Thursday, March 28, 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG CÓ QUYỀN PHÊ PHÁN CÁC KIẾN NGHỊ, TUYÊN BỐ CỦA DÂN CHÚNG VỀ HIẾN PHÁP MỚI CỦA VIỆT NAM

http://anhbasam04.wordpress.com/2013/03/28/dang-cong-san-viet-nam-khong-co-quyen-phe-phan-cac-kien-nghi-tuyen-bo-cua-dan-chung-ve-hien-phap-moi-cua-viet-nam/

http://anhbasam04.blogspot.com.au/2013/03/ang-cong-san-viet-nam-khong-co-quyen.html#more

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG CÓ QUYỀN PHÊ PHÁN CÁC KIẾN NGHỊ, TUYÊN BỐ CỦA DÂN CHÚNG VỀ HIẾN PHÁP MỚI CỦA VIỆT NAM

Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị duy nhất trên cả nước Việt Nam trong gần 70 năm qua đã liên tục cai trị toàn thể 90 triệu người dân Việt, vừa có quyết định chính thức sửa đổi Hiến pháp của đảng Cộng sản Việt Nam phát hành vào năm 1992 (gọi tắt là Hiến pháp 92).

Không như những lần thay đổi Hiến pháp trước đó từ năm 1954 đến năm 1992, các bản gọi là Hiến pháp này đều do nội bộ đảng Cộng sản biên soạn và quyết định ban hành, lần này lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi phương cách là chính thức yêu cầu toàn thể dân chúng cùng đóng góp công sức với đảng vào việc làm rất quan trọng này. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử cai trị chuyên chính của đảng cộng sản Việt Nam, dân chúng Việt Nam trong ngoài nước nhất là thành phần nhân sĩ trí thức chuyên gia về luật pháp quốc tế không phân biệt quan điểm chính trị được mời, được khuyến khích và được tự do đóng góp trí tuệ cho một công tác tuyệt đối quan trong đối với tương lai của đất nước và quyền tự do dân chủ thực sự của toàn dân Việt Nam. Chính các cán bộ của Ủy ban Soạn thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 khi lên tiếng mời gọi toàn dân góp ý đã tuyên bố công khai là không có vùng cấm khi người dân đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp lần này, ngay cả điều 4 của bản Hiến pháp 92 về quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn dân cũng không ngoại lệ.

Từ lúc tuyên bố quyết định thu thập ý kiến cho bản Hiến pháp mới dựa trên bản dự thảo của chính đảng cộng sản Việt Nam đưa ra, lúc đầu có một số đề nghị thêm bớt thưa thớt có tính cách cục bộ không được toàn diện, chỉ chú trọng vào quyền lợi cá nhân hay phe nhóm trong khi đó các điểm cơ bản của một bản Hiến Pháp mới như đặc quyền của đảng Cộng sản và các quyền cơ bản của người dân lại lờ đi. Tiêu biểu như đề nghị của nhóm Viêt kiều tại Âu Châu về quyền lợi của Việt kiều, của đoàn thanh niên Cộng sản TP HCM về quyền lợi của đoàn thanh niên cs, v.v..

Gần đây vấn đề quan trọng, bao trùm các điều khoản khác của bản Hiến pháp, là quyền lãnh đạo/cai trị đất nước đã được mạnh dạn đưa lên hàng đầu. Chúng ta phải hiểu thật rỏ và không được nhập nhằng rằng: quyền đó là quyền của toàn dân, không phải là quyền độc tôn của một cá nhân hay một dòng họ như theo các chế độ chuyên chính quân chủ của nhiều thế kỷ trước, càng không phải là quyền độc tôn của một tổ chức đảng phái chính trị nào như trong thế kỷ 20 và hiện nay. Chúng ta phải tuyệt đối thấu hiếu và nắm vững điểm mấu chốt này. Nếu không thì không nên gọi nó là Hiến pháp của nước Việt Nam mà gọi nó là Nội quy/Điều lệ của đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra bắt buộc dân Việt Nam phải tuân hành như đảng đã làm từ năm 1954 đến nay. Hiện nay, ngoại trừ 4 nước, trên thế giới không có một nước nào lại đặt ra một điều lệ riêng đặc biệt trong bản Hiến pháp của họ trao toàn bộ quyền hành cai trị đất nước cho một đảng chính trị duy nhất và đặt ngoài vòng pháp luật các tổ chức chính trị khác như Điều 4 trong bản hiến pháp 92.Việt Nam là một trong số 4 nước này, 3 nước còn lại là Bắc Triều Tiên, Cuba và Tàu.

Nếu quả thực đây là lòng thành của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, với thực tâm muốn Việt Nam có một bản Hiến pháp mới văn minh, phù hợp với trào lưu tiến bộ hiện nay của thế giới thì đảng Cộng sản Việt Nam phải hoàn toàn đứng ngoài, trao lại công việc soạn thảo cho một tổ chức độc lập gồm đại diện tất cả tầng lớp dân chúng trong và ngoài nước chịu trách nhiệm thu thập ý kiến từ toàn dân, rút tỉa những điều hay từ các bản hiến pháp lâu đời của các nước trên thế giới, từ đó soạn thảo một bản hiến pháp mới không bị các đảng phái hay phe nhóm áp lực hay lung lạc. Sau khi bản dự thảo Hiến Pháp được hoàn chỉnh cần công bố công khai cho mọi người dân nghiên cứu đóng góp thêm lần chót và cuối cùng đưa ra trưng cầu dân ý trước toàn dân Việt Nam đang sống trong và ngoài nước.

Trong tinh thần tin tưởng vào thực tâm của đảng Cộng sản Việt Nam là mong muốn đất nước Việt Nam có một bản Hiến pháp mới thực sư tự do dân chủ, tôn trong quyền làm chủ đất nước của toàn dân và không bị chi phối bởi một cá nhân nhóm hay đảng phái nào, ngày 19 tháng 01 năm 2013 một nhóm 72 nhân sĩ trí thức uy tín người Việt tại trong và nước ngoài đã dồn tâm trí viết một kiến nghị gồm 7 điểm mấu chốt cho việc soạn thảo bản Hiến pháp mới và kèm theo một bản dự thảo Hiến pháp mới dựa theo 7 điểm này. Đây là một đóng góp rất giá trị và rất đáng trân trọng của những vị trí thức nhân sĩ yêu nước mà trong số này có nhiều vị đã sống và làm việc nhiều năm trong các cơ quan nhà nước của đảng Cộng sản Việt Nam và một số là đảng viên cộng sản kỳ cựu. Rất nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước hoan nghênh bản kiến nghị này, nhanh chóng tham gia ký tên ủng hộ 72 vị nhân sĩ và xem bản dự thảo hiến pháp do nhóm 72 người Việt yêu nước là một trong các bản dự thảo Hiến pháp cần được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nghiên cứu và cần thiết phải được phổ biến sâu rộng trong dân chúng qua các hệ thống truyền thông đại chúng như truyền thanh, truyền hình, để mọi người dân biết, tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để cho bản dự thảo hiến pháp mới được hoàn chỉnh nhằm phuc vụ việc bảo vệ quyền tự do dân chủ của toàn dân cùng góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước chống xâm lược ngoài Biển Đông và trên đất liền. Đến ngày 27/03/2013 đã có trên 11.600 đồng bào các giới trong và ngoài nước ký tên tham gia “Kiến nghị 72” cùng với 72 vị nhân sĩ trí thức.

Tuy Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là những đảng viên uy tín của đảng Cộng sản nhưng khi được phân công phụ trách công việc sửa đổi Hiến pháp thì đó là một vinh dự to lớn và cũng là trách nhiệm nặng nề trước toàn dân. Do đó Uỷ ban phải làm việc trong tinh thần độc lập và trách nhiệm, tôn trọng dân chủ đa chiều và phải tiếp nhận và trân trọng các ý kiến đóng góp để cho bản Hiến pháp mới thể hiện đúng đắn nguyện vọng của toàn dân. Ủy ban cũng cần phải nhận thức rỏ ràng là ý muốn của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Hiến pháp mới cũng chỉ là một trong số các ý kiến của một nhóm đại diện 3 triệu đảng viên chứ không phải là điều kiện bắt buộc phải chấp hành những gì lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra.

