http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140311-nhat-ban-tuong-niem-ba-nam-tham-hoa-song-than-va-hat-nhan-fukushima
Nhật Bản tưởng niệm ba năm thảm họa sóng thần và hạt nhân Fukushima
Nhật Bản tưởng niệm nạn nhân sóng thần ngày 11 tháng Ba 2011
Reuters
Vào lúc 14 giờ 46 phút giờ địa phương, toàn thể nước Nhật ngừng sinh hoạt, dành một phút mặc niệm. Vào giờ này ngày 11/03/2011, một trận động đất đã xảy ra kéo theo là sóng thần và thảm nạn hạt nhân Fukushima với hơn 20.000 người chết và mất tích. Toàn thể khu vực đông bắc bị tàn phá.
Theo AFP, hôm nay 11/03/2014, một buổi lễ tưởng niệm được tổ chức tại Tokyo với sự hiện diện của Nhật hoàng, hoàng hậu và Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật hoàng đã bày tỏ lòng phân ưu gửi đến thân nhân và nạn nhân tử vong ở ba tỉnh Fukushima, Iwata và Miyagi.
Ba năm sau thảm họa sóng thần và hạt nhân, 300.000 người tỵ nạn vẫn còn chờ ngày quay về chốn cũ. Nhân ngày tưởng niệm hôm nay, nhiều phóng viên quốc tế được mời đến quan sát tại chỗ.
Từ Fukushima, đặc phái viên Frédéric Charles tường thuật :
« Điều gây xúc động nhất trong cuộc thăm viếng này, là khi nhìn thấy lần đầu tiên từ khi xảy ra tai nạn hạt nhân, căn phòng quản lý khủng hoảng. Tại nơi đây, ba năm trước, các kỹ sư phấn đấu ngay từ giờ phút đầu tìm cách kiểm soát nhà máy hạt nhân lâm nạn. Căn phòng chỉ huy chỉ nằm cách lò phản ứng số 1 có 40 thước. Chính lò hạt nhân này đã bị chấn động rất mạnh, bị mất điện, các thanh nhiên liệu bị nóng đỏ và hóa lỏng cuối cùng là vụ nổ khí hydro.
Các chuyên viên Nhật phải đối phó với tình thế xấu nhất. Họ ghi các đo đạt trên vách, màn ảnh kiểm soát tắt ngấm. Giám đốc trung tâm Fukushima lúc bấy giờ là Masao Yoshida, một người lịch thiệp, thích hút thuốc lá, Phật tử thuần thành, sau này tuyên bố : nhiều lần chúng tôi nghĩ là sắp chết đến nơi.
Điều đập vào mắt nữa khi thăm viếng trung tâm Fukushima là hàng hàng lớp lớp thùng chứa khổng lồ. Bên trong là 350 ngàn tấn nước nhiễm phóng xạ. Vấn đề là một số thùng bị rò rỉ. Nỗi lo âu của chính phủ Nhật là chưa biết phải làm thế nào : hoặc tiếp tục xây thêm hàng ngàn thùng « xi-tẹc » tại Fukushima trên một vùng địa chấn thường xuyên hay quét dọn cho sạch phóng xạ và đổ hết nước ô nhiễm xuống biển.
Cuối cùng, không thể quên số phận của hơn 30 ngàn nhân viên làm việc ngày đêm để bảo vệ an toàn cho trung tâm hạt nhân này. Ngoài ra còn có tin đồn không ít trẻ em địa phương bị ung thư tuyến giáp trạng. Theo tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia Nhật thì chuyện này không có thật".
Ba năm sau thảm họa sóng thần và hạt nhân, 300.000 người tỵ nạn vẫn còn chờ ngày quay về chốn cũ. Nhân ngày tưởng niệm hôm nay, nhiều phóng viên quốc tế được mời đến quan sát tại chỗ.
Từ Fukushima, đặc phái viên Frédéric Charles tường thuật :
« Điều gây xúc động nhất trong cuộc thăm viếng này, là khi nhìn thấy lần đầu tiên từ khi xảy ra tai nạn hạt nhân, căn phòng quản lý khủng hoảng. Tại nơi đây, ba năm trước, các kỹ sư phấn đấu ngay từ giờ phút đầu tìm cách kiểm soát nhà máy hạt nhân lâm nạn. Căn phòng chỉ huy chỉ nằm cách lò phản ứng số 1 có 40 thước. Chính lò hạt nhân này đã bị chấn động rất mạnh, bị mất điện, các thanh nhiên liệu bị nóng đỏ và hóa lỏng cuối cùng là vụ nổ khí hydro.
Các chuyên viên Nhật phải đối phó với tình thế xấu nhất. Họ ghi các đo đạt trên vách, màn ảnh kiểm soát tắt ngấm. Giám đốc trung tâm Fukushima lúc bấy giờ là Masao Yoshida, một người lịch thiệp, thích hút thuốc lá, Phật tử thuần thành, sau này tuyên bố : nhiều lần chúng tôi nghĩ là sắp chết đến nơi.
Điều đập vào mắt nữa khi thăm viếng trung tâm Fukushima là hàng hàng lớp lớp thùng chứa khổng lồ. Bên trong là 350 ngàn tấn nước nhiễm phóng xạ. Vấn đề là một số thùng bị rò rỉ. Nỗi lo âu của chính phủ Nhật là chưa biết phải làm thế nào : hoặc tiếp tục xây thêm hàng ngàn thùng « xi-tẹc » tại Fukushima trên một vùng địa chấn thường xuyên hay quét dọn cho sạch phóng xạ và đổ hết nước ô nhiễm xuống biển.
Cuối cùng, không thể quên số phận của hơn 30 ngàn nhân viên làm việc ngày đêm để bảo vệ an toàn cho trung tâm hạt nhân này. Ngoài ra còn có tin đồn không ít trẻ em địa phương bị ung thư tuyến giáp trạng. Theo tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia Nhật thì chuyện này không có thật".
No comments:
Post a Comment