Thursday, November 29, 2012

Những giây sau cùng của thảm họa nổ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima - phụ đề tiếng Việt

 

http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/11/nhung-giay-sau-cung-cua-tham-hoa-no-nha.html

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/11/gioi-thieu-clip-nhung-giay-sau-cung-cua.html

Giới thiệu clip những giây sau cùng của thảm họa nỗ nhà máy điện hạt nhân Fukushima -phụ đề tiếng Việt 
















Bài học và viễn ảnh của Dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận

 

 

Những giây sau cùng của thảm họa nổ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima

 
 
Hội Địa Dư Hoa Kỳ (NGS) đã làm một bộ phim dựng lại những phút giây sau cùng của thảm họa nổ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima tiếp sau trân động đất và sóng thần kinh hoàng vào ngày 11 tháng 03 năm 2011.
Phim dài khoảng 45 phút, dựng lại những diễn biến của thảm họa Fukushima. Nhật Bản lúc đó may mắn có được một vị Thủ tướng rất quyết đoán và tự trọng, ông Naoto Kan. Nhờ hành động can đảm và kịp thời của ông và nhóm 50 chuyên viên tại Nhà máy Fukushima mà Nhật Bản rất may mắn tránh được một thảm họa hạt nhân tương tự như Chernobyl hay tai hại hơn nhiều lần.

Nếu lãnh đạo Đảng Cộng sản, Quốc hội và Nhà nước Việt Nam vẫn cố chấp tiến hành thực hiện dự án NMĐHN tại Ninh Thuận cho bằng được, thảm họa hạt nhân tại Việt Nam sẽ không như tại Fikushima mà sẽ còn tệ hại hơn thảm họa Chernobyl tại Ukraine năm 1986, vì Việt Nam không có được một Thủ tướng như ông Naoto Kan.
Chúng tôi đã cố gắng làm phụ đề tiếng Việt cho phim này để nhiều người Việt, trong và ngoài chính quyền, xem biết rõ hơn những gì đã xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, và quan tâm nhiều hơn đến những nguy cơ khôn lường của Dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Xin giới thiệu phim “Fukusahima những giây cuối cùng - phần 1 và phần 2”
Ngày 28 tháng 11 năm 2012
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng

Fukushima những giây cuối cùng - phần 1

Fukushima những giây cuối cùng - phần 2

Thursday, November 15, 2012

Fukushima 60 phút có phụ đề tiếng Việt (60 minutes report)


Xin giới thiệu phóng sự về Fukushima của chương trình 60 minutes được phụ đề tiếng Việt:

http://www.youtube.com/watch?v=JcHDF_pCDRg&feature=youtu.be

Tuesday, November 13, 2012

Nga và Rosatom chơi trò “khuyến mãi áp lực” với dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận


http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/11/nga-va-rosatom-choi-tro-khuyen-mai-ap.html#more

Nga và Rosatom chơi trò “khuyến mãi áp lực” với dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận


Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng

Đâu có phải ở các nước phương Tây, tại Việt Nam từ vài chục năm nay, các chiêu “gõ cửa” bán hàng khuyến mãi mà kỳ thực là lừa đảo dụ khị người mua để tuồn hàng dỏm, hàng độc hại cho các gia đình nhẹ dạ cũng diễn ra hàng ngày. Trước đó nữa thì những trò “mãi võ Sơn Đông” rất quen thuộc ở làng thôn Việt Nam cũng chính là những chiêu ấy cả. Ông chủ nhà Việt Nam nổi tiếng về hám ăn và tham nhũng thì thế giới ai mà chẳng biết với bao nhiêu scandales động trời rồi. Không chỉ Nga thôi đâu, sẽ còn nhiều gánh “mãi võ Sơn Đông” cấp nhà nước nữa rồi đây tiếp tục... “gõ cửa”.
Bauxite Việt Nam
Nếu trong chúng ta đã từng hay đang sinh sống tại các nước tư bản kỳ cựu như Mỹ, Úc, Nhật, Đông Nam Á và các nước tại Âu Châu thì đều biết và cũng có thể đã “bị” kinh nghiệm xương máu với trò “bán hàng gõ cửa - khuyến mãi áp lực” – door to door sale. Những người bán hàng “gõ cửa” ăn nói ngọt ngào, khoe tốt đầy thuyết phục nhằm rao bán các món hàng của họ là tuyệt vời, hàng “độc”! Họ “áp lực”, thúc bách người chủ nhà cần nên nhanh chóng ký giấy họp đồng mua các món hàng của họ ngay sau khi họ quảng cáo hay cho xài thử để được lợi như trả tiền dễ dãi với lãi suất ưu tiên… Nếu không nhanh chóng ký hợp đồng mua thì mất các ưu tiên trong thờì gian hạ giá và còn được biếu các món quà “lót đường”. Ngay tại các nước tư bản “đầu đầy sạn” này nhiều người từ đủ mọi lứa tuổi, người ít hiểu biết và không rành luật lệ mua bán đã từng là nạn nhân và mồi ngon cho bọn bán hàng ”gõ cửa” lừa gạt kia. Việt Nam trong thời kỳ mở cửa tư bản không định hướng, vô pháp luật, cố nhiên là thị trường béo bở cho loại bán hàng “áp lực” (pressure sale).
Tại các nước tư bản tự do dân chủ, hành động của những tên bán hàng “gõ cửa” này đã bị chính quyền kiểm soát gắt gao bằng các đạo luật bảo vệ người tiêu thụ, giới hạn sự lợi dụng của bọn bán hàng qua việc o bế áp lực khách hàng phải nhanh chóng ký các hợp đồng mua bán, và trừng phạt nặng những trường hợp sai phạm gây thiệt hại cho người mua.
Trở về trường hợp trong những ngày qua lãnh đạo cao cấp Nga và Tổ hợp hạt nhân nhà nước Rosatom đang dốc toàn lực khuyến mãi nhà máy điện hạt nhân của họ với lãnh đạo Việt Nam, một thương vụ làm ăn trị giá vài chục tỷ USD có một không hai.
Trong bài tường trình trên báo điện tử Sài Gòn Tiếp thi về cuộc đối thoại bàn tròn các doanh nghiệp Việt Nam – Nga chiều 07/11/2012 tại Hà Nội, cho thấy phương cách mà phía Nga, cả đại diện Chính phủ Nga và đại diện Tập đoàn hạt nhân Rosatom, dùng cũng tưong tự như những ngưòi bán hàng “gõ cửa” tại các nước tư bản phương Tây. Bài tường thuật viết:
1- Phó Thủ Tướng Nga Arkady Dvorkovich đặt câu hỏi ““Chúng tôi cần biết cụ thể thời hạn hoàn thành dự án (điện Ninh Thuận – pv) là bao giờ? Vì các DN của chúng ta phải giữ lại nguồn lực về con người, tài chính để có thể thực hiện dự án. Và nếu phải điều chỉnh thời hạn thì báo chúng tôi biết để có thể điều chỉnh nguồn lực”.
Đây là đòn gây áp lực từ phía chính quyền Nga (apply sale pressure)
2 - Với tư cách là nhà thầu, đại diện của Rosatom thông tin, trong quá trình đàm phán tất nhiên có một số khó khăn, liên quan chủ yếu đến việc đồng bộ hóa các quy định về luật của Việt Nam với các thời hạn mà hai bên đã đặt ra. "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tìm ra được giải pháp cho các vấn đề này vì cả hai bên đều hợp tác với nhau rất nhiệt tình và tìm cách thúc đẩy quá trình này nhanh hơn".
Đây là giọng lưỡi của dân bán hàng “gõ cửa” thuyết phục và cố tình khuyến dụ và hối thúc phía người mua nhanh nahnh đi đến thỏa thuận thay vì cẩn thận hơn, nhất là sau thảm họa Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, với một dự án nếu thực hiện sẽ tốn khoản tiền khổng lồ lên đến vài chục tỷ USD chưa kể những hậu quả phóng xạ hạt nhân rất nguy hiểm cho hàng triệu người dân Việt Nam.
3 - Bên cạnh đó, Rosatom sẽ cho thêm thầu phụ của Việt Nam tham gia càng nhiều hơn việc xây dựng nhà máy này. Về sau Rosatom cũng muốn có sự tham gia của công nghiệp Việt Nam, để tham gia cung cấp một số thiết bị máy móc. “Nếu nói về tương lai rất xa chúng ta sẽ có triển vọng lớn để bước ra thị trường thứ 3, ví dụ như ra các nước ASEAN. Xa nhưng nền móng phải đặt từ bây giờ”.
Đây là mánh khoé “quà thưởng, lại quả” nếu nhanh nhanh đồng ý ký giấy mua hàng mà dân bán hàng "gõ cửa” thường áp dụng để dụ những người chủ (đầu tư) chân chất nhẹ dạ nghe lời dụ đường mật của họ Tập đoàn cáo già “mafia” Rosatom. Kỹ nghệ Việt Nam cho đến hôm nay không thể làm được những con bù loong đúng tiêu chuẩn cung cấp cho các nhà máy lấp ráp xe hơi tại trong nước thì việc Rosatom nêu lên rằng: “muốn có sự tham gia của công nghiệp Việt Nam để tham gia cung cấp một số thiết bị máy móc dùng trong nhà máy điện hạt nhân” chỉ là trò lừa cho kẹo cho em bé lên ba!
Chính phủ Nga không được vì lợi nhuận của Tập đoàn hạt nhân nhà nước Rosatom và tìm kiếm công ăn việc làm cho các cơ sở hạt nhân của họ mà táng tận lương tâm dùng ngón đòn hợp tác thương mãi và trợ giúp quân sự để làm áp lực buộc Việt Nam phải nhanh chóng chấp thuận thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân, đi ngược lại sự quan tâm sâu xa của thế giới đối với năng lượng hạt nhân sau thảm họa nổ lò phản ứng hạt nhân kinh hoàng tại Nhật Bàn cách đây chỉ hơn một năm, và mới đây, ngày 05/11/2012, hành động vi phạm pháp qui an toàn hạt nhân tại các nhà mày điện hạt nhân của Nam Hàn đưa đến lệnh ngưng hoạt động khẩn cấp hai nhà máy điện hạt nhân taị Nam Hàn. Việc làm này của chính quyền Nga và Tập đoàn Rosatom đã tỏ rõ thái độ khinh thường, xem thường vận mệnh tồn vong của dân tộc Việt Nam với hậu quả khủng khiếp của phóng xạ nguyên tử phát sinh từ các nhà mày điện hạt nhân, không nói đến món nợ khổng lồ có thể lên đến cả trăm tỷ USD mà toàn dân Việt Nam phải gánh chịu trong nhiều thế hệ.
Vỉ hiểu rõ được mối nguy hiểm diệt chủng của chất thải phóng xạ hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân đối với dân chúng và đất nước Phi Luật Tân, ngay từ năm 1986 Chính phủ Phi Luật Tân đã anh dũng quyết định dứt khoát không vận hành Nhà máy điện hạt nhân Bataan, cách thủ đô Manila 100km, ngay sau khi nhà mày này được Tập đoàn hạt nhân Mỹ xây cất xong với chi phí tại thời điểm 1986 là khoảng 2 tỹ USD (khoảng 10 tỷ USD theo thời giá năm 2012, tương đương với dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận). Hiện nay nhà máy ĐHN Bataan được biến thành khu tham quan du lịch.
Đảng Cộng sản, Quốc hội và Nhà nước Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm từ tấm lòng thương dân, quan tâm đến sự an nguy của dân chúng và đất nước của lãnh đạo Phi Luật Tân. HÃY CHỐNG LẠI MỌI HÌNH THỨC “ÁP LỰC” KHUYẾN MÃI TỪ CÁC TẬP ĐOÀN XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN. HÃY NÓI KHÔNG VỚI ĐIỆN HẠT NHÂN NGAY TỪ BÂY GIỜ.
Ngày 13 tháng 11 năm 2012
N.T.H., N.X.D., N.H.
Tài liệu tham khảo:
- Door knockers curtailed by new Australian Consumer Law
- Hàn Quốc đóng cửa 2 lò điện hạt nhân vì linh kiện giả
- Philippines opens Bataan nuclear plant to tourists
clip_image002clip_image004
Khách viếng thăm được phép đến xem lò phản ứng hạt nhân, phòng điều khiển tối tân NMĐHN Bataan chưa từng được sử dụng từ khi xây xong năm 1986
Phụ lục:
Cuối năm mới xong đánh giá địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Việt Anh
SGTT.VN - “Các bước triển khai về điện hạt nhân đòi hỏi chúng ta phải hết sức thận trọng. Vì thế việc nghiên cứu cần dài hơn, chẳng hạn như đánh giá địa điểm của nhà máy, và việc này cuối năm nay mới xong”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết tại cuộc đối thoại bàn tròn các doanh nghiệp Việt Nam – Nga chiều 7.11 tại Hà Nội.
Cuộc đối thoại được tổ chức nhân dịp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm chính thức Việt Nam.
đánh giá lại địa điểm để đảm bảo tính chắc chắn của dự án

