Military Marching Music - Nhạc Quân Hành
(English text of the original article in Vietnamese: Nhạc Quân Hành)
English Translation: Hung Nguyen
Vietnamese text: Jimmy Nguyen Nguyen
25/09/2021
Each week, I try to chit chat about entertaining, show biz a little bit, because among the readers, there are still friends who like to talk about art, entertainment, show biz. Personally, I prefer to talk about news and politics, because obviously they are... men’s favourite past time. Men are supposed to care about politics (even if they don't take sides). However, with stories of current affairs, ladies are more involved and more vocal with knife-sharp comments. In contrast, while with showbiz stories, mostly gentlemen have opinions. Funny, isn’t it? So interesting. It's only pity that I don't have time to reply to input from readers, there are questions .... 3 years ago, only now I have the opportunity to reply. I also take this opportunity to apologize and ask for your understanding. (There are some weeks I wrote up to four or five articles and posted on three or four different social sites, so I didn’t have much time to reply.)
Today I'm sharing with you about a special kind of music that I haven't heard or sung for a long time. Called “Military Marching Music”, also called “Marching songs”. Marching means ... go with the discipline and uniform steps, so all songs are usually in 2/4 or 4/4 tune, called even tune for marching. Of course, when musicians write this type of music, they also have to keep the echoing notes right at the beginning of the beat, if not, the song has no marching tune feeling. Many songs have become our lifetime memory.
Old men like me, living through the two regimes, must have listened to this kind of music a lot because the radio always broadcasted it at the beginning of any program. For example the national anthem: “All beloved citizens, our Country is ripe for liberation. Together, we will sacrifice our lives ...” Every time I listened to it (during overseas community social meetings or gatherings) I saw many old men taking towels out of their pockets wiping their tears flowing down their cheeks. Students at that time saluted the National Flag of Yellow colour with three red stripes in the middle on every Monday morning before commencing the classes. After singing the National anthem, then sang the song "Student marching": “Students are the people our country is looking forward for the future”. Just sing without thinking, later when we were grown up, we all knew that the country wants to progress, it needs educated people.
Every school performance must have a choir performance. Hon Vong Phu's song (Longing for to reunite with dear and beloved armed force husband) was the most suitable chosen for any occasion because of the melody, tragic but heroic. We once practiced this stage play for three months in advance. It must be said that when people blend into a collective group, contribute a small voice to the swinging arms of the conductor, then each individual is no longer an individual, but were blended together as one unit
When I was a Uni-student, I also liked to participate with social group music. It must be said that the age of 18, young guys were so resourceful and very energetic. Could sing anytime and anywhere. Going out to a picnic with just ten people, we still could gather in a circle and sang together. The big circle of connecting arms song was sung a lot. With groups of more people, there was another song... ( forget the title): “Our brothers and sisters come back together, we have this reunion 1,2,3,4,5... our brothers and sisters come back together, we gather here 5, 4,3,2,1....” This song was sung and danced, like the bebop tune now. And at the end of the picnic, we had to sing the trade mark song: "See you here, then say goodbye....". Wow! I miss so dearly the songs of our young heyday time!
Years before 75, marching music broadcasting on the radio was very good. Although it was the propaganda music, it was written by many famous Vietnamese musicians, so the lyrics are very concise. The song “You Go to the military Campaign was excellent, even with the Vietnamese of Chinese origin words: "from ancient time to present, male’s duty is going to fight in wars" The song was so good and mind boggling even in decades later. Despite of many of marching songs were written by vietcong musicians, none of them could match this song. This song also included a poem recitation. True to the spirit of the soldier at that time, in the heroic, courageous, enduring hardships and facing death at any time ... there is still poetry and humanity instilled in the song, not just maiming and killing shown in songs of vietcong’s origin: "Glorious road builds with enemy corpses...". But:
“When you leave, you still remember, the sadden longing eyes farewelling you in the sad afternoon, of your young innocent girlfriend not even know how to smile to say goodbye, promise to be faithful and wait for your safe returning.”
