Saturday, April 18, 2015

Những tác hại nghiêm trọng từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Tàu xây dựng


Những tác hại nghiêm trọng từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Tàu xây dựng




















Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Trong những ngày qua, dân chúng tại xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận), nơi có hệ thống các nhà máy điên than đang hoạt động đã xuống đường biểu tình phản đối tình trạng ô nhiễm không khí và môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân cư.

Các nhà máy nhiệt điện này dùng kỹ thuật Tàu và do nhà thầu Tàu xây dựng. Có lẽ, tất cả mọi người đều đã quá rành về chuyên môn làm hàng mã, máy móc thô sơ, kỹ thuật thô sơ của Tàu.


Từ khi hai tổ máy được đưa vào hoạt động thì người dân làng Vĩnh Tân và cả huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận hứng chịu đại nạn không khí bị ô nhiễm trầm trọng, khí độc và tro bụi than phát tán tràn ngập cả vùng.

https://www.youtube.com/watch?v=LO8wnmPLeYE

Người dân trong vùng đã than thở, kiến nghị từ địa phương lên đến trung ương. Tất cả những lời cầu xin đảng và nhà nước can thiệp của dân chân quê và đều như nước đổ lá môn. Họ có màng chi đến người dân thầp cổ bé miệng nhất là những người dân chân quê sống nơi xa xôi hẻo lánh xa “mặt trời”.

Đấu tranh bảo vệ môi trường



Tình trạng ô nhiễm càng ngày càng trầm trọng thêm, sức khỏe của người dân trong vùng bị ảnh hưởng trầm trọng. Không còn cách nào để cho lời than thấu đến được trên cao, người dân sống trong vùng, cụ thể làng Vĩnh Tân đã đứng lên biểu tình đòi hỏi các cấp chính quyền phải nhanh chóng giãi quyết chầm dựt nạn ô nhiễm do nhà máy điện than Vĩnh Tân 2 cố ý gây ra. 

Thay vì đứng về phía nhân dân ra lệnh nhà máy chấm dứt gây ô nhiễm môi trường, đảng và nhà nước lại đứng về phía bọn lợi ích của nhà máy điện than Vĩnh Tân 2 và tập đoàn EVN, họ cho cảnh sát công an cơ động đàn áp khốc liệt vô nhân đạo đối với bà con chân quê. 

Bà con không còn an phận và sợ bọn tà quyền, đã phản ứng dứt khoát và chống trả quyết liệt vì sự an toàn sức khỏe của mình và con cháu mình đang sống trong vùng. Bà con đã ngăn giao thông trên đoạn đường quốc lộ 1A để áp lức đảng và nhà nước cộng sản phải có hành động cụ thể mà đáng lẽ họ có trách nhiệm phải lo cho an toàn sức khỏe của người dân.  

Sau nhiều ngày tranh đầu kiên cường chống lại sự đàn áp tàn ác vô nhân đạo của bọn tay sai gọi là “Cảnh Sát Cơ Động”, tuy người dân chân quê chỉ là trứng so với với dùi cui, đòn thù lựu đan cay của bọn ác ôn côn an cộng sản nhưng bà con đã đánh đuổi được bọn ác ôn và các thế lực lợi ích đỏ ăn theo nhà máy điện than hàng mã của Tàu.

Cuối cùng đảng nhà nước vốn từ lâu rất kiêu căng, đã thực sự rúng động run sợ trước sức mạnh của quần chúng, trước sự quyết tâm chống lại bọn côn an của dân chúng, phải chấp nhận giải quyết đạninạn ô nhiễm không khí và môi trường do nhà máy điện than tại Tuy Phong chủ ý gây ra.

Thời hạn 10 ngày?

Đây là một trận thắng đầu tiên được ghi vào sử sách trước bọn chuyên quyền và bè lũ lợi ích đỏ. Chắc chắn là bọn chúng đang dùng kế hoãn binh, hứa cuội cù nhằn rằng sẽ khắc phục nạn đại ô nhiễm trong thời gian 10 ngày để xoa dịu sự uất giận của dân chúng và tìm phương cách đen tối đàn áp và tiêu diệt sự chống đối của dân chúng.

