Tin vui vừa đến cho dân Việt Nam:
Hãng Thông Tấn AFP, RFI, BBC đưa tin về tổ hợp TEPCO quyết định rút khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam:
Bản tin của hãng thông tấn AFP:
TOKYO ELECTRIC POWER CO (TEPCO) CỦA NHẬT BẢN NGƯNG DỰ ÁN XUẤT KHẦU NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân
Diện, Nguyễn Hùng lược dịch
TOKYO, 28/06/2012 (AFP) –
Công Ty Tokyo Electric Power Co quyết định hủy bỏ
kế hoạch xuất khẩu kỹ thuật chuyên môn về nhà máy điện hạt nhân của công ty
trong khi đang phải khốn đốn giãi quyết các hậu quả khôn cùng do thảm họa nổ
nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Thông tin này được phổ biến hôm Thứ Năm
28/06/2012.
Nhật báo này cho biết rằng Công ty Tokyo Electric,
được biết với tên TEPCO, sẽ ngừng chương trình cung cấp và vận hành hai lò phản
ứng hạt nhân cho nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Theo nhật báo Mainichi,Chủ tịch TEPCO, ông Naomi
Hirose tuyên bố hôm Thứ Tư rằng: “Những chuyên viên kỹ sư hạt nhân của chúng
tôi còn phải làm rất nhiều để ổn định và thu dẹp những lò phản ứng hạt nhân bị
hư hại tại nhà máy Fukushima Daiichi. Chúng tôi không thể bỏ phế những công
việc cần phải làm tại trong nước để đi làm công việc vận động
xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân”
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Jiji, TEPCO trước
đó có kế hoạch sẽ cho các chuyên viên kỹ sư hạt nhân của họ đến Việt Nam để vận
hành và bảo quản nhá máy điện hạt nhân trong khi nhận huấn luyện các kỹ sư Việt
Nam tại các nhà máy điện hạt nhân của họ.
TEPCO chưa đưa ra lời nhận xét về sự kiện này.
Công việc dọn sạch ô nhiểm phóng xạ cẩn phải kéo dài trong nhiều thập niên, cùng với sự cảnh báo
từ các nhà khoa học rằng khả năng sẽ có nhiều làng mạc phải bị bỏ hoan do bị
nhiểm phóng xạ quá nặng.
TEPCO dự
đoán trong năm tài khoá tính đến tháng Ba bị lỗ lên tới 781 tỷ Yen (9,5 tỷ USD),
do những chi phí liên hệ đến thảm họa này, cùng với chi phi bổ sung do phải nhập cảng thêm dầu hỏa để sản xuất điện bù cho số thiếu hụt do ngừng điện hạt nhân.
Ngày 28/06/2012
Bản tin
tiếng Anh của AFP:
TOKYO, June 28, 2012 (AFP) - Tokyo Electric Power Co. is to abandon
plans to export its nuclear power plant expertise as it struggles to
cope with the Fukushima disaster, news reports said Thursday.
The turnaround by one of the world's largest utilities would be a blow
to Japan's once-proud policy of promoting its nuclear technology, the
Mainichi Shimbun daily said.
Tokyo Electric, known as TEPCO, will withdraw from a scheme to supply
and run two nuclear reactors at a plant in Vietnam, the paper said.
The project is being undertaken by International Nuclear Energy Development, a Tokyo-based company set up in 2010 by public funds, heavy
machinery makers, and power companies including TEPCO, to promote
nuclear power exports.
"Our atomic power engineers still need to do a lot more to
stabilise and decommission the reactors" at the crippled Fukushima Daiichi plant,
TEPCO president Naomi Hirose said Wednesday according to the Mainichi."It is impossible" to abandon the domestic task and promote
exports, he was quoted as saying.
TEPCO had been expected to send engineers to the Vietnam plant for operations and maintenance while accepting Vietnamese engineers at its
plants, according to Jiji Press news agency.
International Nuclear Energy Development said it had not been informed of any change of plan by TEPCO."We have confirmed with Tokyo Electric that it will continue to cooperate in the (Vietnam) project," said an official who declined to be named.
No immediate comment was available from TEPCO.
Tsunami-sparked meltdowns at Fukushima in March 2011 threw Japan into nuclear crisis as leaking reactors polluted vast areas of farmland and
forced tens of thousands of people from their homes.
The clean-up is expected to take decades, with scientists warning that
some settlements may have to be abandoned.
TEPCO posted a massive 781 billion yen net loss in the fiscal year to March on disaster-related costs, as well as increased imports of fossil fuels to make up for a nuclear power shortfall.
A boisterous shareholders' meeting on Wednesday rubber-stamped the effective nationalisation of the company.
Bản tin của RFI:
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120628-tepco-rut-lui-khoi-ke-hoach-xuat-khau-lo-phan-ung-nguyen-tu-sang-viet-nam
Tepco rút lui khỏi kế hoạch xuất khẩu lò phản ứng nguyên tử sang Việt Nam
Trụ sở Tepco tạiTokyo
REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Theo nhật báo Mainichi Shimbun ngày 28/06/2012, tập đoàn Nhật Tokyo Electric Power Co. tức Tepco, từ bỏ kế hoạch xuất khẩu hai lò phản ứng cho một nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam.