Trong thời gian gần đây, thay vì hoan nghênh và tuyên dương các cá nhân, nhóm nhân sĩ trí thức đã nhiệt tình đóng góp công sức và trí tuệ vào công việc soạn thảo Hiến pháp mới, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam lại cố tình lội ngược dòng, cố tình tấn công phê phán, lên án những kiến nghị về dự thảo Hiến pháp mới và thậm chí còn công khai lên tiếng đe dọa đến sự an toàn cá nhân, đòi xử lý 72 vị nhân sĩ trí thức yêu nước và những người tham gia ký tên ủng hộ Kiến nghị 72. Cụ thể là chính Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng gán cho những vị này là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … cần phải được xử lý thích đáng” trong buổi nói chuyện với các đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam tại Vĩnh Phúc vào ngày 25/02/2013 và được chương trình truyền hình nhà nước VTV1 phát hình trên toàn quốc. Hành động rất sai trái và phản dân chủ của ông Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhanh chóng bị phê phán và bị lên án gắt gao trước công luận trong và ngoài nước, đặc biệt là bài viết phản bác rất hùng hồn và thẳng thắn của ký giả trẻ Nguyễn Đắc Kiên về lời nói thiếu tư cách và đạo đức của ông Nguyễn Phú Trọng. Từ đó phong trào phản đối đảng Cộng sản  xuất hiện rộng rải trên các trang thông tin xã hội với bản tuyên cáo “Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do” vào ngày 28/02/2013, đưa ra 5 điều đòi hỏi đối với đảng Cộng sản Việt Nam. Tuyên cáo này đã nhanh chóng được đồng bào khắp nơi, đặc biệt giới trẻ, nhiệt liệt hoan nghênh đồng tình và cùng tham gia ký tên. Chỉ trong một thời gian ngắn số người tham gia ký tên lên đến 8.500 người (ngày 25/03/2013).

Đảng Cộng sản Việt Nam đã cuống cuồng cho các tổ chức trực thuộc đảng thực hiện các trò đánh phá chụp mũ những người chủ xướng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Công an an ninh tiến hành răn đe, khủng bố tinh thần và thể xác các vị nhân sĩ trí thức trong nhóm 72 người.

Đảng Cộng sản Việt Nam trắng trợn dùng hệ thống báo chí, truyền thông truyền hình nhà nước, kết hợp nhịp nhàng và đồng loạt bênh vực và bảo vệ bản dự thảo Hiến pháp mới của đảng Cộng sản soạn thảo mà về bản chất không có gì khác hơn bản “Hiến pháp 92”: vẫn giữ nguyên điều 4 và nhiều điều khoản chuyên quyền độc đoán khác mà theo Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú trong một bài viết của ông về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92 của đảng cộng sản Việt Nam sẽ làm choquyền công dân và quyền con người bị thu hẹp đáng kể, bị cắt giảm nghiêm trọng”. Một mặt khác họ lên tiếng tấn công dữ dội, bôi nhọ, khủng bố tinh thần và thể xác những người tham gia viết và ký tên vào “Kiến nghị 72”.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho các “dư luận viên” chuyên nghiệp thuộc các tổ chức đảng làm các việc thật tồi tệ bẩn thỉu xấu xa với những người viết kiến nghị, tuyên cáo về bản dự thảo Hiến pháp 2013, mà đáng lẽ ở cương vị một đảng chính trị độc tôn và bề thế với 3 triệu đảng viên không nên làm.  Một vài thí dụ điển hình của những việc làm tiểu nhân đê tiện như cách thức của các tổ chức mafia đầu khấu:

-          Cho các “dư luận viên” của đảng Cộng sản Việt Nam mạo danh tham gia ký tên ủng hộ Kiến nghị 72 để sau đó dùng nó làm cớ vu khống cho nhóm thực hiện Kiến nghị 72 là thiếu trung thực khi thu thập chữ ký. Hành động đê tiện này đã bị vạch trần và bị lên án bởi những vị nhân sĩ trí thức là bỉ ổi, đểu cáng và cực kỳ lưu manh.

-          Cho công an khu vực, cán bộ cộng sản địa phương đến từng nhà người dân hâm dọa và áp lực họ phải ký tên ủng hộ bản dự thảo Hiến pháp của đảng Cộng sản biên soạn.

-           Dùng toàn bộ hệ thống báo chí, truyền thông, phát thanh, truyền hình nhà nước thường xuyên tuyên truyền nói tốt một chiều về bản dư thảo Hiến pháp của đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thực hiện các chương trình xuyên tạc bóp méo hay bôi nhọ những kiến nghị chân thành và có trách nhiệm của dân chúng.

-          Thay vì dùng lý luận để phân tách một cách khách quan và khoa học về những ưu khuyết điểm của các kiến nghi và bản dự thảo Hiến pháp, Tuyên bố của dân, lãnh đạo và đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam lại dùng chủ bài trấn áp, khủng bố, áp lực những người khởi xướng và thân nhân gia đình của họ rút tên hay thay đổi quan điểm theo ý của đảng. Một trong những trường hợp rất tai tiếng này là cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trong nhóm 72 vi nhân sĩ trí thức, và cũng là người đại diện trực tiếp trao bản kiến nghị cùng với bản dự thảo Hiếp pháp cho Uỷ Ban Dự thảo sửa đỗi Hiến pháp 1992 vào ngày 04/02/2013.

 

Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai quyết định cùng toàn dân sửa đổi bản Hiến pháp 92 để Việt Nam có một bản Hiến pháp mới thỏa mản kỳ vọng của toàn dân, nhằm theo kịp trào lưu văn minh tiến bộ của thế giới trong thời đại thông tin toàn cầu bùng nổ và lan rộng, như vậy đảng cộng sản Việt Nam có quyền lên tiếng phê phán hù dọa người dân khi họ hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp ý tưởng, đưa ra các đề nghị xây dựng một bản Hiến pháp mới hay không?

Câu trả lời rất rỏ ràng và dứt khoát là: không.

Đảng Cộng sản không có bất kỳ quyền hạn gì để phê phán, hăm dọa hay khủng bố người dân khi họ nói lên suy nghỉ và đưa các đề nghi, kiến nghị, tuyên bố về bản dự thảo Hiến pháp mới 2013. Về phương diện chính danh, đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có quyền hạn tương tự và bình đẳng như bất kỳ cá nhân hay các tổ chức xã hội khác tại trong và ngoài nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam không thể nhập nhằng đánh lận con đen giữa đảng là kẻ cai trị và nguời dân là người bị cai trị như trong các chế độ quân chủ chuyên chế hay độc tài quân phiệt toàn trị.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn tuyên bố trước công chúng họ là những người đầy tớ và toàn dân chính là chủ nhân của đất nước. Hiến pháp mới 2013 phải do toàn dân - những người chủ thật sự của đất nước- làm ra với sự đóng góp của mọi tầng lớp dân chúng, những nhà trí thức có kinh nghiệm về luật pháp quốc tế về Hiến pháp, các tổ chức dân sự hay đảng phái chính trị kể cả đảng cộng sản chỉ là một thành viên của cộng đồng.

Nếu đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đi ngược lại trào lưu tiến bộ của thế giới, tiếp tục áp đặt một bản dự thảo gọi là Hiến pháp mới trong đó các quyền con người bị đảng tước đoạt bằng các điều khoản tương tự như điều 4 trong văn bản gọi là Hiến pháp 1992, thì đó chỉ là một bản nội quy hay điều lệ không hơn không kém của đảng Cộng sản Việt Nam tự đặt ra rồi bắt buộc người dân phải tuân theo như nội qui của các trại giam đưa ra cho tù nhân phải tuân hành. Trong hơn nửa thế kỷ qua, những bản hiến pháp giả mạo loại này đã biến người dân Việt từ chủ nhân trở thành tù nhân trong nhà tù lớn Việt Nam và những tên cai tù không ai xa lạ: là đảng viên đảng Cộng sản.

