(Lược dịch một số đoạn quan
trọng trong bài viết trong tạp chí New York Times:
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, đứng giữa, phát
biểu trong một phiên điều trần của Quốc hội tại Toyko hôm thứ Hai
TOKYO - Với sự cảnh
báo mạnh bạo bất thường, vị Thủ Tướng Nhật của giai đoạn khủng hoảng hạt nhân
năm ngoái đã nói trong cuộc điều trần tại Quốc hội hôm thứ Hai rằng Nhật Bản
cần phải huỷ bỏ điện hạt nhân vì nó quá nguy hiểm. Ông tuyên bố rằng thảm họa
Fukushima đã đẩy Nhật Bản đến gần kề vực thẳm của “sự sụp đổ có mức độ quốc
gia”.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban điều tra về phong cách làm việc của
chính phủ Nhật Bản nhằm giải quyết thảm họa hạt nhân, cựu Thủ Tướng Naoto Kan
cũng cảnh báo rằng các phe nhóm thuộc kỹ nghệ điện hạt nhân đầy quyền lực đang
cố gắng đẩy Nhật Bản trở lại với điện hạt nhân mà “không bày tỏ sự hối tiếc” về
thảm họa hạt nhân xảy ra tại Fukushima.
Buổi điều trần của ông Kan được mọi người quan tâm nhiều nhất trong cuộc
điều tra sẽ kéo dài 6 tháng, bắt đầu bởi cuộc điều trần trước cơ quan lập pháp
mà cơ quan này cảm thấy rằng lần điều tra nội bộ thực hiện bởi chính phủ đã có
vẻ như có hành động bao che cho những sai phạm của chính phủ. Ông Kan dùng lần
điều trần này để đả kích vị Thủ Tướng đương nhiệm - Yoshihiko Noda, người thay
thế ông vào tháng Tám 2011, là người có lập trường ủng hộ điện hạt nhân.
Ông Noda đã từng kêu gọi cho tái vận hành những nhà máy điện hạt nhân
không bị hư hại nhưng phải ngưng hoạt động từ khi xảy ra thảm họa vì công chúng
lo lắng cho sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân. Ông Noda tuyên bố Nhật Bản
cho phép các nhà máy điện hạt nhân hoạt động để tránh kinh tế không bị tê liệt
do tình trạng thiếu nguồn điện. Ông Noda đã phải đối mặt với sự chống đối kịch
liệt từ nhiều cử tri Nhật Bản. Họ nói chính phủ đang hấp tấp cho chạy trở lại
các nhà máy điện nguyên tử mà không chứng minh được rằng những nhà máy này an
toàn, yêu cầu hãy để cho công chúng có đủ thời gian bàn thảo về vấn đề Nhật Bản
có thật sự cần điện hạt nhân hay không.
Trong phiên điều trần, Ông Kan tuyên bố rằng mức độ an toàn của các nhà
máy điện hạt nhân không đạt yêu cầu vì chính sách điện năng đã bị “nhóm lợi ích
điện hạt nhân” tước đoạt – nhóm từ dùng cho các công ty quyền thế, những cơ
quan quản lý và những nhà khoa học ủng hộ điện hạt nhân cùng nhau liên kết chặc
chẽ nhằm thúc đẩy thực hiện điện hạt nhân. Ông tuyên bố rằng chỉ có một cách
duy nhất để phá vỡ sự lũng đoạn của “nhóm lợi ích” này là thành lập một tổ chức
điều hành quản lý hạt nhân mới với thành phần nhân lực điều động từ nước ngoài
như các chuyên viên người Mỹ và Âu châu.
“Gorbachev đã từng nói trong tập hồi ký của ông ta rằng thảm họa Chernobyl
đã phơi bày những căn bệnh trầm kha của hệ thống Soviet”, ông Kan tuyên bố, khi
đề cập đến thảm họa nổ lò phản ứng hạt nhân tại Ukraine, vụ nổ đã làm cả một
vùng rộng lớn của Âu Châu bị nhiễm phóng xạ. “Thảm họa Fukushima cũng gây ra
tình trạng nhiễm phóng xạ tương tự cho Nhật Bản”.
...
Ông Kan đã dùng phần lớn thời gian của ba giờ điều trần để phát biểu
chống lại những phê phán về cách thức giải quyết thảm họa hạt nhân năm ngoái –
thảm họa làm cho cả một vùng Đông Bắc rộng lớn của Nhật Bản bị bao phủ bởi
phóng xạ.
Ông chê trách các cơ quan kiểm soát hạt nhân và tập đoàn chủ nhân nhà
máy, Tokyo Electric Power, gọi là Tepco, đã giữ kín không cung cấp kịp thời cho
ông các chi tiết quan trọng về thảm họa trong những ngày ngay sau khi trận động
đất và sóng thần ngày 11/3/2011 phá hư toàn bộ hệ thống làm nguội tại khu nhà
máy Fukushima Daiichi, làm cho các lò phản ứng hạt nhân bị nóng chảy.
Ông nói rằng ông đã rất lo sợ tình trạng nóng chảy bổ sung có thể “làm
thoát ra không khí và nước biển một lượng phóng xạ vượt nhiều lần, không, vượt
nhiều tá lần, nhiều trăm lần so với mức độ phóng xạ thoát ra do thảm họa
Chernobyl”.
...
Nhưng những nhận xét mạnh bạo nhất được ông phát biểu vào cuối buổi điều
trần, khi đoàn điều tra hỏi ông về việc ông có lời nhắn nhủ gì cho vị Thủ tướng
đương nhiệm. Ông Kan trả lời rằng thảm họa nổ nhà mày điện hạt nhân Fukushima
đã làm cho Nhật Bản đến sát với quyết định di tản cư dân của thành phố Tokyo và
30 triệu dân chúng vùng chung quanh, và sự mất đi thủ đô Tokyo có thể làm tê
liệt toàn bộ chính quyền nhật Bản, đưa đến “sự sụp đổ toàn bộ khả năng hoạt
động của cả nước Nhật”.
Ông nói rằng viễn cảnh mất đi Tokyo đã làm ông nhận ra rằng điện hạt
nhân quả thật là quá
nguy hiểm, những hậu quả của một tai nạn hạt nhân quá to lớn không thể
chấp nhận được.
“Không thể nào bảo đảm an toàn một cách tuyệt đối hoàn toàn để quyết
đoán chắc là ngăn ngừa nguy cơ sụp đổ của cả nước”. Ông Kan tuyên bố “ kinh
nghiệm với thảm họa hạt nhân đã làm cho tôi tin chắc rằng cách thức tốt nhất để
làm cho nhà máy điện hạt nhân an toàn là đừng lệ thuộc vào nó, mà hãy vứt bỏ nó
đi”.
Tuy nhiên, ông Noda dường như đã không chú ý đến các cảnh báo. Vài giờ
sau đó, Thủ tướng chỉ ra rằng ông có thể sớm đưa ra quyết định khởi động lại
nhà máy hạt nhân Oi ở phía tây Nhật Bản, ông hy vọng đó sẽ là bước đầu tiên
hướng tới việc vận hành lại các nhà máy đang tạm dừng hoạt động của Nhật Bản.
Xin cám ơn các bác về bài dịch. Có một lỗi đánh máy nhầm các bác ạ, đoạn thứ 4 từ trên xuống: "Ông Noda (đương kim Thủ tướng Nhật)..." chứ không phải Naoda.
ReplyDeleteCám ơn Ha Le
ReplyDelete