Trong 2 năm đầu tiên sau thảm họa động đất - sóng thần, mọi người đều muốn giúp đỡ lẫn nhau nhưng đến năm thứ 3, rạn nứt đã xuất hiện
Vào đúng 14 giờ 46 phút ngày 11-3 (giờ Tokyo), cả nước Nhật lặng thinh để tưởng nhớ thời điểm xảy ra động đất 3 năm trước, kéo theo sau đó là thảm họa sóng thần và hạt nhân.
Vì nụ cười ở nơi hoang tàn
Nhân dịp này, Nhật hoàng Akihito đã vinh danh các nạn nhân thiệt mạng, những người sống sót sau thảm họa và cả những người quên mình để giải quyết hậu quả kéo theo. “Nhiều nạn nhân vẫn sống một cuộc sống khó khăn trong khu vực bị tàn phá. Tôi cầu nguyện cho thời gian hòa bình sẽ lại mỉm cười với những nơi hoang tàn” - Nhật hoàng nói từ hội trường nhà hát quốc gia ở thủ đô Tokyo.
Tại khu tưởng niệm bên bờ biển ở quận Arahama, thủ phủ Sendai của tỉnh Miyagi, người thân và bạn bè của những nạn nhân có mặt từ sáng 11-3. Họ mang theo hoa rồi cùng cầu nguyện. Tại thị trấn Namie, cách Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 8 km, cảnh sát và nhân viên cứu hỏa vẫn tiếp tục tìm kiếm thi thể người gặp nạn.
“Cha mẹ chúng tôi vẫn mất tích. Tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ không bao giờ tìm thấy họ. Vì lẽ đó, chúng tôi đến đây để cùng mọi người tìm kiếm” - Miho Suzuki, cư dân 25 tuổi ở thị trấn Namie, tâm sự.
Trong khi đó, gia đình Takeyama ở TP Ishinomaki, tỉnh Miyagi, đã cố gắng quên đi những con sóng khổng lồ cuốn lấy người thân, nhà cửa và cả cuộc sống họ từng có. Dẫu vậy, nhiều đêm, vợ chồng ông Takeyama - đều ngót nghét 70 tuổi - vẫn nhìn chằm chằm vào trần của căn nhà tạm nhỏ bé và nghĩ ngợi.
Tương lai vô định
Tại thị trấn Onagawa của Miyagi, nhiều người sơ tán cố gắng giữ cho bản thân bận rộn bằng cách làm và bán dép truyền thống, áo thun, vừa kiếm sống qua ngày vừa để quên đi thực tế nghiệt ngã.
“Tôi luôn tự hỏi liệu mình có còn sống khi rời khỏi căn nhà tạm bợ này hay không. Tôi muốn chết trong một căn nhà mới, tinh tươm, không lo nghĩ gì về tương lai” - cụ Kazuko Kimura, 86 tuổi, nói. Trong khi đó, cụ Sawako Kishi, 76 tuổi, trải qua nhiều đêm trắng với nỗi ám ảnh về quá khứ và tương lai vô định.
“Chính phủ nỗ lực tái thiết nhưng lại bỏ ngỏ vấn đề sức khỏe tâm thần của người sơ tán” - Tsuyoshi Akiyama, bác sĩ tâm thần thuộc Trường ĐH Tokyo, nhận định. “Trong 2 năm đầu tiên sau thảm họa, mọi người đều muốn giúp đỡ lẫn nhau bởi tất cả chịu chung mất mát. Đến năm thứ 3, rạn nứt bắt đầu xuất hiện và họ dần sống tách nhau ra” - bà Ayako Sato, nhà tâm lý học tại TP Rikuzentakata, nói với báo The Straits Times.
Cuộc sống hiện giờ là một thách thức không nhỏ cho các bậc cha mẹ cũng như người giám hộ của trẻ em mồ côi trong vùng thảm họa. Có khoảng 241 trẻ mồ côi ở 3 tỉnh bị tàn phá nặng nề thuộc vùng Tohoku, trong đó khoảng 90% được người thân nuôi dưỡng. Một cuộc khảo sát của báo Yomiuri cho thấy nhiều người lớn này đang trên bờ vực của suy nhược thần kinh vì phải đối mặt với những thách thức về tuổi tác và sức khỏe yếu kém.
Tại TP Koriyama, gần Nhà máy Điện hạt nhân Fukishima 1, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân đưa trẻ em ra ngoài chơi và xây dựng thêm các khu vui chơi. Dù vậy, phải mất vài năm nữa để các phụ huynh bớt lo lắng về nguy cơ nhiễm xạ.
