SINH
HOẠT CHÍNH TRỊ SÔI ĐỘNG CÔNG KHAI LẦN ĐẦU TIÊN XẢY RA TẠI VIÊT NAM QUA CÁC KIẾN
NGHỊ, TUYÊN BỐ YÊU CẦU THAY ĐỔI TOÀN BỘ DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013:
TIẾN SĨ JONATHAN LONDON THUỘC ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒNG KÔNG TRÒ CHUYỆN VỚI PHÓNG VIÊN ĐÀI PH ÁT THANH ABC-ÚC
TIẾN SĨ JONATHAN LONDON THUỘC ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒNG KÔNG TRÒ CHUYỆN VỚI PHÓNG VIÊN ĐÀI PH ÁT THANH ABC-ÚC
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam ghi lại và phỏng dịch
Ngày 04 tháng 05 năm 2013
Phóng viên đài phát thanh ABC Richard Aedy:
Bây giờ là chuyện Việt Nam.
Chính phủ Việt
Nam muốn sửa đổi hiến pháp. Hiến
pháp nước này được viết
vào năm 1946 và đã được sửa đổi 4 lần kể từ đó, và lần tu chỉnh gần đây nhất là vào năm 1992. Từ tháng
Giêng đến cuối
tháng này, chính phủ đã đề nghị dân chúng cả nước đóng
góp ý kiến về sửa đổi dự thảo hiến pháp, nhưng đảng Cộng sản (VN) đã không được hài lòng với những
ý kiến được các tầng lớp dân
chúng kiến nghị. Tổng
bí thư đảng
Cộng sản Nguyễn Phú
Trọng đã phê phán các ý kiến sửa đổi dự thảo hiến
pháp là "thể
hiện sự suy thoái
tư tưởng
chính trị và đạo đức ở Việt Nam ". Như vậy, những điều gì đang xảy ra?
Tôi cùng tham gia phân tách sự kiện này với Tiến sĩ Jonathan London, phụ tá giáo sư của Phân khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế, Đại học Thành phố Hồng Kông.
Tôi cùng tham gia phân tách sự kiện này với Tiến sĩ Jonathan London, phụ tá giáo sư của Phân khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế, Đại học Thành phố Hồng Kông.
Jonathan, xin
chào anh
tham gia chương trình.
Tiến sĩ
Jonathan London:
Cảm ơn anh rất nhiều đã cho phép tôi tham
gia chương trình.
Chúng ta hãy bắt đầu. Tại sao? Tại sao chính phủ muốn thay đổi hiến pháp?
Chúng ta hãy bắt đầu. Tại sao? Tại sao chính phủ muốn thay đổi hiến pháp?
Vâng, tôi nghĩ rằng nhiều chính quyền độc tài, trong đó có Việt Nam, tin vào việc thỉnh thoảng thay đổi hiến pháp, không phải chỉ để bảo đảm Hiến pháp phù hợp với đòi hỏi của chính quyền mà còn là cách để cố gắng hợp pháp hóa thêm sự cai trị độc quyền của họ dưới con mắt của dân chúng.
Cụ
thể đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam muốn thay đổi những gì?
Một số điều khoản được ra thảo luận có liên quan đến quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, và như bạn đã biết, về cơ bản Việt Nam đã đi theo nền kinh tế thị trường hơn hai mươi năm qua kể từ lần sửa đổi Hiến pháp sau cùng (1992). Một số khía cạnh của hiến pháp cũ do đó cần phải điều chỉnh hay sửa đổi cho phù hợp hơn.
Theo như tôi hiểu được, có một sửa đổi trong hiến pháp mà từ
đó sẽ tăng cường tối đa sự kiểm soát gắt gao của đảng cộng sản đối với nhà nước?
