Người Nhật Bản chống hạt nhân, thành lập Đảng Xanh
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/07/nguoi-nhat-ban-chong-hat-nhan-thanh-lap.html#more
NCK/AFP - Hồ Thể Y (Danlambao) chuyển
ngữ: Thành lập một Đảng Xanh ở Nhật chống hạt nhân và bảo vệ môi
trường là một bước tiến của nhân dân Nhật Bản và nhân loại tiến bộ yêu chuộng
hòa bình! Sau nhiều năm chuẩn bị ở các Tiểu Bang, ngày 13.01.1980 tại
Karlruhe-tiểu bang Baden Wüttenberg thành lập Đảng Xanh CHLBĐ, qui tụ những nhà
hoạt động xã hội: thiên tả, hòa bình, quyền phụ nữ... Sau những đấu tranh thăng
trầm, đến năm 2011 -2022 CHLBĐ giã từ hạt nhân, Bỉ đến 2025, Ý 2011 hoàn toàn
chấm dứt, Thụy Sỉ 2030... Còn những nước sau đây không đưa vào sử dụng nhà máy
ĐHN đã hoàn thành: Áo 1978 (Zwentendorf), Phillippin 1986 (Pataan), Cuba 1992
(Juraguá)...
Lời bình: Ôn cố tri tân, nhìn
những bước đi của những cường quốc "đã qua": ngày 01.09.1939 Đức Quốc Xã xâm lấn
Ba Lan khởi đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, ngày 08.12.1941 Nhật tấn
công Trân Châu Cảng- có nhiều sử gia xử dụng ngày 18.09.1931 Nhật xâm lăng Mông
cổ, bắt đầu chiến sự ở Thái Bình Dương, để nhắn nhủ đôi điều: Bành Trướng Đại
Hán sẽ bị cuốn trôi do chính các dân tộc ở Hoa Lục. Thế giới ngày hôm nay, ngày
càng nhiều xã hội dân sự, nhân loại yêu chuộng hòa bình, bảo vệ môi trường!. Một
trăm năm đời người tuy dài, nhưng ngàn năm lịch sử ngắn ngủi vô cùng. Cách Mạng
là sự nghiệp quần chúng, ngày hôm nay chúng ta không ngăn chặn được bàn tay lông
lá xây nhà ĐHN ở Ninh Thuận, thì chỉ đóng thuyền vượt biên. Tschernobyl –
Fukushima, Ninh Thuận(?!) ngàn năm về sau là bãi tha ma.
Sau thảm họa
Fukushima, các hoạt động bảo vệ môi trường, chống nhà máy ĐHN
thành lập Đảng
Xanh để không những đấu tranh trên đường phố mà cả trong nghị
trường
Tokyo: Để phản ứng lại thảm họa Fukushima
vào tháng 03-2011, hôm thứ bảy 28.07.2012 các nhà hoạt động bảo vệ môi trường và
chống ĐHN đã cùng nhau thành lập Đảng Xanh.
Tại hội nghị thành lập ở Tokyo, tân Phó Chủ
Tịch Akira Miyabe tuyên bố: nước Nhật Bản cần có một đảng cương quyết đấu tranh
bảo vệ môi trường.
Tại thủ đô Tokyo, vào ngày Chủ Nhật
(29.07.2012) hàng vạn người tập trung thành xâu chuổi xung quanh nhà Quốc Hội để
chống lại chính sách hạt nhân của chính phủ. Phong trào chống ĐHN được tiếp sức,
khi Thủ Tướng Yoshihiko Noda tuyên bố cho hai lò ĐHN tái hoạt động sau sự tai
họa Fukishima với lập luận lo sợ sẽ thiếu năng lượng trong những tháng Hè.