clip_image006
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Thủ tướng Nga Medvedev tại Hà Nội ngày 7.11


Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam và Nga đều lấy mục tiêu là phát triển nhà máy hiện đại và đạt độ an toàn cao nhất, tính đến những tác động của sự cố Fukushima (Nhật Bản). Do đó, việc đánh giá lại địa điểm để đảm bảo tính chắc chắn của dự án.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich đặt câu hỏi, “Chúng tôi cần biết cụ thể thời hạn hoàn thành dự án (điện Ninh Thuận – pv) là bao giờ? Vì các DN của chúng ta phải giữ lại nguồn lực về con người, tài chính để có thể thực hiện dự án. Và nếu phải điều chỉnh thời hạn thì báo chúng tôi biết để có thể điều chỉnh nguồn lực”.
Với tư cách là nhà thầu, đại diện của Rosatom thông tin, trong quá trình đàm phán tất nhiên có một số khó khăn, liên quan chủ yếu đến việc đồng bộ hóa các quy định về luật của Việt Nam với các thời hạn mà hai bên đã đặt ra. "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tìm ra được giải pháp cho các vấn đề này vì cả hai bên đều hợp tác với nhau rất nhiệt tình và tìm cách thúc đẩy quá trình này nhanh hơn".
Ông này cho rằng, hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hợp tác chiến lược, và phải tính dài hạn, “triển vọng là tuyệt vời”. Nhiệm vụ chính của hai bên đặt ra là xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Nam, để có thể thực hiện các dự án trên, ví dụ như là đào tạo cán bộ, xây dựng hệ thống quy chuẩn… Nhưng quan trọng nhất kết quả của hoạt động trên sẽ tạo điều kiện mà các DN Việt Nam có thể tham gia xây dựng dự án này. Ví dụ Công ty Sông Đà đã cử chuyên gia tham gia xây dựng dự án ở Nga để làm quen và áp dụng kinh nghiệm ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Rosatom sẽ cho thêm thầu phụ của Việt Nam tham gia càng nhiều hơn việc xây dựng nhà máy này. Về sau Rosatom cũng muốn có sự tham gia của công nghiệp Việt Nam, để tham gia cung cấp một số thiết bị máy móc. “Nếu nói về tương lai rất xa chúng ta sẽ có triển vọng lớn để bước ra thị trường thứ 3, ví dụ như ra các nước ASEAN. Xa nhưng nền móng phải đặt từ bây giờ”.

