Một "truth denier" của Việt Nam
Các bạn phải chuẩn bị tinh thần! Phải bình tĩnh để đọc phát ngôn sau đây: "Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc. […]Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. […] Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy" (1). Nếu có thì giờ, nên nghe cái tape phỏng vấn và những phát biểu của ông thì sẽ rõ hơn, nhưng ý chính là như trích dẫn trên.
Ai nói thế? Xin thưa, đó là Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, phó giáo sư, sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội (2). Xin nhắc lại để khỏi nhầm lẫn: sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhìn qua lí lịch khoa học thì thấy đây là một sử gia rất tiêu biểu của "triều đình" (còn gọi là sử gia cung đình).
Tôi nghĩ câu nói đó đã đủ để ông có thêm một chức danh mới, nói theo tiếng Anh là "truth denier", tức là kẻ phủ nhận sự thật. Rất nhiều người, không phải là sử gia, có thể thấy ngay rằng ông đã sai lầm. Tù cải tạo là một thực tế đã xảy ra. Nhục hình, tra tấn, đánh đập đã xảy ra. Có nhiều người chết trong các trại tù cải tạo. Tất cả những điều đó là sự thật. Ấy thế mà ông phó giáo sư sử học lại phủ nhận thì chúng ta có lí do để chất vấn tính trung thực của ông ấy, dù là tính trung thực của người làm khoa học xã hội.
Có bao nhiêu người đi tù cải tạo?
Con số tù cải tạo chính xác thì rất khó có được vì phía chính quyền nắm giữ và họ chưa tiết lộ. Nhưng trang wikipedia có hẳn một entry dành cho tù cải tạo (3). Dò theo nguồn này, chúng ta sẽ thấy một số nguồn ước tính, và con số tù cải tạo rất lớn. Đáng chú ý là một bài trên thuvienhoasen.info thấy tác giả trích dẫn tài liệu mang bí số TN/QP-14 ngày 14/2/1977 tại Cục lưu trữ Quốc phòng thì: "Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình, bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569 người" (4). Rất tiếc là tác giả không cho thấy hình ảnh, nhưng hãy tạm xem đó là một nghi vấn.
Tài liệu đó (4) cũng có trích dẫn tài liệu từ Viện bảo tàng VN tại San Jose với vài thống kê từ phía VNCH như sau:
• Năm 1975, miền Nam VN có 980 ngàn quân nhân; trong số này có khoảng 9600 cấp tá + tướng, 80000 là cấp uý.
• Cấp tướng tính đến này 30/4/1975 là 112 người, trong số này bị bắt làm tù cải tạo là 32 người, còn 80 thì di tản ra nước ngoài.
• Cấp đại tá có 600, trong số này bị bắt cải tạo là 366 người.
• Cấp trung tá có 2500 người, tù cải tạo là 1700 người.
• Thiếu tá có 6500 người, tù cải tạo là 5500 người.
• Cấp uý có 80000 người, bị bắt đi tù cải tạo là 72000 người.
Theo tác giả cuốn "Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Repression" của Robert Laffront thì "Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo đó Phạm Văn Đồng đã chỉ đạo bắt giữ con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam" (trích từ #4).
Một tài liệu tổng hợp khá công phu từ những chứng nhân và học giả từ Đông Nam Á, nhóm tác giả đi đến những ước tính là có khoảng 1 triệu người bị giam giữ không được xét xử; trong số này có đến 165 ngàn người chết trong các trại tù cải tạo (5).
Theo báo cáo của Quĩ Aurora thì năm 1983 có hơn 1 triệu người miền Nam đã bị bắt đi "cải tạo". Lúc đó, Việt Nam có trên 150 trại cải tạo. Trong số trên 1 triệu đó, có khoảng 500 ngàn người được trả tự do trong vòng 3 tháng; 200 ngàn bị tù từ 2-4 năm; và 240 ngàn bị tù trên 4 năm; và vài chục ngàn tù trên 10 năm. Có thể nói thời đó, gia đình nào ở miền Nam cũng có người bị bắt đi tù cải tạo.