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do nhà thầu Trung Cộng xây dựng
Nếu thực sự chỉ cần 10 ngày để xử lý xong nạn ô nhiễm trầm trọng tại nhà máy điện than Vĩnh Tân trong khi thế giới phải tốn công tốn của trong nhiều năm, thì họ là tiên là khỉ Tôn Ngô Không trong bộ truyện giả tưởng Tây Tạng thỉnh kinh.
Sau thời hạn 10 ngày nếu như đảng, nhà nước cộng sản và Tổ hợp điện EVN không giãi quyết dứt điểm nạn ô nhiễm khí độc hại trong không khí và nạn ô nhiễm  tro và bụi than, bà con sẽ lại tiếp tục xuống đường quyết liệt đấu tranh. Lần này sẽ không còn nhân nhượng như lần xuống đường đầu tiên vào các ngày giữa tháng Tư vừa qua.
Có nhiều tài liệu khoa học trình bày về tình trang độc hại ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe cộng đồng và người dân sinh sống trong các khu vực gần nhà máy điện than, nhất là những nhà máy cổ lỗ xĩ và những nhà máy có nguồn gốc dùng kỹ thuật lạc hậu từ Tàu.

Dưới đây là bản lược dịch một bài viết về nạn ô nhiễm hóa chất độc hại và tro bụi than xuất phát từ các nhà máy điện than mà chúng ta cần biết, trước là quan tâm đến sức khỏe của bà con, sau là tích cực phổ biến tài liệu đến bà con tại Tuy Phong và ủng hô bà con chống lại tình trạng làm ăn tắc trách của các tập đoàn chỉ lo cho lợi ích cá nhân, không màng đến an toàn của người dân trong khi đảng và nhà nước lại a dua theo bọn lợi ích đỏ:

Bụi than, xỉ từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khiến nước giếng bị ô nhiễm


Những ảnh hưởng của than đá đến sức khỏe dân chúng 

Theo Hội của những Khoa học Gia quan tâm đến sức khỏe cộng đồng (Mỹ), trung bình mỗi năm, một nhà máy sản xuất điện dùng than điển hình (công suất 500 MW, tương tự như nhà máy điện than Vĩnh Tân) tạo ra những số lượng  sau đây của các chất gây ô nhiễm không khí: 

- 3,7 triệu tấn carbon dioxide (CO2), một khối lượng tương đương với việc cắt giảm 161 triệu cây. Ô nhiễm khí CO2 là nguyên do chính con người góp phần tạo ra của sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

- 10.000 tấn lưu huỳnh dioxide (SO2), gây ra mưa axit Sulphuric và tạo thành các hạt vật chất mịn nhỏ trong không khí có thể gây tổn hại phổi, bệnh tim, và các bệnh khác.

- 10.200 tấn oxit nitơ (NOx), tương đương với khói xe của nửa triệu xe ô tô đời mới. NOx dẫn tới sự hình thành khói sương mù, gây ra chứng bệnh sưng các tế bào phổi và làm tăng khả năng nhiễm bệnh đường hô hấp.

- 500 tấn hạt vật chất mịn nhỏ hòa lẫn trong không khí, mà có thể gây bệnh viêm phế quản, giảm chức năng phổi, bệnh viện gia tăng số lượng bệnh nhân phải được đi cấp cứu tại phòng cấp cứu của các bệnh viện, và chết vì sinh non. 

- 220 tấn hydrocarbon đó, góp phần hình thành sương mù khói.

- 720 tấn carbon monoxide (CO), gây đau đầu và gây thêm căng thẳng cho những người bị bệnh tim.

-  80 kílo  thủy ngân, mà chỉ cần số lượng nhỏ 1/70 của một muỗng cà phê thủy ngân chìm lắng trong một hồ nước 10 mẫu có thể làm cho cá không còn an toàn cho người ăn. Thủy ngân cũng gây ra khuyết tật về học tập, tổn thương não, và rối loạn thần kinh

- 100 kílo thạch tín (Arsenic), mà có 1 trong số 100 người uống nước có chứa 50 phần tỷ lượng asen sẽ bị mắc bệnh ung thư.

- 50 kílo chì, 2 kílo cadmium, và các kim loại nặng độc hại khác. Các kim loại nặng độc hại có thể tích tụ trong các tế bào của con người và động vật và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm như bệnh ngu khờ về tâm thần, óc bị rối loạn phát triển, và thiệt hại cho hệ thần kinh. 

