Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch
Trung Quốc “chối” không bị tại
nạn hạt nhân!
David Eimer, tường trình từ
Bắc Kinh: 27/01/2012
http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/9044537/China-denies-nuclear-accident.html
Trung Quốc đã vội vàng chối quanh
tin nuớc này vừa trở thành quốc gia mới nhất kinh qua một tai nạn nguyên tử,
sau khi có một số thông tin cho rằng nước này đã buộc phải ngừng chạy một lò
phản ứng hạt nhân mới nhứt của họ vào
năm ngoái vì bị tai nạn.
Với Nhật Bản đã và đang tiếp tục rúng động từ
thảm họa hạt nhân Fukushima, hình bên trên, sự kiện này đã gây ra tình trạng báo động tại nước này về khả năng
của tình trạng rò rỉ phóng xạ từ Lò Phản Ứng Hạt Nhân Nhanh của Trung Quốc
(CEER).
Bản
phúc trình từ Cơ Quan Nguyên Tử Năng Nhật Bản báo cáo lò phản ứng hạt nhân
nhanh thử nghiệm của Trung Quốc đã bị ngưng hoạt động vào tháng 10/2011 tiếp
sau một tại nạn tại lò phản ứng hạt nhân nhanh thế hệ mới này. Với việc Nhật đã
và đang bị rúng động từ tai nạn nóng chảy lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện
hạt nhân Fukushima vào tháng Ba năm 2011, sự trục trặc này gây lo lắng tại Trung Quốc và Nam Hàn về khả năng rò rỉ phóng xạ
từ lò phản ứng hạt nhân nhanh của Trung Quốc (CEFR). Những nổi lo sợ này càng tăng
thêm do hành động giấu nhẹm không công bố tại nạn hay thông báo chi tiết về những
gì đã xảy ra với lò phản ứng hạt nhân của họ, theo tin tức của một tớ báo tại Tokyo
thu thập được tin từ công tác điều tra của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Nhật Bản.
Bản
báo cáo này đã đề cập đến mối lo ngại về những sự lơ đễnh về an toàn tại Viện
Nguyên Từ Năng Trung Quốc (CIAE) tọa lạc tại vùng ngoại ô Bắc Kinh, nơi này chứa
lò phản ứng hạt nhân nhanh. Các tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân tại đây được cho
rằng ”rất yếu kém”, thiếu những dụng cụ
phát hiện và đo đạt các rò rỉ phóng xạ, trong khi tại phòng điều khiển của lò
phản ứng hạt nhân lại bố trí giường ngủ cho công nhân viên trong khi họ đang
thi hành nhiệm vụ tại đây.
Wan
Gang, Viện Trưởng Viện Năng Lượng Hạt Nhân Trung quốc, phủ nhận tin đã xảy ra
tai nạn hay bất cứ hành động bao che tai
nạn tại lò phản ứng hạt nhân mới này.
Ông
Wan Gang nói với truyền thông Trung Quốc : “Lò phản ứng hạt nhân nhanh này đã không hoạt động từ tháng Bảy năm 2011,
do đó những tin tức về tai nạn hạt nhân đã xảy ra vào mùa Thu là tin hoàn toàn không
đúng với sự thật.”
Ông
Wan Gang cũng bác bỏ những cáo buộc về tình trạng yếu kém về an toàn tại lò phản
ứng hạt nhân. Ông tuyên bố rằng có 5 nhóm nhân viên theo dỏi liên tục 24 trên
24, và có các dụng cụ liên tục đo đạt và kiểm soát rò rỉ phóng xạ. Ông cũng bác
bỏ cáo buộc về việc bố trí giường ngủ trong phòng điều khiển cho nhân viện trực
ca.
Trung
Quốc đến nay chưa có kinh nghiệm với tai nạn hạt nhân lớn, nhưng đã có những rò
rỉ phóng xạ nhỏ tại các nhà máy điện hạt nhân tại nước này. Tai nạn mới nhất xảy
ra vào tháng Năm 2010 tại nhà máy Daya Bay tại Shenzhen trong tỉnh Guangdong
thuộc miền Nam Trung Quốc, lò hạt nhạn củ nhất trong số 13 lò hạt nhân đang hoạt
động của Trung Quốc. Lãnh đạo nhà máy đã giữ kín tin tức về tai nạn này trong
thời gian 3 tuần lễ trước khi thông báo cho dân chúng trong vùng biết về tại nạn
rò rỉ phóng xạ tại lò phản ứng hạt nhân. Sau đó, chính quyền tại Bắc Kinh bác bỏ tin phóng xạ đã phát tán khỏi lò phản
ứng hạt nhân, nhưng tin rò rỉ phóng xạ đã được chính thức xác nhận bởi một công
ty điện tại Hồng Kông có phần hùn với nhà máy Daya Bay.
Lò
Phản Ứng Hạt Nhân Nhanh là lò hạt nhân
thế hệ thứ tư đầu tiên của Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc hầu như tùy thuộc
vào kỹ thuật của Pháp và Nga cho chương trình điện hạt nhân của họ. Là quốc gia
sử dụng điện nhiều nhất thế giới, Trung Quốc có kế hoạch đầy tham vọng cho chương
trinh điện hạt nhân nhằm cung cấp 6% nhu cầu điện tính đến nằm 2020. Hiên nay
Trung Quốc có 27 nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng nhưng tất cả đã bị ngưng từ
khi xảy ra thảm họa Fukushima, trong khi công tác kiểm tra an toàn tại các lò
phản ứng hạt nhân được thực hiện.
No comments:
Post a Comment