Địa ngục trần gian
Trại cải tạo thường được các trại viên mô tả là "địa ngục trần gian". Có người còn nói rằng những trại ở Siberia của Stalin chưa chắc thấm gì so với trại tù cải tạo ở Việt Nam, vì thiếu thốn đủ thứ. (Thời đó thì cả nước thiếu thốn lương thực, thực phẩm và thuốc men & thiết bị y tế, chứ chẳng riêng gì trại tù.) Đã có hàng ngàn tài liệu viết về tù cải tạo, và thông tin thường rất nhất quán với nhau. Tôi không thể nào kể hết, nhưng những cuốn sách nổi bậc nhất mà tôi từng đọc qua là "Đại học máu" của Hà Thúc Sinh, "Đáy địa ngục" của Tạ Tỵ, "AK và Thập giá" của Phan Phát Huồn, sách của Duyên Anh, những bài viết của sử gia Tạ Chí Đại Trường, và các cựu sĩ quan VNCH. Riêng cuốn "Trại cải tạo" của Phạm Quang Gai có phác hoạ bằng tay những nhục hình được các nhà tù sử dụng thời đó.
Những gì mà các cựu tù nhân kể qua thì thấy họ bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần. Như tôi nói trên, họ kể một cách rất nhất quán. Rất nhiều hồi kí kể rằng trong tù quản giáo ít khi tra tấn tù nhân, nhưng họ có cách làm cho tù nhân chết dần chết mòn: bỏ đói. Như tác giả Phạm Quang Giai mô tả, "Họ lôi cái máy này đến mọi nơi, mọi chốn có tù nhân chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn không mang tiến là ác độc, là giết người.”
Trong thực tế, đi tù cải tạo cũng là một cuộc tẩy não. Các tù nhân bị bắt buộc phải viết kiểm điểm liên tục, và lần nào cũng phải viết “Ðả phá chủ nghĩa đế quốc Mĩ, kẻ thù của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc Mĩ; Ðế quốc Mĩ là con đỉa hai vòi: một vòi hút máu mủ nhân dân trong nước, còn vòi kia vươn sang các nước khác để hút máu mủ nhân dân các nước này bằng cách bán súng đạn, tạo ra các cuộc chiến tranh diệt chủng. Tội ác của ngụy quyền ngụy quân miền Nam, bán nước, tay sai. Chính sách khoan hồng của Ðảng, nghĩa vụ của người có tội, lao động là vinh quang. Những thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam.”
Theo Hà Thúc Sinh, trong cuốn "Đại học Máu" nổi tiếng, thì khi tù nhân nhập trại họ được đưa "chỉ tiêu" như sau:
”Tôi không bao giờ quên rằng tôi là kẻ có tội với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân. Tôi cũng không quên rằng Đảng đã khoan hồng tha tội chết cho tôi, lại tập trung tôi lại, tạo điều kiện cho tôi học tập cải tạo để trở nên người công dân lương thiện. Để đền ơn Đảng, tôi nhất trí:
1. Tích cực học tập cải tạo lao động tốt.
2. Giải phóng mọi tình cảm gia đình yếu đuối và tình nguyện ở lại trại học tập lao động cho dến khi nào được cách mạng công nhận tiến bộ cho về phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân.
3. Trong thời gian học tập tại trại, tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy quy định. Khắc phục mọi khuyết điểm tồn tại. Đấu tranh sai trái để thủ tiêu mọi mặt yếu của các bạn cải tạo khác hầu biến trại ta trở thành trại cải tao tiên tiến về mọi mặt.
4. Tố giác kịp thời với Cách mạng bọn xấu trong và ngoài trại đang còn ý đồ chống phá cách mạng.
5. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối khoan hồng trước sau như một của cách mạng.” (6)
Có khá nhiều trường hợp bị hành hạ đến chết ở trong trại tù, nhưng không ai biết con số chính xác là bao nhiêu. Một trong những người bị chết trong tù là đồng nghiệp và đàn anh của ông Vũ Quang Hiển: sử gia Phạm Văn Sơn, người nổi tiếng với bộ Việt Sử Tân Biên. Một số thì sau khi ra tù một thời gian ngắn cũng chết do những di chứng từ thời còn bị giam trong tù. Ông Hồ Hữu Tường (một học giả nổi tiếng ở miền Nam) chết sau khi bị thả ra khỏi tù.
Tạ Tỵ, một nhà văn và hoạ sĩ có tiếng là điềm đạm, mà cũng viết trong sách là "Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xẩy ra, đã khắc xâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!” (7)
Có những chuyện cười ra nước mắt. Chẳng hạn như những mẫu đối thoại sau đây cho thấy cán bộ quản giáo rất ngô nghê như thế nào.
[trích]
Chỉ huy trại là một người miền Nam tập kết, cấp bậc Đại úy mà các tù binh vẫn quen gọi là “ông Răng Vàng” vì nguyên hàm răng trên của ông là “kim loại màu vàng” – nói theo cách nói của “cách mạng”.
