Biểu tình buộc chính quyền TQ bỏ dự án xây nhà máy uranium
Chính quyền Trung Quốc đã hủy bỏ kế hoạch xây dựng một nhà máy
chế biến uranium chỉ 24 giờ sau khi có hàng trăm người dân xuống đường biểu tình
phản đối dự án.
Dự án trị giá 37 tỷ nhân dân tệ (4 tỷ bảng Anh), gần thành phố Giang Môn ở
miền Nam, dự kiến cung cấp nhiên liệu và đáp ứng đủ cho khoảng một nửa nhu cầu
về năng lượng nguyên tử của Trung Quốc.Cuộc biểu tình được tổ chức trực tuyến và được các thành viên gọi là một “cuộc đi dạo.”
Nhưng sự kiện đã tập hợp gần 1.000 người dân xuống đường trên các đường phố của Giang Môn, cách Hong Kong chỉ 100 km.
Những người biểu tình đối đầu với cảnh sát đội mũ bảo hiểm chống bạo động.
Họ hô vang các khẩu hiệu và mang nhiều biểu ngữ khác nhau, từ "Chống hạt nhân" cho đến "Chúng tôi muốn trẻ em, không phải là nguyên tử."
Cuộc biểu tình nổ ra sau một đợt lấy ý kiến của công chúng về dự án được quy định kéo dài 10 ngày, sau sự kiện hôm 4/7, chính quyền phát hành một báo cáo đánh giá rủi ro dự án.
Động thái hiệu quả
"Chính quyền nhân dân thành phố quyết định tôn trọng ý kiến của công chúng và sẽ không xem xét dự án khu công nghiệp nữa"
Tuyên bố của chính quyền
Trong vòng 24 giờ kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra trên đường phố, chính quyền địa phương đưa ra tuyên bố chỉ có một dòng về quyết định từ bỏ dự án.
"Chính quyền nhân dân thành phố quyết định tôn trọng ý kiến của công chúng và sẽ không xem xét dự án khu công nghiệp nữa," tuyên bố nói.
Theo phóng viên Jon Sudworth của BBC bình luận từ Seoul có vẻ như mong muốn ổn định và trật tự đã thắng thế so với các lý do khác về kinh tế.
Các cuộc biểu tình của công chúng có thể bị hạn chế nghiêm trọng ở Trung Quốc, nhưng khi có thể diễn ra, như trong sự kiện này, thì biểu tình phản đối của người dân đã tỏ ra hiệu quả, phóng viên cho hay thêm.
Tuy nhiên, một số người biểu tình ở Giang Môn quan ngại rằng dự án nhà máy uranium có thể chỉ bị trì hoãn tạm thời chứ không phải là bị hủy bỏ hoàn toàn, vĩnh viễn.
Vấn đề môi trường đang trở thành một trọng tâm ngày càng gia tăng trong quan ngại và lo lắng của công chúng cũng như của giới bất đồng chính kiến.
Đầu năm nay, một cựu quan chức cao cấp của đảng cộng sản nói với các phóng viên rằng ô nhiễm môi trường đã thay thế tranh chấp đất đai và đang trở thành nguyên nhân chính cho tình trạng bất ổn xã hội sâu sắc ở Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130713-trung-quoc-huy-bo-du-an-nguyen-tu-vi-dan-bieu-tinh-phan-doi
Trung Quốc hủy dự án hạt nhân vì dân phản đối
Dân chúng biểu tình ở Hạc Sơn, Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, phản đối dự án xây nhà máy xử lý nhiên liệu hạt nhân 12/07/2013 (Reuters)
Theo tờ Jiangmen Daily, khoảng một ngàn người dân hôm qua đã xuống đường tại thị trấn Hạc Sơn, thành phố Giang Môn thuộc tỉnh Quảng Đông, phản đối một dự án tại khu công nghiệp Longwan cách đó khoảng 30 km, nơi Tập đoàn Nguyên tử Quốc gia Trung Quốc (CNNC) dự định xây dựng một phức hợp nhà máy 230 hecta. Dự án này trị giá 37 tỉ nhân dân tệ (6 tỉ đô la) gồm các thiết bị làm giàu và chuyển đổi tính năng của uranium.
Thông qua mạng internet, người dân được kêu gọi biểu tình chống lại dự án xây dựng một nhà máy xử lý nhiên liệu mà theo một số thông tin trong nước, có thể đáp ứng khoảng phân nửa nhu cầu năng lượng nguyên tử của Trung Quốc - tức khoảng 1.000 tấn uranium cho đến năm 2020. Dự án trên cũng gây lo ngại cho các đặc khu láng giềng là Hồng Kông và Macao.
Trang web china.org.cn của bộ phận thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nói rằng đây là dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân đầu tiên tại miền đông nam. Trang này cũng trích lời một cư dân tham gia biểu tình: « Chúng tôi không cần những dự án như thế để thúc đẩy nền kinh tế ».
Tân Hoa Xã cho biết hôm nay chính quyền địa phương đã quyết định hủy bỏ dự án trên đây. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ trang web của thị trấn Hạc Sơn (Heshan) khẳng định : « Nhằm tôn trọng ý nguyện của nhân dân, chính quyền Hạc Sơn sẽ không quan tâm đến dự án của CNNC ».
Việc hủy bỏ dự án một cách nhanh chóng bất thường này cho thấy chính quyền Trung Quốc ngày càng coi trọng hơn những quan ngại của người dân về các vấn đề môi trường, thường được biểu lộ ở cấp địa phương.
