tại các nhà máy Kola (Bắc), Rostov (Nam)và một lò phản ứng của Kalinin (Trung Nga) bị đóng bởi các hệ thống bảo vệ khẩn cấp. Đơn vị 3 của nhà máy Kursk đã bất ngờ bị ngưng hoạt động “để sửa chữa”  trong khi đơn vị duy nhất còn hoạt động tại nhà máy Beloyarsk (trong khu vực Urals) sẽ  điều hành với công suất giảm cho đến tháng Tư.Những sự cố này có ảnh hưởng không chỉ đến hiệu suất kinh tế mà có thể là tiền thân của những tai nạn nghiêm trọng hơn .
Điều nguy hiểm nhất là thái độ đàn áp thẳng tay của Chính phủ Nga đối với những cố gắng thông tin của những nhà bảo vệ môi trường
Vi phạm quyền được tiếp cận thông tin về môi trường đang trở thành một thực hành thường xuyên ở Nga. Hoạt động môi trường đang gánh chịu sự trả thù từ các quan chức.
http://www.bellona.org/subjects/Access_to_information   
_________________________ 
Với sự hiểu biết của thế giới về tình trạng lâm vào ngõ cụt của kỹ nghệ hạt nhân, về sự bất lực và tắc trách của Chính phủ Nga ngay cả đối với dân tộc mình, quyết định giao cho công ty Rosatom xây nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận là một quyết định giết người. 
Các ông Trương tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng,các ông đang lấy quyền của Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng cộng sản, Thủ tướng CP,để đưađất nước và dân tộc Việt Nam vào cõi chết. 
Các ông hãy dừng lại! 
ThụcQuyên
SAVE VIETNAM´s NATURE 

Saturday, May 18, 2013

Phương Uyên: Em quả thật là cô gái thần tượng và anh dũng - “Hot and Heroic Girl” - của toàn dân Việt Nam

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/05/phuong-uyen-em-qua-that-la-co-gai-than.html#more

Phương Uyên: Em quả thật là cô gái thần tượng và anh dũng - “Hot and Heroic Girl” - của toàn dân Việt Nam
 












Trong những ngày qua mọi người dân Việt Nam trong ngoài nước đều quan tâm theo dõi các bài viết về hai em Phương Uyên và Nguyên Kha và tường thuật về phiên tòa ngày 16/05/2013 của bọn cộng sản Việt Nam tại Long An xử hai em với “tội” yêu nước chống xâm lược Tàu. Hình ảnh của em Phương Uyên với chiếc áo sơ mi trắng sinh viên đơn sơ đứng ngạo nghễ đối mặt và hạch tội lại bọn cộng sản gọi là quan tòa mặt người dạ quỷ luôn hiện rõ trước mắt và ghi chặc trong tâm trí chúng tôi.

Khuôn mặt trẻ đôi mươi của em sao mà nhu mì, sao mà hiền thục, sao mà đẹp, sao mà đáng yêu như vậy! So với những ca sĩ diễn viên điện ảnh trong nước hay các nước Á châu láng giềng, em vượt xa họ một trời một vực. Em quả thật là HOT GIRL theo cách khen của người nước ngoài với những thần tượng của họ, và được các báo đảng trong nước dùng cho các tựa của các bài viết về em. Cám ơn các báo chí của đảng đã và đang quảng bá em cho người dân cả nước biết. Qua đó người dân và nhất là các bạn thanh niên nam nữ trong lứa tuổi của em biết được việc làm yêu nước rất trân quí của em chống Tàu khựa xâm lược Biển Đông và chống lại bọn đảng cộng sàn Việt Nam tham nhũng bán nước hại dân, đi tiếp con đường yêu nước chống Tàu xâm lược và bọn bán nước hại dân của em.


Em đã đẹp với nét đẹp thiên thần, đã “HOT” như vậy; nhưng so với hành động yêu nước anh hùng quả cảm của em thì trái tim yêu nước, xả thân vì đất nước của em còn “HOT” hơn khuôn mặt với nét đẹp thiên thần của em. Em đã dùng chính máu của em viết lên những bản luận tội bọn Tàu khựa đang xâm lược Biển Đông, đang giết hại ngư dân mình trong đó có bà con xóm giềng của em tại quê hương tỉnh Bình Thuận: “TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG”. Em cũng dùng chính máu của em viết bản kết tội bọn quan chức cộng sản Việt Nam buôn dân bán nước: “ĐI CHẾT ĐI, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC”.

Em Phương Uyên đẹp toàn diện từ thể xác đến tấm lòng. Trước bọn bạo quyền cộng-sản-Việt-Nam-biến-thể với không từ hành động vô nhân nào đối xử với em trong thời gian em bị bắt giữ tra khảo hành hạ thân thể ép cung, em đã không cúi đầu khom lưng run sợ mà em còn hiên ngang tuyên bố lên án bọn gọi là quan tòa, bọn đảng cộng sản Việt Nam đang cai tri dân Việt ngay tại hang ổ của chúng, với lời lẽ đanh thép:
 
“Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi không dám bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.
 
Em Phương Uyên quả thật là một vị anh thư của đất nước Việt Nam có truyền thống quật cường chống xâm lược Tàu, noi gương Bà Trưng Bà Triệu và nhiều vị anh hùng quốc gia không chịu khuất phục trước bạo quyền, trước giặc Tàu xâm lược.
 
