Footnote:
Các công ty bán nhà máy điện nguyên tử luôn huênh hoang bảo đảm rằng NMĐHN an toàn tuyệt đối, không thể nào xảy ra tai nạn phát tán phóng xạ chết người. Nhưng tại sao họ không xây nhà máy tại các trung tâm thành phố vì nơi đó cần điện nhiều nhất. Tất cả nhà máy ĐHN đều được xây tại những nơi hẻo lánh,vùng ven biển, hay gần các hồ nước. Tại sao?
Tại vì sớm muộn gì cũng có tai nạn, và khi có tai nạn mà không có cách gì khắc chế được thì có sẳng nước để làm nguội lò phản ứng nguyên tử. Nếu không có nước biển được máy bay thả bom nước biển làm nguội các lò phản ứng nguyên tử của nhà máy Fukushima tại Nhật Bản, thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã rất khủng khiếp, gấp nhiều lần thảm họa Chernobyl. 30 triệu dân chúng Nhật tại Tokyo và các vùng phụ cận đã trở thạnh dân vô gia cư, bị nhiểm xạ và kinh tế của cả nước Nhật đã bị tê liệt.
Điên hạt nhân là an toàn tuyệt đối là lời nói dối trá của bọn tài phiệt để bán máy móc trục lợi và bọn lợi ích vô nhân đạo tại trong nước có cơ hội béo bở (với món quà lại quả xấp sỉ 10-20% của hơn chục tỷ USD) trục lợi, bất chấp hậu quả cho con cháu người dân Việt Nam đời sau, không những tại Ninh Thuận mà một vùng rộng lớn hằng trăm cây số đường bán kính.
Bọn lợi ích trong ngoài nước dùng con bài khí thải làm biến đổi khí hậu, băng tang và nước biển dâng cao vài chục thước hay hơn vì dùng dầu khí sản xuất điện để hù dọa và bán nhà máy điện nguyên tử nhưng lại xây MNMĐHN tại vùng ven biển như Ninh Thuận!
Bọn lợi ích trong ngoài nước dùng con bài khí thải làm biến đổi khí hậu, băng tang và nước biển dâng cao vài chục thước hay hơn vì dùng dầu khí sản xuất điện để hù dọa và bán nhà máy điện nguyên tử nhưng lại xây MNMĐHN tại vùng ven biển như Ninh Thuận!
Chuyên gia Nhật nghĩ gì về lò hạt nhân Ninh Thuận
P. Jatra
Sáng ngày 11-06-2012, tại D301, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn (ĐH KHXH&NV-Tp.HCM) có tổ chức buổi nói chuyện với chủ đề Hiện trạng nước Nhật sau sự cố hạt nhân do GS. Matsuda Kiyoshi, Đại học Tokyo Nhật Bản trình bày.
Buổi nói chuyện do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á tổ chức. Tham gia buổi nói chuyện có TS. Trần Đình Lâm (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á), PGS.TS Thành Phần (trí thức Chăm quê Ninh Thuận, Phó Giám đốc trung tâm), Th.S Trương Văn Món (giảng viên của trường) và hơn 40 giảng viên, sinh viên đến tham dự.
Nội dung xoay quanh vấn đề tình hình nước Nhật sau thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào 11/3/2011 tại tỉnh Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Trong buổi thuyết trình, GS. Matsuda Kiyoshi đã không kìm nén được cảm xúc khi nhớ lại cảnh tượng nước Nhật sau sự cố lò điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ sau khi tai họa ập xuống đất nước của mặt trời mọc này. Nước Nhật là một đất nước luôn bị rình rập bởi những thiên tai như động đất, sóng thần,… tuy nhiên, người Nhật không ngờ rằng ngày 11-3-2010 là ngày mà tai họa kép động đất-sóng thần lại dắt tay nhau viếng thăm miền Đông nước này. Tai họa khiến cho hàng trăm, hàng nghìn người không thể trở về với quê hương, nhiều người mất đi những người thân, nhiều gia đình lâm vào cảnh không biết về đâu và sẽ ra sao trong nay mai.
Hiện nay, chính phủ Nhật đang gặp khó khăn với vấn đề về an ninh năng lượng, nhiều người già, ít trẻ em, có nên tăng thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng,.. Nhất là vào mùa hè này, nước Nhật sẽ phải đảm bảo năng lượng cho người dân, việc quay lại sử dụng một số lò điện hạt nhân trong sự tính toán cân đối giữa yếu tố môi trường, văn hóa và con người đang là bài toán khó giải của nước Nhật hiện nay.