Bây giờ là thời đại của thông tin toàn cầu. Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam các cấp đã được thường xuyên đi tham quan nhiều nước trên thế giới, được học tập tại các nước tự do dân chủ đa nguyên đa đảng từ Á sang Âu, sang Mỹ, đã thấy rỏ lề lối sinh hoạt chính trị bình đẳng giửa chính quyền và người dân tại các nước dân chủ này, kể cả những nước đã từng nằm trong chế độ cộng sản ở Đông Âu và trong Liên Bang Sô viết lúc trước. Vì vậy không có lý do gì mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cố chấp quyết giành độc quyền điều hành đất nước và đối xử tàn tệ, ác độc, vô nhân đạo đối với những người dân có chính kiến khác với đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thay đổi toàn diện về tư duy, phải từ bỏ độc tài chuyên chính, chấp nhận đa nguyên đa đảng và phải trả lại toàn bộ quyền làm chủ đất nước cho toàn dân và trở về đúng vị trí của một đảng chính trị như các tổ chức dân sự khác.

Việc thay đổi Hiến pháp lần này phải chứng tỏ được thực lòng của đảng Cộng sản Việt Nam là từ bỏ chế độ độc tài toàn trị, nhanh chóng đưa nước Việt Nam trở về với thế giới của tự do dân chủ, phục hồi toàn bộ những quyền căn bản của con người cho toàn dân.

Đây là cơ hội cuối cùng để cho lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chứng minh thực lòng của họ. Nếu không thì dù cho họ có tráo trở hô hào sửa đổi hay làm gì chăng nữa, bản Hiến pháp mới cũng vẫn là những điều lệ của kẻ cai trị đặt ra cho những người bị lệ thuộc phải chấp hành như những văn bản trước đó mà đảng Cộng sản Việt Nam tiếm danh gọi là bản Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa

Tuyệt đại đa số người dân Việt Nam không còn có thể tiếp tục cam tâm sống như kiếp sống của đàn cừu, không còn tiếp tục im lặng chấp nhận sự gian dối lừa bịp của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không thành thật và thành tâm sửa đổi Hiến pháp để đất nước Việt Nam có một bản Hiến pháp mới thực sự tự do dân chủ theo kịp trào lưu tiến bộ của thế giới, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có tội rất nặng đối với đất nước, với dân tộc.Toàn dân Việt Nam sẽ đứng lên quyết liệt đấu tranh giành lại quyền làm chủ đất nước của mình. Khi đó đảng Cộng sản sẽ không có một chổ đứng nào trong lòng dân tộc Việt Nam.

Ngày 28 tháng 03 năm 2013

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

 

Tài liệu tham khảo:

Việt kiều mong Hiến pháp tạo ra cơ chế thông thoáng hơn


 

Cần có một điều về Đoàn Thanh niên


 

Kiến nghị về sửa đổi Hiến Pháp 1992


 

TBT Nguyễn Phú Trọng lên án người dân kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp


 

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng


 

Lời Tuyên Bố của các Công Dân tự Do



 

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp


 

Sự bỉ ổi này thuộc vế ai?


 

Công dân Trương Minh Đức nói không với bản dự thảo sửa Hiến pháp của ĐCSVN


 

 

Ông Nguyễn Đình Lộc bị sức ép



 

Trao bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.


 

 

 

 

 

 

 

Thursday, March 21, 2013

Nhật Bản: Fukushima tránh được một trục trặc gây mất điện cực kỳ nguy hiểm

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130319-nha-may-dien-hat-nhan-fukushima-tai-nhat-ban-thoat-khoi-mot-su-co-mat-dien-cuc-ky-ng

Nhật Bản: Fukushima tránh được một trục trặc gây mất điện cực kỳ nguy hiểm
Quang cảnh một góc khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima, ngày 11/03/2013
Quang cảnh một góc khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima, ngày 11/03/2013
REUTERS/Kyodo/Files

Mai Vân
Chiều nay, 19/03/2013, các kỹ sư tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã thành công trong việc tái lập nguồn điện cung cấp cho hệ thống làm nguội trong các bể nước chứa nhiên liệu. Nguồn điện đã đột ngột không vào được các hệ thống này từ 19 giờ hôm qua, giờ địa phương, vì một lý do mà chưa ai hiểu được.

Tepco, công ty điều hành nhà máy Fukushima, cho biết đã khắc phuc xong sự cố tại một hệ thống làm nguội, và sẽ sửa xong hai hệ thống còn lại trong ngày hôm nay.
Sự cố mất điện trên đây tại nhà máy Fukushima, nếu kéo dài, sẽ có hậu quả ghê gớm như phân tích sau đây của thông tín viên Frédéric Charles tại Tokyo :
“ Ưu tiên của Tepco là tái lập điện sử dụng trong việc làm nguội bể nước của lò phản ứng số 4. Bể này chứa đến 1.535 thanh nhiên liệu đã được sử dụng. Bể làm nguội được đặt ở một vị trí cao đến 30 mét. Tòa nhà che bể nước này đã bị phá hủy trong một vụ nổ khí hydro.
Các thanh nhiên liệu bị phơi bày ra không khí, nếu điện không được tái lập, sẽ gây ra phản ứng hạt nhân tỏa ra một khối lượng césium 137 cao hơn gấp 10 lần sự cố Tchernobyl.
Nhiệt độ của 4 bể làm nguội nhiên liệu bị mất điện đã tăng từ 25 lên 30 độ, nhưng vẫn còn dưới ngưỡng an toàn là 65 độ. Riêng đối với bể của lò phản ứng số 4, thì Tepco có 4 ngày để xử lý trước khi nhiệt độ chạm ngưỡng an toàn.
Vụ mất điện đã làm cho các thiết bi xử lý mảnh vụn nhiễm xạ ngừng hoạt động và đã tác động, trong một giai đoạn ngắn, đến trung tâm điều hành. Tuy nhiên, sự cố này, cho đến nay, không ảnh hưởng đến việc cho nước vào các lò phản ứng 1, 2 và 3, mà bộ phận tâm lò đã bị nóng chảy trong thảm họa xẩy ra ở nhà máy này ”.

Binh lính Mỹ kiện tập đoàn điện hạt nhân Nhật Bản Tepco

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130316-hang-chuc-linh-my-kien-tap-doan-dien-luc-nhat-ban-tepco-ve-toi-noi-doi
Hàng chục lính Mỹ kiện tập đoàn điện lực Nhật Bản Tepco về tội nói dối
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ngày 24/03/2011.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ngày 24/03/2011.
Reuters

Mai Vân
Tập đoàn Tepco của Nhật, chịu trách nhiệm khai thác nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đang bị hơn 20 quân nhân Mỹ kiện ra tòa. Từ 9 người lúc ban đầu, con số người tham gia vụ kiện đã lên đến 26 người tính đến ngày 16/03/2013, và có thể tăng cao hơn nữa. Họ là những người đã sang giúp đỡ Nhật Bản sau tai nạn nhà máy điện do động đất, sóng thần gây ra cách đây 2 năm.