Em Phương Uyên quả thật là “CÔ GÁI THẦN TƯỢNG VÀ ANH DŨNG”, là “HOT AND HEROIC GIRL” của chúng tôi, của toàn dân Việt Nam.
 
Ngày 19 tháng 5 năm 2013
 
 

Saturday, May 11, 2013

Vị đắng bauxite

http://nld.com.vn/20130511110949161p1002c1003/vi-dang-bauxite.htm

Vị đắng bauxite
Thứ Bảy, 11/05/2013 23:15

Dự án bauxite tỉ đô ở Tây Nguyên đã cho ra lò những mẻ sản phẩm đầu tiên song rất đáng băn khoăn và suy nghĩ khi đó lại chẳng phải là những “trái ngọt đầu mùa”.

Lẽ thường, khi sản phẩm đầu tiên của những dự án quy mô và được trông đợi như dự án bauxite Tây Nguyên ra lò luôn được tổ chức rình rang để quảng bá, tiếp thị.
Thế nhưng, những sản phẩm cùng hợp đồng xuất hàng đầu tiên của dự án bauxite Tây Nguyên lại khá im ắng. Sự lặng lẽ này diễn ra khi mà những sản phẩm đầu tiên của dự án gây tranh cãi cũng như quan tâm sâu sắc này vừa ra lò đã thấy… lỗ. Bởi lẽ, giá thành 1 tấn alumin, nếu kể cả giá vận chuyển, vào khoảng gần 400 USD trong khi giá thực tế năm 2013 chỉ ở khoảng 316 USD.
Bởi thế, chính chủ đầu tư và hiện vẫn đang nhất quyết theo đuổi dự án bauxite Tây Nguyên là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) mới đây cũng đã phải thừa nhận trong cuộc hội thảo quy tụ những nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu ở Hà Nội rằng thời gian thu hồi vốn của 2 dự án alumin Tân Rai và Nhân Cơ đều lâu hơn 2-3 năm so với phê duyệt trước đó. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế của dự án bauxite Tây Nguyên không như tính toán trước đây.
Song, theo các chuyên gia thì đó còn là những tính toán lạc quan và chưa tính đúng, tính đủ chi phí đầu vào. Nếu tính đúng và đủ, theo giới chuyên môn, dự án bauxite cầm chắc lỗ. Lỗ cả hiện tại lẫn trong tương lai. Chính vì thế, sau khi phân tích kỹ lưỡng, thấu đáo với những số liệu và đánh giá mới nhất, các chuyên gia và nhà khoa học hàng đầu đã cho rằng cần phải tạm dừng dự án bauxite Tây Nguyên.
Có lẽ hiếm dự án nào mà cả “đầu” đều không xuôi và “đuôi” cũng không lọt như dự án bauxite Tây Nguyên. Trước khi dự án triển khai xây dựng, giới chuyên môn và dư luận đã phản ứng rất mạnh từ hiệu quả kinh tế đến nỗi lo về an ninh - quốc phòng, đặc biệt là vấn đề môi trường. Nay, khi các mỗi lo ngại này vẫn còn nguyên đó thì vấn đề hiệu quả kinh tế đã đúng như phân tích, cảnh báo. Đó là chưa kể chuyện đường vận chuyển, cảng cho dự án đã “đổ bể”, không như tính toán ban đầu.
Vậy vì sao mà Vinacomin vẫn phớt lờ dư luận, cứ “cố đấm ăn xôi” quyết thực hiện tới cùng dự án bauxite Tây Nguyên? Có thể thấy chủ đầu tư đang như thế “cưỡi lưng hổ” trong dự án này, bởi nếu “xuống” thì cả chục ngàn tỉ đồng đổ vào sẽ giải quyết ra sao? Song, nếu không “xuống” thì thiệt hại còn lớn và toàn diện hơn rất nhiều, chứ không chỉ đơn thuần về kinh tế. Bauxite Tây Nguyên xem ra càng “ngậm” lâu càng đắng!
PHẠM DƯƠNG

Thursday, May 9, 2013

HOÀNG XUÂN PHÚ: TEO DẦN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP

HOÀNG XUÂN PHÚ: TEO DẦN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP


Teo dần quyền con người trong Hiến pháp
Hoàng Xuân Phú

Trong thời gian qua, nhiều người mong muốn sửa đổi Hiến pháp 1992, để bỏ hoặc thay đổi một số quy định, ví dụ như quy định về quyền lãnh đạo (được hiểu là đương nhiên) của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội (Điều 4), và quy định đấtđai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý (Điều 17–18). Tôi không chia sẻkỳ vọng đó, bởi không tin rằng giới lãnh đạo hiện nay có thể sớm chấp nhận thayđổi những điều mà họ khẳng định là bất di, bất dịch. Ngược lại, tôi thuộc sốnhững người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy…

Trong Hiến pháp 1992, thuật ngữ "quyền con người" chỉ được nhắc một lần, tại
"Điều 50: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hộiđược tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dânvà được quy định trong Hiến pháp và luật."
Tức là "quyền con người" được đồng nghĩa với "quyền công dân". Vậy thì những người đang tạm thời bị tước "quyền công dân" sẽ không còn được hưởng "quyền con người". Hơn nữa, sau khi định nghĩa "Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam" (Điều 49), thì "quyền con người"sẽ không còn được áp dụng cho những người đang tồn tại trên đất Việt Nam, nhưng không hoặc chưa "có quốc tịch Việt Nam". Điều này cho thấy cách hiểu về "quyền con người" trong Hiến pháp 1992 phiến diện như thế nào.