Những vụ biểu tình vì môi trường diễn ra thường xuyên trên khắp cả nước Trung Quốc, sau ba thập kỷ công nghiệp hóa nhanh chóng và vô tổ chức. Nhiều dự án bị tố cáo là có liên quan đến tham nhũng.
Chính quyền thành phố Hạ Môn ở vùng duyên hải đã phải hủy dự án một nhà máy hóa chất sau khi nhiều ngàn người dân biểu tình phản đối năm 2007. Một cuộc biểu tình khổng lồ khác tại thành phố Đại Liên năm 2011 cũng đã khiến chính quyền địa phương phải lùi bước.
http://gafin.vn/20130713091910623p0c63/trung-quoc-huy-ke-hoach-xay-nha-may-uranium-tri-gia-6-ty-usd.htm
Trung Quốc hủy kế hoạch xây nhà máy uranium 6 tỷ USD
Tuy nhiên, kế hoạch đầy tham vọng đó buộc phải hủy bỏ khi vấp phải sự phản đối của nhiều người dân trong khu vực. Trên trang web chính thức, chính quyền địa phương hôm nay 13/7 cho biết sẽ hủy bỏ quyết định xây dựng nhà máy và "tôn trọng mong muốn của người dân".
Một chuyên gia về điện hạt nhân tại Bắc Kinh tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước quyết định này của chính quyền địa phương, bởi nếu hoàn thành, dự kiến nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 1.000 tấn uranium nhiên liệu mỗi năm vào năm 2020.
"So với một nhà máy điện hạt nhân thì cơ sở chế biến hạt nhân là cách an toàn hơn nhiều, bởi không quá trình tổng hợp hay phản ứng trong quá trình sản xuất", ông cho biết.
Hiện các quan chức của CNNC và tập đoàn năng lượng hạt nhân Quảng Đông chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về quyết định trên.
Thông qua mạng internet, người dân được kêu gọi biểu tình chống lại dự án xây dựng một nhà máy xử lý nhiên liệu mà theo một số thông tin trong nước, có thể đáp ứng khoảng phân nửa nhu cầu năng lượng nguyên tử của Trung Quốc - tức khoảng 1.000 tấn uranium cho đến năm 2020. Dự án trên cũng gây lo ngại cho các đặc khu láng giềng là Hồng Kông và Macao.
Trang web china.org.cn của bộ phận thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nói rằng đây là dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân đầu tiên tại miền đông nam. Trang này cũng trích lời một cư dân tham gia biểu tình: « Chúng tôi không cần những dự án như thế để thúc đẩy nền kinh tế ».
Tân Hoa Xã cho biết hôm nay chính quyền địa phương đã quyết định hủy bỏ dự án trên đây. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ trang web của thị trấn Hạc Sơn (Heshan) khẳng định : « Nhằm tôn trọng ý nguyện của nhân dân, chính quyền Hạc Sơn sẽ không quan tâm đến dự án của CNNC ».
Việc hủy bỏ dự án một cách nhanh chóng bất thường này cho thấy chính quyền Trung Quốc ngày càng coi trọng hơn những quan ngại của người dân về các vấn đề môi trường, thường được biểu lộ ở cấp địa phương.
Những vụ biểu tình vì môi trường diễn ra thường xuyên trên khắp cả nước Trung Quốc, sau ba thập kỷ công nghiệp hóa nhanh chóng và vô tổ chức. Nhiều dự án bị tố cáo là có liên quan đến tham nhũng.
Chính quyền thành phố Hạ Môn ở vùng duyên hải đã phải hủy dự án một nhà máy hóa chất sau khi nhiều ngàn người dân biểu tình phản đối năm 2007. Một cuộc biểu tình khổng lồ khác tại thành phố Đại Liên năm 2011 cũng đã khiến chính quyền địa phương phải lùi bước.
http://gafin.vn/20130713091910623p0c63/trung-quoc-huy-ke-hoach-xay-nha-may-uranium-tri-gia-6-ty-usd.htm
Trung Quốc hủy kế hoạch xây nhà máy uranium 6 tỷ USD
Trung Quốc vừa bất ngờ hủy bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy uranium lớn nhất đất nước, trị giá 6 tỷ USD tại tỉnh Quảng Đông.
Theo Reuters, tập đoàn hạt nhân nhà nước Trung Quốc (CNNC) cùng tập đoàn năng lượng hạt nhân Quảng Đông đã lên lên kế hoạch xây dựng nhà máy hạt nhân trị giá 37 tỷ nhân dân tệ (6 tỷ USD) tại vùng đồng bằng châu thổ sông Châu Giang của Quảng Đông, với diện tích 230 hecta.Tuy nhiên, kế hoạch đầy tham vọng đó buộc phải hủy bỏ khi vấp phải sự phản đối của nhiều người dân trong khu vực. Trên trang web chính thức, chính quyền địa phương hôm nay 13/7 cho biết sẽ hủy bỏ quyết định xây dựng nhà máy và "tôn trọng mong muốn của người dân".
Một chuyên gia về điện hạt nhân tại Bắc Kinh tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước quyết định này của chính quyền địa phương, bởi nếu hoàn thành, dự kiến nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 1.000 tấn uranium nhiên liệu mỗi năm vào năm 2020.
"So với một nhà máy điện hạt nhân thì cơ sở chế biến hạt nhân là cách an toàn hơn nhiều, bởi không quá trình tổng hợp hay phản ứng trong quá trình sản xuất", ông cho biết.
Hiện các quan chức của CNNC và tập đoàn năng lượng hạt nhân Quảng Đông chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về quyết định trên.
No comments:
Post a Comment