http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2012/08/my-ngung-xay-cat-va-hoat-ong-cua-cac.html
Uỷ
Ban Pháp Quy Hạt Nhân Hoa Kỳ (NRC) Ngưng Tất Cả Giấy Phép Xây Cất và Hoạt Động
Lò Phản Ứng Hạt Nhân trên toàn nước Mỹ
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn
Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch
Ngày 24 tháng 8 năm 2012
Lời dẫn:
Bảo quản và tồn trử những thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng là
trách nhiệm của nhà máy điện nguyên tử. Một nhà máy điện hạt nhân thải ra khoảng
30
tấn uranium một năm dưới dạng các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Ngay
tại Hoa Kỳ, một nước to lớn với nhiều vùng đất sa mạc hoang vu, cho đến hôm nay
sau hơn 20 năm tìm kiếm nhưng họ không tìm được một địa điểm nào thích hợp để tồn trử lâu dài
(vài ngàn năm hay lâu hơn) nhiên liệu hạt nhân phế thải từ các nhà máy điện
nguyên tử của họ, và kết quả là Toà Kháng
Án Hoa Kỳ ngày 14/08/2012 đã ra lệnh Uỷ Ban Pháp Quy Quốc Gia ngưng cấp giấy
phép xây cất và tái cấp giấy phép tiếp tục vận hành nhà máy điện hạt nhân trên
khắp nước Mỹ vì tình trạng nguy hiểm và không an toàn do việc tồn trử các thanh nhiên liệu uranium phế
thải ngay tại khu vực các lò phản ứng hạt nhân. Thảm họa Fukushima chứng minh
cho tình trạng nguy hiểm và rất không an toàn này. Nếu có nhà máy ĐHN tại Việt
Nam, nan đề thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải tích lũy hằng năm sẽ được giãi
quyết cách nào đây? Thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải là những quả bom nguyên
tử chờ nổ mà người dân Việt Nam phải gánh chịu muôn đời!
Điện hạt nhân:
lợi chỉ một mà hại trăm ngàn lần!
Đề nghị những vị chuyên gia và nhân sĩ trong nước, vì sinh mạng của hằng
trăm ngàn người dân, vì an toàn và tồn vong của cả nước trước nạn ô nhiểm phóng
xạ và thảm họa nguyên tử, hãy nhanh chóng thay mặt toàn dân có hành động tích cực
can thiệp với Quốc Hội, lãnh đạo Đảng Cộng Sản yêu cầu ngưng hẳn dự án điện hạt
nhân trên toàn cỏi đất nước Việt Nam. Cả nước đang mong mỏi vào tấm lòng của quí
vị.
Uỷ
Ban Pháp Quy Hạt Nhân Hoa Kỳ (NRC) Ngưng Tất Cả Giấy Phép Xây Cất và Hoạt Động
Lò Phản Ứng Hạt Nhân trên toàn nước Mỹ
Washington D C (SPX) ngày 14 tháng 8 năm 2012
Ủy Ban Pháp Quy Hạt Nhân Hoa Kỳ (NRC) đã quyết định
đình cấp giấy phép cuối cùng của ít nhất 19 giấy phép xây cất và vận hành lò phản ứng hạt nhân – 9 giấy phép xây cất và
vận hành, 8 giấy phép tiếp tục hoạt động, 1 giấp phép hoạt động, 1 giấp phép cấp
trước - nhằm đáp lại một phán quyết có tính
cách tiên phong về giãi quyết chất phế thải hạt nhân của Tòa Kháng Án của khu vực D.C. (District
of Columbia)
Hành động của Ủy
Ban Pháp Quy Hạt Nhân (NRC) mà đã được yêu
cầu trong kiến nghị ngày 18 tháng 6 năm 2012
bởi 24 nhóm, đòi hỏi NRC trả lời quyết định của toà án bằng cách là phải
ra lệnh đình lại quyết định cấp giấy phép cuối cùng cho đến khi nào cơ quan này
hoàn tất công tác soạn thảo các điều lệ về những ảnh hưởng đến môi trường của các
chất phế thải hạt nhân chứa lưọng phóng xạ cao dưới dạng thanh nhiên liệu hạt
nhân đã qua sử dụng, việc bảo quản và loại bỏ các thanh nhiên liệu dùng cho lò
phản ứng đã qua sử dụng.
Trong khi hoan
nghênh hành động của NRC, các tổ chức này cũng lưu ý rằng hầu hết những dự án điện hạt nhân Hoa Kỳ đã từng
bị lệch hướng bởi những khó khăn vô cùng to lớn mà kỹ nghệ hạt nhân đang đối mặt,
gồm việc không đủ khả năng kiểm soát giá cả gia tăng vượt ngoài tầm tay, và sự
sẵn có của các loại năng lượng khác, phi hạt nhân, rẻ hơn năng lượng hạt nhân rất
nhiều.
