Jimmy Nguyen Nguyen is with Hung Cao Nguyen
Đài Loan (tiếp 3)
Câu chuyện cái chú " cửa nhôm " chỉ là một thí dụ cho cách làm ăn của những người ĐL. Bắt đầu bằng cái nhỏ, liên doanh với người bản xứ để hợp pháp và tuỳ theo hệ thống luật để phát triển. Thí dụ như khi VN có luật về đầu tư thì hầu hết các công ty lớn của họ tràn vào chiếm lĩnh nhiều mảng kinh tế. Các khu công nghiệp lớn với hàng chục ngàn công nhân đều có đầu tư của họ. Phụ nữ ở làng vợ đầu tui bây giờ lấy chồng người ĐL rất nhiều, người này lại làm mai người kia. Đa số sống hạnh phúc vì tui thấy Facebook posted cảnh sui gia du lịch thăm nhau nhiều lắm. Có ai đó thống kê số người VN định cư và làm việc ở ĐL bây giờ chạm mốc 2 triệu người. Cũng có người tổ chức đi thuyền đến ĐL nhập lậu. Để thấy nếu họ đối xử không tốt với người nhập cư hay cô dâu thì không có cảnh đó. Dĩ nhiên cá biệt vẫn có những cảnh tồi tệ, cái này không tránh khỏi dù ở bất cứ nước nào.
Muốn biết dân tộc tính của một quốc gia nào mình hãy xem phim ảnh của họ, vì phim luôn đi sát với quần chúng, những tác phẩm được lên phim cũng vậy, nhất là phim truyền hình vì loại phim này có đối tượng là người trong nước. Còn những phim ở các trung tâm điện ảnh lớn thì đối tượng của họ quốc tế hơn. Ngay như xem phim truyền hình VN bây giờ, mô tuýp của họ là sự cãi vã, đay nghiến nhau... xuyên suốt các bộ phim. Scens nào cũng có cảnh la hét, đấu tranh, cự nự.... Nhưng khi xem các phim của ĐL, cách thể hiện của diễn viên khi gặp nghịch cảnh có phần sâu lắng. Họ đau đớn, chảy nước mắt nhưng ít có những phát ngôn cay độc theo cái kiểu đấu tố đã ăn vào máu của phe ta.
Cái thời của tui mấy chị ảnh hưởng truyện của nhà văn nữ Quỳnh Dao nhiều lắm. Truyện được xem là ướt át mà sau 75 gọi là đồi truỵ. Những nơi cho thuê truyện thường tách nhỏ thành nhiều cuốn. Mấy chị ghiền có tập nào thuê tập đấy, xem xong hết thì sắp xếp lại trong đầu cũng được. Nói gì thì nói, xem truyện nhiều cũng ảnh hưởng đến con người nên ngày xưa ông bà già cấm là vậy. Cấm mà vẫn lén lút, có bạn dùng cả bìa sách học để bọc cuốn truyện. Và lén vào mùng lật xem là thường đến độ bị cận thị. Cũng may Quỳnh Dao viết truyện nhân bản, có hậu. Nỗi đau nhẹ nhàng thi vị cho đời sống. Thời đó phụ nữ kín đáo, duyên thầm, nói năng từ tốn, khiêm nhường.... Giờ hiếm lắm. Bạn nào thử xem phim bộ truyền hình VN đi , toàn chửi nhau từ đầu đến cuối , vai nữ đẹp cũng nói chuyện sang sảng, tui xem là ói...
Phim chiếu ở rạp : Mùa Thu Lá Bay lấy từ truyện QD, tui xem ở rạp Lệ Thanh. Vừa xem vừa ngủ mà mấy chị khen hay. Chỉ nhớ được tên vai nữ chính là Hàn Ni, mấy vai kia không nhớ . Hàn Ni bị bệnh tim bẩm sinh, xúc động mạnh có thể chết nên cha mẹ giữ kỹ lắm, giống như là nhốt trong nhà. Thế mà oái ăm thay cô lại yêu anh sinh viên đến trọ nhà cô để học . Cô lãng mạn, đàn piano hay. Anh đẹp trai, vẽ giỏi. Hai người yêu nhau không tránh được. Cha mẹ chàng không chịu con dâu bịnh hoạn nên bắt chàng về nước. Khi chàng đi nàng buồn phiền và chết. Bài nhạc phim được soạn lời Việt : mùa thu lá bay anh đã đi rồi.... đã lấy bao nước mắt khán giả. Ca sĩ Kim Anh hát bài này chết tên luôn, giống như Bằng Kiều với "Trái tim bên lề "vậy .
Tui tưởng Hàn Ni chỉ là nhân vật tưởng tượng không bao giờ có trong thực tế. Ấy mà có. Để tui kể.