One occasion during our camping trip at Long Hai beach. It looked like there's an army recruit training centre located here. I often saw groups of young soldiers marching in parades. Each team is about 40 people (platoon). In the lead was a handsome man holding a flag. This guy was the healthiest of the group. And the guys behind were carrying a few dozen kilograms on their body such as guns, backpacks, water cans. There was a man carrying a shovel. An old sergeant next to him was always shouting. In the hot sun, walking on the sand was very tiring, but you still had to... sing: one, two, three, four..., then: "more sweat on the training field, less bloodshed on the battlefield..." Sweat was real: full of it. One, two, three, four...., the singing slowly faded away as the parade moved further away, like my past memories.
Why did I suddenly feel the urge to write this piece? Because I just watched a video shared on Facebook. A group of soldiers walking and singing like I've seen the same scene in Long Hai beach in the past. The commander sings first, the soldiers repeat. It sounds very heroic, but when I read the lyrics of the marching song, my mind was completely blown away. If the lyrics of this in English language I translated to Vietnamese, the current communist Vietnamese regime would certainly bar it form circulation and banned from singing in public, no way to let its soldiers to sing. Please watch the clip and feel it for yourself. I just like the meaning of the sentence stating the feeling of the person who posted the video: Soldiers fight the war, not because they hate the enemy, but because of the safety and wellbeing of people behind them (parents, wives, children, neighbours...).
Watching that video also enlightened me a lot. Things that seemed absurd before now make sense. When I was a painter, there was a man who worked with me, he had came from Yugoslavia. He was also a war refugee. He was adopted by Australia, but as he talked about the war’s activity of the country-Australia ... he cursed Australia all the time. Anzac Day. Commemorating and remembering Australian soldiers who died in wars. He said: “Australia only specializes in invading other people's countries, it's not good, they also entered your country....” I just nodded. Uh, uh.!
Having lived here for a long time, then think again what has been happening here. Each country has a different geographical location and its population. As Uncle Phuc of vietcong country gave a speech at the United Nations General Assembly today, he said that Vietnam is independent, stands alone, does not need to ally with any country (but with his comrade communist China only?). Australia is completely different, this land is huge and sparsely populated. If there is any greedy country that wants to take over, it is very highly possible, it would be devastated. So since the time of founding of the country, Australia must always be allied with Britain, the United States, or NATO to a less extend. There have always been a treaty of military, security assistance and protection. In my youth time in Vietnam, when I was in school, I had to join a faction to avoid being bullied. Whoever in the group was beaten by others not in the group, regardless of it’s right or wrong, the whole group had to find that person to beat in revenge as a pact, one in all in. So when the pact leader called: “today, go to that guy...” went right away. So we just acted together and no one outside of the group dared to mess up with us. The same goes at national and international levels. As an ally, in every war, Australia must participate as one of the pact and of course lost lots of lives (World War One, World War Two, Korea, Vietnam, Iraq, Afghanistan). When we act like this - one in all in, our allies will come to help us if Australia faces its enemies and our security is in danger. But if you act like you don't need anyone, what if China or Indonesia or Japan (she did it in the past in World War Two) starts a war and invades Australia, then what will happen to Australia, the name Australia would disappear from the map of the world in no time?
So Australian soldiers went to fight with their allies, not because they hated the enemy, but instead indirectly they were protecting our adopted country, protecting us.
Now I understand this, like the sayings of our ancestors: “One tree can’t make a high mountain, three trees can” or “Unite/ally survive divide suicide”
Lyrics of the marching song: “I LEFT MY HOME”
“Your dog was home when you left, you’re right!
Your cat was home when you left, you’re right!
The fish was home when you left, you’re right!
Your mommy and daddy, your brother, your sister, the dog, the cat, the fish
was home when you left, you’re right!
And that’s the reason you left, you’re right!