Một tù binh khai: “Cấp bậc: Đại úy, chức vụ: Quyền Tiểu Đoàn Trưởng” bị “ông Răng Vàng” đập bàn, hét:
“Mẹ bố, quân ngụy các anh là láo lếu: ai chẳng biết các anh là Đại úy, là có quyền, còn bày đặt khoe khoang.”
Nói xong, ông ta lấy viết gạch bỏ chữ “Quyền” trước ba chữ “Tiểu Đoàn Trưởng”.
Một tù binh khác khai: “Cấp bậc: Đại úy. Binh chủng: Biệt Cách Nhảy Dù” bị “ông Răng Vàng” chỉnh:
“Mẹ bố, ngụy các anh là ưa khoe khoang: ai chẳng biết các anh “biết cách” nhảy dù.
Nói xong, “ông Răng Vàng” lấy viết sổ toẹt hai chữ “Biệt Cách”.
Một tù binh khác khai địa chỉ: “… đường Huỳnh Tịnh Của – Đa Kao”, đã phải dở khóc, dở cười khi bị một ông sĩ quan bộ đội người miền Trung “dạy dỗ” như sau:
“Ngụy các anh là ưa rắc rối: “Huỳnh Tịnh – Đa Kao” là người ta hiểu rồi. Còn bày đặt là “Huỳnh Tịnh của Đa Kao” làm gì cho rắc rối.”
Nói xong, ông ta bèn gạch bỏ chữ “Của” một cách ngon ơ!
[hết trích]
Người phủ nhận sự thật
Câu nói của ông sử gia, phó giáo sư Vũ Quang Hiển làm tôi nhớ đến một sử gia người Anh tên là David Irving. Tôi nhớ đến ông này vì vào đầu thập niên 1990s báo chí Úc làm ồn ào khi Chính phủ Úc không cho ông nhập cảnh Úc. Rất rất hiếm khi nào Úc không cho người Anh nhập cảnh, nhưng họ cấm cảng ông Irving thì đủ biết sự việc nghiêm trọng như thế nào. Ông Irving nhiều lần kiện Chính phủ Úc về việc cấm cảng, nhưng ông không thành công. Ông Irving nổi tiếng là một người mà tiếng Anh gọi là "Holocaust Denier", tức là không chịu tin rằng cuộc tàn sát Holocaust đã xảy ra. Ông viết nhiều sách để lí giải rằng không có những cái gọi là hầm ga mà Hitler dùng để giết người Do Thái. Sau này, ông bị toà án Áo phạt tù 3 năm vì hành vi phủ nhận cuộc tàn sát Holocaust, và xuyên tạc lịch sử.
Tôi chỉ kể chuyện xưa để biết rằng ở nước ngoài sử gia mà phát ngôn theo kiểu phủ nhận sự thật lịch sử được xem là một trọng tội và có thể đi tù. Dĩ nhiên, luật ở nước ngoài không giống như luật ở Việt Nam, và đó là một điều may mắn của ngài phó giáo sư vậy. Nhưng nhìn một cách tích cực, tôi vẫn tin vào lòng tốt của ông, và hi vọng rằng một ngày nào đó ông sẽ tịnh tâm và nhìn nhận sự thật.
Tuy số người bị giam giữ và chết trong tù cải tạo sau 1975 không bằng số người Do Thái bị chết trong vụ Holocaust, nhưng vẫn là hàng vạn người chết thì không thể nào bỏ qua được. Nếu người Đức đủ can đảm để nhìn nhận sự thật, thì Việt Nam cũng nên tỏ ra can đảm nhìn nhận rằng tù cải tạo là một thực tế đã xảy ra. Chứ như hiện nay thì sự phủ nhận sự thật của ông rất bất lợi cho chính sách hoà hợp – hoà giải dân tộc của Nhà nước.
====
(1) http://www.bbc.co.uk/…/20…/04/150418_vuquanghien_vietnamwar…
(2) http://ussh.vnu.edu.vn/profile/vu-quang-hien
(3) http://vi.wikipedia.org/…/H%E1%BB%8Dc_t%E1%BA%ADp_c%E1%BA%A…
(4) http://www.thuvienhoasen.info/…/ttts_vn-giam-giu-tu-chinh-t…
(5) http://dartcenter.org/content/camp-z30-d-survivors…
(6) Hà Thúc Sinh, Đại Học Máu trang 100.
(7) Tạ Tỵ, Đáy Địa Ngục, trang 152.