Tro của than, chất thải rất nguy hại còn lại sau khi than được đốt xong, cũng có thể chứa: hóa chất chrom, mà có thể gây ra viêm loét dạ dày, bệnh thiếu máu, và ung thư dạ dày và ung thư phổi; hóa chất selenium, mà vượt quá mức an toàn có thể gây suy giảm thị lực hoặc bệnh tê bại; và hóa chất boron, mà có thể gây ngứa ngáy dị ứng ở mắt, mũi và họng, hoặc với số lượng lớn nó gây thiệt hại cho tinh hoàn, ruột, gan, thận và não. Tất cả các ảnh hưởng này cuối cùng có thể dẫn đến tử vong. 

Khí thải từ các nhà máy điện than ở Châu Âu đóng góp đáng kể vào gánh nặng bệnh tật do gây ra ô nhiễm môi trường. Những con số mới vừa cập nhật được công bố trong báo cáo mới đây cho thấy các nhà mát điện than tại Liên minh Châu Âu mỗi năm gây ra lên tới hơn 18.200 người chết trẻ, khoảng 8.500 trường hợp mới của viêm phế quản mãn tính, và mất hơn 4.000.000 ngày làm việc mỗi năm.

Các thiệt hại kinh tế của các tác động sức khỏe từ đốt than ở  được ước tính lên đến 42,8 tỷ Euro mỗi năm. Tính thêm khí thải ô nhiễm từ các nhà máy điện than ở Croatia, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ, các số liệu  tăng thêm về số tử vong là 23.300 người chết sớm, hoặc 250.600 năm sống bị mất, trong khi tổng chi phí thiệt hại về kinh tế được lên đến 54,7 tỷ Euro cho mỗi năm. Những tổn thất này chủ yếu liên quan đến những bệnh tật của đường hô hấp và tim mạch, đó là hai nhóm quan trọng của các bệnh mãn tính hàng đầu ở Châu Âu.

Ảnh hưởng về thân thể 

Trong  báo cáo tháng 11 năm 2009 về những ảnh hưởng của than của Nhóm Bác sĩ quan tâm đến Trách Nhiệm Xã Hội tìm thấy rằng, quá trình đốt than không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của con người, mà còn là hệ thống tim mạch và thần kinh.

Ảnh hưởng về đường hô hấp:

- Gây chết sớm: Theo một báo cáo năm 2004 của Nhóm làm sạch không khí, hạt vật chất mịn từ các nhà máy điện than dẫn đến gần 24.000 trường hợp tử vong hàng năm, với 14 năm giảm trung bình cho mỗi cái chết.
- Đốt than góp phần vào sương mù khói than thông qua việc sản xuất  các hợp chất oxit nitơ (NOx), mà chúng  tác dụng với hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong sự hiện diện của ánh sáng mặt trời để sản xuất chất ozone, các thành phần chính trong sương mù khói. Khí ô nhiễm không khí như nitrogen dioxide (NO2) và hạt vật chất mịn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển phổi.
- Không khí ô nhiễm tro than gây ra các cơn suyển của bệnh hen suyễn, mà hiện nay đang ảnh hưởng tới hơn 9% của tất cả các trẻ em Mỹ, mà những trẻ em ở llúa tuổi này đặc biệt nhạy cảm với sự phát triển của các cơn suyển liên quan đến nạn ô nhiễm không khí. Hiện nay có hàng chục ngàn lần đến bệnh viện vì các cơn suyển mỗi năm.
- Chất ô nhiễm do than tạo ra cũng đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh tắc nghẽn mãn tính, bệnh phổi gây ra bởi sự thu hẹp vĩnh viễn của đường hô hấp.
- Tiếp cận với chất ozone và những hạt vật chất mịn siêu nhỏ cũng có tương quan với sự phát triển bệnh ung thư phổi và tử vong do ung thư phổi, căn bệnh ung thư giết người đứng hàng đầu ở cả nam giới và phụ nữ. 

