http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/11/uc-tu-bo-nang-luong-hat-nhan-dan-en-cac.html
11/11/2012
Đức từ bỏ năng lượng hạt nhân dẫn đến các lợi ích về kinh tế và môi trường
Staff Writers, Nuclear Power Daily
London, UK (SPX) Nov 02, 2012
Nguyễn Hùng dịch
Lãnh đạo Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức
đã sáng suốt nhanh chóng chiếm lấy thời cơ và dứt khoát đoạn tuyệt với điện
nguyên tử ngay sau thảm họa nổ nhà máy điện nguyên tử tại Fukushima Nhật Bản vào
tháng ba năm 2011. Và bây giờ nước Đức bắt đầu gặt hái thành tựu về lợi ích kinh
tế và môi trường.
Lãnh đạo Việt Nam thay vì nghe lời đường
mật phỉnh gạt hay nhận được lợi lộc từ nhóm lợi ích điện hạt nhân và các tập
đoàn sản xuất nhà máy điện hạt nhân sốt sắng nhảy vào làm diện hạt nhân mà không
lường trước những hậu quả kinh khủng của phóng xạ hạt nhân do NMĐHN tạo ra, hãy
sáng suốt nhận khuyết điểm và nhanh chóng sửa sai, học tập theo Đức, dứt khoát
từ bỏ điện nguyên tử vô cùng nguy hiểm cho tương lai của đất nước và an toàn của
hàng triệu người dân. Hãy trở về với năng lượng phi hạt nhân và nhanh chóng phát
triển và làm chủ kỹ thuật năng lượng tái tạo để tạo bước nhảy vọt cho kỹ nghệ và
công nghệ năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới và cho tương lai
lâu dài bằng cách hợp tác và nhờ sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, đặc biệt
nước Đức và dân chúng Đức thân tình và thâm tình. Cụ thể trong chuyến viếng thăm
Việt Nam của Phó Thủ Tướng Đức Philipp Rosler,
người gốc Việt Nam được gia đình người Đức nhận làm con nuôi từ khi mới chào
đời, ông đã khuyến khích Việt Nam đi theo con đường mà Đức đã và đang chọn cho
tương lai năng lượng của nước này. Kết quả chuyến viếng thăm của ông Phlipp
Rosler, Đức vừa viện trợ Việt Nam khoảng 300 triệu EURO để tài trợ cho nhiều
dự án phát triển tại Viêt Nam, đặc biệt là các dự án về năng lượng tái tạo và
năng lượng sạch.
Trong khi đó Nga vì món lợi hàng chục tỷ
USD đã và vẫn còn tiếp tục o bế lãnh đạo Việt Nam đi vào con đường diệt vong với
dự án nhà máy điện hạt nhân. Hết Tổng thống Nga Putin rồi nay Thủ tướng Medvedev lại sang Việt Nam thúc đẩy tiến hành kế hoạch xây NMĐHN tại Ninh Thuận do Tập đoàn
Rosatom của Nga thực hiện. Đây là một việc làm sai trái, nếu không nói là thất
nhân tâm, chỉ vỉ lợi nhuận mà họ đã đẩy đất nước và dân chúng Việt Nam vào con
đường diệt vong vì thảm họa hạt nhân mà chính Nga đã đang gánh chịu hậu quả của
thảm họa tai nạn và nổ các lò phản ứng hạt nhân như Chernobyl.
Dân chúng Việt Nam khẩn thiết yêu cầu Nga
hãy rút khỏi kế hoạch cho Việt Nam vay để Nga đứng ra xây nhà máy điện hạt nhân
trong khi trên thế giới nhiều quốc gia tiên tiến, cụ thể Đức, Thụy Sĩ, Nhật và
một số nước khác đã bắt đầu tử bỏ vĩnh viển năng lượng hạt nhân. Dân chúng Việt
Nam hoan nghênh và biết ơn Nga giúp Việt Nam phát triển các loại năng lương an
toàn khác cùng với những trợ giúp quân sự để Việt Nam có đủ khả năng chống lại
những ý đồ và hành động xâm lược Tổ quốc Việt Nam trên đất liền cũng như ngoài
biển Đông.
Bộ trưởng CHLB Đức Philipp Roesler: Cảm
thấy ấm áp như trở về nhà
Đức viện trợ cho Việt Nam gần 300 triệu
euro
Thủ tướng Nga thăm Việt nam để thúc đẩy đàm
phán thương mại
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121107-thu-tuong-nga-tham-viet-nam-de-thuc-day-dam-phan-thuong-mai
Chernobyl Victims.