Các bạn phải chuẩn bị tinh thần! Phải bình tĩnh để đọc phát ngôn sau đây: "Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc. […]Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. […] Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy" (1). Nếu có thì giờ, nên nghe cái tape phỏng vấn và những phát biểu của ông thì sẽ rõ hơn, nhưng ý chính là như trích dẫn trên.
Ai nói thế? Xin thưa, đó là Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, phó giáo sư, sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội (2). Xin nhắc lại để khỏi nhầm lẫn: sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhìn qua lí lịch khoa học thì thấy đây là một sử gia rất tiêu biểu của "triều đình" (còn gọi là sử gia cung đình).
Tôi nghĩ câu nói đó đã đủ để ông có thêm một chức danh mới, nói theo tiếng Anh là "truth denier", tức là kẻ phủ nhận sự thật. Rất nhiều người, không phải là sử gia, có thể thấy ngay rằng ông đã sai lầm. Tù cải tạo là một thực tế đã xảy ra. Nhục hình, tra tấn, đánh đập đã xảy ra. Có nhiều người chết trong các trại tù cải tạo. Tất cả những điều đó là sự thật. Ấy thế mà ông phó giáo sư sử học lại phủ nhận thì chúng ta có lí do để chất vấn tính trung thực của ông ấy, dù là tính trung thực của người làm khoa học xã hội.
Có bao nhiêu người đi tù cải tạo?
Con số tù cải tạo chính xác thì rất khó có được vì phía chính quyền nắm giữ và họ chưa tiết lộ. Nhưng trang wikipedia có hẳn một entry dành cho tù cải tạo (3). Dò theo nguồn này, chúng ta sẽ thấy một số nguồn ước tính, và con số tù cải tạo rất lớn. Đáng chú ý là một bài trên thuvienhoasen.info thấy tác giả trích dẫn tài liệu mang bí số TN/QP-14 ngày 14/2/1977 tại Cục lưu trữ Quốc phòng thì: "Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình, bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569 người" (4). Rất tiếc là tác giả không cho thấy hình ảnh, nhưng hãy tạm xem đó là một nghi vấn.
Tài liệu đó (4) cũng có trích dẫn tài liệu từ Viện bảo tàng VN tại San Jose với vài thống kê từ phía VNCH như sau:
• Năm 1975, miền Nam VN có 980 ngàn quân nhân; trong số này có khoảng 9600 cấp tá + tướng, 80000 là cấp uý.
• Cấp tướng tính đến này 30/4/1975 là 112 người, trong số này bị bắt làm tù cải tạo là 32 người, còn 80 thì di tản ra nước ngoài.
• Cấp đại tá có 600, trong số này bị bắt cải tạo là 366 người.
• Cấp trung tá có 2500 người, tù cải tạo là 1700 người.
• Thiếu tá có 6500 người, tù cải tạo là 5500 người.
• Cấp uý có 80000 người, bị bắt đi tù cải tạo là 72000 người.
Theo tác giả cuốn "Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Repression" của Robert Laffront thì "Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo đó Phạm Văn Đồng đã chỉ đạo bắt giữ con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam" (trích từ #4).
Một tài liệu tổng hợp khá công phu từ những chứng nhân và học giả từ Đông Nam Á, nhóm tác giả đi đến những ước tính là có khoảng 1 triệu người bị giam giữ không được xét xử; trong số này có đến 165 ngàn người chết trong các trại tù cải tạo (5).
Theo báo cáo của Quĩ Aurora thì năm 1983 có hơn 1 triệu người miền Nam đã bị bắt đi "cải tạo". Lúc đó, Việt Nam có trên 150 trại cải tạo. Trong số trên 1 triệu đó, có khoảng 500 ngàn người được trả tự do trong vòng 3 tháng; 200 ngàn bị tù từ 2-4 năm; và 240 ngàn bị tù trên 4 năm; và vài chục ngàn tù trên 10 năm. Có thể nói thời đó, gia đình nào ở miền Nam cũng có người bị bắt đi tù cải tạo.