Trong số người kiện có cả các quân nhân đã về hưu lẫn những người đang tại ngũ. Thông tín viên Raphael Reynes tại Washington tường thuật vụ việc như sau :
« Phải chăng chiến dịch Tomodachi tại Nhật đã tác hại đến sức khỏe của nhiều quân nhân Mỹ ? Nhiều người lính Mỹ đã đoan chắc điều này khi kiện tập đoàn Tepco. Theo họ thì Tepco đã ‘nói dối về những rủi ro có thể gặp phải’ đối với các ê kíp trợ giúp nhân đạo, được triển khai vào tháng 3/2011 gần nhà máy điện Fukushima.
Trong số những người tham gia chiến dịch, có những người lính thủy quân lục chiến đã giải ngũ, bên cạnh các đồng đội vẫn còn phục vụ trong quân ngũ. Cũng có những người lính Hải quân đã đến vùng bị nạn trên hàng không mẫu hạm Ronald Reagan.
Từ 9 người vào tháng 12/2012, số người đệ đơn kiện trước một toà án ở California hiện lên đến 26 người, với số đơn mới nộp trong tuần này. Theo luật sư của các nguyên đơn, sắp tới đây có thể có đến thêm cả trăm người khác tham gia vụ kiện.
Những người đi kiện đều khẳng định là bị họ bệnh do nhiễm xạ : ung thư, viêm họng, nhức đầu... Họ đòi bồi thường thiệt hại tổng cộng hơn 2 tỷ đô la cũng như đòi mở một quỹ bồi thường hơn 1 tỷ đô la khác.
Khi được hỏi về vụ này vào hôm qua, tập đoàn Tepco đã không bình luận gì. Còn trả lời báo Stars and Stripes, Bộ Quốc phòng Mỹ nhắc lại là mức nhiễm xạ mà các quân nhân này phải chịu đựng không nguy hại lắm cho sức khỏe của họ. »

Thursday, March 14, 2013

Cảnh sát công an cộng sản Việt Nam hành hung thô bạo với dân

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/03/police-in-vietnam-inhumanly-uses.html

Police in Vietnam inhumanly uses illegal force onto a detained civilian
Danlambao - Gửi đến các bạn đọc clip về côn an đối xử thô bạo với người dân do anh Nguyễn Hùng phụ đề tiếng Anh. Mong các bạn tiếp tay chuyển đến người nước ngoài.




Bình Thuận: Xuất hiện video clip CA, dân phòng ngược đãi dân dã man


Đoạn video được phổ biến trên Youtube với lời chú thích "Công An thị trấn Ma Lâm đánh người không đúng tội"

Quế Hà (Thanh Niên) - Chiều tối 8.3, trên mạng xuất hiện một video clip dài 1 phút 23 giây với tiêu đề Công an thị trấn Malam đánh dân. Clip có hình ảnh một người mặc sắc phục công an cùng với dân phòng còng tay một người ở trần, mặc quần đùi, buộc lên xe đưa về trụ sở.

Khi người này phản ứng thì bị một dân phòng "vắt" ngang lên yên xe. Sau đó, người dân phòng này nắm hai chân đưa lên cao, làm nạn nhân chúi đầu xuống đất rất bất nhẫn. Lát sau thì người công an mới tháo còng cho nạn nhân.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Ngô Duy Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo thị trấn Ma Lâm, H.Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), khẳng định hình ảnh trong video clip phản ánh một công an viên thị trấn Ma Lâm và 3 dân phòng bắt ông Đào Xuân Do (51 tuổi, trú ở Tổ tự quản số 7, KP1, thị trấn Ma Lâm). Cũng theo ông Nhân, người công an mang quân hàm thượng sĩ là CSKV tên Phan Văn Hòa, còn người ôm ông Do “vứt” lên xe máy, rồi vứt xuống đường là dân phòng Thông Minh Anh. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc. Thượng tá Trần Bá Sơn, Trưởng công an H.Hàm Thuận Bắc cũng khẳng định sự việc xảy ra tại địa bàn mình quản lý và hứa sáng nay (9.3) sẽ xử lý vụ việc.

Quế Hà

Nhật Bản : 2 năm sau thảm họa động đất sóng thần vết thương chưa lành

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130311-nhat-ban-hai-nam-sau-tham-hoa-dong-dat-song-than-vet-thuong-van-chua-lanh


Nhật Bản : 2 năm sau thảm họa động đất sóng thần vết thương chưa lành
     
Đúng 05h46 (giờ quốc tê), thời điểm xảy ra vụ động đất hồi 2011,  hôm nay 11/3/2013 cả nước Nhật dành một phút tưởng nhớ đến các nạn nhân  của thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân.
Đúng 05h46 (giờ quốc tê), thời điểm xảy ra vụ động đất hồi 2011, hôm nay 11/3/2013 cả nước Nhật dành một phút tưởng nhớ đến các nạn nhân của thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân.
REUTERS/Toru Hanai

Anh Vũ / Đỗ Thông Minh
Đúng ngày này cách đây hai năm, trận động đất kinh hoàng có cường độ hơn 9 độ Richter đã đổ vào miền đông bắc nước Nhật kéo theo thảm họa kép sóng thần và hạt nhân. Hôm nay cả nước Nhật tổ chức lễ tưởng niệm hơn chục nghìn nạn nhân của trận thiên tai trong bầu không khí đau thương vẫn chưa nguôi và nỗi ám ảnh sợ hãi năng lượng hạt nhân vẫn ám ảnh.

Công việc khắc phục hậu quả của thảm họa diễn ra chậm chạp trong lúc nền kinh tế Nhật vẫn gặp nhiều khó khăn buộc chính phủ vẫn phải tiếp tục chọn giải pháp duy trì các lò phản ứng hạt nhân, cho dù làn sóng chống đối hạt nhân trong dân chúng lúc này vẫn tiếp tục lên cao.
Thông tín viên Đỗ Thông Minh tại Tokyo tường trình :
Đỗ Thông Minh - Tokyo
11/03/2013

Nhật Bản : Cú sốc hạt nhân vẫn chưa dứt

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130310-nhat-ban-cu-soc-hat-nhan-van-chua-dut

Nhật Bản : Cú sốc hạt nhân vẫn chưa dứt
Ám ảnh vì Fukushima
Ám ảnh vì Fukushima
Reuters

Lê Phước
Kể từ khi xảy ra tai nạn hạt nhân ngày 11/03/2011, làn sóng phản đối hạt nhân tại Nhật Bản bắt đầu dâng cao. Thời gian trôi qua, làn sóng này không có dấu hiệu dịu đi chút nào khi mà hôm qua, trước ngưỡng kỷ niệm 2 năm sự cố Fukushima, hơn chục ngàn người đã xuống đường phản đối hạt nhân tại thủ đô Tokyo.

Trong bối cảnh đó, tuần san L’Express số ra tuần này đăng bài thông tin về một chi tiết nhạy cảm nhưng ít được nhiều người biết đến, đó là đời sống của các nhân viên đã làm việc tại nhà máy hạt nhân Fukushima.
Tờ báo cho biết, trong giai đoạn từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2012, tức sau khi xảy ra tai nạn sóng thần 11/03/2011, có đến 25 398 người làm việc tại nhà máy hạt nhân Fukushima trong công tác khắc phục hậu quả và hạn chế phóng xạ. Trong đó, 3616 người thuộc công ty khai thác nhà máy này là Tepco, còn lại là thuộc về các đơn vị khác như Hitachi hay Toshiba.
Theo số liệu có Tepco, đã có 167 người bị nhiễm phóng xạ trên mức cho phép là 100 mSv. Người đạt mức này phải dừng làm việc ngay tại nhà máy. Đa số trong số những người này đều giữ im lặng về vụ việc vì sợ bị phân biệt đối xử, trong khi đó cũng có một số người chấp nhận lên tiếng. Theo họ, công tác tẩy nhiễm tại nhà máy Fukushima đang rất tốn kém và không hiệu quả.
Nhìn về tương lai, một người trong số đó bi quan nói : «Trong 100 hay 200 năm nữa họa may người ta mới dám trở về vùng này ». Người này từng tham gia công tác tẩy nhiễm và đã rời khỏi nhà máy cách đây một năm.
Tờ báo không nêu rõ tên của nhân chứng nói trên, nhưng theo những gì anh ta kể về cuộc sống và công việc của những người làm công tác tẩy nhiễm và khắc phục hậu họa khi tai nạn hạt nhân xảy ra, thì tờ báo cho là : « một bằng chứng lạnh người ».
Nhân vật được tờ báo trích dẫn là nhân viên được Tepco đào tạo, từng làm việc nhiều năm tại nhà máy Fukushima. Đây là một công việc mà anh ta cho biết là có lương cao. Anh chấp nhận làm vì anh cũng như những người khác đều không tưởng tượng được có thể xay ra một thảm họa như thế. Nói cách khác là anh đã « quá tin vào công nghệ hiện đại ».
Chưa hết, liên quan đến công tác quản lý điều hành khắc phục khủng hoảng, người này cho rằng, những người quyết định đã không quyết định gì cả, hoặc nếu có thì cũng không quyết định được gì trọng đại hoặc có khi là quá trễ.
Còn bàn về việc các nhân viên tại hiện trường bị nhiễm phóng xạ, người nói trên cho biết, công ty Tepco mỗi lần cho kiểm tra độ nhiễm phóng xạ của nhân viên đều cố ý giữ ở mức thấp nhất trong ý định là kéo dài thời gian làm việc của nhân viên.
Về vấn đề đó, L’Express cho biết, mức qui định tối đa 100 mSv đối với nhân viên làm việc tại nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản là quá cao. Chẳng hạn như ở Pháp, quy định độ phóng xạ tối đa đối với các nhân viên làm việc trên thực địa cũng chỉ có 20 mSv.