I left my home, to join the army
I left my home, to join the army
The day I left, my momma cried
She thought that I would surely die
I left my wife, crying at the door
She knew that I would die at war
I left my son playing in the yard
Seeing daddy leave made him cry so hard
Oowie oowie, oowie oowie
Oowie oowie, oowie oowie
Left, march! We join the army
Drill Sergeant DePalo X The Kiffness - I Left My Home (Live Looping Cadence Remix)
Nhạc Quân Hành
Mỗi tuần, tui cũng ráng tám về chuyện văn nghệ văn gừng chút nghe bà con vì trong các bạn đọc vẫn có bạn thích văn nghệ. Riêng tui thì thích nói chuyện thời sự, chính trị hơn vì.... đàn ông mà. Đàn ông là phải quan tâm chính trị (dù không theo phe nào). Vậy mà những bài viết thời sự, phe nữ còm nhiều mới ác. Còn viết chuyện showbiz, toàn quý ông có ý kiến. Vui quá. Chỉ tiếc tui không có thời gian trả lời bạn đọc, có những còm để đến.... 3 năm mới có dịp phúc đáp. Nhân đây cũng gởi lời xin lỗi và mong bà con thông cảm. (Có tuần tui viết tới bốn hay năm bài và đăng ba bốn trang khác nhau nên reply không xuể .)
Bữa nay chia sẻ về một loại nhạc mà lâu quá mình không nghe và không hát. Gọi là nhạc quân hành, cũng gọi là hành khúc. Hành chắc có nghĩa là ... đi nên tất cả các bài nhạc thường là nhịp 2/4 hoặc 4/4, gọi là nhịp chẵn theo bước đi. Dĩ nhiên các nhạc sĩ khi viết loại nhạc này cũng phải để những nốt ngân ngay đầu phách, chớ chơi ngân lửng là đi không được. Nhiều bài hát trở thành một kỷ niệm cuộc đời.
Mấy ông già như tui, sống qua hai chế độ, ắt hẳn phải nghe loại nhạc này nhiều vì radio luôn phát thanh nó trước, thí dụ như bài quốc ca: Này công dân ơi quốc gia đến ngày .... giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống ... Mỗi lần nghe lại (trong các dịp họp cộng đồng hải ngoại ) tui thấy nhiều ông già lấy khăn chậm nước mắt . Học sinh hồi đó, mỗi thứ hai đều có chào cờ . Hát quốc ca xong rồi hát bài Học Sinh Hành Khúc: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau. Cứ hát mà không nghĩ ngợi gì, sau này lớn lên mới biết quốc gia muốn tiến bộ phải cần những người có học vấn.
Bất cứ một buổi văn nghệ nào của trường học cũng phải có một tiết mục hợp ca. Nhạc phẩm Hòn Vọng Phu là hay được chọn nhất vì nó trầm bổng , bi tráng nhưng hào hùng. Có lần tụi tui tập bài này cả ba tháng. Phải nói khi con người hoà mình vào tập thể, góp một giọng hát nhỏ theo cánh tay người đánh nhịp, lúc đấy mình không còn là mình nữa.
Thời sinh viên tui cũng thích nhạc cộng đồng. Phải nói cái tuổi 18 sao mà nó sung, nó cuồn cuộn. Có thể hát bất cứ lúc nào và ở đâu. Đi chơi dã ngoại có mươi người cũng quây thành vòng tròn và hợp ca được. Bài Nối Vòng Tay Lớn hát nhiều. Đông người hơn chút thì có bài...( quên tựa rồi) : Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này 1,2,3,4,5... anh em ta về cùng nhau ta quây quần này 5,4,3,2,1.... Bài này vừa hát vừa múa như điệu bebop bây giờ vậy. Và kết thúc phải cùng hát bài : " gặp nhau đây, rồi chia tay....". Ui! Sao nhớ quá những bài hát một thời.
Những năm trước 75 ,nhạc hành khúc trên đài phát thanh rất hay . Dẫu là nhạc tuyên truyền nhưng toàn những nhạc sĩ tên tuổi nên lời các nhạc phẩm rất súc tích. Bài Anh Đi Chiến Dịch thật tuyệt, có cả lời chữ Hán : "Nam nhi cổ lai chinh chiến hề" sao mà nó hay quá xá mà mấy chục năm sau , chấp cả ngàn bản nhạc hành khúc vc, cũng chưa có bài nào hay như vậy . Nhạc phẩm còn có cả phần ngâm thơ. Thật đúng với tinh thần người lính thời đó, trong cái hào hùng, gan góc, chịu đựng gian khổ và đối diện cái chết bất cứ lúc nào ... vẫn có chất thơ, chất nhân đạo. Chứ người lính không chỉ biết chém giết theo kiểu:" đường vinh quang xây xác quân thù...". Mà ở đây là:
Anh đi chắc hẳn anh còn nhớ, đôi mắt u uẩn chiều tiễn đưa.