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn
Hùng
|
Sau tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima trong
năm 2011, Chính phủ Đức lập tức dẹp bỏ tám lò phản ứng hạt nhân lâu đời nhất và
thông qua một đạo luật bắt buộc Đức phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối
cùng vào năm 2022. Hành động từng bước loại bỏ năng lượng hạt nhân này đã được
các đảng phái chính trị Đức ủng hộ nhiệt tình. Ở những nước khác, nhiều người
xem đó như là sự "hoảng loạn chính trị", và tạp chí trực tuyến Forbes.com
đã đi xa hơn với câu hỏi viết trên đề tựa của một bài xã luận, có phải quyết
định đó là "khùng – hoặc rõ ngu dốt".
Nhưng số xuất bản đặc biệt của Tạp chí của các nhà khoa học
Nguyên tử (the Bulletin of the Atomic Scientists), được xuất bản bởi
SAGE, "Đức rút khỏi hạt nhân", cho thấy rằng hành động ngừng hoạt động nhà máy
điện hạt nhân và đi kèm với sư chuyển hướng đến năng lượng tái tạo đã mang đến
lợi ích kinh tế và môi trường có thể đo được. Một chuyên gia hàng đầu gọi hành
động loại bỏ năng lượng hạt nhân của Đức là tác nhân làm thay đổi đối với ngành
công nghiệp hạt nhân trên toàn thế giới.
Trong phần nhận xét tổng quát cho bài viết của mình, "Từ
Brokdorf đến Fukushima: Cuộc hành trình dài để loại bỏ hạt nhân", nhà nghiên cứu
của Trường đại học Princeton, Alexander Glaser, đặt hành động loại bỏ hạt nhân
của Đức trong bối cảnh lịch sử của nó, bao gồm sự đối đầu khủng khiếp, tương tự
như trận nội chiến giữa những người biểu tình chống hạt nhân và cảnh sát.
Bởi vì sự phản đối trường kỳ của dân chúng chống lại điện hạt
nhân, đến thập niên 1990 chỉ còn một vài người trong chính trường Đức tán thành
ý tưởng xây dựng thêm lò phản ứng hạt nhân mới.Và, Glaser ghi chú thêm, quyết
định của Đức hồi năm ngoái là theo đuổi công việc loại bỏ vĩnh viển năng lương
hạt nhân không gì khác hơn là một kết quả đương nhiên; công tác nghiêm chỉnh lập
kế hoạch dẹp bỏ công nghiệp hạt nhân và mở rộng đáng kể chương trình sản xuất
các loại năng lượng thay thế điện hạt nhân đã bắt đầu cách đây hơn một thập
niên.
"Công tác loại bỏ hạt nhân của Đức có thể cung cấp một
bằng-chứng-của-khái niệm, chứng minh tính khả thi chính trị và kỹ thuật của sự
từ bỏ một công nghệ gây nhiều tranh cãi có nguy cơ tác hại cao. Hành động loại
bỏ năng lượng hạt nhân của Đức, dù cho có thành công hay không, có khả năng trở
thành một tác nhân thay đổi việc dùng năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới,
"Glaser kết luận.
Cũng trong số đặc biệt của tạp chí Bulletin về đề tài
"Đức rời khỏi Hạt nhân": Giáo sư ngành chính trị học Miranda Schreurs cùa Đại
học Freie Universitat Berlin nói sự loại bỏ năng lượng hạt nhân và cùng lúc
chuyển hướng sang năng lượng tái tạo đã mang lại lợi ích tài chính cho nông dân,
các nhà đầu tư, và các doanh nghiệp nhỏ. Ông Felix Matthes của Viện Sinh thái
Ứng dụng ở Berlin kết luận sự loại bỏ hạt nhân sẽ chỉ có tác động nhỏ và tạm
thời đến giá điện và nền kinh tế Đức. Hai chuyên gia pháp lý Alexander Rossnagel
và Anja Hentschel của Đại học University Kassel giải thích lý do tại sao các
công ty điện lực không có khả năng đạt được thành công trong việc kiện Chính phủ
đã ra lệnh ngưng vận hành nhà máy điện hạt nhân; và Lutz Mez, đồng sáng lập của
Trung tâm nghiên cứu chính sách về môi trường của Đại học Freie Universitat
Berlin, trình bày những ảnh hưởng không đáng kể của hành động từ bỏ năng lượng
hạt nhân có thể xem như là phát hiện đáng ngạc nhiên nhất.
Sự chuyển hướng sang các nguồn năng lượng phi hạt nhân được
theo đuổi song song với chương trình rời khỏi hạt nhân của Đức đã đạt một cột
mốc thay đổi về khí hậu, ông Mez viết: "Nó đã thực sự tách rời năng lượng khỏi
sự tăng trưởng kinh tế, với nguồn cung cấp năng lượng của đất nước và khí thải
carbon dioxide giảm xuống trong thời gian từ 1990 đến 2011, ngay cả khi tổng sản
lượng quốc gia tăng thêm 36%".
Ngày 11/11/2012
Nguồn:
German nuclear exit delivers economic, environmental
benefits
Germany makes 50% electricity by Solar a
reality!
No comments:
Post a Comment