Năm đó tui học lớp 12 tại một trường tư thục ngay trung tâm Saigon. Trường này học phí mắc gấp 3 các trường quanh đó nên đa số học sinh là con nhà giàu. Tui thì dưới quê lên nên không biết, thấy danh sách giáo sư toàn " sao " nên ghi tên liền. Hồi đó cứ nghĩ học thầy giỏi là dễ thi đậu ( mà đúng ) nên giá mắc cỡ nào cũng nhào vô. Lớp 12 là sinh tử, tiếc chi tiền.
Trong lớp có một cô người nhỏ nhắn, tên Bảo Nhi. Chắc cha mẹ xem phim tầu nhiều nên đặt tên vậy. Cô lanh lợi, biết chơi đàn piano. Thời đó con gái mà biết chơi đàn này là gia đình quý phái rồi. Cô hay rủ bạn cùng lớp đến nhà, một biệt thự trên đường Tú Xương. Cũng gần trường nên tụi tui không câu nệ. Nhà có bàn bida nên tụi tui thích lắm ( chơi không mất tiền ). Cô đánh cũng hay, tụi tui đánh không lại. Chơi chán thì cô vào ngồi đàn cho cả bọn nghe, yêu cầu bài gì cô cũng đánh được.
Cái piano đó to chiếm một góc phòng, khi đánh cái tiếng đàn cùng cái tiếng như gió do căn phòng thiết kế nó cộng hưởng với nhau làm mình cũng thổn thức theo tiếng đàn. Tui nghĩ tiền nào của nấy. Sau này có đi nghe lòng vòng nước Úc mà chưa thấy cây đàn nào có âm thanh hay như vậy. Dĩ nhiên cũng còn do người chơi đàn. Bảo Nhi tóc dài, khi chơi là quên tất cả, chỉ lâu lâu cúi xuống rồi hất mái tóc ra sau....
Tui nhớ lúc đó là tháng 12 năm 71. Cô mời cả lớp đến nhà dự tiệc sinh nhật. Có bạn nhận lời , có bạn không. Cũng được khoảng 40 bạn. Tui và vài bạn trai được cô nhờ đến giúp trang trí sân vườn. Cô nói em đặt tên buổi tiệc sinh nhật này là : Tango cuối cùng, anh N giúp em tạo một ấn tượng nhé! . Tui thì xưa nay là chúa mê tín và phong thủy, nghe chữ " cuối cùng " là không vui, nhưng nghĩ rạp đang chiếu phim Last tango Paris gì đó ( không nhớ tên đầy đủ )nên là cái trend chăng. Người đẹp kêu là làm chứ không ý kiến, tui đến giờ vẫn vậy.
Tui lấy dây kẽm kết thành chữ "tango cuối cùng " đó treo giữa hai nhánh cây, cao cao chút. Chữ được quấn bông gòn nên có mầu trắng. Một cọng dây cũng quấn bông nối vào cây nến trên chiếc bánh. Bông được tẩm dầu. Đèn tắt hết khi đốt nến. Lửa chạm vào dây có bông tẩm dầu lan đến chữ và nguyên hàng chữ bùng cháy. Bà con vỗ tay quá xá. Thật ấn tượng đó chứ nên tác giả được Bảo Nhi vít đầu xuống ( cổ thấp còn tui cao nhòng ) cho một cái mi trên má. Mùi nước hoa thoảng trong đêm với cái gì cũng mềm mại ...., tui sẽ không quên bao giờ....
Hôm đó có khiêu vũ và chỉ một điệu tango.
Qua năm là giai đoạn học rút, cánh con trai dẹp hết mọi chơi bời để lo chúi đầu vào sách vở. Đi học ngộ lắm, mấy người học từ đầu thì đến gần kỳ thi không hồi hộp, tụi tui chơi trước rút sau nên lúc này học một ngày 15 giờ đồng hồ là thường . Khi thi xong, bạn bè tan tác. Người rớt đi lính, người đậu phải luyện thi để vào trường ĐH. Phải mất cả năm sau mới có thời gian hỏi thăm bạn cũ. Tui có hỏi Bảo Nhi, được biết nàng đã mất. Rất bàng hoàng.
Rồi cũng phải rất lâu sau đó tui mới biết sự thật. Cha mẹ nàng giàu có. Mẹ nàng sinh được 4 con đều là gái, trong đó BN là út. Ai cũng đẹp nhưng thật nghiệt ngã, chị lớn mất năm 18 tuổi, các chị sau cũng vậy. Sau khi bác sĩ khám phá ra gia đình BN, các con đều bị bệnh tim bẩm sinh, khi lớn trái tim cũng lớn theo làm thở không được. Nó như bản án tử hình được báo trước. Cha mẹ BN cưng cô hết mực nhưng cô đủ thông minh để biết số phận mình. Sinh nhật lần cuối cô lấy tên có chữ " cuối cùng " là vậy. Ai cũng tưởng chỉ là một tựa phim đang hot lúc bấy giờ...