Một thay đổi dễ nhận thấy trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992"quyền con người"được tách ra, được nhắc tới 8 lần, luôn đi cạnh và được đặt trước "quyền công dân". Ở chế độ mà giới lãnh đạo vốn rất khó chịu khi nghe nhắc đến"nhân quyền" (tức là "quyền con người"), thìđây là một bước tiến, muộn mằn nhưng có vẫn hơn không.

Một thay đổi nữa, là "quyền công dân" cùng "quyền con người"được đưa từ Chương V (trong Hiến pháp 1992) lên Chương II (trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp). Ở Cộng hòa Liên bang Đức, "quyền con người" được đặt lên vị trí hàng đầu, trong Chương I của Hiến pháp. Ở CHXHCN Việt Nam thì Chương I của Hiến pháp được dành cho "Chế độ chính trị". "Chính trị" là một cái gì đó rất thiêng liêng, mà cũng rất bí hiểm, và càng bí hiểm thì càng… hữu dụng. Khi muốnđùn đẩy công việc, thì tuyên bố: "Cần có sự vào cuộc của toàn bộhệ thống chính trị." Khi muốn làm liều, thì khẳng định: "Vớiquyết tâm chính trị, chắc chắn sẽ làmđược." Còn khi muốn lẩn tránh trách nhiệm của bản thân, thì chỉcần tỏ chút áy náy và "nhận trách nhiệm chính trị".

Hai thay đổi kể trên là theo hướng tiến bộ, đáng được ghi nhận. Song như vậy thì mới thể hiện rằng quyền con người đã được chú ý hơn. Mà chỉ chú ýthì chưa đủ và cũng chưa chắc đã tốt. Chẳng hạn, nếu bạn được công an chú ý, thì điều đó không hẳn là dấu hiệu hay. Để đánh giá chính xác các thay đổi về quyền con người và quyền công dân, thì phải xem xét các quy định cụ thể.

Bài này không nhằm mục đích đánh giá đầy đủ và toàn diện về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992,chỉ điểm qua một số ví dụ đáng lưu ý về sự thay đổi tiêu cực hay có thểlà tiêu cực, liên quan tới quyền con người và quyền công dân. Hy vọng rằng những nhận xét dưới đây sẽ có ích cho những người đang muốn tham gia góp ý kiến cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Quyền hư quyền ảo

Trong "Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" của dự thảo sửa đổi Hiến pháp, xuất hiện một quyền mới (so với Hiến pháp 1992) là:
"Điều 21: Mọi người có quyền sống."
Nghĩmột cách dân dã, thì thấy điều này có vẻ ngồ ngộ. "Quyền sống" còn hiển nhiên hơn cả "quyền ăn ngủ", bởi muốn "ăn ngủ"thì tất nhiên phải "sống". Vậy mà nếu hiến định rằng "Mọi người có quyền ăn ngủ" thì ai nấy đã thấy ngây ngô.

Thực ra, câu "Mọi người có quyền sống"cũng xuất hiện trong Hiến pháp của một số nước, chẳng hạn tại Điều 2 của Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức(Jeder hat das Recht auf Leben). Điều đó chứa đựng một nội dung rất quan trọng, mà hệ quả trực tiếp của nó là: Không thể có án tử hình, vì tử hình một người là xâm phạm "quyền sống"của người đó.

Chấp nhận án tử hình hay không là một vấn đề nan giải, vẫn còn đang được tranh luận ởnhiều nơi trên thế giới. Nhiều nước vẫn duy trì án tử hình, như Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Liệu có thật là nhà cầm quyền Việt Nam muốn hủy bỏ án tử hình hay không? Nếu đúng là họ muốn hủy bỏán tử hình, thì đây là một thay đổi rất quan trọng. Còn ngược lại, nếuhọ vẫn định tiếp tục duy trì án tử hình, thì Điều 21 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa thừa, vừa giả dối, và chỉ chất to thêm đống quyền hữu danh vô thực trong Hiến pháp mà thôi.

Một quyền mới khác trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp là:
"Điều 35: Công dân có quyền được bảo đảman sinh xã hội."
Điều này được sửa đổi từ Điều 67 của Hiến pháp 1992, quy định rằng:
"Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định."
"Những người và giađình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc."
"Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ."
Nghĩa là:
- Chỉ đề cậpđến một số đối tượng đặc biệt,đó là thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, người già, người tàn tật và trẻ mồ côi;
- Chỉhứa hẹn một cách chung chung, là "được hưởng các chính sách ưu đãi", "được tạo điều kiện", "được khen thưởng, chăm sóc", "được Nhà nước và xã hội giúp đỡ";
- Chỉ đề cập đến mấy nội dung cụ thể, là "phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổnđịnh", và những thứ đó chỉ dành riêng cho đối tượng thương binh.