Vâng, trong những
lần sửa đổi hiến pháp
trước đây, việc
đảng cộng sản
giành toàn bộ quyền lực chính trị được
nêu rỏ trong Điều 4. Quyền lực tuyệt đối
này cũng được
ghi trong lời mở đầu của bản hiến pháp rằng đảng cộng
sản là lực
lượng duy nhất và không thể thiếu trong đời sống chính trị và xã hội của
Việt Nam do đó phần cơ bản của hiến pháp đã được dùng để
khẳng định uy quyền tối thượng của đảng.
Đúng như vậy. Trong hầu hết các quốc gia độc đảng, hiến pháp của họ chủ ý nói rõ ràng rằng quân đội và chính quyền là thuộc cấp của đảng. Trường hợp của hiến pháp Việt Nam cũng y như vậy.
Anh vừa mới đề cập rằng sửa đổi hiến pháp
là để phù hợp với tình hình kinh
tế đã chuyển hướng thành nền
kinh tế thị trường kể từ lần sửa đổi hiến pháp lần cuối. Như vậy những cải cách theo
hướng kinh tế thị
trường đã có
dẫn đến một xã hội công bằng hơn
không?
Việt Nam đã trải qua hơn hai thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hầu hết người dân đã cùng
nhau được hưởng
lợi rất đáng kể về vật chất. Điều không tốt xảy ra trên con đường phát triển kinh tế là nó tạo ra sự bất bình đẳng, và một số dấu hiệu cho
thấy sự bất bình đẳng về
thu nhập và tài sản cá nhân đã
gia tăng đáng kể và
tệ hại hơn trong vài
năm qua. Những gì xảy ra gần đây làm chậm mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là do từ hậu
quả của sự trì
trệ của nền
kinh tế thế giới và luôn cả tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô của hệ thống kinh
tế Việt Nam có
liên quan đến việc quản lý kinh tế trong
đó có nhiều sai phạm. Và những bất ổn kinh tế vĩ mô đó gây ra
tình trạng mất
tin tưởng trong nhân
dân, và tăng sự bực tức của dân chúng ngoài xã hội. Bao trùm trên những
vấn đề không tốt này,
dân chúng càng ngày càng cảm thấy rằng tham nhũng đã thực sự tràn lan
tất cả trong toàn bộ chính
phủ làm cho nhà nước không chỉ không hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế
mà còn vô trách nhiệm và thiếu tầm nhìn thấu đáu cho tương lai của Việt Nam.
Được
rồi, Jonathan, tôi
đã tự kìm giữ phát biểu của
mình cho đến
thời điểm này. Nhưng dầu cho có như vậy , theo anh những đề nghị và nhận xét nào về những thay đổi dự thảo hiến pháp đã làm
cho lãnh đạo
của đảng bực bội?
Vâng, đầu tiên tôi có thể nói rằng theo họ dự định, việc phát động chương trình tham vấn cộng đồng nhân dân chỉ là một sự kiện mang tính cách nghi thức, và họ nghỉ rằng sẽ chỉ có một vài phát biểu không thuận lợi nhưng thực tế cho thấy có vẻ đây là những phản ứng rộng rãi từ cộng đồng khắp nơi mà đảng cộng sản và nhà nước đã không lường trước được. Điều đã xảy ra là sự xuất hiện đồng loạt và sự ủng hộ mạnh mẽ cho những yêu cầu cải cách toàn bộ hiến pháp và cải cách chế độ chính trị. Sự viêc bắt đầu với một bản kiến nghị có chữ ký của một nhóm 72 nhân sĩ trí thức và những nhân vật quan trong trong cộng đồng. Hầu hết trong số những người ký tên đầu tiên có liên quan mật thiết với đảng và nhà nước. Những đề nghị của họ bao gồm việc bãi bỏ Điều 4 trong đó công nhận đảng cộng sản là lực lượng chính trị tối cao và không thể tranh cãi, loại bỏ điều khoản khẳng định quân đội phải trực thuộc sự l ãnh đạo của đảng cũng như loại bỏ các lời mở đầu của hiến pháp ghi nhận quyền lãnh đạo tất yếu của đảng (cộng sản), thực hiện các cải cách hiến pháp để bảo đảm các quy định của pháp luật mà Việt Nam hiện nay không có. Thực sự mà nói, đây chỉ là một đề nghị cổ điển theo đó Việt Nam cần một hiến pháp dân chủ đa đảng nhưng chính điều đó đã đưa đến sự giận dữ của đảng.