clip_image008
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Nga ngày 7.11


Phó Thủ tướng Nga Dvorkovich nói “Chúng tôi hy vọng tất cả các quy trình theo luật của Việt Nam thì sẽ được tuân thủ, nếu đòi hỏi phải thay đổi về luật pháp nào đó hoặc điều chỉnh thời gian dự án, tất nhiên chúng ta có thể thỏa thuận được”.
Cũng trong đối thoại bàn tròn này, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga nhận định, nếu Việt Nam và liên minh thuế quan (gồm Nga, Kazakhstan, Belarus) thiết lập được khu vực tự do mậu dịch (FTA) thì xuất khẩu của Việt Nam sang riêng Nga sẽ tăng tới 6 lần hiện nay. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói thêm, nếu có FTA, cùng với các quy định của WTO thì ước tính xuất khẩu của Việt Nam sang Nga sẽ đạt 20 tỷ USD. Trước đó, Thủ tướng Nga Medvedev bày tỏ hy vọng FTA sẽ được khởi động đàm phán vào đầu năm sau.
Việt – Nga sẽ không ngừng mở rộng hợp tác dầu khí
Thông báo kết quả hội đàm nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sáng 7.11 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam và Nga sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ ngành, các DN hai nước không ngừng mở rộng hoạt động trong thăm dò và khai thác dầu khí trên lãnh thổ của nhau.
Về phía mình, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng khẳng định, “Chúng tôi đánh giá cao hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, điện hạt nhân và sẽ nỗ lực để phát triển hơn nữa”.
Thủ tướng Nga nói, ông và người đồng cấp Nguyễn Tấn Dũng đã xem xét kết quả hợp tác về dầu khí, là lĩnh vực mang tính then chốt giữa hai nước.
Có dự án hàng đầu là xí nghiệp liên doanh Vietso Petro, đã hoạt động nhiều năm và hiện là một trong các công ty hàng đầu thế giới. Chúng tôi rất hài lòng trong quan hệ hai nước xuất hiện dự án mới là công ty liên doanh bắt đầu hoạt động ở lãnh thổ Nga. Các công ty khác của Nga cũng bắt đầu hợp tác ở Việt Nam như Gazprom…
Thủ tướng Nga bày tỏ hy vọng việc đàm phán FTA giữa Việt Nam và liên minh thuế quan (gồm Nga, Kazachstan và Belarus) sẽ bắt đầu vào năm sau.
Nhân dịp này, Nga và Việt Nam cũng ký kết các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, thương mại và năng lượng.
V.A.
Nguồn: sgtt.vn

Saturday, November 10, 2012

Đức từ bỏ năng lượng hạt nhân dẫn đến các lợi ích về kinh tế và môi trường


http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/11/uc-tu-bo-nang-luong-hat-nhan-dan-en-cac.html

11/11/2012


Đức từ bỏ năng lượng hạt nhân dẫn đến các lợi ích về kinh tế và môi trường


Staff Writers, Nuclear Power Daily
London, UK (SPX) Nov 02, 2012
Nguyễn Hùng dịch

Lãnh đạo Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đã sáng suốt nhanh chóng chiếm lấy thời cơ và dứt khoát đoạn tuyệt với điện nguyên tử ngay sau thảm họa nổ nhà máy điện nguyên tử tại Fukushima Nhật Bản vào tháng ba năm 2011. Và bây giờ nước Đức bắt đầu gặt hái thành tựu về lợi ích kinh tế và môi trường.
Lãnh đạo Việt Nam thay vì nghe lời đường mật phỉnh gạt hay nhận được lợi lộc từ nhóm lợi ích điện hạt nhân và các tập đoàn sản xuất nhà máy điện hạt nhân sốt sắng nhảy vào làm diện hạt nhân mà không lường trước những hậu quả kinh khủng của phóng xạ hạt nhân do NMĐHN tạo ra, hãy sáng suốt nhận khuyết điểm và nhanh chóng sửa sai, học tập theo Đức, dứt khoát từ bỏ điện nguyên tử vô cùng nguy hiểm cho tương lai của đất nước và an toàn của hàng triệu người dân. Hãy trở về với năng lượng phi hạt nhân và nhanh chóng phát triển và làm chủ kỹ thuật năng lượng tái tạo để tạo bước nhảy vọt cho kỹ nghệ và công nghệ năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới và cho tương lai lâu dài bằng cách hợp tác và nhờ sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, đặc biệt nước Đức và dân chúng Đức thân tình và thâm tình. Cụ thể trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Phó Thủ Tướng Đức Philipp Rosler, người gốc Việt Nam được gia đình người Đức nhận làm con nuôi từ khi mới chào đời, ông đã khuyến khích Việt Nam đi theo con đường mà Đức đã và đang chọn cho tương lai năng lượng của nước này. Kết quả chuyến viếng thăm của ông Phlipp Rosler, Đức vừa viện trợ Việt Nam khoảng 300 triệu EURO để tài trợ cho nhiều dự án phát triển tại Viêt Nam, đặc biệt là các dự án về năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.
Trong khi đó Nga vì món lợi hàng chục tỷ USD đã và vẫn còn tiếp tục o bế lãnh đạo Việt Nam đi vào con đường diệt vong với dự án nhà máy điện hạt nhân. Hết Tổng thống Nga Putin rồi nay Thủ tướng Medvedev lại sang Việt Nam thúc đẩy tiến hành kế hoạch xây NMĐHN tại Ninh Thuận do Tập đoàn Rosatom của Nga thực hiện. Đây là một việc làm sai trái, nếu không nói là thất nhân tâm, chỉ vỉ lợi nhuận mà họ đã đẩy đất nước và dân chúng Việt Nam vào con đường diệt vong vì thảm họa hạt nhân mà chính Nga đã đang gánh chịu hậu quả của thảm họa tai nạn và nổ các lò phản ứng hạt nhân như Chernobyl.
Dân chúng Việt Nam khẩn thiết yêu cầu Nga hãy rút khỏi kế hoạch cho Việt Nam vay để Nga đứng ra xây nhà máy điện hạt nhân trong khi trên thế giới nhiều quốc gia tiên tiến, cụ thể Đức, Thụy Sĩ, Nhật và một số nước khác đã bắt đầu tử bỏ vĩnh viển năng lượng hạt nhân. Dân chúng Việt Nam hoan nghênh và biết ơn Nga giúp Việt Nam phát triển các loại năng lương an toàn khác cùng với những trợ giúp quân sự để Việt Nam có đủ khả năng chống lại những ý đồ và hành động xâm lược Tổ quốc Việt Nam trên đất liền cũng như ngoài biển Đông.
Bộ trưởng CHLB Đức Philipp Roesler: Cảm thấy ấm áp như trở về nhà
Đức viện trợ cho Việt Nam gần 300 triệu euro
Thủ tướng Nga thăm Việt nam để thúc đẩy đàm phán thương mại
Chernobyl Victims.
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng
clip_image001

