Trung Quốc thừa nhận các lỗ hổng trong hệ thống an toàn hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc.
REUTERS / D. GRAY
Nhật báo Le Monde hôm nay 18/10/2012 có bài viết đáng chú ý về thực trạng kém cỏi của hệ thống kiểm soát an toàn các nhà máy điện hạt nhân tại Trung Quốc, với tựa đề : “Bắc Kinh thừa nhận các khuyết tật trong hệ thống an toàn hạt nhân”.
Le Monde cho biết, ngày thứ ba 16/10/2012 vừa rồi, Bộ Môi trường Trung Quốc vừa công bố một báo cáo chỉ trích rất mạnh hệ thống an toàn hạt nhân tại nước này. Các kết luận của bản báo cáo, được chính quyền đặt hàng sau thảm họa Fukushima 3/2011, đã được Hội đồng Nhà nước và chính quyền trung ương phê chuẩn.
Theo Bộ Môi trường Trung Quốc, cần phải đầu tư khoảng 80 tỷ nhân dân tệ (tương đương 9,7 tỷ euro) để củng cố các cơ sở hạ tầng tại các nhà máy điện hạt nhân.
Hiện tại, Trung Quốc có 16 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, bên cạnh đó, có 26 lò đang được xây dựng. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho điện hạt nhân, trong khi 70% năng lượng hiện nay là do than đá. Tuy nhiên, sau thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản, các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới của Trung Quốc bị đình lại. Đã có lúc dự kiến các nhà máy hạt nhân sẽ sản xuất ra tổng lượng điện là 80 gigawat vào năm 2020. Tuy nhiên, trong hiện tại, nền công nghiệp hạt nhân Trung Quốc đang đợi quyết định mới.
Báo cáo của Bộ Môi trường vừa công bố ngày thứ Ba không chỉ ra thời hạn, cũng như số lượng các nhà máy sẽ được xây dựng.
Một trong các vấn đề được bản báo cáo kể trên nêu ra là sự tồn tại song hành của nhiều hệ tiêu chuẩn, do việc Bắc Kinh có chủ trương chọn nhiều công nghệ khác nhau để không bị phụ thuộc vào một nhà sản xuất duy nhất. Thực tế này đang gây khó khăn cho việc bảo đảm an toàn trong ngành điện hạt nhân.
Bộ Môi trường Trung Quốc khuyến nghị ngưng sử dụng các lò phản ứng cũ nhất để đề phòng tai nạn. Báo cáo cũng chỉ ra là, ngành điện hạt nhân của Trung Quốc đứng trước áp lực phải tăng cường năng lực, trong khi quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công có trình độ nghề cao. Báo cáo đề ra một số mục tiêu cụ thể để điện hạt nhân Trung Quốc đạt được tiêu chuẩn “quốc tế” vào năm 2020.
Bộ Môi trường Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến việc cần tăng cường các biện pháp cứu viện, để bảo đảm làm lạnh các lò phản ứng, trong trường hợp có tai biến khiến các hệ thống làm lạnh tự động bị tê liệt. Bên cạnh đó, vấn đề cải thiện chất lượng các đo lường động đất cũng được đặt ra. Tại một nhà máy ở phía nam Thượng Hải, chính quyền có kế hoạch tăng cường khả năng phòng chống lũ trong năm tới 2013.
Le Monde nhận xét, thảm họa hạt nhân Fukushima đã đánh động một ý thức về những nguy cơ của nền công nghiệp điện hạt nhân tại Trung Quốc, vốn gần như không tồn tại cho đến lúc đó. Đây là điều buộc chính quyền Trung Quốc cuối cùng phải có các thay đổi trong cách nhìn nhận về vấn đề an toàn hạt nhân.
Theo Bộ Môi trường Trung Quốc, cần phải đầu tư khoảng 80 tỷ nhân dân tệ (tương đương 9,7 tỷ euro) để củng cố các cơ sở hạ tầng tại các nhà máy điện hạt nhân.
Hiện tại, Trung Quốc có 16 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, bên cạnh đó, có 26 lò đang được xây dựng. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho điện hạt nhân, trong khi 70% năng lượng hiện nay là do than đá. Tuy nhiên, sau thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản, các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới của Trung Quốc bị đình lại. Đã có lúc dự kiến các nhà máy hạt nhân sẽ sản xuất ra tổng lượng điện là 80 gigawat vào năm 2020. Tuy nhiên, trong hiện tại, nền công nghiệp hạt nhân Trung Quốc đang đợi quyết định mới.
Báo cáo của Bộ Môi trường vừa công bố ngày thứ Ba không chỉ ra thời hạn, cũng như số lượng các nhà máy sẽ được xây dựng.
Một trong các vấn đề được bản báo cáo kể trên nêu ra là sự tồn tại song hành của nhiều hệ tiêu chuẩn, do việc Bắc Kinh có chủ trương chọn nhiều công nghệ khác nhau để không bị phụ thuộc vào một nhà sản xuất duy nhất. Thực tế này đang gây khó khăn cho việc bảo đảm an toàn trong ngành điện hạt nhân.
Bộ Môi trường Trung Quốc khuyến nghị ngưng sử dụng các lò phản ứng cũ nhất để đề phòng tai nạn. Báo cáo cũng chỉ ra là, ngành điện hạt nhân của Trung Quốc đứng trước áp lực phải tăng cường năng lực, trong khi quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công có trình độ nghề cao. Báo cáo đề ra một số mục tiêu cụ thể để điện hạt nhân Trung Quốc đạt được tiêu chuẩn “quốc tế” vào năm 2020.
Bộ Môi trường Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến việc cần tăng cường các biện pháp cứu viện, để bảo đảm làm lạnh các lò phản ứng, trong trường hợp có tai biến khiến các hệ thống làm lạnh tự động bị tê liệt. Bên cạnh đó, vấn đề cải thiện chất lượng các đo lường động đất cũng được đặt ra. Tại một nhà máy ở phía nam Thượng Hải, chính quyền có kế hoạch tăng cường khả năng phòng chống lũ trong năm tới 2013.
Le Monde nhận xét, thảm họa hạt nhân Fukushima đã đánh động một ý thức về những nguy cơ của nền công nghiệp điện hạt nhân tại Trung Quốc, vốn gần như không tồn tại cho đến lúc đó. Đây là điều buộc chính quyền Trung Quốc cuối cùng phải có các thay đổi trong cách nhìn nhận về vấn đề an toàn hạt nhân.
No comments:
Post a Comment