Điều 35 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đưa ra những bước đại nhảy vọt so với Điều 67 của Hiến pháp 1992, đó là:
- Áp dụng cho mọi công dân;
- Không chỉlà hứa hẹn chung chung, mà nâng lên thành "quyềnđược bảo đảm";
- Nội dung "được bảo đảm" không chỉ dừng lạiở mấy nội dung cụ thể, mà bao trùm lên toàn bộ "an sinh xã hội".
Đây là một ý tưởng cách mạng vĩ đại, nếu họ thực tâm muốn triển khai. Tiếc rằng, nếu thực tâm thì ngây ngô, và nếu không ngây ngô thì không thể thực tâm.

"Quyền được bảo đảm an sinh xã hội"là một thứ quyền vu vơ và hoàn toàn không khả thi. Thời gian qua, mới chỉ tập trung cho một số đối tượng rất chọn lọc và chỉ dừng lại ở mấy chế độphúc lợi rất khiêm tốn, thế mà còn chưa làm tốt nổi. Vậy thì sao có thể "bảo đảm an sinh xã hội"cho mọi công dân? Lưu ý rằng chế độ"an sinh xã hội" bao gồm cả chăm sóc về y tế, trợ cấp ốmđau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất. Lấy đâu ra tiền của đểthực hiện "ý tưởng cách mạng vĩ đại" ấy?

"Công dân có quyền được bảo đảm", nhưng ai, cơ quan hay tổ chức nào phải đứng ra "bảo đảm"? Phải chăng cuối cùng họ sẽ phán rằng Dân phải "tự bảo đảm"?

Trong thời buổi tham nhũng hoành hành từ trên xuống dưới, thì những chính sách viển vông không chỉ vô ích, mà còn rất tai hại, vì giới cầm quyền sẽ "mượn gió bẻ măng". Điều này đang diễn ra dưới nhiều danh nghĩa, ví dụ như việc xây nhà ở xịn để bán cho người nghèo ở giữađô thị đắt đỏ. Khi đã đẻ ra một chính sách phúc lợi xã hội nào đó thì họcó cớ để vung tiền từ ngân sách, tức là tiền của Dân. Tất nhiên là không đủ để "ngập tràn thiên hạ". Lúc đó, "nước có quyền chảy vào chỗtrũng", nghĩa là ưu tiên cho "người thân" (theo nghĩa rộng, bao gồm cả những người quen thân vì tiền), và cũng không quên phần mình. Đối với các quan tham, "từ thiện" không còn là mục tiêu hành động, mà là phương tiện để vơ vét cho bản thân.

Hơn nữa, khi số tiền của ít ỏi có thể dành cho phúc lợi xã hội bịvung vãi trên diện quá rộng, thì nảy sinh nguy cơ là nhiều người lẽ ra vẫn được hưởng trợ giúp sẽ không còn được hưởng nữa.

Hai ví dụ kể trên cho thấy rằng: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể đem lại cho người dân một số quyền mới nào đó, nhưng có khi lại là những quyền hư ảo, trong khi những quyền bị cắt giảm thì lại rất thật, như sẽ trình bày trong phần tiếp theo. Điều đáng buồn là: Xu hướng giả dối vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển trong việc xây dựng Hiến pháp.

Quyền thoi quyền thóp

Trong Điều 71 của Hiến pháp 1992 có quy định rằng:
"Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật." (Điều 71, Đoạn 2)
Điều 71 được sửa thành Điều 22 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng toàn bộ quyđịnh được trích ở trên (nhằm hạn chế việc bắt người tùy tiện và yêu cầu "bắt và giam giữngười phải đúng pháp luật") đã bị xóa. Trong thời gian qua, Hiến pháp đã quy định rõ ràng như vậy mà công an vẫn bắt người và giam giữ rất tùy tiện. Rồi đây, khi quy định ấy đã bị gạch khỏi Hiến pháp, thì số phận người dân sẽ ra sao?

Trong Điều 74 của Hiến pháp 1992 có quy định rằng:
"Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định."(Điều 74, Đoạn 2)
Điều 74 được sửa thành Điều 31 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng quy định vừa được trích (nhằm ràng buộc về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo) không còn nữa. Vốn dĩ, khiếu nại và tố cáo của công dân hay bị ngâm tôm bất tận. Đến đại công thần của chế độ gửi kiến nghị cũng chẳng được hồi âm. Vậy thì sau này, khi ràng buộc về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo bị xóa khỏi Hiến pháp, Dân sẽ phải chờ đợi bao lâu?

Đoạn thứ nhất trongĐiều 72 của Hiến pháp 1992 viết rằng:
"Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạtkhi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật."
Khi điều khoản trên hóa thân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, 5 chữ "và phải chịu hình phạt" bị loại bỏ. Thành thử chỉ còn sót lại như sau:
"Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật." (Điều 32, Khoản 1)
Hệ quả kéo theo là: "Khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật"thì "không ai bị coi là có tội", song vẫn có thể "phải chịu hình phạt". Ở các nước văn minh thì hiển nhiên không ai "phải chịu hình phạt"khi chưa "bị coi là có tội". Nhưng ở xứ sở bất an, nơi khi được công an "mời vào" đồn thì vẫn còn mạnh khỏe, mà lúc "tiễn ra" có thể đã liêu xiêu, thậm chí có trường hợp trở thành xác không hồn, thì việc triệt tiêu 5 chữ "và phải chịu hình phạt" sẽgiúp cho công an nhân dân thêm vô tư "luyện võ" với Nhân dân.