Âu Châu:Tai nạn nguyên tử có thể gây thiệt hại đến 5.800 tỉ euro

http://www.viet.rfi.fr/phap/20130310-tai-nan-nguyen-tu-co-the-gay-thiet-hai-den-5800-ti-euro

Âu Châu:Tai nạn nguyên tử có thể gây thiệt hại đến 5.800 tỉ euro
Cơ sở hạt nhân Tricastin ở miền đông nam nước Pháp.
Cơ sở hạt nhân Tricastin ở miền đông nam nước Pháp.
Getty Images/Gallo Images/Travel InkC

Thụy My
Theo một bản báo cáo mật của Viện Phóng xạ và An toàn Nguyên tử Pháp (IRSN) được tờ Journal du Dimanche (JDD) tiết lộ hôm nay 10/03/2013, thì một tai nạn nguyên tử tại Pháp có thể gây thiệt hại lên đến 5.800 euro.

Bản báo cáo trên cho biết, thiệt hại do một tai nạn nguyên tử quan trọng có thể từ 760 tỉ euro cho đến 5.800 euro, tương đương với giá trị ba năm tổng sản phẩm nội địa của Pháp. Còn trong công trình nghiên cứu được công bố cách đây một tháng, IRSN đã đánh giá một tai nạn hạt nhân tương tự như Fukushima làm thiệt hại 430 tỉ euro.
Nhà kinh tế Patrick Momal, tham gia cả hai bản báo cáo trên, giải thích với JDD rằng con số 430 tỉ euro là trường hợp phát tán phóng xạ trung bình như ở Fukushima. Còn 760 tỉ euro tương ứng với trường hợp của thảm họa Tchernobyl, có lượng phóng xạ phát ra lớn hơn. Nếu tính cả tác động lên xuất khẩu và du lịch, thì con số thậm chí còn lên tới 1.000 tỉ euro.
Bản báo cáo mật được thực hiện năm 2007, đang được hiệu chỉnh lại và có thể công bố trong năm nay, dựa trên cơ sở nhiều kịch bản tai nạn diễn ra tại nhà máy điện hạt nhân Dampierre, tại vùng Loiret của Pháp. Tờ JDD nói rằng theo ông Patrick Momal, thì các kết luận cũng đáng quan ngại như vào thời điểm đó, thậm chí còn trầm trọng hơn.
Tờ báo cho biết, tổng thiệt hại có thể lên đến 5.800 tỉ euro trong kịch bản xấu nhất, phải di tản 5 triệu người. Trong trường hợp này, tác động lên kinh tế rất nặng nề trong khu vực rộng 850.000 km 2 nhiễm phóng xạ césium có 90 triệu cư dân, cái giá phải trả cho môi trường và sức khỏe kịch phát đến 4.400 tỉ euro.
Báo cáo cũng nhìn nhận tầm cỡ của việc nhiễm xạ và những thiệt hại có thể thay đổi theo điều kiện thời tiết, trong đó nếu gió thổi phóng xạ về hướng các khu vực đông dân cư sẽ là kịch bản tồi tệ nhất.
Tuy nhiên nhà kinh tế Patrick Momal khi trả lời AFP hôm nay đã cho rằng các con số ước tính trên đã lỗi thời, và điều kiện thời tiết trong bản báo cáo 2007 là không thực tế. Ông cũng từ chối cho biết liệu bản báo cáo có được công bố trong năm nay như JDD đã đăng hay không.
Greenpeace đã phản ứng tức khắc trước bài báo của tờ Journal du Dimanche, yêu cầu Bộ trưởng Sinh thái Delphine Batho phải công bố ngay toàn bộ bản báo cáo. Thông cáo của Greenpeace nói rằng : « Sẽ là vô trách nhiệm nếu giấu diếm tình trạng như vậy với người dân Pháp, là những người sẽ phải trả giá trong nhiều thập kỷ về các hậu quả của một tai nạn nghiêm trọng ».

Bài ca vùng lên Tây Tạng: Không bao giờ mất niềm tin và hy vọng



http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/03/bai-ca-vung-len-tay-tang-khong-bao-gio.html

Bài ca vùng lên Tây Tạng: Không bao giờ mất niềm tin và hy vọng

Tây Tạng - Việt Nam: Tuy hai mà một!

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Đất nước Tây Tạng đang bị bá quyền xâm lược Tàu chiếm đóng và thực hiện việc làm ác độc đồng hóa dân tộc này. Bọn công an cảnh sát Tàu và tay sai đang đàn áp khốc liệt và cầm tù người dân Tây Tạng can đảm đứng lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa phản đối bọn xâm lược Tàu.

Đất nước Việt Nam của chúng ta tuy chưa bị bá quyền Tàu chính thức chiếm đóng trên toàn lãnh thổ nhưng những người Việt quan tâm đến mối an nguy của đất nước mình đứng lên xuống đường biểu tình trong ôn hòa chống lại dã tâm của bọn xâm lược Tàu, cũng bị đàn áp khốc liệt như người dân Tây Tạng đang bị bọn xâm lược bá quyền Tàu đối xử: đó là chính lực lượng cảnh sát công an chìm nổi của đảng cộng sản Việt Nam tiến hành.

Giới nghệ sĩ người Tây Tạng sáng tác một bài ca yêu nước rất hùng hồn và rất cảm động. Bài ca này có tựa đề “Never Lose the Light – Không Bao Giờ Mất Niềm Tin” được hai cô gái người gốc Tây Tạng hát trong buổi hòa nhạc quốc tế “One World” taị Syracuse, New York vào tháng 10 năm 2012.

Bài ca này cũng nói lên đúng suy nghĩ của người dân Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước.

Mời bạn đọc thưởng thức bài ca này với phụ đề tiếng Việt được chúng tôi thực hiện.

Ngày 12 tháng 10 năm 2012


danlambaovn.blogspot.com

*

Lời bài hát tiếng Việt:

Đừng đánh mất niềm tin,

Cờ hồng sao phất phới,
(Trên) đồi núi quê hương tôi
Nghe dân tôi than khóc
Buồn đáy tâm nghẹn lời...

Người ngự như Thượng Đế
Với súng ống ghìm trên tay
Lầm than người reo đến
Mảnh đất an lành này...

Này Chị Anh Em hỡi,
Đứng lên giữ quyền mình
Dìu đi theo Chân lý, (hay Chân lý luôn dìu ta đi, tùy khúc nhạc lên xuống thay đổi)
Đừng đánh mất niềm tin...