Diane Curran, một
trạng Sư đại diện cho một vài tổ chức có tên trong vụ kiện tại Tòa Kháng Án, nói:
"Ủy
Ban cần phải ngưng tất cả những quyết định cấp giấy phép sau cùng – nhưng không
phải là các tiến đô cấp giấy phép – cho đền khi NRC hoàn tất nghiên cứu toàn bộ và sâu xác về những ảnh hưởng
đến mội trường của việc tồn trử và loại bỏ những thanh nhiên liệu hạt nhân đã
qua sử dụng. Công tác nghiên cứu này đáng lẻ cần phải được thực hiện từ những năm
trước, nhưng NRC cứ chơi trò đá lon trên đường. Khi Toà Kháng Án ra lệnh NRC ngưng
cấp giấy phép và phải xem xét những tác động gây ra từ những thanh nhiên liệu đã
sử dụng mà không tìm ra được phương cách nào để loại bỏ chúng, Ủy Ban có thể chọn cách kháng cáo quyết định này
của tòa án, hạn chót kháng cáo là ngày
22 tháng 8, hay là chọn thực hiện công việc phân tích nghiêm chỉnh những tác động
của nhiên liệu phế thải đến môi trường trong thời gian vài năm tới. Với quyết định
của Ủy Ban Kiển Soát Hạt Nhân vào ngày hôm nay,
chúng tôi hy vọng Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia sẽ tiến hành nghiêm chỉnh công
tác này”
Lou Zeleler, Chủ
tịch của Liên Đoàn Bảo Vệ Môi Trường Blue Ridge, một tổ chức khác cùng viết
kiến nghị nộp cho tòa án nói: “Có vẽ như các viên chức của Ủy Ban, ít nhất là đi
bước đầu, đã nắm bắt được mức độ quan trọng của phán quyết của Tòa, và chúng tôi rất lạc quan
là Ủy Ban sẽ thiết lập một tiến trình cơ bản và minh bạch, công bình
theo đạo luật về Chánh Sách Môi Trường Quốc Gia để kiểm soát những tác hại nguy hiểm đến môi trường
của việc bảo quản và loại bỏ những thanh nhiên liệu hạt nhân đã được sử dụng trước
khi quyết định cấp giấy phép hay tái cấp giấy phép vận hành các lò phản ứng hạt
nhân.”
Cựu Chủ tịch Ùy
Ban ông Peter Bradford đã tuyên bố: “một điều quan trọng cần được nhận biết là
những lò phản ứng hạt nhân đang chờ cấp giấy phép xây dựng sẽ không được xây dưng
trong một thời gian ngắn sắp tới, ngay cả không có quyết định của Tòa hay là hành động của Ủy Ban NRC vào ngày hôm
nay. Sự giảm sút về yêu cầu của điện hạt nhân , những nguồn năng lượng rẻ khác và giá cả nhảy vọt của nhà
máy điện hạt nhân đã triệt hạ tiềm năng trước mắt của ngành điện hạt nhân ngay
trước khi có quyết định của Tòa án. Điều quan trọng nữa là phán quyết của Tòa đang
điều chỉnh quan điểm cố hữu của NRC là thúc-đẩy-thực-hiện-điện-hạt-nhân-nhưng-đình-hoản-giãi-quyết-các-khó-khăn
liên quan đến an toàn và môi trường, không thể đổ lỗi cho Ủy Ban về việc đưa đến
tình trạng bê bối hiện nay mà một thời được xem như là “sự phục hưng năng lượng
hạt nhân.”
Ngày 18 tháng Sáu,
đã có 24 tổ chức dân sự đứng ra nộp kiến nghị khiếu kiện Ủy Ban Pháp Quy Quốc
Gia Hoa Kỳ. Các tổ chức dân sự này sẽ đề ra một chương trình hành động tiếp
theo, vào tháng Chín 2012.
Ngày 8 tháng Sáu,
Toà án đã bác bỏ quyết định của NRC cho phép cấp giấy phép và tái cấp giấy phép
vận hành các lò phản ứng hạt nhân dựa trên giả thiết rằng (a) Ủy Ban Pháp Quy
Quốc Gia (NRC) sẽ tìm được một phương cách thích hợp để loại bỏ các thanh nhiên
liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ các lò phản ứng nguyên tử trong thời gian sau này
khi mà vấn đề này trở thành “cần thiết” và (b) trong khi chờ đợi, những thanh
nhiên liệu đã qua sử dụng có thể được bảo quản ngay taị khu vực của các lò phản
ứng hạt nhân (trong các hồ giãi nhiệt).
Tòa đã lưu ý
rằng, sau nhiều thập niên bị thất bại trong việc tìm nơi bảo quản thích hợp các
thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, bao gồm hai mươi năm làm việc tại vị trí thuộc
vùng núi Yucca Mountain nay cũng bị ngừng hẳn, NRC “hiên nay không có kế hoạch
dài hạn nào ngoại trừ hy vọng có được một khu vực với vị trí địa dư thích hợp.“
Do đó có thể nói rằng các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ phải được
tồn trử “vĩnh viễn” ngay tại khu vực của nhà máy điện hạt nhân. Trong trường
hợp này, Ủy Ban Pháp Quy Quốc Gia (NRC) cần phải xác định những hậu quả nào sẽ
xảy ra cho môi trường do sự thất bại của công tác thiết lập vùng tồn trử thanh
nhiên liệu phế thải khi cần đến.
Tòa cũng bác bỏ
quyết định của NRC về vấn đề giảm thiểu những nguy cơ rò rỉ hay hỏa hoạn xảy ra
tại các hồ chứa những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, vì NRC đã không chứng
minh được rằng những tai nạn này trong tương lai sẽ không đáng kể. Tòa nhận thấy rằng kinh nghiệm quá khứ với những
rò rỉ từ hồ chứa thanh nhiên liệu không đủ để dùng cho việc tiên đoán những gì
có thể xảy ra trong tương lai. Tòa cũng đưa ra kết luận rằng NRC đã không chứng
minh được những trận hỏa hoạn kinh khủng tại các hồ chứa nhiên liệu là rất thấp
để có thể bỏ qua nguy cơ này.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh, Ninh Phước,
Ninh Thuận
Nếu vẫn bị nhóm lợi ích hạt nhân trong nước ép xây cất thì nơi này
sẽ phải chứa mỗi năm 30 tấn uranium
thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải vì Việt Nam không có nơi nào đáp ứng đủ điều kiện an toàn để tồn trử!
Đó sẽ là những quả bom nguyên tử chờ giờ nổ!
No comments:
Post a Comment