Đoạn thứ hai trongĐiều 72 của Hiến pháp 1992 viết rằng:
"Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ,truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh."
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, quy định này được sửa thành:
"Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố,xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật." (Điều 32, Khoản 4)
Nghĩa là: Từ "giam giữ" được thay bằng "tạm giữ, tạm giam". Hậu quảlà: Khi đã kết án tù giam và chuyển từ trạng thái "tạm giữ, tạm giam"sang hình thức "giam giữ" để chấp hành án, thì người tù không còn được bảo vệngười coi tù làm trái pháp luật không còn bị xử lý theo quy định của điều khoản sửa đổi.

Ba nội dung bị loại bỏ được đề cập ở trên đều có chung một "tội" là: Chúng hay để Dân níu bám, nhằm tố cáo chính quyền vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Có lẽ vì vậy nên phải "kết liễu" chúng, đẩy chúng ra khỏi Hiến pháp, để… giữ gìn uy tín cho chính quyền. Ngoài ra, hai quy định sau đây cũng đã bị loại bỏ khỏi dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Điều 64 về hôn nhân và gia đình trong Hiến pháp 1992 được sửa thành Điều 39 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng lại bỏ điđoạn quy định về trách nhiệm nuôi dạy con của cha mẹtrách nhiệm chăm sóc ông bà, cha mẹ của con cháu. Điều đó cũng có nghĩa là bỏ đi quyền của con cái được cha mẹ nuôi dạy quyền của ông bà, cha mẹ được con cháu chăm sóc.

Điều 59 của Hiến pháp 1992 được sửa thành Điều 42 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng bỏ đi quy định:
"Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí."
Và nó được thay bằng một quyđịnh chung chung trong Điều 66:
"Nhà nước… quy định phổ cập giáo dục; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý…"
Vậy là, theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp, bậc tiểu học không còn hiển nhiên được miễn học phí.

Quyền treo trên lửa

Loài người từ khi sinh ra đã tồn tại và phát triển nhờ biết lợi dụng. Ban đầu thì sống nhờ săn bắt và hái lượm, tức là lợi dụng rừng và biển. Rồi tiến hành trồng cấy, tức là lợi dụng đất đai và ánh sáng mặt trời. Từ vận chuyển hàng hóa trên sông đến ngăn đập tạo ra thủy điện đều là lợi dụng sức nước. Từ căng buồm ra khơi đến tạo ra phong điện đều là lợi dụng sức gió

Đảng Cộng sản Đông Dương đã lợi dụng thời cơ, khi phát xít Nhật bị quân đồng minh đánh bại và chính quyền thuộc địa Pháp chưa kịp hồi sinh, để cướp chính quyền. Trong những năm tháng hoạt động bí mật, đảng đã lợi dụng sự cưu mang, giúp đỡ và che chở của những người giàu có, để rồi khi chiếm được chính quyền lại đem bao ân nhân ra đấu tố… trong cải cách ruộng đất. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam cũng đã lợi dụng tính mạng và của cải của Nhân dân cùng với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để giành thắng lợi.

"Lợi dụng"thuộc vào bản năng sống và hành động của con người. Vậy thì việc "lợi dụng"có gì sai? Lợi dụng điều kiện thuận lợi không thể bị coi là xấu, mà không lợi dụng điều kiện thuận lợi cũng chẳng phải là điều đáng để ngợi ca.

Trong các nhà nước pháp quyền, hoạt động của toàn xã hội được điều tiết bằng pháp luật. Xã hội càng văn minh, càng đa dạng thì hệ thống pháp luật càng cồng kềnh và phức tạp. Dù cố gắng đến đâu đi nữa, thì vẫn luôn tồn tại những kẽ hở pháp lý và những quy định chồng chéo. Khi có kẽ hở thì công dân có quyền lách qua mà không hề vi phạm pháp luật. Khi tồn tại nhiều điều khoản chồng chéo, với những quy định khác nhau có thể áp dụng cho cùng một vụ việc, thì đương sự có quyền áp dụng điều khoản có lợi nhất cho mình. Vì vậy, ở một số nước phát triển cao vẫn công khai bày bán những cuốn sách về các mẹo tính thuế để giảm thuế. Những hành động nhưvậy không phải là tội lỗi, mà hoàn toàn hợp pháp.

Ấy vậy mà ở CHXHCN Việt Nam lại có một loại tội gọi là "tội lợi dụng…". Kỳ khôi nhất là"tội lợi dụng sơ hở của pháp luật…".Nếu cần xử lý, thì trước hết phải xử lý những người đã tiêu tốn tiền của Dân mà tạo ra sơ hở pháp luật, chứ sao lại dồn hết trách nhiệm lên đầu những người lợi dụng sơ hở đó? Kiểu quy tội này cũng "hợp lý" như việc quan phụ mẫu mặc quần thủng… lên công đường, rồi lại phạt dân đen vì tội nhìn vào chỗ thủng.