Sau tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima trong năm 2011, Chính phủ Đức lập tức dẹp bỏ tám lò phản ứng hạt nhân lâu đời nhất và thông qua một đạo luật bắt buộc Đức phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào năm 2022. Hành động từng bước loại bỏ năng lượng hạt nhân này đã được các đảng phái chính trị Đức ủng hộ nhiệt tình. Ở những nước khác, nhiều người xem đó như là sự "hoảng loạn chính trị", và tạp chí trực tuyến Forbes.com đã đi xa hơn với câu hỏi viết trên đề tựa của một bài xã luận, có phải quyết định đó là "khùng – hoặc rõ ngu dốt".
Nhưng số xuất bản đặc biệt của Tạp chí của các nhà khoa học Nguyên tử (the Bulletin of the Atomic Scientists), được xuất bản bởi SAGE, "Đức rút khỏi hạt nhân", cho thấy rằng hành động ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân và đi kèm với sư chuyển hướng đến năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích kinh tế và môi trường có thể đo được. Một chuyên gia hàng đầu gọi hành động loại bỏ năng lượng hạt nhân của Đức là tác nhân làm thay đổi đối với ngành công nghiệp hạt nhân trên toàn thế giới.
Trong phần nhận xét tổng quát cho bài viết của mình, "Từ Brokdorf đến Fukushima: Cuộc hành trình dài để loại bỏ hạt nhân", nhà nghiên cứu của Trường đại học Princeton, Alexander Glaser, đặt hành động loại bỏ hạt nhân của Đức trong bối cảnh lịch sử của nó, bao gồm sự đối đầu khủng khiếp, tương tự như trận nội chiến giữa những người biểu tình chống hạt nhân và cảnh sát.
Bởi vì sự phản đối trường kỳ của dân chúng chống lại điện hạt nhân, đến thập niên 1990 chỉ còn một vài người trong chính trường Đức tán thành ý tưởng xây dựng thêm lò phản ứng hạt nhân mới.Và, Glaser ghi chú thêm, quyết định của Đức hồi năm ngoái là theo đuổi công việc loại bỏ vĩnh viển năng lương hạt nhân không gì khác hơn là một kết quả đương nhiên; công tác nghiêm chỉnh lập kế hoạch dẹp bỏ công nghiệp hạt nhân và mở rộng đáng kể chương trình sản xuất các loại năng lượng thay thế điện hạt nhân đã bắt đầu cách đây hơn một thập niên.
"Công tác loại bỏ hạt nhân của Đức có thể cung cấp một bằng-chứng-của-khái niệm, chứng minh tính khả thi chính trị và kỹ thuật của sự từ bỏ một công nghệ gây nhiều tranh cãi có nguy cơ tác hại cao. Hành động loại bỏ năng lượng hạt nhân của Đức, dù cho có thành công hay không, có khả năng trở thành một tác nhân thay đổi việc dùng năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới, "Glaser kết luận.
Cũng trong số đặc biệt của tạp chí Bulletin về đề tài "Đức rời khỏi Hạt nhân": Giáo sư ngành chính trị học Miranda Schreurs cùa Đại học Freie Universitat Berlin nói sự loại bỏ năng lượng hạt nhân và cùng lúc chuyển hướng sang năng lượng tái tạo đã mang lại lợi ích tài chính cho nông dân, các nhà đầu tư, và các doanh nghiệp nhỏ. Ông Felix Matthes của Viện Sinh thái Ứng dụng ở Berlin kết luận sự loại bỏ hạt nhân sẽ chỉ có tác động nhỏ và tạm thời đến giá điện và nền kinh tế Đức. Hai chuyên gia pháp lý Alexander Rossnagel và Anja Hentschel của Đại học University Kassel giải thích lý do tại sao các công ty điện lực không có khả năng đạt được thành công trong việc kiện Chính phủ đã ra lệnh ngưng vận hành nhà máy điện hạt nhân; và Lutz Mez, đồng sáng lập của Trung tâm nghiên cứu chính sách về môi trường của Đại học Freie Universitat Berlin, trình bày những ảnh hưởng không đáng kể của hành động từ bỏ năng lượng hạt nhân có thể xem như là phát hiện đáng ngạc nhiên nhất.
Sự chuyển hướng sang các nguồn năng lượng phi hạt nhân được theo đuổi song song với chương trình rời khỏi hạt nhân của Đức đã đạt một cột mốc thay đổi về khí hậu, ông Mez viết: "Nó đã thực sự tách rời năng lượng khỏi sự tăng trưởng kinh tế, với nguồn cung cấp năng lượng của đất nước và khí thải carbon dioxide giảm xuống trong thời gian từ 1990 đến 2011, ngay cả khi tổng sản lượng quốc gia tăng thêm 36%".
Ngày 11/11/2012
Nguồn:
German nuclear exit delivers economic, environmental benefits
Germany makes 50% electricity by Solar a reality!