Tập đoàn Tepco dự kiến rút lui khỏi đề án cung ứng và vận hành hai lò phản ứng hạt nhân cho một nhà máy điện nguyên tử Việt Nam. Dự án này do International Nuclear Energy Development thực hiện. Đây là một tập đoàn có trụ sở tại Tokyo, được thành lập năm 2010 với nguồn vốn từ ngân sách, các nhà sản xuất thiết bị hạng nặng và công ty năng lượng, trong đó có Tepco, nhằm xúc tiến xuất khẩu kỹ nghệ nguyên tử.
Theo tờ Mainichi Shimbun, thì giám đốc Tepco, Naomi Hirose hôm qua nói rằng: “Các kỹ sư năng lượng nguyên tử của chúng tôi vẫn còn phải làm rất nhiều việc để ổn định và ngưng vận hành các lò phản ứng” tại nhà máy Fukushima Daiichi bị tai nạn. Theo ông Hirose, thì không thể từ bỏ nhiệm vụ trong nước mà vẫn xúc tiến xuất khẩu.
Hãng thông tấn Jiji Press cho biết, Tepco đã từng hy vọng gởi các kỹ sư sang nhà máy điện nguyên tử Việt Nam để vận hành và bảo trì, và nhận các kỹ sư Việt Nam vào làm việc tại các nhà máy của Tepco ở Nhật.
International Nuclear Energy Development nói rằng đã không được thông tin về bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch của Tepco. Một viên chức giấu tên cho biết: “Chúng tôi đã khẳng định với Tepco là sẽ tiếp tục hợp tác trong dự án với Việt Nam”. Còn tập đoàn Tepco trước mắt chưa đưa ra lời bình luận nào.
Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Fukushima ngày 11/03/2011 khiến nước Nhật vốn hãnh diện về công nghiệp hạt nhân của mình, đã rơi vào khủng hoảng. Tai nạn đã làm ô nhiễm một vùng đẩt rộng lớn, khiến hàng chục ngàn người phải đi sơ tán. Việc làm sạch phải mất nhiều thập kỷ, và các nhà khoa học cảnh báo một số ngôi làng sẽ phải bị bỏ hoang.
Tập đoàn Tepco hồi tháng Ba cho biết đã bị lỗ đến 781 tỉ yen trong năm tài chính vừa qua, do các chi phí phát sinh từ thảm họa Fukushima, và phải nhập khẩu dầu hỏa để sản xuất bù vào lượng điện bị thiếu hụt vì các nhà máy điện nguyên tử bị ngưng hoạt động. Được biết trong cuộc họp hôm qua, các cổ đông đã tranh cãi dữ dội, trước khi thông qua quyết định quốc hữu hóa tập đoàn này.
Bản tin của BBC:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/06/120628_tepco_abandons_vietnam.shtml
Vụ rò rỉ hạt nhân tại các nhà máy ở Fukushima ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn và khiến hàng chục ngàn người phải di tản.
Người ta ước tính Nhật Bản sẽ mất hàng chục năm để tẩy phóng xạ.
'Quá tham vọng'
Tờ Mainichi nói quyết định rút khỏi JINED của Tepco có nhiều khả năng buộc chính phủ xem xét lại chính sách thúc đẩy xuất khẩu hạt nhân của họ.
Các đối tác còn lại của JINED cũng bao gồm các công ty Hitachi, Mitsubishi Heavy Industries và Innovation Network Corporation of Japan.
Bấm Mainichi dẫn lời một
quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, bộ đưa ra sáng kiến thành
lập JINED, nói họ đang xem xét chuyện mời Công ty Điện lực Kansai thay thế Tepco
ở vai trò dẫn đầu.
Các nguồn tin chính phủ được báo Mainichi dẫn cũng nói Việt Nam có thể hủy hợp đồng với JINED nếu Nhật không bù đắp được cho việc Tepco rút đi.
Dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận của Việt Nam bị coi là "quá tham vọng" trong khi Hà Nội chưa có khả năng đảm bảo an toàn cao, tính minh bạch còn thấp và tệ tham nhũng tràn lan.
Nhiều nhân sỹ, trí thức của Việt Nam đã kêu gọi hủy bỏ dự án điện hạt nhân sau cuộc khủng hoảng rò rỉ phóng xạ tại Fukushima ở Nhật Bản
Một số chuyên gia cũng đặt câu hỏi đối với việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân trong khi chính họ lại đang dần từ bỏ công nghệ này.
Hôm qua cổ đông Tepco đã thông qua quyết định quốc hữu hóa công ty này.
Chính phủ Nhật sẽ đưa một ngàn tỷ yên (12,6 triệu đôla) vào công ty để tránh phá sản và đưa tổng số tiền chính phủ hỗ trợ cho Tepco lên ít nhất 3,5 ngàn tỉ yên kể từ trận động đất vào năm ngoái làm hư hại lò phản ứng.