Như vậy từ việc đảng (Cộng sản Việt Nam)
đưa ra
bản dự thảo
hiến pháp của họ trong đó chủ yếu tập trung vào việc phản ảnh nền kinh tế thị trường
rồi sau đó một nhóm, đúng
ra phải
nói là một nhóm nhỏ
các nhà trí thức, công bố một bài tham gia ý kiến
trong đó họ muốn được nói đến những
vấn đề quan
trọng hơn nhiều. Như vây đã có cái gì đó khác lạ xẩy
ra, có
phải không?
Ngay cả viêc khoảng hơn bảy mươi trí thức đứng ra ký
tên bản kiến nghị đã trở thành một môt phong trào quần chúng . Làm thế nào mà điều đó đã xảy ra đựơc?
Vâng,
có một vài sự kiện. Thứ nhất, kiến
nghị sửa đổi hiến pháp đầu tiên được 72 nhà trí thức biên
soạn và ký tên bắt
đầu được sự hỗ trợ sau khi được lưu hành rộng
rãi trên
Internet và số lượng người ký vào bản kiến nghị tăng
lên nhanh chóng. Tuy nhiên, một trong
những điều gây ra nhiều tiếng vang xuất
phát tư hậu
quả của bài phát biểu mà Tổng bí thư đảng
Cộng
sản, ông
Nguyễn
Phú Trọng tuyên
bố trong buổi nói chuyện trước một số cán bộ chính trị cấp tỉnh, trong đó ông phàn nàn rằng có những luồng ý kiến suy
thoái tư tưởng chính trị và hành vi phi đạo đức của một số
người có liên quan đến yêu cầu sửa
đổi hiến
pháp. Một nhà báo trẻ, anh
Nguyễn
Đắc Kiên, ký giả cho một tờ báo tin
tức tương đối ít
tiếng tăm gọi
là "Gia đình và Xã hội" đã viết
bài tranh luận đăng trên trang mạng của mình trả lời những nhận xét của Tổng bí thư và được các đài truyền hình nhà nước phổ biến. Anh ta đã tấn công
thẳng thừng,
trong đó anh ta nói rằng
ông Tổng bí thư của đảng hoàn toàn sai lầm trong cảm nghỉ của ông ta. Tuy nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị mất việc
làm ngay ngày hôm sau
- điều đó không có gì là
bất ngờ- anh
cũng đã
khẳng
định rằng
Việt
Nam cần phải từ bỏ các hạn chế tự do tối thiểu, cho phục hồi quyền tranh luận chính trị và cần
soạn thảo bản hiến pháp mới dựa trên nền dân chủ đa
đảng. Sau
việc làm của anh, các hoạt động phê
phán góp ý đã bùng nổ nhanh
chóng, và đã có hơn mười nghìn chữ ký
ủng hộ bản kiến nghị
đầu tiên (kiến nghị 72) tại thời điểm này. Hành
động gần
đây nhất của đảng và nhà nước là cố gắng triệt hạ uy tín của những
người tham gia soạn thảo và ký tên tham gia kiến nghị như họ vẫn
thường
làm, và gọi những người kêu gọi cải cách
sâu rộng bản hiến pháp
là đại
diện (trích) "thế lực thù địch" (hết trích). Dù họ đã cố gắng bưng bít chặt tất cả những ý
kiến đóng góp của nhân dân, nhưng
dầu sao trong lúc này đã có một số tiến triển thực sự đáng chú
ý và gây ấn tượng trong sinh
hoạt
chính trị của Việt Nam qua
lần sửa đổi hiến pháp này.
Vậy thì những gì ... đặc biệt đã xảy ra sau lúc đó?