Friday, November 9, 2012

Điện hạt nhân:Phương thức điều chỉnh tốt nhất và hiệu quả nhất là ……

http://nguoilotgach.blogspot.com.au/2012/11/ien-hat-nhanphuong-thuc-ieu-chinh-tot.html

Phương thc điều chỉnh tốt nhất và
hiệu quả nhất là ……

chúng ta không nên xây dựng NMDHN ở bất cứ nơi nào, địa điểm nào trên đất nước Việt Nam chúng ta !!!

Thời gian qua Hàn Quốc dừng khẩn cấp hoạt động của hai (2) nhà máy điện hạt nhân của họ, chúng tôi có thêm một số suy nghĩ bổ sung :
Lò phản ứng hạt nhân RBMK là thiết kế lò phản ứng không thông thường, xuất hiện ở Liên Xô vào những năm 1970.
Loại thiết kế này một số thiếu sót, thiết kế liên quan đến thảm họa Tchernobyl 1986; l oại lò này chỉ được bọc trong hai (2) lớp tường thay vì phải ba (3) lớp như công nghệ phương tây !!!
Đã có nhiều cải tiến, thay đổi lớn được thực hiện choc lò phản ứng RBMK đang tiếp tục hoạt động

Các lò phản ứng hạt nhân RBMK do Liên Xô thiết kế (reaktor Bolshoy moshchnosty kanalny, lò phản ứng năng lượng cao) là một ng nghệ điện hạt nhân làm mát bằng nước áp lực, lò phản ứng hạt nhân dùng nước nóng điều áp làm nguồn và than chì làm chất ki ểm soát . Nó rất khác với hầu hết các thiết kế lò phản ứng hạt nhân khác như việc bắt nguồn từ một thiết kế chủ yếu cho việc sản xuất plutonium và cho mục đích sử dụng tại Nga d ù ng cho cả việc sản xuất plutonium sản xuất điện.
Sự kết hợp của than chì làm chất kiểm soát (graphite) và nước làm mát không có trong các lò phản ứng hạt nhân khác trên thế giới. Khi tai nạn thảm họa Tchernobyl sảy ra cho thấy, một số điểm yếu kém v thiết kế của RBMK - đặc biệtthiết kế thanh kiểm soát và hệ số tích cực khoản không – là không an toàn (the control rod design and a positive void coefficient - were unsafe ). Một số thay đổi về thiết kế đã được thực hiện sau khi tai nạn Tchernobyl để giải quyết và cải tiến những vấn đề này (?). Nh ưng liệu có thể đạt đến sự an toàn tuyệt đối hay không ? Câu hỏi này phải gửi đến các chuyên gia của ROSATOM !!!!

Nguồn / Source: OECD NEA




“Sự cố Fukushima-Daiichi cũng đ ã nhắc nhở chúng ta, nhung nguoi cua thế hệ hôm nay vì trách nhiệm đối với hàng chục thế hệ con cháu chúng ta sau này, trong việc đặt an toàn hạt nhân lên cao nhất - ph ải tuy ệt đối an tòàn - cả về công nghệ lẫn quy trình điều hành quản lý và nhất là nhân sự , con người vận hành nhà máy điện hạt nhân !!!!.

Mấy ngày gần đây Chính phủ VietNam cũng thừa nhận “có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể của dự án điện hạt nhân cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất; sau khi nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố, Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét, quyết định”.

Nhưng , phương thức điều chỉnh tốt nhất và hi ệu quả nhất, hơp với lòng dân nhất vẫn là : chúng ta không nên xây dựng NMDHN ở bất cứ nơi nào, địa điểm nào trên đất nước Việt Nam chúng ta !!!

TS Trần Văn Bình ( CHLB Duc)

Cùng một tác giả:


Bài góp ý với
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân

” Chưa có nguồn năng lượng thay thế điện hạt nhân ”