Vì thế câu chuyện Hàn Ni trong tiểu thuyết QD, tui nghĩ cũng lấy từ những mảnh đời thật. Người văn sĩ có cái hay là từ những cái đó mà làm thành một thiên tiểu thuyết lấy được bao nước mắt độc giả. Khi bạn đọc bài mà có giọt nước mắt rơi, chứng tỏ cái con người mình có lòng nhân dào dạt. Xứ Đài có một văn sĩ như vậy, chứng tỏ con người của họ cũng không đến nỗi nào phải không....( còn tiếp)
Taiwan 3(continued)
The story of the "aluminium door" Taiwanese man is just an example of how the Taiwanese do business in the Vietcong country. They started to make the foothold with a small, joint venture business with local people to be legal and to follow the communist party’s “money talk first” rule then to expand further. For example, when Vietnam (Vietcong country) started to roll out a new law on foreign investment, most of the Taiwanese big companies flooded in and dominated many economic sectors. Large industrial zones using tens of thousands of young manual workers all had their investment shares. Lots of women in the village of my first wife, now got married to Taiwanese men, one married girl started to chain-introduce another girl to a Taiwanese man for marrying. Most married couples have lived happily, as I saw the evidences in Facebook postings, many photo scenes of in-law families traveling to visit each other between the two countries. Someone or organization has compiled the statistic of the number of Vietnamese people living and working in Taiwan, showing the number has reached the milestone of 2 million people. There were also people or groups organizing secret boat trips to smuggle Vietnamese to Taiwan. There was no hard evidence about mistreatments of Vietnamese immigrants or brides by Taiwanese men. Of course, there are still a few unpleasant incidents, which are inevitable in any country.
If you want to know the behavioural manner of a country, you should watch their home made movies, because movies are always the mirror image the social masses, so are the works that are filmed, especially TV series, because this type of film serves the taste of the local audience. While for feature movies showing in big cinema centres, their audience have more international taste. Even watching Vietnamese dramas now shown on Vietnam’s TV channels, their motif is quarrelling, heatedly arguing, screaming, fighting with each other... in most of the films, and it happened in almost in every scenes with duelling which have implanted deep in their blood. On the contrary, on watching Taiwanese's movies, the expressions of actors and actresses when confronting with adversity were somewhat profound. They expressed in painful expressions, shedding tears, but rarely spoke harshly in the style of accusations.
In my time, young girls were influenced a lot by the stories of the famous Taiwanese female novelist named Quynh Dao. The love stories were considered steamy and after 75 were condemned by the Vietcong regime as depraving. In the old days, before 75, book stores that rent out her popular novels which were translated to Vietnamese, split the thick novel book into several thin booklets. As girls got hooked to any novel they jumped in and rented any part of the novel they could get hold of, regardless of the order chapters in the booklets, they will refresh and recalled the sequence of the story after reading them all. Whatever you say, reading a lot of the dramatizing stories also affects people’s behaviour and social perception and activities, that might be the reason why in those days, reading these novels was forbidden by our oldies. Even though it was prohibited but still quietly seeped through, some girls used the cover of a school book to wrap the story booklet. And often sneaked inside the mosquito net in the night to read under very deem light to the point of being nearsighted. Fortunately, Quynh Dao wrote humanly spirited and happy ending love stories. Pain was gentle and poetic for life. At that time, women were discreet, charming, quiet, humble.... It's so rare now in socialist Vietnam. Anyone who tries to watch current Vietnamese dramas, you will see they all scold at each other from beginning to end, beautiful female actresses also talk loudly, resorting on bad and unruly languages, if I view it now I might vomit for sure...
Many years ago, the feature movie “Autumn Leaves Flying” were filmed based on the author Quynh Dao’s famous novel bearing the same name. I watched it when it was shown at Le Thanh cinema in Saigon. While watching I fell into sleep (boring!), but all young girls loved and emotionally praised it. I can only vaguely remember the female lead actress played the young girl named Han Ni in the novel, can’t remember other supporting role actresses. Han Ni was born with a congenital heart disease, so she could die at any time if facing stressful emotions, so her parents looked after her very strictly. She was being constantly watched, like being with the house detention. But unfortunately she fell in love with a university student who regularly came to her house to obtain extra study. She was very sensitively romantic, her piano skill was good. He was handsome and also good at painting. Their love of each other could not be avoided. His parents found out, did not accept a future daughter-in-law with serious health problems, so they forced him to return home. After he had left, she was so distraught, felt so lonely and soon died of her ongoing heart disease. The soundtrack of the movie which was composed with Vietnamese lyrics: “Autumn leaves fly, she's gone....” has brought the viewing audience to tears. Singer Kim Anh sang this song and she sticked with the song for good, just like male singer Bang Kieu with the song "Heart on the sidelines".