Vì nụ cười ở nơi hoang tàn
Nhân dịp này, Nhật hoàng Akihito đã vinh danh các nạn nhân thiệt mạng, những người sống sót sau thảm họa và cả những người quên mình để giải quyết hậu quả kéo theo. “Nhiều nạn nhân vẫn sống một cuộc sống khó khăn trong khu vực bị tàn phá. Tôi cầu nguyện cho thời gian hòa bình sẽ lại mỉm cười với những nơi hoang tàn” - Nhật hoàng nói từ hội trường nhà hát quốc gia ở thủ đô Tokyo.
Tại khu tưởng niệm bên bờ biển ở quận Arahama, thủ phủ Sendai của tỉnh Miyagi, người thân và bạn bè của những nạn nhân có mặt từ sáng 11-3. Họ mang theo hoa rồi cùng cầu nguyện. Tại thị trấn Namie, cách Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 8 km, cảnh sát và nhân viên cứu hỏa vẫn tiếp tục tìm kiếm thi thể người gặp nạn.
Ba cha con anh Atsushi Niizuma mang hoa hồng đến bên bờ biển tỉnh Fukushima Ảnh: KYODO
“Cha mẹ chúng tôi vẫn mất tích. Tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ không bao giờ tìm thấy họ. Vì lẽ đó, chúng tôi đến đây để cùng mọi người tìm kiếm” - Miho Suzuki, cư dân 25 tuổi ở thị trấn Namie, tâm sự.
Trong khi đó, gia đình Takeyama ở TP Ishinomaki, tỉnh Miyagi, đã cố gắng quên đi những con sóng khổng lồ cuốn lấy người thân, nhà cửa và cả cuộc sống họ từng có. Dẫu vậy, nhiều đêm, vợ chồng ông Takeyama - đều ngót nghét 70 tuổi - vẫn nhìn chằm chằm vào trần của căn nhà tạm nhỏ bé và nghĩ ngợi.
Tương lai vô định
Tại thị trấn Onagawa của Miyagi, nhiều người sơ tán cố gắng giữ cho bản thân bận rộn bằng cách làm và bán dép truyền thống, áo thun, vừa kiếm sống qua ngày vừa để quên đi thực tế nghiệt ngã.
“Tôi luôn tự hỏi liệu mình có còn sống khi rời khỏi căn nhà tạm bợ này hay không. Tôi muốn chết trong một căn nhà mới, tinh tươm, không lo nghĩ gì về tương lai” - cụ Kazuko Kimura, 86 tuổi, nói. Trong khi đó, cụ Sawako Kishi, 76 tuổi, trải qua nhiều đêm trắng với nỗi ám ảnh về quá khứ và tương lai vô định.
“Chính phủ nỗ lực tái thiết nhưng lại bỏ ngỏ vấn đề sức khỏe tâm thần của người sơ tán” - Tsuyoshi Akiyama, bác sĩ tâm thần thuộc Trường ĐH Tokyo, nhận định. “Trong 2 năm đầu tiên sau thảm họa, mọi người đều muốn giúp đỡ lẫn nhau bởi tất cả chịu chung mất mát. Đến năm thứ 3, rạn nứt bắt đầu xuất hiện và họ dần sống tách nhau ra” - bà Ayako Sato, nhà tâm lý học tại TP Rikuzentakata, nói với báo The Straits Times.
Cuộc sống hiện giờ là một thách thức không nhỏ cho các bậc cha mẹ cũng như người giám hộ của trẻ em mồ côi trong vùng thảm họa. Có khoảng 241 trẻ mồ côi ở 3 tỉnh bị tàn phá nặng nề thuộc vùng Tohoku, trong đó khoảng 90% được người thân nuôi dưỡng. Một cuộc khảo sát của báo Yomiuri cho thấy nhiều người lớn này đang trên bờ vực của suy nhược thần kinh vì phải đối mặt với những thách thức về tuổi tác và sức khỏe yếu kém.
Tại TP Koriyama, gần Nhà máy Điện hạt nhân Fukishima 1, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân đưa trẻ em ra ngoài chơi và xây dựng thêm các khu vui chơi. Dù vậy, phải mất vài năm nữa để các phụ huynh bớt lo lắng về nguy cơ nhiễm xạ.
Lặn tìm vợ suốt 3 năm
Ông Yasuo Takamatsu, 57 tuổi, đến nay vẫn khắc khoải đi tìm vợ mình. Bà Yuko (47 tuổi) là một trong 260 người mất tích ở riêng thị trấn Onagawa, tỉnh Miyagi. Sau khi đã lần tìm từng manh mối nhỏ nhất trên mặt đất nhưng không thành công, ông Takamatsu quyết định lặn xuống biển với hy vọng ít nhất cũng tìm thấy thi thể vợ mình.