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đến nay chưa có nguồn năng lượng nào có thể thay thế điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu điện của cả nước đến năm 2020.
"Từ nay đến năm 2020, chúng ta cũng chưa nhìn thấy công nghệ để sản xuất điện thay thế được nguồn năng lượng cổ điển như than, dầu, khí thiên nhiên ngoài hạt nhân. Vì vậy, Việt Nam vẫn phải nghĩ đến phát triển nhà máy điện hạt nhân cho đến khi thế giới tìm thấy được nguồn năng lượng thay thế", ông Quân nhấn mạnh.
Sau khi đọc những dòng trên, chúng tôi xin gửi đến ông thư này (xuyên qua báo chí) và hy vọng ông xem đây là
MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA MỘT CÔNG DÂN và CỦA MỘT TRÍ THỨC KIỀU BÀO CÓ TÂM HUYẾT VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC, TRONG ĐÓ CÓ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG !!!
Ninh Thuận được đánh giá là tỉnh có tìềm năng phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo - chính là năng lượng gió và năng lượng mặt trời -; Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank), Ninh Thuận là tỉnh có tốc độ gió lớn nhất Việt nam : gió trung bình 7,10 m/s (ở độ cao 65m, và còn tốt hơn nữa ở độ cao 80m phù hợp cho các động cơ gió tiên tiến hiện nay !) và mật độ gió từ 400 – 500 W/m2 trở lên, vận tốc gió mạnh nhất trong năm có tháng đạt từ 18 – 20 m/s. Toàn tỉnh hiện có 18 vùng gió tiềm năng, trên diện tích khoảng 8.000 ha. Đặc biệt là Ninh Thuận có lượng gió thổi đều trong suốt 10 tháng trong năm với vận tốc gió đều trong năm từ 6,4 – 9,6 m/s, đảm bảo ổn định cho Turbin gió phát điện.
Ngoài ra Ninh Thuận có lượng chiếu sáng mặt trời rất cao, đều trong suốt nhiều tháng trong năm, thời gian chiếu sang dài và đồng đều nên có điều kiện tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời rất lớn : trên 230 kcal/cm2, trong đó tháng ít nhất cũng 14 kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.600 – 2.800 h, phân bố tương đối đều suốt năm. Số tháng nắng trong năm là 9 tháng (tương đương 200 ngày nắng / năm). Ninh Thuận có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn nhất nước, với tổng qui mô lắp đặt khoảng 1.500 MW.



Vì vậy – theo ý kiến chủ quan của chúng tôi – Việt Nam không nên do dự, nghi ngờ gì nữa : năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ là nguồn năng lượng của tương lai; Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho biết, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng gió lớn nhất Đông Nam Á, nếu qui ra công suất điện là 513.360 MW ( tương đương với hơn 120 lần nhà máy điện hạt nhân Ninh-Thuận-01). Chỉ riêng năng lượng mặt trời , trái đất đón nhận từ mặt trời khoảng mười ngàn lần năng lượng mà nhân loại tiêu thụ hàng năm ! Thay thế năng lượng hạt nhân bằng năng lượng tái tạo, vì thế đẩy mạnh và phát triển nhanh, đưa vào xử dụng đại trà, phổ biến dạng năng lượng tái tạo , nhằm :
i) tạo sức hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn đi vào lãnh vực xây dựng và phát triển nhanh ngành năng lượng tái tạo
ii) bảo vệ môi trường, xử dụng năng lượng xanh & sạch là đi đúng xu hướng phát triển của thế giới, của loài người ngày nay !
Hãy dùng số tiền 9 toi 10 tỷ US Dollar kia để lập Quỹ Bảo Vệ Môi Trường Nhà Nước, để tài trợ và tích cực hổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các đề án xử dụng năng lượng xanh & sạch như năng lượng tu gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối, sóng biển …v..v….


Chúng ta thử sơ lược tìm hiểu những bất lợi gì sẽ đến nếu kịch bản hai (02) nhà máy điện hạt nhân (NMDHN) được khai triển xây dựng tại bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam; trước mắt thấy rõ :

ð Nước ta mất đi một nguồn thu nhập ngoại tệ rất lớn về Du Lịch, nếu không muốn nói là nền công nghiệp không ống khói tại các tỉnh thuộc khu vực duyên hải, miền trung như Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, nhất là Ninh Thuận …. sẽ bị ảnh hưởng nếu không muốn nói là sẽ bị xóa sổ !
ð tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người sinh sống chung quanh vùng nhà máy điện hạt nhân !
ð làm cách nào để giải bài toán xử lý chất thải phóng xạ độc hại từ bốn (4) lò điện hạt nhân này ?
ð Và rồi nếu có biến cố thảm họa, hiện tượng động đất và sóng thần sảy ra –hoặc do bất cẩn của con người - thì địa danh Ninh Thuận Việt Nam sẽ được viết nối tiếp vào danh sách sau Harrisburg , Tchernobyl , Fukushima-Daiichi….bên cạnh Hiroshima và Nagasaki.


Chúng ta hãy thật bình tỉnh, suy ngẩm về trách nhiệm của chúng ta đối với những thế hệ tương lai :“ Không có một lý do gì cho phép chúng ta tặng món quà rác thải phóng xạ độc hại, nguy hiểm cho con cháu chúng ta và cho hàng chục thế hệ sau này”.
Và tốt đẹp thay tấm lòng của một người bạn của Việt Nam , Andrei Ozharovsky đã kêu gọi :
“ Với lương tâm và tinh thần trách nhiệm đối với những thế hệ con cháu, chúng ta, tất cả những người Việt, dù sống trong nước hay tại hải ngọai, phải quan tâm và lên tiếng cấp bách đặt vấn đề với chính phủ Việt Nam đương thời :
Họ không có quyền giao sinh mạng cả dân tộc cho tập đoàn Rosatom !!!
Để kết thúc bức thư này, chúng tôi xin gửi đến ông Bộ Trưởng và những người có trách nhiệm, câu viết và sự đánh giá, cũng là lời tâm sự của anh H. C. Quyết ( người bạn Việt gốc Pháp Hồ Cương Quyết - André Menras - )
Thế giới chúng ta đang vươn tới những giá trị đó, và không ai có thể ngăn cản được sự chuyển mình ấy. Đó là thông điệp mạnh mẽ mà tôi đã nhận được từ những cộng đồng hết sức đa dạng mà tôi vừa tiếp cận. Một lần nữa, tôi xúc động ghi nhận ở mỗi người Việt Nam tấm lòng yêu nước chung, ẩn hiện mỗi người một cách. Lòng yêu nước ấy không mang màu sắc, không có thẻ đảng. Nó hết sức lành mạnh vì nó không gây hấn với ai. Nó là phản ứng tự hào để bảo vệ nhân dân, bảo vệ dân tộc đã trải qua quá nhiều bạo ngược. Đẹp biết bao, tấm lòng yêu nước ấy !
Bây giờ là thời điểm thích hợp cho chúng ta học lấy bài học của những người bạn Nhật, Đức, Thụy Điển ... : hãy trả lời Không với điện hạt nhân
NO NUKE in VIETNAM !!!

