For many, peace has never returned to their homeland, and certainly not since April 30, 1975.
The writer is a
Not all Viet Kieu can move on however, she noticed. "Some are scarred by war and persecution," she wrote.
At the time, the article and commentary struck me as both ignorant and simplistic. And it was more disturbingly so because the writer was convincing, quoting many Viet Kieus, including Henry Nguyen, a former
Incidentally, Nguyen is also the only son-in-law of Vietnamese Prime Minister
If someone with a background like the writer failed to take notice the real reasons why many overseas Vietnamese still choose not to return to their homeland after 40 years, what hope have we got for the rest of the world?
It is simplistic to assume that they are held back because of the bitter past. In fact, for many, that's simply not true. Rather, they refuse to return because major human rights violations continue to be committed by the same regime that had persecuted them. Imagine the same Nazi establishment still enjoying its power grip over present Germany. Would anyone dare make the same assumption?
It is, therefore, not only simplistic but also wrong to use timeworn cliché to explain the deep tension between the 4 million plus overseas Vietnamese community and the powers that be in Vietnam. The division is not merely a tragicomedy. Rather, it is about a diaspora that, 40 years after their exodus in search of freedom, wants nothing less than to bring the same freedoms back to their homeland.
Perhaps I should not fault the Viet Kieu writer who most probably did not grow up under communism like I did. Because what I continue to find astonishing is the profound lack of debate on Vietnam and what has been happening there. The popular narrative tends to be either about an American-led war that was famously lost or a new rising tiger that is luring both Western investors and backpackers.
Just last week, the much-celebrated British journalist Nick Davies penned a long exposé aptly entitled "Vietnam 40 years on: how a communist victory gave way to capitalist corruption." Devoting much of his investigation into the cause and ravages the war has brought on the Vietnamese, Davies noted how "the U.S. left Vietnam in a state of physical ruin."
The fact that hundreds of thousands of South Vietnamese servicemen were sent to "re-education camps" by their victors strangely did not warrant a single mention in Davies' article. Nor did the mass exodus of more than a million Vietnamese boat people who did not flee in war but fled in peace.
For many, in fact, peace has never reigned in their homeland, and certainly not since that fateful day in 1975. As one famous refugee,
There seems to be a slow realization, however, at least among the well-meaning crowd of America's anti-war movement of the '60s. That the reality facing Vietnam is that it has ended up with the worst of both worlds: being an authoritarian socialist state with the unchecked excesses of capitalism. A people is thus robbed of both their rights and prosperity, while the ruling elite "fills its pockets and hides behind the rhetoric of the revolution." That, Davies concluded, is the biggest lie of all.
If only he and the world had come to the same conclusion 40 years ago.
Hoi Trinh is an Australian lawyer of Vietnamese origin. He currently works for VOICE, an NGO that helps develop civil society in Vietnam. You may reach him at: hoitrinh@gmail.com.
Nguyễn-Khoa Thái Anh dịch
Những gì Cộng sản Việt Nam đang che dấu
Trịnh Hội
USA Today 8:03 p.m. EDT April 30, 2015
Mấy tuần trước, nhân dịp kỷ niệm sự thất trận của Sài Gòn lần thứ 40 dưới tay các lực lượng Cộng sản Bắc Việt, tôi tình cờ đọc một bài báo khẳng định rằng bên thắng cuộc nay được gọi ngắn gọn là Việt Nam đã vượt qua được quá khứ chiến tranh, với một thế hệ trẻ thích mua sắm đang ồ ạt theo lối sống Âu Mỹ, hưởng thụ những thành quả về mặt kinh tế.
Tác giả là một Việt Kiều (một “Người Việt Hải Ngoại”, một thuật ngữ ám chỉ những người lớn lên ở phương Tây) cũng giống như tôi. Cô tỏ vẻ kinh ngạc vì chỉ bốn thập niên sau khi thoát nạn chiến tranh, nhiều cựu “thuyền nhân” đã giỏi xoay sở tìm vận may làm giàu ở một nước mà cha mẹ họ đã bỏ chạy trong hoảng loạn và nước mắt.Tuy nhiên cô nhìn nhận, không phải Việt Kiều nào cũng vượt qua được chuyện đau buồn. “Một số người vẫn bị ám ảnh bởi chiến tranh và áp bức,” cô viết.
Lúc đó, tôi thấy nhận định của bài viết gần như quá ngu ngơ và ấu trĩ. Và đáng ngại hơn thế nữa khi người viết có sức thuyết phục, trích dẫn nhiều Việt Kiều, kể cả Henry Nguyễn, một cựu chuyên gia của tập đoàn Goldman Sachs, từng tốt nghiệp đại học Harvard, người mà năm ngoái đã đưa McDonald’s vào Việt Nam.Ngẫu nhiên, Henry Nguyễn không ai khác mà là con rể của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu một người có lý lịch như tác giả mà vẫn không nhận thức được lý do đích thực vì sao nhiều người Việt ở hải ngoại vẫn chọn không trở về quê hương mình sau 40 năm, thì chúng ta còn mong đợi gì với thế giới bên ngoài?