Hiến pháp 1992 có hai điều khoản "cấm lợi dụng":
"Không ai được… lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáođể làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước."(Điều 70, Đoạn 3)
"Nghiêm cấm việc… lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáođể vu khống, vu cáo làm hại người khác." (Điều 74, Đoạn 4)

Điều gì đáng nói ở đây? Như đã phân tích ở trên, riêng hành động "lợi dụng" thì không thể coi là tội, và vì vậy không thể cấm. Để mô tả những thứ cần cấmcó thể cấm trong hai điều khoản kể trên, thì chỉ cần viết gọn lại như sau là đã quá đủ:
"Không ai được… làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước."
"Nghiêm cấm việc… vu khống, vu cáo làm hại người khác."
Nghĩa là bỏ đi hai đoạn "lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo""lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo". Khi vi phạm các điều cấm vừa viết, thì dù "lợi dụng…" hay không cũng chẳng làm cho tội nặng lên hay nhẹ đi. Tức là, xét về mặt lô-gíc thuần túy thì cácđoạn "lợi dụng…"hoàn toàn thừa.

Vậy thì, tại sao nhà cầm quyền vẫn cố tình cài thêm các đoạn "lợi dụng…" vào các điều khoản ấy?

Phải chăng, đó là thủ đoạn pháp lý, nhằm hạn chếvà cản trở những quyền con người và quyền công dân được gán sau từ "lợi dụng"?

Chắc hẳn, mục tiêu mà họ nhắm tới là ngăn cản việc thực thi các quyền đó, chứ không phải những cái gọi là vi phạm, mà họ bám vào để kết tội. Từ "lợi dụng" bị lạm dụng để bắc cầu, nhằm kết nối các quyền con người với các tội, để kiếm cớ phủ định các quyền chính đáng, rồi trấn áp và trừng trị những người thực thi các quyền đó.

Ví dụ: Nếu ai đó thực thi "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo" (được quy định tại đoạn thứ nhất trong Điều 70 của Hiến pháp 1992), mà nhà cầm quyền không ưng, thì họ sẽgán cho cái nhãn "làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước". Rồi dùng từ "lợi dụng" đểbắc cầu "tín ngưỡng, tôn giáo"với cái vi phạm được ngụy tạo đó. Kết quả thu được là tội "lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước". Vậy là có thể vận dụng đoạn thứ ba trong Điều 70 của Hiến pháp 1992 và hệ quả của nó trong Bộ luật Hình sự (Điều 258) để trừng trị.

Điều 70 và Điều 74 của Hiến pháp 1992 được sửa đổi thành Điều 25 và Điều 31 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó vẫn duy trì hai khoản "cấm lợi dụng":
"Không ai được… lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật." (Điều 25, Khoản 3)
"Nghiêm cấm việc… lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác." (Điều 31, Khoản 3)

Đi xa hơn nữa, họ còn đưa thêm một điều khoản"cấm lợi dụng" hoàn toàn mới vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp:
"Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân đểxâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác." (Điều 16, Khoản 2)
Vớibảo bối vạn năng này, tất cả các quyền con người và quyền công dân đều có thể bị cản trở. Cái nhãn "xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" thì quá bao la và có thể dễ dàng ngụy tạo. Trên thực tế,họ cũng chẳng cần phải mất công tìm kiếm hay bày đặt chứng cớ, mà chỉ cần nhắm mắt đưa ra kết luận mang tính quy chụp.

Những ai đã từng trực tiếp chứng kiến các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối hành động gây hấn của "bạn 16 chữ vàng", diễn ra tại Hà Nội vào hai mùa hè 2011 và 2012, thì đều có thể nhận thấy rằng: Những người tham gia biểu tình rất ôn hòa và luôn chú ý giữ gìn trật tự công cộng, để công an không có cớ trấn áp. Nếu có hỗn loạn thì lại do chính những người mang danh lực lượng giữ gìn an ninh và trật tự cố ý gây ra. Thế nhưng, nhà cầm quyền vẫn vu cho những người biểu tình tội gây rối trật tự công cộng để đàn áp. Đó là một trong những thủ đoạn đã được áp dụng trên thực tế để cản trở và trấn áp công dân thực thi quyền tự do biểu tình.

Chưa hài lòng với cái lưới tà ma bao trùm kể trên, họ còn bổ sung một điều khoản "cấm lợi dụng"sau đây vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp:
"Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạtđộng văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, truyền bá tư tưởng, xuất bản phẩm và các hình thức khác có nội dung phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan." (Điều 64, Khoản 4)
Với quy định này, nhà cầm quyền có thêm phương tiện pháp lý để cản trở quyền tựdo ngôn luận và tự do báo chí

Thủ đoạn lợi dụng… từ "lợi dụng"để biến những hoạt động chính đáng và hợp pháp của công dân thành tội lỗilà như vậy.

Quyền nằm dưới dao

Hiến pháp 1992 có một điều rất đặc biệt, đó là:
"Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Đặc biệt ở chỗ nào? Nó quy định 6 quyền cơ bản của công dân, nhưng… trên thực tế thì tất cả 6 quyền ấy đều bị nhà cầm quyền cản trở.

Ví dụ điển hình là quyền biểu tình. Với ràng buộc "theo quy định của pháp luật", nhà cầm quyền có thể thông qua Quốc hội để ban hành luật, nhằm hạn chế quyền biểu tình trong một khuôn khổ nào đó. Nhưng hàng chục năm trôi qua, vẫn không xuất hiện một luật nào liên quan đến biểu tình. Nhiều người, kể cả giới cầm quyền, nhầm tưởng rằng: Khi chưa có luật về biểu tình thì công dân chưa được phép biểu tình. Nhưng bài "Quyền biểu tình của công dân" đã chỉ ra rằng: Theo Hiến pháp hiện hành thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình. Nếu đã có luật về biểu tình thì công dân phải tuân theo ràng buộc của luật đó. Khi chưa có luật về biểu tình thì công dân càng có quyền biểu tình, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật, tức là càng tự do.