Theo tờ Mainichi Shimbun, thì giám đốc Tepco, Naomi Hirose hôm qua nói rằng: “Các kỹ sư năng lượng nguyên tử của chúng tôi vẫn còn phải làm rất nhiều việc để ổn định và ngưng vận hành các lò phản ứng” tại nhà máy Fukushima Daiichi bị tai nạn. Theo ông Hirose, thì không thể từ bỏ nhiệm vụ trong nước mà vẫn xúc tiến xuất khẩu.
Hãng thông tấn Jiji Press cho biết, Tepco đã từng hy vọng gởi các kỹ sư sang nhà máy điện nguyên tử Việt Nam để vận hành và bảo trì, và nhận các kỹ sư Việt Nam vào làm việc tại các nhà máy của Tepco ở Nhật.
International Nuclear Energy Development nói rằng đã không được thông tin về bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch của Tepco. Một viên chức giấu tên cho biết: “Chúng tôi đã khẳng định với Tepco là sẽ tiếp tục hợp tác trong dự án với Việt Nam”. Còn tập đoàn Tepco trước mắt chưa đưa ra lời bình luận nào.
Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Fukushima ngày 11/03/2011 khiến nước Nhật vốn hãnh diện về công nghiệp hạt nhân của mình, đã rơi vào khủng hoảng. Tai nạn đã làm ô nhiễm một vùng đẩt rộng lớn, khiến hàng chục ngàn người phải đi sơ tán. Việc làm sạch phải mất nhiều thập kỷ, và các nhà khoa học cảnh báo một số ngôi làng sẽ phải bị bỏ hoang.
Tập đoàn Tepco hồi tháng Ba cho biết đã bị lỗ đến 781 tỉ yen trong năm tài chính vừa qua, do các chi phí phát sinh từ thảm họa Fukushima, và phải nhập khẩu dầu hỏa để sản xuất bù vào lượng điện bị thiếu hụt vì các nhà máy điện nguyên tử bị ngưng hoạt động. Được biết trong cuộc họp hôm qua, các cổ đông đã tranh cãi dữ dội, trước khi thông qua quyết định quốc hữu hóa tập đoàn này.
Bản tin của BBC:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/06/120628_tepco_abandons_vietnam.shtml
Tepco rút khỏi dự án hạt nhân ở VN
Thứ
năm, 28 tháng 6, 2012
Tân chủ tịch của Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), Nhật
Bản, tuyên bố công ty này sẽ rút ra khỏi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân
ở Việt Nam, báo Mainichi cho hay.
Tepco là cổ đông chính với 20% cổ phần trong Công ty Phát triển Năng lượng
Hạt nhân Quốc tế của Nhật Bản (JINED) với sự tham gia của tám công ty điện khác
nữa.
Báo Mainichi dẫn lời tân chủ tịch Naomi Hirose nói: "Các kỹ sư chuyên về lò
phản ứng hạt nhân của Tepco cần tập trung vào việc ổn định và tháo dỡ các lò
phải ứng tại nhà máy [bị sự cố ở Fukushima] trong thời gian dài.
"Chúng tôi không thể đặt trọng tâm vào xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân vì nó
ảnh hưởng tới cách ứng phó của chúng ta với cuộc khủng hoảng."Vụ rò rỉ hạt nhân tại các nhà máy ở Fukushima ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn và khiến hàng chục ngàn người phải di tản.
Người ta ước tính Nhật Bản sẽ mất hàng chục năm để tẩy phóng xạ.
'Quá tham vọng'
Tờ Mainichi nói quyết định rút khỏi JINED của Tepco có nhiều khả năng buộc chính phủ xem xét lại chính sách thúc đẩy xuất khẩu hạt nhân của họ.
Các đối tác còn lại của JINED cũng bao gồm các công ty Hitachi, Mitsubishi Heavy Industries và Innovation Network Corporation of Japan.
Các nguồn tin chính phủ được báo Mainichi dẫn cũng nói Việt Nam có thể hủy hợp đồng với JINED nếu Nhật không bù đắp được cho việc Tepco rút đi.
Dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận của Việt Nam bị coi là "quá tham vọng" trong khi Hà Nội chưa có khả năng đảm bảo an toàn cao, tính minh bạch còn thấp và tệ tham nhũng tràn lan.
Nhiều nhân sỹ, trí thức của Việt Nam đã kêu gọi hủy bỏ dự án điện hạt nhân sau cuộc khủng hoảng rò rỉ phóng xạ tại Fukushima ở Nhật Bản
Một số chuyên gia cũng đặt câu hỏi đối với việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân trong khi chính họ lại đang dần từ bỏ công nghệ này.
Hôm qua cổ đông Tepco đã thông qua quyết định quốc hữu hóa công ty này.
Chính phủ Nhật sẽ đưa một ngàn tỷ yên (12,6 triệu đôla) vào công ty để tránh phá sản và đưa tổng số tiền chính phủ hỗ trợ cho Tepco lên ít nhất 3,5 ngàn tỉ yên kể từ trận động đất vào năm ngoái làm hư hại lò phản ứng.
No comments:
Post a Comment