Yêu cầu các nhà chuyên gia hạt nhân trong nước như TS PHÙNG LIÊN ĐOÀN, GS PHẠM DUY HIỂN cùng các nhân sĩ uy tín hảy nhanh chóng thay mặt toàn dân đứng ra trực tiếp đòi hỏi đảng cộng sản, chính quyền, quốc hội ngưng dự án xây NMĐHN.
Đi tắt đón đường hạt nhân là đón thần chết diệt chủng!
http://sgtt.vn/Quoc-te/164923/Nhat-khoi-dong-lai-dien-nguyen-tu-sao-cho-vua-long-dan.html
Nhật khởi động lại điện nguyên tử sao cho vừa lòng dân
SGTT.VN - Dù sự chấp thuận của người dân không phải là yếu tố pháp lý bắt buộc, nhưng việc Nhật Bản muốn tái khởi động nhà máy điện hạt nhân nước này đều đặt người dân làm trọng tâm: Thủ tướng Yoshihiko Noda bất ngờ xuất hiện trước truyền hình kêu gọi ủng hộ quyết định của ông. Trước đó, tỉnh trưởng tỉnh Fukui Issei Nishikawa yêu cầu Thủ tướng Noda phải giải thích cho dân rõ quyết định của mình.
Thủ tướng giữ lời hứa
Thay vì bàn bạc trong một phòng họp kín cùng các bộ trưởng, ông Noda đem vấn đề quan trọng này tuyên bố trước công chúng vì lòng tin của nhân dân Nhật Bản ngày càng ngờ vực với chính phủ từ sau thảm họa kép năm 2011.
Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối việc tái khởi động hai nhà máy điệ hạt nhân ở thị trấn Ohi bên ngoài văn phòng thủ tướng. Ảnh: Reuters
|
Trong bài phát biểu 10 phút của mình trên truyền hình vào cuối tuần qua, bên cạnh những lí do kinh tế và an ninh quốc gia, ông Noda tập trung phân tích những tác động xã hội. “Nguồn điện giá rẻ và đáng tin cậy là điều cần thiết để tạo ra cuộc sống thịnh vượng và đầy đủ. Xã hội Nhật Bản không thể hoạt động nếu không có điện hạt nhân. Tôi không thể đặt sự an toàn của nhân dân vào nguy cơ rủi ro chỉ vì không khởi động lại các lò phản ứng”.
Ông Noda cam kết giám sát việc hoạt động các nhà máy tốt hơn và công bố chính sách năng lượng dài hạn để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân trong tháng 8. Nhà máy mà ông Noda dự định đưa vào hoạt động lại đầu tiên là ở thị trấn Ohi, tỉnh Fukui.
Sở dĩ ông Noda có hành động cầu thị như vậy, vì sau sự cố ở ba lò phản ứng ở nhà máy Fukushima Daiichi, chính phủ tuyên bố sẽ không tái khởi động các lò phản ứng nếu không đạt được sự đồng thuận của người dân. Thị trưởng thành phố Osaka yêu cầu chính phủ phải minh bạch và thận trọng hơn trong kế hoạch mở cửa lại các nhà máy.
Phải giải thích cho dân rõ
Tỉnh Fukui có 13 lò phản ứng thuộc bốn cụm phức hợp dọc theo bờ biển – thường được gọi là Hành lang hạt nhân của Nhật Bản – nên tỉnh này là nơi phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân nhất. Là người đứng đầu tỉnh Fukui, ông Nishikawa có thể ngăn chặn quyết định của thủ tướng Noda.
Tỉnh trưởng Fukui Issei Nishikawa tỏ ra chấp nhận quyết định của thủ tướng Noda, theo báo địa phương Fukui Shimbun, khi ông nói đã xem xét nhận định của ông Noda “nghiêm túc”. Tuy nhiên, ông Nishikawa yêu cầu thủ tướng phải đích thân giải thích cho người dân rõ vì sao hai lò phản ứng đang được tạm ngưng tại thị trấn Ohi nên được khởi động lại.
“Điều này sẽ tạo nên một cảm giác an toàn trong công chúng nếu ngài thủ tướng trực tiếp tuyên bố với công dân của mình rằng việc tái khởi động là điều cần thiết”, ông Nishikawa trao đổi trong cuộc họp với Quốc vụ khanh phụ trách thảm họa hạt nhân tỉnh Fukushima Goshi Hosono. Đây là lí do chính xuất hiện bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình quốc gia của thủ tướng Noda.
Tuy nhiên, hành động thiện ý như vậy của thủ tướng Noda có lẽ vẫn chưa đủ làm xiêu lòng người dân. Bất chấp những cảnh báo nghiêm trọng về hậu quả kinh tế sau khi các nhà máy điện hạt nhân bất ngờ “trùm mền”, phần lớn người dân Nhật Bản đều hoài nghi tính an toàn của các nhà máy này. Trong các cuộc thăm dò đều cho thấy đến 70% dân Nhật Bản phản đối điện hạt nhân. Bên ngoài thủ đô Toyko, sau bài phát biểu của thủ tướng Noda, có khoảng 1.000 người biểu tình hô vang “Chúng tôi phản đối tái khởi động” và “Hãy bảo vệ con em chúng ta”.
Trong tuần này, chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định chính thức sau khi có phản hồi cụ thể từ tỉnh trường Fukui.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, một tòa phúc thẩm liên bang ở Quận Colombia (Mỹ) giữa tuần qua đã bác bỏ kế hoạch của Ủy ban điều tiết hạt nhân về việc cho phép các nhà máy lưu trữ tại chỗ khối nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, đồng thời yêu cầu ủy ban này phải tiến hành nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường nếu một cơ sở lưu trữ lớn không được xây dựng. Hiện Uỷ ban điều tiết hạt nhân đang đau đầu vì không biết xử lý thế nào với 65.000 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, mức tăng 2.000 tấn mỗi năm. Tòa án phúc thẩm nhận định ủy ban Điều tiết hạt nhân (NRC) “không có một kế hoạch dài hạn” trong vấn đề này.
Cảnh Toàn (Japan Times, Mainichi, NYT)
No comments:
Post a Comment