Và lời tôi vẫn hát
Lời thái an, yêu thương (hay An thái, tùy khúc nhạc lên xuống thay đổi)
Thù hận tôi không khát
Lệ đắng câm không nhường...

Người cười khi tôi khóc
Ngục thất thống cung tôi
Mà người không sao thấy
Rằng (ý) chí tôi không lùi!

12/03/2013

Sunday, March 10, 2013

Bài học Fukushima cho Việt Nam: Dân tộc Việt, đừng cúi đầu chịu chết !

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/03/bai-hoc-fukushima-cho-viet-nam-dan-toc.html

Bài học Fukushima cho Việt Nam: Dân tộc Việt, đừng cúi đầu chịu chết !
Thục Quyên (Danlambao) - Đại diện cho Save Vietnam's Nature, TS Dương Hồng Ân đã tham dự "Ngày Fukushima" do nhóm Sayonara Genpatsu tổ chức vào ngày 9/03/2013 tại thành phố Düsseldorf, Cộng Hòa Liên Bang Đức, để tưởng niệm những nạn nhân thảm họa Fukushima cách đây hai năm, và cũng để tranh đấu cho một quốc gia Nhật cũng như một thế giới "Không hạt nhân" NO NUKE:

"Trong khi các bạn đòi hỏi đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân ngay tức thời thì chúng tôi cũng đòi hỏi một Việt Nam không năng lượng hạt nhân. Chúng ta muốn bảo vệ con người và thiên nhiên khỏi những rủi ro không thể kiểm soát được của năng lượng hạt nhân. Sự bảo vệ này không có biên giới và trên toàn cầu. Chúng ta chỉ có một thế giới để sống và chúng ta cần bảo vệ thế giới này, cho chúng ta và cho các thế hệ tương lai. Không thể để thảm họa Fukushima xảy ra một lần thứ hai, không xảy ra tại Nhật mà cũng không xảy ra ở bất cứnơi nào khác trên thế giới.


Cùng với các bạn, chúng tôi đòi hỏi "Ngưng các nhà máy ĐHN ngay lập tức" và chúng tôi chắc chắn các bạn cũng sẽ hổ trợ chúng tôi tranh đấu cho một "Việt Nam không ĐHN."


Suốt ba ngày 9,10,11 tháng 3/2013 những cuộc biểu tình tiếp nối nhau trên tòan thế giới và sẽ kết thúc tại Fukushima đúng vào ngày kỷ niệm 11/03, với con số khổng lồ 40 000 000 người dự kiến sẽ tham gia.

Theo tin sơ khởi, có sự tham dự tại Nhậtở Iwanai (Hokkaido), Matsuyama, Chiba, Tokyo (Meiji Park, Hibiya Park, Shinjuku và Tamachi), Kawasaki, Kashiwazaki, Niigata, Yamanashi, Nagano, Gifu, Hamamatsu, Shizuoka, Mie (Nahari and Tsu), Shiga, Osaka, Nishinomiya, Wakayama, Matsuyama, Kochi, KitaKyushu, Fukuoka, Miyazaki, Kagoshima, Nagoya, Shimonoseki, Sendai, Fukushima-city... Tại Đài Loan (Taipei, Kaohsiung), Pháp (Paris, Bordeaux), Canada (Ottawa), Hoa Kỳ (Detroit, Michigan), Mongolia (Ulan Bator), Ấn Độ (Mmbai)... Tại Đức cùng tổ chức ngày 9/03: Grohnde (Braunschweig, Hameln, Hannover, Wolfsburg, Göttingen, Hidelsheim, Berlin), Gronau (Bielefeld, Duisburg, Essen Dortmund Wupperthal, Bochum, Osnabrück, Münster, Dusseldorf, Köln, Bremen), Gundremmingen Günzburg (Stuttgart, Ulm, Konstanz, München, Augsburg, CH Zürich), Neckarwestheim (Stuttgart, Heilbronn, Mannheim, Karlsruhe, Würzburg, Lüdwigsburg), Frieburg in Brigsau (Müllheim, Offenburg, Breisach, Lahr, Baden Baden), Neuenburg Müllheim (Basel Lörach)

Gronau:1200 người tham dự biểu tình chống điện hạt nhân (tin WDR)

Ngoài ra tại Đức ngày thứ hai 11/03 sẽ có gần 200 "địa điểm tưởng niệm"(Mahnwache) được hội "Ausgestrahlt" tổ chức.

​Tình trạng ô nhiễm hạt nhân tại Fukushima

Theo Green Peace, kiểm tra bức xạ trên thực phẩm được tiến hành giữa tháng tư năm 2012 và tháng 1 năm 2013 cho thấy khoảng 2.000 mẫu nấm, hải sản, và thịt rừng (heo rừng) chứa hơn mức 100 Bq / kg phóng xạ cesium, giới hạn của chính phủ cho người tiêu dùng.

Trong chương trình hạn chế cá bị nhiễm xạ thoát ra ngòai khu vực, công ty điện lực nhật Tepco đang thả một loạt lưới mới dưới mặt nước trong chu vi 20 km quanh nhà máy điện Fukushima để bắt giết. Lượng phóng xạ cesium trong thịt một con cá Murasoi bắt gần nhà máy chính Daiichi tương đương 254.000 Becquerel/Kg, cao gấp 2.540 lần mức phóng xạ an toàn (100 becquerel/kg) được chính phủ Nhật Bản đưa ra cho các loại hải sản, trong khi ở một con cá khác loại Greenling lượng phóng xạ lên tới 510.000Bq/Kg (cao gấp 5100 lần mức an toàn).

Cho tới nay, hai năm sau biến cố, Tepco vừa thừa nhận chưa nộp hồ sơ về mức độ nhiễm phóng xạ của 21.000 công nhân cho bộ Y tế và Lao động. Theo những hồ sơ báo cáo đã nhận được, mức nhiễm xạ của 63 công nhân làm việc tại nhà máy Daiichi giữa tháng 11/ 2011 và tháng 10/2012 bị giảm thiểu khi khai báo, và con số người nhiễm xạ này có lẽ sẽ tăng khi khám xét hồ sơ của những công nhân làm việc từ tháng 3 tới tháng 10/2011. Điều này chứng tỏ Tepco đã phạm pháp khi không bảo vệ công nhân đúng mức theo luật hiện hành.

Tờ Asahi Shimbun đã nhiều lần loan tin các nhà thầu phụ đổ rác phóng xạ bất hợp pháp,và mới đây lần đầu tiên ba công nhân đã chính thức tố cáo được lệnh của một người giám sát xử lý các cành và lá câ nhiễm phóng xạ vào một con sông trong khu rừng Tamura, Fukushima.

Trong thông cáo báo chí ngày 06/03/2013 về "Những hậu quả sức khỏe của Fukushima", Hiêp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân IPPNW (1) đã đăng tải những tài liệu về tình trạng đáng báo động đã có thể nhìn thấy chỉ hai năm sau cuộc thảm họa.

Tương tự như trường hợp Chernobyl, sự suy giảm tỷ lệ sinh đẻ tại Nhật lên tới con số 4362 trên tòan quốc (209 tại quận Fukushima). Tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ dưới một tuổi vượt qúa thống kê hàng năm là 75 em.

Riêng tại quận Fukushima 55.592 trẻ em được chẩn đóan tuyến giáp trạng có nốt sần hoặc u nang (nodules or cysts) một tình trạng được phân loại như tiền ung thư.

Cũng theo chẩn đoán của IPPNW, khoảng 18.633 trường hợp ung thư có thể xảy ra ​​tại Nhật do ô nhiễm thức ăn.

Chúng tôi sẽ không giúp đỡ, chữa trị được quý vị

Khi chính phủ Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 lúc 19:06 tuyên bố tình trạng khẩn cấp hạt nhân, thế giới chỉ biết nín thở chứng kiến. Đó là một bằng chứng không thể chối cãi về sự bất lực của con người, của mọi quốc gia, trước hiểm họa phóng xạ.