Khi báo giới tiếp cận để khai thác câu chuyện tình yêu cảm động này, ông Takamatsu luôn nhắc đến hình ảnh người vợ “rất duyên dáng và tốt bụng”.“Bà ấy lúc nào cũng ở cạnh tôi. Tôi nhớ vợ tôi lắm. Bà ấy là một phần không nhỏ gắn vào cuộc đời tôi rồi” - ông thổ lộ.
Ông Takamatsu cho biết bà Yuko đã gửi tin nhắn di động cuối cùng cho ông chỉ nửa giờ sau khi trận động đất 9 độ Richter rúng động Nhật Bản và gây sóng thần cao hơn 20 m xảy ra. “Yuko nhắn tin: “Em muốn về nhà”. Đó là lời nhắn nhủ cuối cùng của bà ấy. Tôi thấy thật khủng khiếp khi nghĩ bà ấy vẫn ở đâu đó quanh đây. Tôi chỉ muốn đưa bà ấy về nhà càng sớm càng tốt” - ông Takamatsu trầm ngâm.
Lúc sóng thần ập tới, bà Yuko trú tạm trên mái một ngân hàng địa phương cùng các đồng nghiệp. “Khi biết ngân hàng nằm trong khu vực sóng thần tấn công, đầu gối tôi khuỵu xuống, đầu óc trống rỗng” - ông Takamatsu nhớ lại. Lực lượng cứu hộ sau đó phát hiện chiếc điện thoại di động của bà Yuko trong đống đổ nát. Sấy khô nó, ông Takamatsu nhận ra đoạn tin nhắn cuối cùng chưa kịp gửi của vợ: “Sóng thần khủng khiếp quá!”.
Là một tài xế xe buýt, ông Takamatsu rất xa lạ với công việc lặn biển. Vậy mà kể cả những ngày băng giá, ông vẫn không ngại lặn xuống. “Tôi chỉ muốn tìm thấy Yuko. Tôi biết việc này rất khó vì đại dương quá lớn nhưng sẽ không từ bỏ!” - ông quả quyết.
Ông Yasuo Takamatsu, 57 tuổi, đến nay vẫn khắc khoải đi tìm vợ mình. Bà Yuko (47 tuổi) là một trong 260 người mất tích ở riêng thị trấn Onagawa, tỉnh Miyagi. Sau khi đã lần tìm từng manh mối nhỏ nhất trên mặt đất nhưng không thành công, ông Takamatsu quyết định lặn xuống biển với hy vọng ít nhất cũng tìm thấy thi thể vợ mình.
Khi báo giới tiếp cận để khai thác câu chuyện tình yêu cảm động này, ông Takamatsu luôn nhắc đến hình ảnh người vợ “rất duyên dáng và tốt bụng”.“Bà ấy lúc nào cũng ở cạnh tôi. Tôi nhớ vợ tôi lắm. Bà ấy là một phần không nhỏ gắn vào cuộc đời tôi rồi” - ông thổ lộ.
Ông Takamatsu cho biết bà Yuko đã gửi tin nhắn di động cuối cùng cho ông chỉ nửa giờ sau khi trận động đất 9 độ Richter rúng động Nhật Bản và gây sóng thần cao hơn 20 m xảy ra. “Yuko nhắn tin: “Em muốn về nhà”. Đó là lời nhắn nhủ cuối cùng của bà ấy. Tôi thấy thật khủng khiếp khi nghĩ bà ấy vẫn ở đâu đó quanh đây. Tôi chỉ muốn đưa bà ấy về nhà càng sớm càng tốt” - ông Takamatsu trầm ngâm.
Lúc sóng thần ập tới, bà Yuko trú tạm trên mái một ngân hàng địa phương cùng các đồng nghiệp. “Khi biết ngân hàng nằm trong khu vực sóng thần tấn công, đầu gối tôi khuỵu xuống, đầu óc trống rỗng” - ông Takamatsu nhớ lại. Lực lượng cứu hộ sau đó phát hiện chiếc điện thoại di động của bà Yuko trong đống đổ nát. Sấy khô nó, ông Takamatsu nhận ra đoạn tin nhắn cuối cùng chưa kịp gửi của vợ: “Sóng thần khủng khiếp quá!”.
Là một tài xế xe buýt, ông Takamatsu rất xa lạ với công việc lặn biển. Vậy mà kể cả những ngày băng giá, ông vẫn không ngại lặn xuống. “Tôi chỉ muốn tìm thấy Yuko. Tôi biết việc này rất khó vì đại dương quá lớn nhưng sẽ không từ bỏ!” - ông quả quyết.
Đỗ Quyên
HUỆ BÌNH
No comments:
Post a Comment