Địa ngục trần gian
Trại cải tạo thường được các trại viên mô tả là "địa ngục trần gian". Có người còn nói rằng những trại ở Siberia của Stalin chưa chắc thấm gì so với trại tù cải tạo ở Việt Nam, vì thiếu thốn đủ thứ. (Thời đó thì cả nước thiếu thốn lương thực, thực phẩm và thuốc men & thiết bị y tế, chứ chẳng riêng gì trại tù.) Đã có hàng ngàn tài liệu viết về tù cải tạo, và thông tin thường rất nhất quán với nhau. Tôi không thể nào kể hết, nhưng những cuốn sách nổi bậc nhất mà tôi từng đọc qua là "Đại học máu" của Hà Thúc Sinh, "Đáy địa ngục" của Tạ Tỵ, "AK và Thập giá" của Phan Phát Huồn, sách của Duyên Anh, những bài viết của sử gia Tạ Chí Đại Trường, và các cựu sĩ quan VNCH. Riêng cuốn "Trại cải tạo" của Phạm Quang Gai có phác hoạ bằng tay những nhục hình được các nhà tù sử dụng thời đó.
Những gì mà các cựu tù nhân kể qua thì thấy họ bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần. Như tôi nói trên, họ kể một cách rất nhất quán. Rất nhiều hồi kí kể rằng trong tù quản giáo ít khi tra tấn tù nhân, nhưng họ có cách làm cho tù nhân chết dần chết mòn: bỏ đói. Như tác giả Phạm Quang Giai mô tả, "Họ lôi cái máy này đến mọi nơi, mọi chốn có tù nhân chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn không mang tiến là ác độc, là giết người.”
Trong thực tế, đi tù cải tạo cũng là một cuộc tẩy não. Các tù nhân bị bắt buộc phải viết kiểm điểm liên tục, và lần nào cũng phải viết “Ðả phá chủ nghĩa đế quốc Mĩ, kẻ thù của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc Mĩ; Ðế quốc Mĩ là con đỉa hai vòi: một vòi hút máu mủ nhân dân trong nước, còn vòi kia vươn sang các nước khác để hút máu mủ nhân dân các nước này bằng cách bán súng đạn, tạo ra các cuộc chiến tranh diệt chủng. Tội ác của ngụy quyền ngụy quân miền Nam, bán nước, tay sai. Chính sách khoan hồng của Ðảng, nghĩa vụ của người có tội, lao động là vinh quang. Những thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam.”
Theo Hà Thúc Sinh, trong cuốn "Đại học Máu" nổi tiếng, thì khi tù nhân nhập trại họ được đưa "chỉ tiêu" như sau:
”Tôi không bao giờ quên rằng tôi là kẻ có tội với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân. Tôi cũng không quên rằng Đảng đã khoan hồng tha tội chết cho tôi, lại tập trung tôi lại, tạo điều kiện cho tôi học tập cải tạo để trở nên người công dân lương thiện. Để đền ơn Đảng, tôi nhất trí:
1. Tích cực học tập cải tạo lao động tốt.
2. Giải phóng mọi tình cảm gia đình yếu đuối và tình nguyện ở lại trại học tập lao động cho dến khi nào được cách mạng công nhận tiến bộ cho về phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân.
3. Trong thời gian học tập tại trại, tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy quy định. Khắc phục mọi khuyết điểm tồn tại. Đấu tranh sai trái để thủ tiêu mọi mặt yếu của các bạn cải tạo khác hầu biến trại ta trở thành trại cải tao tiên tiến về mọi mặt.
4. Tố giác kịp thời với Cách mạng bọn xấu trong và ngoài trại đang còn ý đồ chống phá cách mạng.
5. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối khoan hồng trước sau như một của cách mạng.” (6)
Có khá nhiều trường hợp bị hành hạ đến chết ở trong trại tù, nhưng không ai biết con số chính xác là bao nhiêu. Một trong những người bị chết trong tù là đồng nghiệp và đàn anh của ông Vũ Quang Hiển: sử gia Phạm Văn Sơn, người nổi tiếng với bộ Việt Sử Tân Biên. Một số thì sau khi ra tù một thời gian ngắn cũng chết do những di chứng từ thời còn bị giam trong tù. Ông Hồ Hữu Tường (một học giả nổi tiếng ở miền Nam) chết sau khi bị thả ra khỏi tù.
Tạ Tỵ, một nhà văn và hoạ sĩ có tiếng là điềm đạm, mà cũng viết trong sách là "Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xẩy ra, đã khắc xâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!” (7)
Có những chuyện cười ra nước mắt. Chẳng hạn như những mẫu đối thoại sau đây cho thấy cán bộ quản giáo rất ngô nghê như thế nào.
[trích]
Chỉ huy trại là một người miền Nam tập kết, cấp bậc Đại úy mà các tù binh vẫn quen gọi là “ông Răng Vàng” vì nguyên hàm răng trên của ông là “kim loại màu vàng” – nói theo cách nói của “cách mạng”.