Phong trào chống ĐHN đang phát triển
Từ nhiều tháng nay, hàng chục ngàn người biểu tình chống ĐHN tụ tập trước trụ sở Chính phủ ở Tokyo và cách hôm nay 10 ngày (chú thích: 19.07.2012) đã hơn 170.000 người biểu tình tụ tập tại công viên Tokyo để phản đối ĐHN. Đó là cuộc biểu tình lớn nhất, kể từ khi trận động đất và Tsunamis ngafy 11.03. 2011, hậu quả nghiêm trọng làm "nóng chảy thanh nhiên liệu" và thải ra một số lượng lớn phóng xạ. Tai nạn Fukushima nghiêm trọng nhất, sau thảm họa Tschernobyl 1986 ở Liên-Xô.
Chỉ một tuần trước đây, một Ủy Ban đặc trách
được chính phủ Nhật Bản ủy nhiệm đã báo cáo kết quả về tai nạn "lò phản ứng".
Kết quả: Công ty Tapco đã cản trở công việc điều tra và ém nhẹm những thảm họa
của lò phản ứng ĐHN.
Các chuyên gia cũng lên án chính phủ Nhật Bản
đã cố tình xử lý thông tin và thiệt hại có lợi cho tập đoàn Tapco. Như vậy,
Chính Phủ Nhật Bản đã đánh lừa dư luận, đùa bởn với nguy cơ nhiểm hại môi
trường- sức khỏe người dân và một niềm tin vào nhà nước đã mất trong lòng người
dân.
nguồn: http://www.spiegel.de/politik/ausland/nach-fukushima-japanische-atomkraftgegner-gruenden-gruene-partei-a-847014.html
Dương Thạch (Danlambao) - Ngày chủ nhật 29 tháng 7 năm 2012, như các chủ nhật trước, đông đảo người Nhật lại tụ tập truớc quốc hội Nhật để biểu tình phản đối điện hạt nhân. Người biểu tình đã kết lại thành một hàng rào người chung quanh quốc hội để nhấn mạnh đòi hỏi của họ là từ bỏ điện hạt nhân dựa trên kinh nghiệm đau thương của Fukushima. Người biểu tình cũng phản đối việc chính phủ Nhật cho hai nhà máy ĐHN hoạt động trở lại mặc dù còn nhiều hoài nghi về độ an toàn chưa được giải đáp thoả đáng. Cuộc biểu tình quy tụ khoảng 15 ngàn người.
Từ phong trào biểu tình chống hạt
nhân đến đảng
Xanh Nhật Bản
Dương Thạch (Danlambao) - Ngày chủ nhật 29 tháng 7 năm 2012, như các chủ nhật trước, đông đảo người Nhật lại tụ tập truớc quốc hội Nhật để biểu tình phản đối điện hạt nhân. Người biểu tình đã kết lại thành một hàng rào người chung quanh quốc hội để nhấn mạnh đòi hỏi của họ là từ bỏ điện hạt nhân dựa trên kinh nghiệm đau thương của Fukushima. Người biểu tình cũng phản đối việc chính phủ Nhật cho hai nhà máy ĐHN hoạt động trở lại mặc dù còn nhiều hoài nghi về độ an toàn chưa được giải đáp thoả đáng. Cuộc biểu tình quy tụ khoảng 15 ngàn người.
Từ nhiều tháng nay, dân chúng Nhật biểu tình
hằng tuần ở Tokyo để phản đối việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Cách đây gần 2
tuần, một cuộc biểu tình vĩ đại đã diễn ra trong công viên thành phố ở thủ đô
Tokyo với khoảng 170 ngàn người, cuộc biểu tình lớn nhất tại Nhật.
Hôm thứ bảy 28 tháng 7 năm 2012, đảng Xanh Nhật
Bản đã được thành lập trong một đại hội đảng do các nhà hoạt động môi trường và
nhiều người Nhật chống hạt nhân chủ xướng. Tên tiếng Nhật của đảng Xanh là
"Midori no To" (Greens Japan) . Tiền thân của đảng Xanh cũng là một tổ chức
chính trị mang tên "Midori no Mirai" (Green Future, Tương lai xanh) đã có khoảng
70 nhà lập pháp trong các nghị viện địa phương. Chủ tịch đảng Xanh Nhật, bà Nao
Suguro nói: "Nhiều người dân không còn tin tuởng vào các đảng hiện thời, và
rất nhiều người không chấp nhận năng lượng hạt nhân, Đảng Xanh chúng tôi ra đời
đáp ứng đúng nguyện vọng này . Bên cạnh mục tiêu từ bỏ điện hạt nhận, đảng
Xanh chủ trương đẩy mạnh nền kinh tế chú trọng vào tiêu thụ và sản phẩm địa
phương, tăng gia an sinh xã hội, phân chia thuế má hợp lý, công bằng cũng như
nâng cao sự tham gia của dân chúng trong các tiến trình dân chủ tại Nhật.