Ảnh hưởng về  tim mạch

Ô nhiễm không khí từ tro than được biết là ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng của tim mạch. Các cơ chế chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng các nghiên cứu ở động vật và con người cho thấy ảnh hưởng của bệnh về tim mạch cũng giống như các bệnh đường hô hấp: viêm phổi và áp lực từ oxy hóa. Các chất ô nhiễm do đốt than có thể dẫn đến bệnh tim mạch, chẳng hạn như tắc nghẽn động mạch dẫn đến các cơn đứng tim và chết tế bào tim và tổn thương tim do thiếu ôxy. Người ta ước tính rằng ô nhiễm bụi than từ các nhà máy điện than đã gây ra thêm 38.200 cơn đau tim không gây tử vong mỗi năm. 

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các hợp chất oxit nitơ (NOx) và vật chất siêu nhỏ (PM2.5), cùng với các chất ô nhiễm khác, có liên quan đến số bệnh nhân  nhập viện vì rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến tử vong. Các thành phố với  nồng độ NO2 cao có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những thành phố có nồng độ NO2 thấp, điều này cho thấy một mối tương quan cao với số lượng khí NO2. 

Ngoài ra còn có các ảnh hưởng đến tim mạch từ việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm khói bụi than trong thời gian lâu dài. Tiếp xúc với không khí luôn bị ô nhiễm qua nhiều năm làm tăng tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch, một mối tương quan đó vẫn còn quan trọng ngay cả khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá. Ngược lại, những cải tiến lâu dài trong không khí ô nhiễm khói bụi than làm giảm tỷ lệ tử vong: giảm nồng độ hạt vật chất siêu nhỏ  (PM2.5) trong 51 khu vực đô thị, do Đạo luật không khí sạch, có tương quan với sự gia tăng đáng kể tuổi thọ.

Một bài viết đăng trongTạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 2012 tường trình về kết quả của 34 nghiên cứu so sánh các nguy cơ mắc bệnh tim ở mức độ hít thở khác nhau của các chất gây ô nhiễm không khí từ khu công nghiệp và khói xe hơi trên đường phố bao gồm cả carbon monoxide, nitrogen dioxide, và các hạt vật chất. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: "Tất cả các chất gây ô nhiễm không khí chính, với ngoại lệ của chất ozone, liên quan đáng kể với mức tăng ngắn hạn trong rủi ro đột quị tim."

Ảnh hưởng về hệ thống thần kinh

Theo báo cáo của Nhóm Bác Sĩ quan tâm đến Xã Hội, hệ thần kinh cũng là một tiêu điểm quan trọng của ô nhiễm khói bụi than, với các cơ chế tương như ảnh hưởng của chất gây ô nhiễm không khí trên động mạch vành cũng áp dụng cho các động mạch nuôi dưỡng não. Chúng bao gồm sự kích thích của các phản ứng viêm và áp lực của  oxy hóa, có thể dẫn đến đột quỵ và bệnh mạch máu não khác. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí liên quan đến than và đột quỵ. Ở những bệnh nhân hưởng trợ cấp y tế, mức độ môi trường xung quanh của hạt vật chất mịn loại PM2.5 tương quan mật thiết với bệnh mạch máu não, và hạt vật chất mịn loại PM10 với số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ thiếu máu cục bộ, chiếm 87% các ca đột quỵ. 

Than chứa một lượng nhỏ thủy ngân, khi bị đốt cháy, nhập vào môi trường và có thể tác động trên hệ thần kinh gây mất khả năng trí tuệ. Các nhà máy điện đốt than chịu trách nhiệm cho khoảng một phần ba của tất cả trường hợp nhiễm độc thủy ngân do các hoạt động của con người. Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng từ 300.000 đến 630.000 trẻ em được sinh ra ở Mỹ mỗi năm có mức thủy ngân trong máu cao, đủ để thấy kết quả về suy giảm hiệu suất trên các xét nghiệm phát triển thần kinh và gây ra thiệt hại lâu dài của trí thông minh. 

Các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Y tế công cộng Harvard cho thấy phụ nữ mang thai tiếp xúc với nồng độ cao của các hạt dầu diesel hoặc thủy ngân tăng gấp đôi khả năng sinh con mắc chứng tự kỷ so với các phụ nữ sống trong khu vực ít ô nhiễm. Phát hiện này được công bố trong tạp chí số phát hành năm 2013 của Cơ Quan nghiên cứu sức khỏe liên quan đến môi trường, và là nghiên cứu lớn nhất của nước Mỹ để kiểm tra mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và bệnh tự kỷ. 

No comments:

Post a Comment