Nhật Bản : Cú sốc hạt nhân vẫn chưa dứt
Ám ảnh vì Fukushima
Reuters
Kể từ khi xảy ra tai nạn hạt nhân ngày 11/03/2011, làn sóng phản đối hạt nhân tại Nhật Bản bắt đầu dâng cao. Thời gian trôi qua, làn sóng này không có dấu hiệu dịu đi chút nào khi mà hôm qua, trước ngưỡng kỷ niệm 2 năm sự cố Fukushima, hơn chục ngàn người đã xuống đường phản đối hạt nhân tại thủ đô Tokyo.
Trong bối cảnh đó, tuần san L’Express số ra tuần này đăng bài thông tin về một chi tiết nhạy cảm nhưng ít được nhiều người biết đến, đó là đời sống của các nhân viên đã làm việc tại nhà máy hạt nhân Fukushima.
Tờ báo cho biết, trong giai đoạn từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2012, tức sau khi xảy ra tai nạn sóng thần 11/03/2011, có đến 25 398 người làm việc tại nhà máy hạt nhân Fukushima trong công tác khắc phục hậu quả và hạn chế phóng xạ. Trong đó, 3616 người thuộc công ty khai thác nhà máy này là Tepco, còn lại là thuộc về các đơn vị khác như Hitachi hay Toshiba.
Theo số liệu có Tepco, đã có 167 người bị nhiễm phóng xạ trên mức cho phép là 100 mSv. Người đạt mức này phải dừng làm việc ngay tại nhà máy. Đa số trong số những người này đều giữ im lặng về vụ việc vì sợ bị phân biệt đối xử, trong khi đó cũng có một số người chấp nhận lên tiếng. Theo họ, công tác tẩy nhiễm tại nhà máy Fukushima đang rất tốn kém và không hiệu quả.
Nhìn về tương lai, một người trong số đó bi quan nói : «Trong 100 hay 200 năm nữa họa may người ta mới dám trở về vùng này ». Người này từng tham gia công tác tẩy nhiễm và đã rời khỏi nhà máy cách đây một năm.
Tờ báo không nêu rõ tên của nhân chứng nói trên, nhưng theo những gì anh ta kể về cuộc sống và công việc của những người làm công tác tẩy nhiễm và khắc phục hậu họa khi tai nạn hạt nhân xảy ra, thì tờ báo cho là : « một bằng chứng lạnh người ».
Nhân vật được tờ báo trích dẫn là nhân viên được Tepco đào tạo, từng làm việc nhiều năm tại nhà máy Fukushima. Đây là một công việc mà anh ta cho biết là có lương cao. Anh chấp nhận làm vì anh cũng như những người khác đều không tưởng tượng được có thể xay ra một thảm họa như thế. Nói cách khác là anh đã « quá tin vào công nghệ hiện đại ».
Chưa hết, liên quan đến công tác quản lý điều hành khắc phục khủng hoảng, người này cho rằng, những người quyết định đã không quyết định gì cả, hoặc nếu có thì cũng không quyết định được gì trọng đại hoặc có khi là quá trễ.
Còn bàn về việc các nhân viên tại hiện trường bị nhiễm phóng xạ, người nói trên cho biết, công ty Tepco mỗi lần cho kiểm tra độ nhiễm phóng xạ của nhân viên đều cố ý giữ ở mức thấp nhất trong ý định là kéo dài thời gian làm việc của nhân viên.
Về vấn đề đó, L’Express cho biết, mức qui định tối đa 100 mSv đối với nhân viên làm việc tại nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản là quá cao. Chẳng hạn như ở Pháp, quy định độ phóng xạ tối đa đối với các nhân viên làm việc trên thực địa cũng chỉ có 20 mSv.
Tờ báo cho biết, trong giai đoạn từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2012, tức sau khi xảy ra tai nạn sóng thần 11/03/2011, có đến 25 398 người làm việc tại nhà máy hạt nhân Fukushima trong công tác khắc phục hậu quả và hạn chế phóng xạ. Trong đó, 3616 người thuộc công ty khai thác nhà máy này là Tepco, còn lại là thuộc về các đơn vị khác như Hitachi hay Toshiba.
Theo số liệu có Tepco, đã có 167 người bị nhiễm phóng xạ trên mức cho phép là 100 mSv. Người đạt mức này phải dừng làm việc ngay tại nhà máy. Đa số trong số những người này đều giữ im lặng về vụ việc vì sợ bị phân biệt đối xử, trong khi đó cũng có một số người chấp nhận lên tiếng. Theo họ, công tác tẩy nhiễm tại nhà máy Fukushima đang rất tốn kém và không hiệu quả.
Nhìn về tương lai, một người trong số đó bi quan nói : «Trong 100 hay 200 năm nữa họa may người ta mới dám trở về vùng này ». Người này từng tham gia công tác tẩy nhiễm và đã rời khỏi nhà máy cách đây một năm.
Tờ báo không nêu rõ tên của nhân chứng nói trên, nhưng theo những gì anh ta kể về cuộc sống và công việc của những người làm công tác tẩy nhiễm và khắc phục hậu họa khi tai nạn hạt nhân xảy ra, thì tờ báo cho là : « một bằng chứng lạnh người ».
Nhân vật được tờ báo trích dẫn là nhân viên được Tepco đào tạo, từng làm việc nhiều năm tại nhà máy Fukushima. Đây là một công việc mà anh ta cho biết là có lương cao. Anh chấp nhận làm vì anh cũng như những người khác đều không tưởng tượng được có thể xay ra một thảm họa như thế. Nói cách khác là anh đã « quá tin vào công nghệ hiện đại ».
Chưa hết, liên quan đến công tác quản lý điều hành khắc phục khủng hoảng, người này cho rằng, những người quyết định đã không quyết định gì cả, hoặc nếu có thì cũng không quyết định được gì trọng đại hoặc có khi là quá trễ.
Còn bàn về việc các nhân viên tại hiện trường bị nhiễm phóng xạ, người nói trên cho biết, công ty Tepco mỗi lần cho kiểm tra độ nhiễm phóng xạ của nhân viên đều cố ý giữ ở mức thấp nhất trong ý định là kéo dài thời gian làm việc của nhân viên.
Về vấn đề đó, L’Express cho biết, mức qui định tối đa 100 mSv đối với nhân viên làm việc tại nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản là quá cao. Chẳng hạn như ở Pháp, quy định độ phóng xạ tối đa đối với các nhân viên làm việc trên thực địa cũng chỉ có 20 mSv.
No comments:
Post a Comment