Cho tới bây giờ, đầy rẫy những chứng cớ về tình trạng không đủ năng lực, thiếu sự phối hợp của các nhà chức trách, các nhà lãnh đạo và ngành công nghiệp hạt nhân, khi đối diện sự cố. Đồng thời là sự hiển nhiên vô trách nhiệm của họ khi tìm cách che giấu mức độ thực sự của thảm họa để đánh lừa người dân.

Đó là trường hợp xảy ra tại Nhật Bản, một quốc gia cường thịnh, với dân trí và những giá trị tinh thần cao, một chế độ tự do dân chủ. So sánh với trường hợp Chernobyl thì rất dễ để chẩn đoán số phận con người ở một nước nhược tiểu, chậm tiến, không chút kiến thức về hạt nhân như Việt Nam, mà tất cả đã được giao trọn vào tay một tập đoàn năng lượng nguyên tử ngọai quốc đầy tham nhũng.

Nhân dịp kỷ niệm 2 năm thảm họa Fukushima, Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân IPPNW đã chính thức lên tiếng cảnh báo:

Một phương cách phòng chống có hiệu quả và có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân là điều không tưởng. Nếu thảm họa xảy ra, chúng tôi không có khả năng giúp đỡ hay chữa trị cho quý vị.

Hãy chấm dứt lập tức mọi xử dụng năng lượng hạt nhân!

Dân tộc Việt Nam, hãy ngẩng đầu lên, không chấp nhận đi vào cửa tử, để bảo vệ chính mình ngày hôm nay, và cho những thế hệ con cháu chúng ta một tương lai.


Wednesday, March 6, 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RƠI ĐẾN TẬN CÙNG CỦA PHẢN ĐỘNG.


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RƠI ĐẾN TẬN CÙNG CỦA PHẢN ĐỘNG.

ĐÍCH THỰC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG HẠI DÂN, BÁN NƯỚC CHO TÀU!

 

Những bức hình “biết nói” dưới đây là bằng chứng quá hùng hồn, chứng minh đảng cộng sản Việt Nam là phản động, bán nước, phản quốc. Cả hệ thống của đảng cộng sản Việt Nam không còn lý do gì để biện minh những việc làm phản quốc này, trong khi đó họ lại cho thuộc hạ hành hung, bỏ tù người dân yêu nước đứng lên chống lại bọn xâm lược Tàu với những bản án vô nhân đạo dài hằng chục năm. Là người dân Việt có lòng quan tâm đến sự tồn vong của đất nước mình, nhất là những vị nhân sĩ trí thức uy tín rường cột của đất nước từng sống cả cuộc đời với chế độ cộng sản, chúng ta không thể làm ngơ, thờ ơ và tiếp tục cam tâm làm nô lệ, làm con rối cho nhóm chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam, để cho đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục hại dân, bán biển đảo, bán đất nước cho Tàu để cầu vinh. Toàn dân Việt Nam phải sớm giành lại quyền làm chủ đất nước Việt Nam.

Nguyễn Hùng tổng hợp.
(Các bức hình kèm không hiện ra trong bài khi tôi copy từ word file nhưng anh chị có thể vô các đường link xem. Anh chị nào biết cách xin chỉ dẫn)

Ngày 06 tháng 03 năm 2013


Tên đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam Cục trưởng Cục Kiểm Ngư Nguyễn Ngọc Oai bình thản dùng bản đồ treo tường cở lớn với đường lãnh hải lưỡi bò của Tàu trong công tác nghiệp vụ: Rỏ ràng phản động và bán nước! Tháng 03/2013


 


Sách dạy trẻ em Việt Nam do nhà xuất bản của đảng cộng sản xuất bản vẽ cờ nước Tàu cắm trên cổng trường học: Rỏ ràng phản động bán nước! Tháng 03 năm 2013.


 


Trẻ em Việt Nam phải mặc lễ phục Tàu mỏng dính dưới trời đông lạnh tại Hà Nội đón chủ tịch Tàu Tập Cận bình, mang cờ Tàu với một ngôi sao lớn và 5 ngôi sao nhỏ thay vì chỉ có 4 ngôi sao do đảng cộng sản Việt Nam phát. Ngôi sao thứ 5 có ẩn ý là Việt Nam: Phản động, bán nước! Tháng 12 năm 2012.



 

 

 

 



Đài truyền hình trung ương tại Hà Nội VTV của đảng cộng sản Việt Nam sử dụng cờ Tàu với 5 ngôi sao nhỏ bao quanh ngôi sao lớn thay vì chỉ có  4 ngôi sao. Ngôi sao thứ năm ngụ ý là Việt Nam: Rỏ rang phản động, bán nước! Tháng 10 năm 2012.




Biểu tình tại Hà Nội chống Tàu xâm lược  bị công an đảng cộng sản Việt Nam đàn áp thô bạo, bị tên đại uý công an liên tiếp đạp vào mặt: Rỏ ràng phản động bán nước. Tháng 07 năm 2011.



Một thanh niên biểu tình chống Tàu xâm lược hoàng Sa Trường Sa tại Sài Gòn bị tên công an cộng sản chìm hành hung thô bạo: Rỏ ràng phản động bán nước.  Tháng 06 năm 2011.


 

Các nhà phê bình (tại Việt Nam) tấn công dồn dập Chính phủ Việt Nam trong cuộc tranh luận hiếm thấy


Các nhà phê bình (tại Việt Nam) tấn công dồn dập Chính phủ Việt Nam trong cuộc tranh luận hiếm thấy
 
By Chris Brummit, Associated Press, 01/03/2013
http://abcnews.go.com/m/story?id=18615342
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam luợc dịch

 

Các nhà lãnh đạo của Việt Nam tìm cách tăng tính hợp pháp đang bị suy giảm của mình bằng cách yêu cầu công chúng cho các đề xuất về cải cách hiến pháp. Những gì họ đã thay vào đó họ nhận được  những chỉ trích công khai hiếm thấy về chế độ độc đảng (tại Việt Nam), một nhà báo bị đuổi việc đã trở nên một thanh niên nỗi tiếng vì  ý kiến bất đồng chính kiến của anh, và một bài học khác về việc Internet đã làm thay đổi các quy tắc của sự điều hành đất nước .


Làn sóng chỉ trích đã đặt ban lãnh đạo Đảng Cộng sản vào thế chống đở, dồn áp lực lên họ trong bối cảnh bất mãn lan rộng về sự tham nhũng của các viên chức cao cấp và một nền kinh tế bị trì trệ. Những người đứng sau của những phê phán đó - một nhóm các trí thức và cựu quan chức - nói rằng họ không có ý định ngừng việc làm này của họ.


"Nhiều đồng bào, chiến sĩ của chúng tôi đã hy sinh để xây dựng chế độ hiện nay", ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch của một tổ chức do Đảng Cộng sản điều khiển tại thành phố Hồ Chí Minh nói. "Đi ngược lại các quyền của người dân không thể được chấp nhận sau khi máu đã bị đổ để giành lại chúng cho người dân."


Ông Lê Hiếu Đằng và 71 người khác đã phổ biến một bản dự thảo hiến pháp do họ đề xuất trên Internet để đáp ứng yêu cầu của chính phủ cho phép ​​dân chúng đóng góp ý kiến về dự thảo sữa đổi hiến pháp. Nhóm nhân sĩ và trí thức cũng giao tận tay một bản sao cho Ủy ban chịu trách nhiệm sửa đổi hiến pháp, lần đầu tiên trong 20 năm hiến pháp này mới được tu chính lại.