Của người em nhỏ thơ ngây quá, chưa biết cười lên hẹn đợi chờ.
Có lần tụi tui đi cắm trại ở bãi biển Long Hải. Hình như ở đây có trung tâm huấn luyện tân binh sao đó mà tui thường thấy những toán quân tập đi diễn hành. Mỗi đội khoảng 40 người ( trung đội ). Đi đầu là một anh đẹp trai cầm cây cờ. Anh này thấy khoẻ nhất. Còn các anh đi sau là mang vài chục ký trên người như súng đạn, ba lô, bi đông nước. Có anh vác cuốc xẻng. Một ông trung sĩ già đi bên cạnh luôn hô hoán. Giữa trời nắng gắt, đi trên cát rất mệt mà còn phải... hát : một hai ba bốn..., rồi :" thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu..." Mồ hôi là có thật: nhễ nhại. Một hai ba bốn...., tiếng hát xa dần như những kỷ niệm đã qua.
Vì sao tui chợt có hứng viết bài này hén? Vì mới xem một video chia sẻ trên Facebook. Một nhóm quân nhân vừa đi vừa hát như tui từng thấy ở Long Hải ngày xưa. Người chỉ huy hát trước, các quân nhân lập lại. Nghe rất hào hùng nhưng chừng đọc lời bài hát tui hết hồn. Lời này mà ở VN bây giờ là bị kiểm duyệt chớ đâu mà cho lính hát. Bà con xem clip và tự cảm nhận nhé. Tui chỉ thích ý nghĩa của câu nêu cảm tưởng của người posted video : người lính chiến đấu không phải vì họ căm thù địch quân mà vì những người thân sau lưng họ ( cha mẹ, vợ con, xóm làng....).
Xem video đó cũng ngộ cho tui nhiều điều. Những cái tưởng như vô lý mà có lý. Hồi tui còn làm thợ sơn, có một ông làm chung người gốc Nam Tư . Ông cũng là người tị nạn chiến tranh. Được Úc cưu mang nhưng nói chuyện là ổng... chửi nước Úc hoài. Ngày Anzac. Kỷ niệm và nhớ ơn các chiến sĩ Úc trận vong. Ổng nói Úc chuyên đi xâm chiếm nước người ta chứ hay ho gì, họ cũng vào cả nước của mày đó.... Tui cũng gật gù. Ừ hén.!
Sống ở đây lâu rồi nghĩ lại. Mỗi quốc gia có một vị trí địa lý và dân số khác nhau. Như bác P hôm nay đọc diễn văn ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc , ý nói VN độc lập, đứng một mình, đ cần đồng minh với nước nào hết . Nhưng Úc là khác, đây đất rộng người thưa. Nếu có nước nào tham lam muốn chiếm đoạt là có thể. Vì thế từ hồi lập quốc, Úc phải luôn luôn là đồng minh với Anh hay Mỹ hay NATO . Luôn có hiệp ước tương trợ về quân sự. Hồi nhỏ còn đi học, muốn khỏi bị bắt nạt cũng phải có tham gia phe nhóm. Ai trong nhóm bị người khác đánh, không cần biết đúng sai, cả đám phải đi kiếm người đó đánh hội đồng. Nên đầu đàn kêu : bữa nay đi uýnh thằng đó... là đi liền. Vậy mới cho chơi chung và cũng không ai dám đụng đến mình. Suy ra bình diện quốc gia, quốc tế cũng vậy. Đã là đồng minh thì cuộc chiến nào Úc cũng phải tham gia và có tổn thất nhân mạng. Chơi như vậy thì lúc mình có chuyện người ta mới giúp. Chứ chơi kiểu không cần ai thì rủi TQ hay Indonesia hay Nhật ( quá khứ đã có ) họ tràn vào thì sao?
Như vậy người lính Úc tham chiến với đồng minh, không phải họ hận thù đối phương mà chính là họ bảo vệ quốc gia của mình.
Bây giờ tui mới hiểu điều đó
No comments:
Post a Comment