Thật quá nông cạn để cho rằng quá khứ đắng cay đã ngăn cản họ trở về. Trên thực tế, đối với nhiều người điều đó không đúng với sự thật. Họ không quay trở lại đơn giản là vì những vi phạm nhân quyền trắng trợn vẫn đang tiếp tục được gây ra bởi cùng một chế độ đã từng bức hại họ. Hãy tưởng tượng chế độ Phát xít Đức Quốc xã vẫn đang nắm giữ quyền lực tại nước Đức hiện nay. Xin hỏi có ai dám giả định y như thế?
Cộng sản Việt Nam dĩ nhiên không phải là Đức Quốc Xã. Chế độ này không thiết lập những cánh đồng chết như Pol Pot đã làm ở Cambodia, cũng như họ chưa bao giờ sử dụng các buồng hơi ngạt để bóp nghẹt và tiêu diệt các nhóm thiểu số. Nhưng những gì chế độ Việt Nam đang thi hành là đè bẹp và làm tắt tiếng những người bất đồng chính kiến bằng cách đàn áp những ai dám thách thức quyền lực tuyệt đối của họ.
Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà đấu tranh, đã bị kết án 16 năm tù vì đã cùng chắp bút một tuyên ngôn chính trị mang tên “Con đường Việt Nam.” Một nhóm tự lập khác dựa trên đức tin, phát xuất từ miền Trung Việt Nam và được biết qua danh xưng ‘Bia Sơn’ đã bị giải tán cách đây hai năm với tất cả 22 nhà lãnh đạo trong nhóm bị bố ráp và bỏ tù, từ 10 năm đến chung thân.
Bởi thế, nó không chỉ là một điều quá ngu ngơ mà còn là một sai trái khi bạn sử dụng một cụm từ nhàm chán để giải thích sự căng thẳng sâu sắc giữa cộng đồng 4 triệu người Việt ở hải ngoại và nhóm quyền lực thống trị ở Việt Nam. Sự chia rẽ ấy không chỉ đơn thuần là một bi hài kịch. Mà nó nói về một cộng đồng lưu vong, sau 40 năm di tản tìm tự do, không muốn gì khác hơn là mang chính những quyền tự do đó về lại quê hương của họ.
Có lẽ tôi không nên chê trách ký giả Việt Kiều này, người mà rất có thể đã không lớn lên dưới chế độ cộng sản như tôi. Bởi một điều khiến tôi luôn ngạc nhiên là sự thiếu vắng trầm trọng một cuộc tranh luận về đất nước Việt Nam cũng như những gì đã và đang xảy ra ở đó. Lập luận phổ biến thường chỉ nhắc về một cuộc chiến do Mỹ chủ trương, mang tiếng thảm bại hoặc đó là một con hổ đang lên hiện đang thu hút được cả hai: các nhà đầu tư và khách tây ba lô.
Chỉ mới tuần trước, nhà báo Anh kỳ cựu Nick Davies đã viết một bài báo dài mang tựa đề “Việt Nam 40 năm sau: Làm thế nào một chiến thắng của cộng sản đã nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản lũng đoạn.” Dành một phần lớn những tra cứu của mình để nhắc đến nguyên do và sức tàn phá của chiến tranh đã ập xuống đầu cổ người dân Việt Nam, ông Davies ghi nhận: “Mỹ đã bỏ lại một Việt Nam trong tình trạng bị hủy hoại’.
Lạ lùng thay, thực trạng của hàng trăm ngàn quân nhân cán chính miền Nam bị gửi đi các “trại cải tạo” bởi bên thắng cuộc lại không hề được đả động đến trong bài viết của ông Davies. Cũng như dữ kiện hơn một triệu thuyền nhân Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi, không phải trong chiến tranh mà khi hoà bình đã đến.Đối với nhiều người, trên thực tế, hòa bình chưa bao giờ ngự trị trên quê hương họ và nhất định không thể là từ ngày định mệnh ấy của năm 1975. Như một người tị nạn nổi tiếng, nhà bác học Albert Einstein, từng nhận xét: “Hòa bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh, mà là sự có mặt của công lý.”
Tuy vậy đối với phong trào phản chiến trong thập niên 60’s của Mỹ, hình như đang có một sự nhận thức có thiện chí, chậm nhưng hiện đang xảy ra: Đó là một thực trạng ở Việt Nam, nghĩa là cuối cùng đất nước này cũng đã kết hợp được sự tồi tệ nhất của cả hai thể chế: một nhà nước xã hội chủ nghĩa độc đoán đi đôi với sự thái quá không kềm chế của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy cả một dân tộc đã bị cướp đi quyền làm người lẫn một cuộc sống sung túc, trong lúc giới cầm quyền chóp bu bỏ ”đầy tiền vào túi tham và núp đằng sau những ngôn từ rỗng tuếch của cách mạng.” Điều đó, ông Davies kết luận, là sự dối trá vĩ đại nhất.
Ước chi ông và thế giới đã đi đến cùng một kết luận như thế, 40 năm về trước.
***
Trịnh Hội là một luật sư Úc gốc Việt. Anh hiện đang làm việc cho VOICE, một tổ chức phi chính phủ hiện đang giúp phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam. Bạn có thể liên lạc với anh qua email: trinhhoi2020@gmail.com.
(Nguyễn-Khoa Thái Anh dịch)
No comments:
Post a Comment