Tuesday, June 26, 2012

LÀM NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ: CHƯA CÓ TRÂU MÀ ĐÃ ĐI LÀM CÁI CẦY!

Chưa có cơ quan pháp huy độc lập kiểm soát hạt nhân mà lại "quyết tâm" làm nhà máy điện hạt nhân.
Lại trò đi tắt đón đầu. Không như đón đầu với tàu cao tốc, đón đầu điện hạt nhân/nguyên tử là mang lại mối lời nhiều tỷ USD cho nhóm lợi ích, là mang thảm họa cho nhiều thế hệ con cháu.
http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/khoahoc.baodatviet.vn/Lap-co-quan-phap-quy-cho-dien-hat-nhan/8762387.epi
Lập cơ quan pháp quy cho điện hạt nhân
Cập nhật lúc :12:02 AM, 27/06/2012
Trên đây là ý kiến của ông Denis Flory, Phó Tổng Gám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại Hội thảo quốc tế “Tăng cường năng lực và thẩm quyền của cơ quan pháp quy hạt nhân” do Bộ KH-CN, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cơ quan Năng lượng hạt nhân thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD/NEA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 26/6.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thị sát nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: V.M.

Theo ông Denis Flory, xây dựng kịp thời cơ quan pháp quy là một trong các yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với các nước bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân. “Cơ quan pháp quy cần được tự do đưa ra các quyết định, đánh giá pháp quy độc lập và có khả năng đưa ra tư vấn độc lập cho chính phủ về tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn tại cơ sở. Một cơ quan pháp quy độc lập, hiệu quả và mạnh mẽ là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và an ninh cho chương trình điện hạt nhân”, ông Denis Flory nhấn mạnh.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân cho biết, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (NMĐHN) của Việt Nam dự kiến sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2020. Việc đảm bảo vận hành an toàn NMĐHN được đặt ra như một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Việc xây dựng cơ quan pháp quy hạt nhân có đủ năng lực và thẩm quyền để kiểm soát, đảm bảo an toàn an ninh hạt nhân là rất cần thiết.

Hội thảo thu hút hơn 100 đại biểu là đại diện các Bộ, ngành Trung ương của Việt Nam và các cơ quan đại diện Diễn đàn hợp tác pháp quy hạt nhân như Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Pakistan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thanh Lâm

No comments:

Post a Comment