Phiên bản của nhóm này đề nghị loại bỏ Điều 4 - trong đó quy định rằng Đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất ở trong nước - và kêu gọi nhiều thay đổi khác mà các quan chức cầm quyền cộng sản thật sự không thích như đề nghi có các cuộc bầu cử tự do và có quyền tự do truyền thông báo chí. Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (nhóm 72 nhân sĩ trí thức) đã lan tràn nhanh chóng trên các blog trong một quốc gia có hơn một phần ba của 87 triệu người sử dụng internet trực tuyến, làm khấy động thêm cho cuộc tranh luận (thay đổi hiến pháp).


Người đứng đầu của Ủy ban sửa đổi hiến pháp nói rằng những vị nhân sĩ và trí thức uy tín này đã đi quá xa.


"Lợi dụng việc thu thập ý tưởng về sửa đổi hiến pháp để tuyên truyền và vận động nhân dân chống đối đảng và nhà nước ... cần phải được kiên quyết ngăn chặn," Nguyễn Sinh Hùng cho biết trong một cuộc họp được chiếu trên truyền hình nhà nước vào tối thứ Tư.


Chính phủ đã yêu cầu dân chúng đưa ra các đề xuất về sửa đổi hiến pháp, được thông báo sâu rộng trên các cơ quan truyền thộng và báo chí vào tháng Giêng, cho biết rằng dân chúng sẽ có ba tháng để làm việc này và đã mở một trang bình luận riêng trên trang web của chính quyền. Bảy mươi hai vị nhân sĩ và trí thức uy tín đã dùng cơ hội này để thử nghiệm mức độ giới hạn về sự sẵn sàng của chính phủ cho việc tranh luận công khai. Hơn 6.000 người đã ký tên ng hộ phiên bản hiến pháp mới  của nhóm được phồ biến trực tuyến trên các blogs xã hội.


"Chúng ta cần có các cuộc thảo luận công khai. Tại sao các ý tưởng đề nghị của nhà nước thì được công bố rành mạch trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng lại không công bố những đề nghị nghiêm chỉnh của chúng tôi." Ông Lê Hiếu Đằng cho biết qua điện thoại từ thành phố Hồ Chí Minh. "Chúng tôi sử dụng Internet."


Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, nhưng vẫn giữ một hệ thống chính trị độc đảng khép kín và hiếm khi cho phép công khai bất đồng chính kiến. Những người bất đồng chính kiến thông thường đều bị nhà nước cộng sản Việt Nam kết án tù nhiều năm. Internet đã mở ra những con đường mới cho những người đối lập với chính phủ, qua đó thảo luận về những phương cách khác để điều hành đất nước. Trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam cũng có những căng thẳng giữa những đảng viên cấp tiến và bảo thủ. Họ cũng tìm ra cách riêng của mình để tham gia đóng góp ý kiến tích cực trên các blog xã hội.


Hôm thứ ba, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải bởi lãnh đạo của tờ báo nhà nước (báo Gia Đình & Xã Hội) nơi anh ấy làm việc khi anh viết phổ biến trong blog của anh bài phê phán gắt gao việc Tổng bí thư đảng  cộng sản Việt Nam công kích nặng nể những người lên tiếng kêu gọi cải cách hiến pháp sâu rộng hơn. Hành động này của anh Kiên đã đưa anh trở thành một người trẻ anh hùng của những người đối lập với chính phủ.


Trong khi việc bám chặc quyền lực của chính quyền (cộng sản Việt Nam) coi như vững chắc trong lúc này, sự nở rộ của các cuộc thảo luận chính trị công khai có thể làm tệ hại thêm một cảm giác khủng hoảng trong giới lãnh đạo cộng sản chóp bu.


"Các vị lãnh đạo đảng đã mất kiểm soát đối với cuộc thảo luận công khai (thay đồi hiến pháp). Dù muốn hay không, hiện đang có tại Việt Nam một cuộc tranh luận công khai về hiến pháp, ngay cả nhửng đảng viên cộng sản kỳ cựu cũng tích cực tham gia dóng góp ý kiến", ông Jonathan D. London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành phố Hồng Kông nói. "Ngăn cấm, bịt miệng ( thảo luận thay đổi hiến pháp) vào thời điểm này là việc làm không dễ dàng đâu."


Chính phủ đang tiến hành sửa đổi hiến pháp, lần đầu tiên kể từ năm 1992, nêu ra lý do cần thiết để giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.

Thay đổi quan trọng nhất trong bản dự thảo trên trang web của chính phủ là việc loại bỏ các quy định  về khu vực hoạt động kinh tế của nhà nước đóng vai trò dẫn đầu trong nền kinh tế quốc gia. Điều đó cho thấy rằng chính phủ có thể tháo dỡ những doanh nghiệp nhà nước đầy dẫy tham nhũng và không hiệu quả nhưng lại ngốn hầu hết nguồn tiền của ngân sách quốc gia,những tập đoàn này bị tố cáo là kẽ đã gây ra những khó khăn về kinh tế của đất nước hiện nay.

 

 

Critics Pile on Vietnam Government in Rare Debate

 

By CHRIS BRUMMITT Associated Press
Mar 1, 2013, 1:51 AM

Vietnam's leaders sought to boost their flagging legitimacy by asking the public for suggestions on constitutional reform. What they got instead was rare open criticism of one-party rule, a fired journalist turned poster boy for dissent, and another lesson on how the Internet has changed the rules of governance.

The flurry of criticism has put Communist Party chiefs on the defensive, upping the pressure on them amid widespread discontent over high-level corruption and a stuttering economy. Those behind the outpouring — a grouping of intellectuals and former officials — say they have no intention of shutting up.

"Many of our fellow countrymen and soldiers have sacrificed themselves to build this current regime," said Le Hieu Dang, former vice chairman of a Communist Party-run organization in Ho Chi Minh City. "Going against the rights of the people can't be tolerated after the blood that has been shed."

Dang and 71 others released their own proposed constitution on the Internet in response to the government's request for public comments on its draft. They also handed a copy to the committee in charge of revising the constitution, which is being amended for the first time in 20 years.

Their version removes Article 4 — which stipulates that the Communist Party is the sole political force in the country — and calls for other things anathema to ruling officials such as free elections and free media. It spread quickly on blogs in a country where more than one-third of the 87 million people are online, sparking more debate.

The head of the committee revising the constitution said they had gone too far.

"Abusing the garnering of ideas on the revised constitution to propagandize and lobby for the people to oppose the party and the government ... must be resolutely prevented," Nguyen Sinh Hung said in a meeting shown on state-owned television Wednesday night.

The government asked for suggestions on the proposed constitution revision in January, saying people would have three months to do so and opening up a comments page on its website. The 72 petitioners used the opportunity to test the limits of the government's willingness to debate. More than 6,000 people have since stated their support for the group's version online.

"We need to have open discussions. Why are their ideas published in the state media, but not ours?" Dang said by telephone from Ho Chi Minh City. "We use the Internet."

Vietnam opened up its economy in the 1990s, but retains a closed political system that rarely allows dissent. Long prison sentences are common for dissidents. The Internet has opened up new avenues for those who oppose the government, or discuss alternative ways of governance. Within the party there are also tensions between the old guard and progressives. They too find their way onto blogs.

On Tuesday, journalist Nguyen Dac Kien was fired by his state-run newspaper after he blogged about an attack by the Communist Party chief on those calling for greater constitutional reforms. It's made Kien into something of a hero for those who oppose the government.

While the government's grip on power is secure for now, the flowering of open political discussion could deepen a sense of crisis within the ruling elite.

"The party leadership has lost control over the discussion. Like it or not, there is in Vietnam a debate on the constitution, with even longtime party members weighing," said Jonathan D. London, a Vietnam expert at the City University of Hong Kong. "Bottling it up at this point will be no easy task."

The government is revising the constitution for the first time since 1992, citing the need to speed up the country's development.

The most significant change in the draft on the government's website is the removal of a stipulation that the state sector "plays the leading" role in the national economy. That suggests that the government may dismantle corruption-riddled and unproductive state-owned enterprises that eat up much of the national budget and have been blamed for the current economic difficulties.