I thought Han Ni was just an imaginary character that never existed in real life. But in fact, there was one identical story in real life. Let me tell you this true story.
That year, I was in year 12 at a private school in the heart of Saigon. This school is 3 times more expensive than the nearby schools, so most of the students studied there were children of rich parents. I lived in the countryside, so I didn't know the status of this school, on seeing the list of teachers are full of "stars", I immediately enrolled to study at the school. At that time, I thought that studying with good teachers would make it easy to pass the exam (which was mostly true), so no matter how expensive the fee was, I jumped in. Grade 12 was life and death in the war time, spending big money for school fees was the right choice and without any regret.
In the class, there was a skinny and frail beautiful young girl, named Bao Nhi. I guessed her parents had watched a lot of Chinese movies, that was why they named her that way. She was smart and knew how to play piano too. At that time, a girl who knew how to play this instrument most likely came from a noble family. She often invited her classmates to her house, a villa on Tu Xuong Street. It's also close to the school, so we didn't hesitate to come to her home. The house had a pool table, so we liked it a lot (no money to pay for playing!). She played very well, we all were beaten by her. When she got bored of playing pool, she sat down and played piano for all of us to enjoy, she was so good and could play any song we asked.
That big piano occupied one corner of the room. When playing, the whirlwind sounds of the piano floated around the acoustic designed room, it resonates with each other, making me sobbing hearing the sound of the piano. I thought you get what you pay for designing the music room. Many years later, I went to listen to music shows around Australia but never saw a piano with such good sound like the one of the young girl. Of course, it also depends on the player. Bao Nhi had long hair, when she played, she forgot everything, only occasionally bent down and threw her hair back....
I remember it was December '71. She invited the whole class to her house for her birthday party. Some of us accepted, some didn't. All in all about 40 guys came. She asked me and a few boys to help in decorating the garden. She named this birthday party: “The Last Tango”, and said “N, you help me creating an excellent impression for this special occasion!” I have always been a highly superstitious guy and believed in Feng Shui. Hearing the word "Last", I was not happy and was a bit concerning, but I thought that the cinemas in the city were showing the movie “The Last Tango in Paris” at that time (don't remember the full name of the movie) so it could be the trend of young girls. The beautiful chic said: “do it”, I “do it” without questioning. Until now I still do the same when a beautiful young girl ask me to!
I made the "The Last Tango" with metal wire and hung it between two tree branches, a bit tall tree. The letters are wrapped in cotton, so they are all white. A string also wrapped with cotton attaching the words to the candle on the cake. Cotton was impregnated with vegetable oil. The light turns off when the candle was lit. The fire touched the oiled cotton rope and spread to the letters and the whole line burst into flames. Everyone clapped their hands so loud and nonstop. That's impressive, so Bao Nhi pulled the author’s (me!) head down (she was short but I was tall) and landed a tendering kiss on my cheek. The scent of the perfume she used floating around through the night and everything was just lovely soft...., I will never forget it....
The dancing theme of that night was only one: “Tango”.
Through that final high school year it was the time of hard learning and rushing without resting. The boys put on hold all their leisure activities and solely focused on text books. School studying was such a strange activity, people who learnt from the beginning were not nervous until the exam was near, but if played at the beginning then had to rush to study near the end, so it's normal to study 15 hours a day as the exam time was getting closer. When the exam was over, our school friends dispersed into different places in all corners of the society. Those who failed the exam had to join the army, those who passed the exam had to prepare for the coming selection exam to enter the highly sought after university faculties. It took a whole year to get some free time to see old school friends. I later asked my friends about Bao Nhi, and learned that she had passed away. Very dismayed.
It took a long time for me to know the truth about her fate. Her parents were rich. Her mother gave birth to 4 children, all girls, Bao Nhi was the youngest. Everyone was beautiful but it's so cruel, the oldest sister died at the age of 18, so did the other sisters. After the doctor discovered that in the patient's family, the children were all born with congenital heart disease. When they grew up, their hearts also grew larger, making it impossible to breathe. It's like a death sentence foretold. Bao Nhi's parents loved her dearly, but she was smart enough to know her fate. That was her last birthday with the word "Last" she had decorated. Everyone thought it was just from a “hot” movie title at that time...
So with the story of Han Ni in the novel of Quynh Dao, I think it was also recreated from a real life case. The writer had the special talent that, from those real life things, she could create a love story novel that attracted so much tears from so many readers through generations. When you read the article and have some tears in your eyes, it shows that you have the generous heart. The land of Taiwan has such a talented writer, proving that their people are not too bad.... (continued)
No comments:
Post a Comment