Qua buổi nói chuyện, Gs. Matsuda Kiyoshi còn trả lời một cách nhiệt tình những câu hỏi của người tham dự và đề tài được nhắc đến là nước Nhật khắc phục hậu quả sự cố điện hạt nhân như thế nào, có nên sử dụng điện hạt nhân nữa hay không, lời khuyên của GS về dự án Điện hạt nhân sẽ xây dựng tại Ninh Thuận,… Sau thảm họa này, nhất là sự rò rỉ lò hạt nhân thì người Nhật không có cách khắc phục nào khác ngoài di tản người dân ra khỏi khu vực bị nhiễm xạ. Nước, đất, không khí, cây cối,… bị nhiễm xạ và con người không thể sống ở đó. Họ chỉ còn cách ra đi, để lại một quê hương bị nhiễm xạ và đổ nát. Gs. Matsuda Kiyoshi cho biết, người Nhật hiện đang phản đối việc quay lại mở cửa một số lò hạt nhân để đưa vào sử dụng của Chính phủ. Do thiếu năng lượng và trong thời gian chờ đợi dạng năng lượng mới sẽ ra đời và thay thế cho điện hạt nhân nên người Nhật không còn cách nào khác là phải chấp nhận sống chung và sử dụng điện hạt nhân.
Nói về dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Gs. Matsuda Kiyoshi cho biết theo thông tin báo chí Nhật thì dự án không có sự thống nhất giữa người sản xuất, người lắp ráp và người vận hành máy móc. Theo Gs Matsuda Kiyoshi, máy móc do hãng TOSHIBA sản xuất, nhưng người lắp ráp lại là người Nga và vận hành là người Việt Nam. Và lời khuyên của Gs là nên cẩn thận với sự không thống nhất của một dự án tốn kém và nguy hiểm này. Gs. còn đề cập, nếu là máy móc của TOSHIBA thì nên để người TOSHIBA lắp ráp hay hơn.
Quan điểm về lò hạt nhân Ninh Thuận
Về việc chọn địa điểm Ninh Thuận – một tỉnh nghèo thuộc Nam Trung Bộ Việt Nam để xây dựng Nhà máy điện hạt nhân, Gs. Matsuda Kiyoshi cho biết ở Nhật không có chuyện xây dựng Nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh A để làm giàu cho tỉnh B, tỉnh B muốn giàu nhờ điện hạt nhân thì xây dựng tại tỉnh B, cớ sao phải chọn A để xây dựng. Và người Nhật có câu “Anh xây lò điện hạt nhân thì xây ở đâu cũng được nhưng đừng xây trên sân nhà tôi”. Và Gs. đã khuyên, một khi đã quyết định xây dựng rồi thì con người cần học cách sống chung với máy móc của lò hạt nhân, học cách điều khiển an toàn, và tốt nhất nên xây ở nơi mà mọi người đều thấy để mỗi sáng thức giấc ai ai cũng nhìn thấy lò hạt nhân đang vận hành.
Buổi nói chuyện kết thúc lúc 11 giờ trưa với sự xúc động bùi ngùi và luyến tiếc của người tham gia. Qua buổi nói chuyện, GS đã cho mọi người biết đến một thứ tinh thần liên kết để vượt qua những khó khăn trong đợt tai họa vừa rồi – đó là tinh thần Kijuna của người Nhật. Tinh thần thể hiện sự tương trợ lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
SG, ngày 12/6/2012
P. J.
Nguồn: http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=582:chuyen-gia-&catid=80:2012&Itemid=92
Buổi nói chuyện do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á tổ chức. Tham gia buổi nói chuyện có TS. Trần Đình Lâm (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á), PGS.TS Thành Phần (trí thức Chăm quê Ninh Thuận, Phó Giám đốc trung tâm), Th.S Trương Văn Món (giảng viên của trường) và hơn 40 giảng viên, sinh viên đến tham dự.
Nội dung xoay quanh vấn đề tình hình nước Nhật sau thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào 11/3/2011 tại tỉnh Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Trong buổi thuyết trình, GS. Matsuda Kiyoshi đã không kìm nén được cảm xúc khi nhớ lại cảnh tượng nước Nhật sau sự cố lò điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ sau khi tai họa ập xuống đất nước của mặt trời mọc này. Nước Nhật là một đất nước luôn bị rình rập bởi những thiên tai như động đất, sóng thần,… tuy nhiên, người Nhật không ngờ rằng ngày 11-3-2010 là ngày mà tai họa kép động đất-sóng thần lại dắt tay nhau viếng thăm miền Đông nước này. Tai họa khiến cho hàng trăm, hàng nghìn người không thể trở về với quê hương, nhiều người mất đi những người thân, nhiều gia đình lâm vào cảnh không biết về đâu và sẽ ra sao trong nay mai.
