Fukushima: Biểu tình đòi truy tố những người chịu trách nhiệm
Dân Nhật biểu tình đòi truy tố những người có trách nhiệm trong tai nạn Fukushima - Reuters /Yuriko Nakao
Gần ba năm sau ngày xảy ra vụ tai nạn nhà máy hạt nhân Fukushima, hôm nay 01/03/2014, tại Tokyo hàng trăm người đã tổ chức biểu tình phản đối quyết định của tư pháp Nhật không khởi tố những người chịu trách nhiệm trong thảm hoạ Fukushima.
Về mặt chính thức, không có một trường hợp tử vong nào liên quan trực tiếp với các vụ rò rỉ phóng xạ trong vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm hoạ động đất sóng thần hồi tháng Ba năm 2011 tại vùng đông bắc Nhật Bản.
Tuy nhiên, nhiều người dân trong vùng Fukushima đã tự tử vì lo sợ nhiễm xạ và một số trường hợp bị chết trong chiến dịch sơ tán 160 nghìn người ra khỏi vùng bị nạn.
Theo con số thống kê chính thức được công bố hồi tuần trước, 1656 người đã chết sau tai nạn hạt nhân do stress hoặc một số bệnh có liên quan đến vụ tai nạn.
Ông Ruiko Muto, 61 tuổi, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình hôm nay tại Tokyo bức xúc nói : « Có rất nhiều nạn nhân, nhưng tại sao lại không có khởi tố ».
Hàng chục nghìn người vẫn không thể trở lại nhà cũ và các nhà khoa học cho rằng nhiều vùng sẽ phải bị bỏ hoang vĩnh viễn.
Hồi năm 2012, khoảng 15 000 người có trang trại và nhà cửa bị nhiễm phóng xã đã tiến hành các thủ tục kiện chính phủ Nhật và các lãnh đạo của công ty quản lý khai thác nhà máy điện Fukushima là Tokyo Electric Power (TEPCO).
Tháng 9 năm ngoái, các thẩm phán thụ lý đã quyết định không ra cáo trạng nào với lý do không ai có thể lường trước được trận động đất sóng thần lại dữ dội đến như vậy. Đồng thời toà cũng không thấy có thiếm khuyết nào trong những phản ứng của những người có trách nhiệm sau thảm hoạ.
Cũng trong ngày hôm nay, khoảng 1800 người đã biểu tình trong thành phố cảng Yazu, cách Tokyo 170 km về phía tây-nam để kỷ niệm 60 năm Mỹ thử quả bom hydro trên đảo san hô Bikini, nằm trong Thái Bình Dương. Vụ thử bom này đã khiến hơn chục ngư dân Nhật sống trên một hòn đảo Marshall gần đó bị chết vì nhiễm xạ.
Tuy nhiên, nhiều người dân trong vùng Fukushima đã tự tử vì lo sợ nhiễm xạ và một số trường hợp bị chết trong chiến dịch sơ tán 160 nghìn người ra khỏi vùng bị nạn.
Theo con số thống kê chính thức được công bố hồi tuần trước, 1656 người đã chết sau tai nạn hạt nhân do stress hoặc một số bệnh có liên quan đến vụ tai nạn.
Ông Ruiko Muto, 61 tuổi, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình hôm nay tại Tokyo bức xúc nói : « Có rất nhiều nạn nhân, nhưng tại sao lại không có khởi tố ».
Hàng chục nghìn người vẫn không thể trở lại nhà cũ và các nhà khoa học cho rằng nhiều vùng sẽ phải bị bỏ hoang vĩnh viễn.
Hồi năm 2012, khoảng 15 000 người có trang trại và nhà cửa bị nhiễm phóng xã đã tiến hành các thủ tục kiện chính phủ Nhật và các lãnh đạo của công ty quản lý khai thác nhà máy điện Fukushima là Tokyo Electric Power (TEPCO).
Tháng 9 năm ngoái, các thẩm phán thụ lý đã quyết định không ra cáo trạng nào với lý do không ai có thể lường trước được trận động đất sóng thần lại dữ dội đến như vậy. Đồng thời toà cũng không thấy có thiếm khuyết nào trong những phản ứng của những người có trách nhiệm sau thảm hoạ.
Cũng trong ngày hôm nay, khoảng 1800 người đã biểu tình trong thành phố cảng Yazu, cách Tokyo 170 km về phía tây-nam để kỷ niệm 60 năm Mỹ thử quả bom hydro trên đảo san hô Bikini, nằm trong Thái Bình Dương. Vụ thử bom này đã khiến hơn chục ngư dân Nhật sống trên một hòn đảo Marshall gần đó bị chết vì nhiễm xạ.
Trong mấy năm qua Nhật Bản luôn hứng chịu những thiên tai và hệ lụy của những thiên tai đó thật tài khốc. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ thông tin.
ReplyDelete----------------------
Mr.Nam
CHUYÊN MÁY ĐO KHOẢNG CÁCH LASER CẦM TAY TANTRUNGNAM