Điều 4 của Hiến pháp 1992 quy định rằng:
"Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Căn cứ vào điều khoản này thì có thể nói rằng: Việc công dân biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc ĐCSVN hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của đảng. Tại sao lại chính đáng và hợp pháp hơn? Bởì vì "Nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn Nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm." Nhà nước được hiểu là "một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị, được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình", nên ràng buộc kể trên đối với Nhà nước cũng có hiệu lực cho ĐCSVN. Hơn nữa, như ông Nguyễn Trung đã nhận định, "Đảng mới là nhà nước đích thực: Nhà nước đảng trị." Rõ ràng, Hiến pháp hiện hành không hề đề cập đến khuôn khổ hoạt động của đảng và cũng chưa có luật nào quy định về khuôn khổ đó, cho nên đảng cũng chưa có được "nhữngđiều pháp luật cho phép" để mà "được làm", để mà "hoạtđộng". Trong khi đó, quyền biểu tình của công dân được minh định trong Hiến pháp hiện hành và chưa có luật nào hạn chếquyền ấy, nên hiển nhiên là công dân có quyền biểu tình không hạn chế.

Đểngăn cản và đàn áp biểu tình, chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CPThông tư số 09/2005/TT-BCA (hướng dẫn thi hành nghị định đó). Nhưng bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền" đã chỉ ra rằng:
- Nghị định số 38/2005/NĐ-CPThông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật;
- Chính phủ khôngcó quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân;
- Dù bỏ qua hai khía cạnh vừa kể, thì lời văn của hai văn bản ấy cũng không cho phép áp dụng chúng để cản trở biểu tình yêu nước, như những cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2011 và 2012.

Hẳn nhà cầm quyền đã nhận ra rằng: Hiến pháp và pháp luật hiện hành không cho phép họ cản trở quyền biểu tình của công dân. Ban hành luật về biểu tình thì họ hoàn toàn không muốn, vì dù quy định ngặt nghèo đếnđâu đi nữa thì vẫn sẽ "lọt lưới" một số cuộc biểu tình. Vậy phải làm thế nào bây giờ?

Lợi dụng thời cơ sửa đổi Hiến pháp, họ đã sửa Điều 69 của Hiến pháp 1992 như sau:
"Điều 26: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, đượcthông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Điều gì thay đổi ở đây? Họ đã xóa hai từ "có quyền" trước đoạn"được thông tin" và trướcđoạn "hội họp, lập hội, biểu tình". Đồng thời, họ dùng chữ "được" (vốn dĩchỉ là một thành phần của từ "được thông tin") thay cho hai từ "có quyền" ấy. Đểlàm gì? Để xóa bỏ những quyền cơ bản đó của công dân. Từ chỗcông dân luôn "có quyền" (kể cảkhi không có luật hoặc chưa có luật liên quan), bây giờ bị tước "quyền", "quyền" bịhạ cấp xuống thành những thứ "được" ban phát. Mà "được… theo quy định của pháp luật" thì cũng có nghĩa là "chỉ được… theo quy định của pháp luật". Tức là công dân "chỉ được" ban phát nếu nhà cầm quyền đã ban hành "quy định của pháp luật". Khi nhà cầm quyền chưa muốn, lờ đi việc ban hành "quy định của pháp luật", thì Dân sẽ không "đượcthông tin, hội họp, lập hội, biểu tình".

Đây là một thủ đoạn pháp lý tinh vi, nhằm tước đoạt quyền được thông tin và các quyền hội họp, lập hội và biểu tình của công dân.

Một điều khoản khác rất đáng lưu ý trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là:
"Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng." (Điều 15, Khoản 2)
Điều khoản này là một sáng tạo pháp lý mới mẻ của các nhà lập hiến CHXHCN Việt Nam. Chữ "chỉ" tạo ra ảo tưởng rằng: Điều khoản này nhằm hạn chếnhững hoàn cảnh mà quyền con người và quyền công dân có thể bị giới hạn, tức là để bảo vệ các quyền đó. Thế nhưng hậu quả của nó thì ngược lại.

Vốn dĩ, việc "quyền con người, quyền công dân có thể bị giới hạn"không hề được đề cập đến trong Hiến pháp 1992. Nay điều này được nêu đích danh trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhằmhiến định hóa việc chính quyền có thể giới hạn quyền con người và quyền công dân.

Danh sách "lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạođức, sức khỏe của cộng đồng" rộng đến mức có thể bao trùm mọi hoàn cảnh thông thường. Cho nên, nhà cầm quyền luôn có thể viện dẫn những lý do đó, nhằm giới hạn quyền con người và quyền công dân, bất cứ lúc nào mà họ muốn. Vì vậy, việc nhét chữ "chỉ" vào điều khoản ấy chẳng hề có tác dụng hạn chế phạm vi hành động của giới cầm quyền, mà chỉ ngụy trang, che đậy mục đích hiến định hóa ấy mà thôi.