Một tù binh khai: “Cấp bậc: Đại úy, chức vụ: Quyền Tiểu Đoàn Trưởng” bị “ông Răng Vàng” đập bàn, hét:
“Mẹ bố, quân ngụy các anh là láo lếu: ai chẳng biết các anh là Đại úy, là có quyền, còn bày đặt khoe khoang.”
Nói xong, ông ta lấy viết gạch bỏ chữ “Quyền” trước ba chữ “Tiểu Đoàn Trưởng”.
Một tù binh khác khai: “Cấp bậc: Đại úy. Binh chủng: Biệt Cách Nhảy Dù” bị “ông Răng Vàng” chỉnh:
“Mẹ bố, ngụy các anh là ưa khoe khoang: ai chẳng biết các anh “biết cách” nhảy dù.
Nói xong, “ông Răng Vàng” lấy viết sổ toẹt hai chữ “Biệt Cách”.
Một tù binh khác khai địa chỉ: “… đường Huỳnh Tịnh Của – Đa Kao”, đã phải dở khóc, dở cười khi bị một ông sĩ quan bộ đội người miền Trung “dạy dỗ” như sau:
“Ngụy các anh là ưa rắc rối: “Huỳnh Tịnh – Đa Kao” là người ta hiểu rồi. Còn bày đặt là “Huỳnh Tịnh của Đa Kao” làm gì cho rắc rối.”
Nói xong, ông ta bèn gạch bỏ chữ “Của” một cách ngon ơ!
[hết trích]
Người phủ nhận sự thật
Câu nói của ông sử gia, phó giáo sư Vũ Quang Hiển làm tôi nhớ đến một sử gia người Anh tên là David Irving. Tôi nhớ đến ông này vì vào đầu thập niên 1990s báo chí Úc làm ồn ào khi Chính phủ Úc không cho ông nhập cảnh Úc. Rất rất hiếm khi nào Úc không cho người Anh nhập cảnh, nhưng họ cấm cảng ông Irving thì đủ biết sự việc nghiêm trọng như thế nào. Ông Irving nhiều lần kiện Chính phủ Úc về việc cấm cảng, nhưng ông không thành công. Ông Irving nổi tiếng là một người mà tiếng Anh gọi là "Holocaust Denier", tức là không chịu tin rằng cuộc tàn sát Holocaust đã xảy ra. Ông viết nhiều sách để lí giải rằng không có những cái gọi là hầm ga mà Hitler dùng để giết người Do Thái. Sau này, ông bị toà án Áo phạt tù 3 năm vì hành vi phủ nhận cuộc tàn sát Holocaust, và xuyên tạc lịch sử.
Tôi chỉ kể chuyện xưa để biết rằng ở nước ngoài sử gia mà phát ngôn theo kiểu phủ nhận sự thật lịch sử được xem là một trọng tội và có thể đi tù. Dĩ nhiên, luật ở nước ngoài không giống như luật ở Việt Nam, và đó là một điều may mắn của ngài phó giáo sư vậy. Nhưng nhìn một cách tích cực, tôi vẫn tin vào lòng tốt của ông, và hi vọng rằng một ngày nào đó ông sẽ tịnh tâm và nhìn nhận sự thật.
Tuy số người bị giam giữ và chết trong tù cải tạo sau 1975 không bằng số người Do Thái bị chết trong vụ Holocaust, nhưng vẫn là hàng vạn người chết thì không thể nào bỏ qua được. Nếu người Đức đủ can đảm để nhìn nhận sự thật, thì Việt Nam cũng nên tỏ ra can đảm nhìn nhận rằng tù cải tạo là một thực tế đã xảy ra. Chứ như hiện nay thì sự phủ nhận sự thật của ông rất bất lợi cho chính sách hoà hợp – hoà giải dân tộc của Nhà nước.
====
(1) http://www.bbc.co.uk/…/20…/04/150418_vuquanghien_vietnamwar…
(2) http://ussh.vnu.edu.vn/profile/vu-quang-hien
(3) http://vi.wikipedia.org/…/H%E1%BB%8Dc_t%E1%BA%ADp_c%E1%BA%A…
(4) http://www.thuvienhoasen.info/…/ttts_vn-giam-giu-tu-chinh-t…
(5) http://dartcenter.org/content/camp-z30-d-survivors…
(6) Hà Thúc Sinh, Đại Học Máu trang 100.
(7) Tạ Tỵ, Đáy Địa Ngục, trang 152.
No comments:
Post a Comment