http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120629-nhat-ban-can-cap-toc-thao-go-gan-mot-nua-so-lo-phan-ung-hat-nhan
Nhật Bản cần cấp tốc tháo gỡ gần một nửa số lò phản ứng hạt nhân
Biểu tình phản đối điện nguyên tử tại Tokyo ngày 22/06/2012.
REUTERS/Yuriko Nakao
Nhật Bản phải nhanh chóng tháo gỡ 24 lò phản ứng nguyên tử trên tổng số 50 lò mà nước này hiện có. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay 29/06/2012, đây là kết luận của một số dân biểu và thượng nghị sĩ Nhật, sau khi nghiên cứu tính chất nguy hiểm của các lò phản ứng hạt nhân.
Theo nhóm mang tên « Genpatsu Zero » (tức là "zero nhà máy điện hạt nhân"), tập hợp dân biểu và thượng nghị sĩ của nhiều đảng phái khác nhau, gần một nửa các lò phản ứng hạt nhân trên quần đảo Nhật Bản rất nguy hiểm, vì hoặc nằm trên khu vực các vết đứt gãy địa chấn, hoặc là quá cũ kỹ do loại công nghệ học sử dụng đã lỗi thời... Một số cơ sở lại đặt ở nơi dân cư đông đúc, cần ngưng hẳn hoạt động và tháo gỡ.
Trong số 24 lò phản ứng bị đánh giá là rất nguy hiểm này, các nghị sĩ Nhật trước tiên nêu bật hai lò 5 và 6 của nhà máy điện Fukushima Daichi còn vẫn được xem có khả năng hoạt động trong tương lai. Bên cạnh đó là 4 lò thuộc nhà máy Fukushima Daini lân cận. Cả hai nơi này đều bị tai nạn động đất sóng thần năm ngoái, và bị các dư chấn đe dọa.
Các nghị sĩ Nhật còn cảnh báo về 7 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Kashiwazaki - Kariwa, cũng do Tepco khai thác, và cung cấp điện cho Tokyo và vùng phụ cận như Fukushima. Nhà máy này bị hư hại trong vụ động đất năm 2007 ở Niigata, khả năng động đất tại khu vực chung quanh đang gây lo ngại.
Nhà máy điện hạt nhân Hamaoka, miền Trung nước Nhật cũng được nêu bật, do nguy cơ động đất có thể diễn ra ở mức độ 8 trên thang bậc Richter trong tương lai tại một vùng cách Tokyo khoảng 200 cây số và chỉ cách trung tâm công nghiệp Nagoya 100 cây số mà thôi. Tính chất nguy hiểm của nhà máy này đã khiến cựu Thủ tướng Naoto Kan ra lệnh đình chỉ họat động của hai lò phản ứng tại đây ngay sau tai nạn Fukushima.
Còn 26 lò còn lại được xếp hạng theo tuổi tác, kỹ thuật đươc sử dụng, những biện pháp chống động đất... hay nơi xây dựng gần trung tâm dân cư đông đúc.
Hai lò phản ứng 1 và 2 ở nhà máy ở Ohi được đặc biệt chú ý và bị đánh giá là rất nguy hiểm;và nó lại nằm gần hai lò 3 và 4 mà chính phủ Nhật vừa cho phép hoạt động trở lại và có thể bước vào hoạt động thực thụ cuối tuần này hay đầu tuần tới. Các nhà địa chấn học rất lo ngại vì công trình nhằm tăng cường sức kháng lại động đất và sóng thần chỉ có thể hoàn tất trong ba năm tới đây.
Hiện nay hầu hết các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản đều tạm ngưng hoạt động, do bị hư hại, hoặc để kiểm tra, tăng cường tính chất an toàn.
Trong số 24 lò phản ứng bị đánh giá là rất nguy hiểm này, các nghị sĩ Nhật trước tiên nêu bật hai lò 5 và 6 của nhà máy điện Fukushima Daichi còn vẫn được xem có khả năng hoạt động trong tương lai. Bên cạnh đó là 4 lò thuộc nhà máy Fukushima Daini lân cận. Cả hai nơi này đều bị tai nạn động đất sóng thần năm ngoái, và bị các dư chấn đe dọa.
Các nghị sĩ Nhật còn cảnh báo về 7 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Kashiwazaki - Kariwa, cũng do Tepco khai thác, và cung cấp điện cho Tokyo và vùng phụ cận như Fukushima. Nhà máy này bị hư hại trong vụ động đất năm 2007 ở Niigata, khả năng động đất tại khu vực chung quanh đang gây lo ngại.
Nhà máy điện hạt nhân Hamaoka, miền Trung nước Nhật cũng được nêu bật, do nguy cơ động đất có thể diễn ra ở mức độ 8 trên thang bậc Richter trong tương lai tại một vùng cách Tokyo khoảng 200 cây số và chỉ cách trung tâm công nghiệp Nagoya 100 cây số mà thôi. Tính chất nguy hiểm của nhà máy này đã khiến cựu Thủ tướng Naoto Kan ra lệnh đình chỉ họat động của hai lò phản ứng tại đây ngay sau tai nạn Fukushima.
Còn 26 lò còn lại được xếp hạng theo tuổi tác, kỹ thuật đươc sử dụng, những biện pháp chống động đất... hay nơi xây dựng gần trung tâm dân cư đông đúc.
Hai lò phản ứng 1 và 2 ở nhà máy ở Ohi được đặc biệt chú ý và bị đánh giá là rất nguy hiểm;và nó lại nằm gần hai lò 3 và 4 mà chính phủ Nhật vừa cho phép hoạt động trở lại và có thể bước vào hoạt động thực thụ cuối tuần này hay đầu tuần tới. Các nhà địa chấn học rất lo ngại vì công trình nhằm tăng cường sức kháng lại động đất và sóng thần chỉ có thể hoàn tất trong ba năm tới đây.
Hiện nay hầu hết các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản đều tạm ngưng hoạt động, do bị hư hại, hoặc để kiểm tra, tăng cường tính chất an toàn.
No comments:
Post a Comment