Vâng, đến
lúc này thì chưa có ai bị bắt giữ nhưng điều
đó vẫn có thể sẽ xảy ra. Thực sự ra, như anh đã biết rồi, điều
quan trọng
nhất là vô hình chung chưa bao giờ chúng ta
nhìn thấy
những điều rất khích lệ như thế này xảy ra ở
Việt Nam, nhưng chúng ta cũng sẽ thật ngu ngốc nếu mình tiên đoán rằng nó sẽ đưa đến những sửa đổi hiến pháp quan
trọng. Những
sinh hoạt này chỉ
nên coi là một giao điểm tốt
trong sự
phát triển văn hóa chính trị mới tại Việt Nam, bởi vì chưa bao giờ trong lịch sử đương đại của Việt Nam các
quan điểm chính trị khác
nhau laị được thảo
luận một cách nghiêm túc và cởi mở như hiện nay. Tôi nghĩ rằng, bất kể những gì sẽ xảy ra trong những
tháng tới, đã có sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam trong đó đề tài chính trị được dân chúng được cả nước đột
ngột quan tâm. Bạn phải biết đây là một nước có tiềm năng đi lên
rất to lớn và người
dân đã có rất nhiều
nỗi thất vọng đối với tình trạng quản lý yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm và không đủ năng lực của
chính quyền từ trung ương đến địa phương, làm ảnh hưởng tai hại đến tương lai của đất nước. Đó
là vấn đề thực tế tại
Việt Nam và mọi người cảm nhận viêc có được cơ hội tìm ra khoảng trống trong không gian chính
trị của họ.
Jonathan London, Phân khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, tại Đại học Thành phố Hồng Kông.
Tài
liệu tham khảo và chương trình phát thanh tiếng Anh radio ABC- Úc được ghi lại:
ABC
reporter Richard Aedy:
Now to Vietnam.
The government there wants to
change the constitution. It was written in 1946 and was amended 4 times since,
and most recently in 1992. From January to the end of this month the government
has asked for public comment on the draft amendment, but it hasn’t been pleased with the comments
that have come in. Party’s Secretary Nguyen Phu Trong said some of the comments
(quote) “show the decline of political thought and morality in Vietnam”. So,What
is going on?
I’m joined with Dr Jonathan
London, assistant professor of Department of Asian and International Studies,
City University of Hong Kong.
Jonathan, welcome to the program
Dr Jonathan London:
Thank you very much for having me.
Let’s start. Why is it? Why the
government want to alter the constitution?
Well, I think that many authoritarian
governments, Vietnam included, have believed in to occasionally make
constitution changes, not only to insure the constitution is in line with the
demand of the government but also is the way of trying to boost their
legitamicy of the government in the eyes of their population.
What does it want to change,
specifically?
Some of the items that were up
for discussion relate to Vietnam’s transition to the market economy, and, you
know, essentially Vietnam has been under the market economy for the last twenty
years since the last constitutional revision. There are some aspects of the
constitution that require adjustment or amendment to make them more suitable.
There is also though, as I
understand, an amendment that would completely reinforce the grip of the
communist party on the State?
Well, in the last several
alternations of the constitution, the communist party’s claim its political authority
is fairly established in Article 4. It is also stated in the preamble of the
constitution that the party is the indispensable force in Vietnam’s politic and
social life and so a fundamental part of the constitution is to assert the
supremacy of the party.
And the army is subject to the
party rather to the state, isn’t it?
That’s right. As in most one
party states, the constitution specifically states the military and state are
subordinates of the party, it’s the same in the case of Vietnam’s constitution
as well.
Now, you mentioned that it brings
in line more with the fact that it’s a market economy and pretty much it has
been since the last amendment was made. So those reforms making to the market
economy, have they led to, well, to a fairer society?