Hiện nay, chính phủ Nhật đang gặp khó khăn với vấn đề về an ninh năng lượng, nhiều người già, ít trẻ em, có nên tăng thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng,.. Nhất là vào mùa hè này, nước Nhật sẽ phải đảm bảo năng lượng cho người dân, việc quay lại sử dụng một số lò điện hạt nhân trong sự tính toán cân đối giữa yếu tố môi trường, văn hóa và con người đang là bài toán khó giải của nước Nhật hiện nay.
Qua buổi nói chuyện, Gs. Matsuda Kiyoshi còn trả lời một cách nhiệt tình những câu hỏi của người tham dự và đề tài được nhắc đến là nước Nhật khắc phục hậu quả sự cố điện hạt nhân như thế nào, có nên sử dụng điện hạt nhân nữa hay không, lời khuyên của GS về dự án Điện hạt nhân sẽ xây dựng tại Ninh Thuận,… Sau thảm họa này, nhất là sự rò rỉ lò hạt nhân thì người Nhật không có cách khắc phục nào khác ngoài di tản người dân ra khỏi khu vực bị nhiễm xạ. Nước, đất, không khí, cây cối,… bị nhiễm xạ và con người không thể sống ở đó. Họ chỉ còn cách ra đi, để lại một quê hương bị nhiễm xạ và đổ nát. Gs. Matsuda Kiyoshi cho biết, người Nhật hiện đang phản đối việc quay lại mở cửa một số lò hạt nhân để đưa vào sử dụng của Chính phủ. Do thiếu năng lượng và trong thời gian chờ đợi dạng năng lượng mới sẽ ra đời và thay thế cho điện hạt nhân nên người Nhật không còn cách nào khác là phải chấp nhận sống chung và sử dụng điện hạt nhân.
Nói về dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Gs. Matsuda Kiyoshi cho biết theo thông tin báo chí Nhật thì dự án không có sự thống nhất giữa người sản xuất, người lắp ráp và người vận hành máy móc. Theo Gs Matsuda Kiyoshi, máy móc do hãng TOSHIBA sản xuất, nhưng người lắp ráp lại là người Nga và vận hành là người Việt Nam. Và lời khuyên của Gs là nên cẩn thận với sự không thống nhất của một dự án tốn kém và nguy hiểm này. Gs. còn đề cập, nếu là máy móc của TOSHIBA thì nên để người TOSHIBA lắp ráp hay hơn.
Quan điểm về lò hạt nhân Ninh Thuận
Về việc chọn địa điểm Ninh Thuận – một tỉnh nghèo thuộc Nam Trung Bộ Việt Nam để xây dựng Nhà máy điện hạt nhân, Gs. Matsuda Kiyoshi cho biết ở Nhật không có chuyện xây dựng Nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh A để làm giàu cho tỉnh B, tỉnh B muốn giàu nhờ điện hạt nhân thì xây dựng tại tỉnh B, cớ sao phải chọn A để xây dựng. Và người Nhật có câu “Anh xây lò điện hạt nhân thì xây ở đâu cũng được nhưng đừng xây trên sân nhà tôi”. Và Gs. đã khuyên, một khi đã quyết định xây dựng rồi thì con người cần học cách sống chung với máy móc của lò hạt nhân, học cách điều khiển an toàn, và tốt nhất nên xây ở nơi mà mọi người đều thấy để mỗi sáng thức giấc ai ai cũng nhìn thấy lò hạt nhân đang vận hành.
Buổi nói chuyện kết thúc lúc 11 giờ trưa với sự xúc động bùi ngùi và luyến tiếc của người tham gia. Qua buổi nói chuyện, GS đã cho mọi người biết đến một thứ tinh thần liên kết để vượt qua những khó khăn trong đợt tai họa vừa rồi – đó là tinh thần Kijuna của người Nhật. Tinh thần thể hiện sự tương trợ lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
SG, ngày 12/6/2012
P. J.
Nguồn: http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=582:chuyen-gia-&catid=80:2012&Itemid=92
No comments:
Post a Comment