Điều khoản kể trên quy định rằng "quyền con người, quyền công dân… có thể bịgiới hạn", nhưng lại không viết rõ ai và cấp nào có quyền giới hạn. Điều đó mở đường cho bộ máy cầm quyền các cấp có thể can thiệp tùy tiện vào quyền con người và quyền công dân.

Nhưvậy, Điều 15, Khoản 2 cũng là một thủ đoạn pháp lý tinh vi, nhằm thu hẹp quyền con người và quyền công dân.

Hai ví dụ kể trên nhắc nhở mọi người phải hết sức cảnh giác với những bẫy pháp lý đã được cài trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Giữ chút quyền Dân

Trong tham luận trình bày tại phiên họp Quốc hội vào buổi sáng ngày 16/11/2012, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Thành phố HồChí Minh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã "đề nghị một quan điểm, một nguyên tắc", đó là:
"Thành tựu của Hiến pháp 1992 cần được bảo vệ và tiếp tục phát huy, đặc biệt nguyên tắc Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, phát huy các quyền tự do cơbản của nhân dân trên mọi mặt. Do đó, chỉ nên sửa đổi Hiến pháp 1992 nếu phát huy hơn nữa các quyền tự do, dân chủ, chú trọngđổi mới đồng bộ chính trị và kinh tế, nhờ thế tạo động lực mạnh mẽ hơn cho giaiđoạn cách mạng mới. Nếu không làm được như vậy thì không nên sửa lặt vặt."
Tiếc rằng, đề nghị hợp lý và sáng suốt này chưa được phản ảnh đúng mức trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Không"phát huy hơn nữa các quyền tự do, dân chủ", như Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đềnghị, mà ngược lại, dự thảo sửa đổi Hiến pháp đãcắt giảm nghiêm trọng quyền con người và quyền công dân.

Dân không quan tâm nhiều đến việc ghế lãnh đạo được hoán vị ra sao và quyền lực được chia lại thế nào. Họ đủ thông minh để hiểu rằng: Những tiến bộ được tung hô, như việc bỏ hiến định về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, có thể là một bước tiến trong tư duy của giới lãnh đạo và giới lý luận, nhưng sẽ chẳng tác động mấy đến thực tế cuộc sống. Khi không còn được gán cho vai trò chủ đạo, thì thành phần kinh tế nhà nước sẽ được giũ bớt trách nhiệm đối với nền kinh tế quốc dân, nhưng lại vẫn tiếp tục được hưởng mọi sự o bế và ưu tiên.Đó là lãnh địa lý tưởng cho tham nhũng, là đại lộ thông thoáng để tuồn tài sản toàn dân vào túi các quan tham.

Dân quan tâm nhất là các quyền lợi thiết thân, trong đó có quyền sở hữu đất đai.

Như đã trao đổi trong bài "Hai tử huyệt của chế độ", quy định trong Hiến pháp 1992 về quyền lãnh đạo mặc nhiên của ĐCSVN (Điều 4) và đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17) là hai vấn đề tồn tại then chốt. Chúng phải được khắc phục sớm, vì Dân, vì Nước và cũng vì chínhĐCSVN. Thế nhưng, hai quy định này vẫn được dự thảo sửa đổi Hiến pháp bảo lưu, trong khi quyền con người và quyền công dân lại bị thu hẹp đáng kể.

Đối với Dân, Hiến pháp kiểu này có thể trở thành bãi mìn pháp lý. Nếu dự thảo như vậy được thông qua, thì Hiến pháp có thể không còn là khuôn khổ pháp lý cho hoạtđộng của Nhà nước và xã hội, mà trở thành cái gông cùm Nhân dân và Dân tộc.

Chất lượng dự thảo sửa đổi Hiến pháp thểhiện cái tâmtầm của các tác giả, không chỉ bao gồm những người trực tiếp tham gia soạn thảo, mà kể cảnhững vị ngồi trên cao để chỉ đạo và áp đặt. Nếu chỉ hạn chế về tầm, tức là do trình độ hay do sơ suất, thì Nhân dân có thể góp ý để bù lại. Nhưng những ví dụ được đề cập ở trên cho ta ấn tượng là: Những thay đổi theo hướng tiêu cực trongdự thảo sửa đổi Hiến pháp đãđược tiến hành một cách có chủ ý và được tính toán kỹ lưỡng. Thậm chí, họ đã vận dụng cả những thủ thuật và thủ đoạn pháp lý tinh vi để thực hiện và che đậy mục đích đó. Khi tâmđã như vậy, thì liệu việc góp ý của Nhân dân có đủ để lay chuyển được quyết tâm sắt đá của họ hay không?Thật khó mà tin rằng họ có thể sữa chữa bản dự thảo để đưa ra một Hiến pháp thực sự tử tế với Dân.

Vì vậy, đểbảo vệ quyền con người và quyền công dân, thì nên tạm dừng việc sửa đổiHiến pháp 1992. Hãy đợi đến một thời điểm thuận lợi hơn, khi tầm đã đủ cao và tâm đã đủ ổn, rồi hãy thay đổi Hiến pháp một cách căn bản, theo chiều hướng tiến bộ, để có được một bản Hiến pháp thể hiện ý nguyện của Dân, do Dân và vì Dân.

Hà Nội, 15/01/2013
Cùng tác giả: