Wednesday, March 11, 2015

Đài Loan tìm cách xuất khẩu chất thải hạt nhân ra nước ngoài

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/03/ai-loan-tim-cach-xuat-khau-chat-thai.html

Đài Loan tìm cách xuất khẩu chất thải hạt nhân ra nước ngoài
 






Lời giới thiệu:
Đài Loan, đảo quốc tư bản đế quốc nhưng lại là nước làm ăn mật thiết với đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam, ngang tầm với nước đồng chí thầy trò Tàu cộng của Việt Nam. Tuy có kỹ thuật hạt nhân trong hơn 40 năm như các nước Tây Âu và Nhật Bản nhưng không đủ khả năng xử lý những chất thải hạt nhân, cụ thể là những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Đảo quốc này cần nơi xử lý khối lượng lớn các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải và lưu trữ số thanh nhiên liệu phế thải này trong một thời gian dài, ít nhất trên 100 năm.


Đây là mối làm ăn béo bở cho đảng, nhà nước và băng đảng lợi ích tư bản đỏ Việt Nam, mối làm ăn không vốn nhưng có nhiều lời. Họ chỉ cần cưỡng chế một vùng nào đó của dân oan Việt rồi giao khống cho bọn đầu tư Đài Loan - một thủ đoạn mà họ đã và đang làm; hay là sẳn với ngôi nhà mồ kiên cố đang giữ xác chủ tịch HCM tại khu Ba Đình, dùng những tầng hầm kiên cố chống bom nguyên tử trong nhà mồ chứa những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải này và những thanh nhiên liệu phế thải của các nước khác sau này. Như vậy đảng cộng sản ta được lợi đôi đàng - “một viên đá bắn hai chim”, lãnh đạo trung ương đảng CSVN vừa bỏ túi riêng mỗi năm hằng trăm triệu USD, có thể lên đến nhiều tỷ USD mỗi năm, trong thời gian vô hạn đến cả đời con cháu chắc của lãnh đạo đảng CSVN, vừa bảo vệ an toàn xác Bác Hồ yêu dấu được tồn tại muôn đời trong môi trường ổn định chất phóng xạ mà không cần tốn tiền bảo quản xác Bác. Không phải đó là ước muốn của đảng cộng sản VN đối với cha già của họ sao?

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ba Đình: nơi lý tưởng chứa chất phế thải nhiên liệu hạt nhân

***

Đài Loan tìm cách xuất khẩu chất thải hạt nhân ra nước ngoài

Nhóm Phóng viên AFP, Đài Bắc * Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch - Đài Loan vừa công bố kế hoạch lần đầu tiên xuất khẩu những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải với chi phí trị giá 356 Triệu $USD (11,2 Tỷ $ Taiwan) vì các nhà máy điện hạt nhân của họ đang tiến gần mức khả năng lưu trữ, làm dấy lên những lời chỉ trích từ các nhóm môi trường.

Công ty điện quốc doanh Đài Loan (Taipower) hôm Thứ Ba vừa qua cho mở thầu công tác xử lý ở nước ngoài 1.200 thanh nhiên liệu phế thải đã qua sử dụng trong các nhà máy hạt nhân đầu tiên và nhà máy thứ nhì của đảo quốc này.

Cả hai nhà máy, hiện lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại khu vực nhà máy. Hai nhà máy này đã được đưa vào hoạt động vào năm 1978 và 1981, và nhà máy sẽ ngừng hoạt động một khi chúng hoạt động được 40 năm.

Nhưng Công ty Điện Quốc Doanh Đài Loan (Taipower) cho biết công ty họ có thể bị buộc phải đóng cửa hoặc ngừng hoạt động hai nhà máy đó sớm hơn dự kiến ​​khi hai nhà máy này đạt đến dung lượng lưu trữ cho những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Một số nhóm bảo vệ môi trường cáo buộc Công ty điện lực quốc doanh Đài Loan đang cố gắng kéo dài thêm thời hạn hoạt động của hai nhà máy mặc dù chúng đang chuẩn bị ngừng hoạt động.

"Chúng tôi cực lực phản đối kế hoạch này. Đó là điều vô lý khi gửi các thanh nhiên liệu ở nước ngoài để được tái chế vì Đài Loan không còn xây dựng các nhà máy điện hạt nhân,” Phong Trào Hành Động Toàn Quốc Đòi Loại Bỏ Điện Hạt Nhân cho biết.

"Rõ ràng là Taipower đang vội vàng đưa các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải ra nước ngoài vì các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên này sẽ phải ngừng hoạt động nếu họ không làm như vậy, có nghĩa kế hoạch của họ nhằm kéo dài thêm thời gian hoạt động các nhà máy này sẽ được xúc tiến thực hiện."

Chính phủ đang chịu áp lực về các cơ sở hạt nhân không được dân chúng ưa chuộng vì vấn đề an toàn càng lúc càng tăng lên từ năm 2011, khi nhà máy hạt nhân Fukushima của Nhật Bản bị trận sóng thần phá hủy hệ thống làm mát của các lò phản ứng nguyên tử gây ra tại họa nóng chảy các lò phản ứng nguyên tử.

Giống như Nhật Bản, Đài Loan thường xuyên xảy ra động đất. Vào tháng 9 năm 1999 một trận động đất mức 7,6 độ richter đã giết chết khoảng 2.400 người, một thảm họa thiên nhiên tai hại nhất của đảo quốc trong giai đoạn lịch sử gần đây.

Năm ngoái, chính quyền Đài Loan đã buộc phải phong tỏa một nhà máy điện mới xây được dự trù bắt đầu hoạt động vào năm 2015, trong khi chờ trưng cầu dân ý về tương lai của nhà máy này.

Nhưng chính phủ cho biết Đài Loan sẽ thiếu điện nếu quốc gia này từ bỏ điện hạt nhân - ba nhà máy điện hạt nhân hiện củaTaipower đang cung cấp khoảng 20 phần trăm điện của đảo quốc.

Taipower đã cho biết công nghệ tái xử lý các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải đã được hoàn thiện, và các nước như Đức, Nhật Bản và Italy đã vận chuyển chất thải hạt nhân của họ ra nước ngoài để được tái chế.

"Chúng tôi cần phải xử lý những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng dù cho chúng ta có sản xuất điện hạt nhân hoặc gia hạn hoạt động các nhà máy điện hạt nhân hay không... Chúng ta sẽ là những người vô trách nhiệm nếu chúng ta không đối phó với việc này. Thật là vô lý khi chống đối việc tái chế ở nước ngoài" bản tuyên bố nói.

Cơ quan truyền thông nội địa tại Đài Loan đưa tin cho biết các công ty từ Anh, Pháp và Nga đã bày tỏ ý muốn đấu thầu cho kế hoạch này.
 


 

No comments:

Post a Comment