Đại hội thành lập đảng
Xanh Nhật Bản ngày 28-07-2012
Bà Nao Suguro, 33
tuổi, đồng chủ tịch đảng Xanh Nhật Bản
Tân phó chủ tịch đảng, ông Akira Miyabe, 58
tuổi, nhấn mạnh tại đại hội rằng "nước Nhật cần một đảng triệt để đấu tranh
cho môi truờng thiên nhiên Nhật". Sự xuất hiện của đảng Xanh Nhật đã phản
ánh mức độ phản đối năng lượng hạt nhân ngày càng mạnh tại Nhật. Ông Hitoshi
Nakayama, một trong những khuôn mặt đại diện quan trọng của đảng Xanh nói: "Giới
công nghiệp Nhật Bản cần phải thoát khỏi sự ràng buộc vào năng lượng hạt nhân".
Theo The Japan Times, đảng Xanh Nhật cũng chống lại việc xuất cảng công nghệ hạt
nhân của Nhật. Đảng Xanh Nhật Bản ra đời với sự hỗ trợ của bà Bärbel Höhn, phó
chủ tịch đảng Xanh Đức, ông Scott Ludlam, thượng nghĩ sĩ Úc thuộc đảng Xanh Úc
Châu và Sinan Mavivo từ Trung quốc có mặt tại Tokyo trong đại hội thành lập đảng
Xanh Nhật Bản.
Trong cuộc biểu tình ngày hôm nay, nữ sinh viên
Uiko Hasegawa, 25 tuổi, thành viên ban chấp hành đảng Xanh, đã xuất hiện trong
bộ áo Kimono với dù che nắng và quạt theo truyền thống Nhật Bản, đứng cạnh là bà
Bärbel Höhn, phó chủ tịch đảng Xanh Đức. Cô Uiko Hasegawa lên tiếng cảm ơn người
biểu tình đã vẫy tay đón chào họ, những đảng viên đảng Xanh Nhật Bản.
Bà Bärbel Hohn,
phó chủ tịch đảng Xanh Đức, và cô Uiko Hasegawa, ban chấp hành đảng
Xanh
Nhật Bản trong cuộc biểu tình ngày 28-07-2012
tại Tokyo.Đảng Xanh Nhật Bản còn yếu, chỉ mới có khoảng 1000 đảng viên và cho
đến cuộc bầu cử sắp tới họ không có nhiều thì giờ nhưng các quan sát viên cho
rằng nhiều người dân không còn tin tuởng vào các đảng "cũ", do đó cơ hội của
đảng Xanh Nhật Bản có thể tăng lên không biết lúc nào. Đảng Xanh Nhật Bản có ý
định ra tranh cử trong lần bầu Hạ Viện Nhật vào mùa thu năm 2013 với sự ủng hộ
của các nhóm chống hạt nhân và lần bầu cử Thượng Viện vào mùa hè năm sau với 10
ứng cử viên.
Từ việc tự do xuống đường biểu tình chống hạt
nhân cho đến việc thành lập phong trào hay đảng một cách dễ dàng đều là những
việc hết sức bình thường ở một xứ tự do dân chủ và đa đảng như Nhật nhưng có lẽ
vẫn chỉ là một ước mơ cho người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở ngoài nước. Giấc
mơ ấy có còn quá xa vời hay gần thực tế, đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người Việt
Nam chúng ta.
29-07-2012
Tin tổng hợp từ Spiegel-Online, Die Zeit, taz,
ARD, ZDF, The Asahi Shimbun.