Vietnam has experienced over two
decades rapid economic growth and most of the population have benefited very
significantly in the same tangible improvement. And what occurred along the way
is it creates inequality and some indications that inequality of incomes and
assets are actually intensified within the last several years. And what
occurred recently is slow down of Vietnam economic growth due to both
development of world economy and also system’s macro-economic turbulence in
Vietnam are related to economic mismanagement, and some of its macro-economic
turbulences have been generating economic insecurity among the population, exasperating
social vulnerability. Now overlaying this, it has been an increasing sense that
corruption has really taken whole of the government and make it not only ineffective
in managing the economy but also unaccountable and lacking of clear vision for
Vietnam’s future.
Right, I have been holding myself
back, Jonathan, until this point. But given that, what are the suggestions and
comments on the proposed constitutional changes that are so upset the party’s
leader there?
Well, firstly I would say that
the launching of public consultation was intended to be a ritualistic event that
there will be some minor expressions of disapproval but it was more something
like a generally state mass which the party and State have not anticipated.
What it has gotten is a remarkable out-pouring of supports for major
constitutional reform and major political reform. They were started with a
petition signed by a group of 72 notible intellectual and public figures. Most
of them have long and strong tie with the party and State. And their
suggestions include the abolishment of Article 4 which recognises the communist
party is the supreme and indisputable political force, getting rid of the
Article which states the army should be the subordinate of the party as well as
getting rid of the preamble of the constitution which resolves the
indispensability of the (communist) party, also undertaking the constitutional
reform to ensure the rule of law which Vietnam presently doesn’t have. Really
it was a classic recommendation that Vietnam adopts a multi-party democratic
constitution they drew the party’s ire.
Yes, so the party puts out its
draft which primarily focus on reflecting the fact it is market economy having
it reflecting in the constitution. And instead the group, in fact a small group
of intellectuals it has to be said, published something, it says actually we
want to say much more important things. But there is something different, isn’t
it? Even with seventy odd intellectuals signing something like that and became
something, I don’t know, a more mass movement. How was that happened?
Well, there were a few things.
Firstly, the initial petition that was signed by the 72 intellectuals started
to gather support as it was circulated in the internet and increasing the
number of people signed the petition. One of the dramatic things, however,
occurred in the aftermath of the speech that General secretary of the
(Vietnamese) Communist party, Nguyen Phu Trong, made to some provincial political
officials in which he complained that there are ideological retrograde tendency
and even unethical behaviour among some of the people who involved in asking
for constitutional reform. A young journalist, Nguyen Dac Kien, who writes for
a relatively obscured news paper called “Family and Society” went on line, and
on his webpage he responded to the party general secretary’s remark that was
televised. He launched a scavenging attack in which he actually said the
party’s general secretary is completely wrong in his sentiment. And Nguyen Dac
Kien, the journalist, who lost his job, no surprise there the day after,
reiterated Vietnam needs to abandon out (restriction) for the competition and draft
the constitution based on multi-party democracy. And that, in turn, was
followed by an explosion of activities that went viral and the original
petition has up-warded to more than ten thousand signatures at this point in time.
Most recently the party and state tried to discredit the signatories of the
petition and have tried to suggest, as they often do, that many people call for
fundamental reform represent (quote) “hostile forces” (unquote). So they tried
to bottle it all up. But in the meantime there have been some really remarkable
and impressed development in Vietnam’s politics around this constitutional
reform.
So what…what has specifically
happened since then?
Well, there have been no arrest
yet, that might well happen, really the most significant thing is intangible
which is, you know, Vietnam has never seen anything quite like this, and we
would be foolish to predict it would resolve in any important constitutional
reform. They represent a credit juncture of sort in the development of
Vietnam’s political culture. Because never in Vietnam’s contemporary history
has politic being discussed in a quite critical and open manner. I think,
regardless what will occur in the next month, it has a significant development
in that politic in Vietnam is all of a sudden interested. You know this is the
country with enormous up-potential and there are lots of frustrations that
problems with government and with the lack of accountability and incompetent
are hurting the future of the country. It’s really tangible in Vietnam and
people are sensing the opportunity of finding their political void.
Jonathan London, Department of
Asian and International Studies, at the City University of Hong Kong.
No comments:
Post a Comment