Ts.Ks. TRAN VAN BINH
(Kiều bào CHLB Đức)

Bài góp ý với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân

Cùng một chủ đề : xem bài của Tô Văn Trường "Điện hạt nhân ở Việt Nam, làm hay không ?"

Thursday, November 8, 2012

Nam Hàn kiểm tra toàn bộ các lò hạt nhân


http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121107-han-quoc-tien-hanh-kiem-tra-cac-lo-phan-ung-hat-nhan-sau-tai-tieng-hoi-lo

Hàn Quốc kiểm tra toàn bộ các lò hạt nhân
Tập đoàn năng lượng KHNP - Korea Hydro & Nuclear Power (Reuters)
Tập đoàn năng lượng KHNP - Korea Hydro & Nuclear Power (Reuters)

Mai Vân
Ủy ban An ninh và An toàn Hạt nhân Hàn Quốc vào hôm nay, 07/11/2012 đã loan báo việc sẽ cho kiểm tra toàn bộ 23 lò phản ứng hạt nhân trên toàn quốc. Quyết định này được đưa ra sau vụ tai tiếng hối lộ và giấy chứng nhận khả nghi đang gây lo ngại về tính an toàn các nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc.


Trả lời hãng tin AFP, bà Shim Eun- Jung, phát ngôn viên Ủy ban nói trên cho biết là tất cả 23 lò phản ứng đang hoạt động và 5 lò khác trong tiến trình xây dựng sẽ bị kiểm tra.
Các nhà cung cấp bị tình nghi trưng ra những giấy chứng nhận giả về tính phù hợp với các quy định an toàn cho các lò phản ứng của tập đoàn nhà nước Korea Hydro & Nuclear Power (KHNP).
Ủy ban cũng sẽ cho mở điều tra về các quan hệ khả nghi trong nội bộ tập đoàn KHNP mà một số lãnh đạo đã vừa xin từ chức, như Chủ tịch KHNP, Kim Kyun-Seop, phải ra điều trần trước Quốc hội vào hôm nay.
Các nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc đã bị hàng loạt sự cố trong thời gian gần đây. Riêng trong năm nay, hai lò phản ứng ở nhà máy Yeonggwang ở vùng Tây nam, vừa bị đóng vì linh kiện thiết bị không phù hợp.
Vào tháng 10 vừa qua, một lò phản ứng bị đóng cửa vì thiết bị kiểm tra hư, một lò khác tự ngưng hoạt đông vì máy bơm nước làm nguội bị hỏng. Vào tháng 7, một lò phản ứng khác 1000 megawatt cũng của nhà máy Yeonggwang đã tự ngưng hoạt động với cùng nguyên nhân.
Các nhà máy điện hạt nhân Hàn Quốc cung cấp khoảng 35% điện tiêu thụ tại nước này. Hôm thứ Hai, chính phủ Hàn Quốc cảnh báo có nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng vào mùa Đông này do việc hai lò phản ứng tại nhà máy Yeonggwang phải ngưng hoạt động ít ra là cho đến tháng Giêng sắp tới.

Tai nạn Fukushima có thể gây thiệt hại tới trên 100 tỷ đô la


Tai nạn Fukushima có thể gây thiệt hại tới trên 100 tỷ đô la
Trụ sở tập đoàn Tepco tại Tokyo (REUTERS /Kim Kyung-Hoon)
Trụ sở tập đoàn Tepco tại Tokyo (REUTERS /Kim Kyung-Hoon)

Anh Vũ
Theo tập đoàn Tepco, chi phí dành cho việc xử lý tai nạn hạt nhân Fukushima, bao gồm tẩy rửa và đền bù thiệt hại cho nạn nhân, có thể lên tới trên 100 tỷ đô la. Theo các chuyên gia, số liệu này chưa tính đến những thiệt hại trên các lĩnh vực khác như thương mại, công nghiệp, du lịch của nước Nhật.

Trận sóng thần khủng khiếp đổ vào vùng đông bắc Nhật Bản hôm 11/3/2011 đã phá hủy nhà máy điện hạt nhân Fukushima và gây ra một tai họa hạt nhân lớn, chỉ xếp sau vụ tai nạn Tchernobyl (Ukraina) năm 1986. Vụ nổ lò phản ứng của nhà máy điện Fukushima đã làm phát tán một lượng lớn phóng xạ ra ngoài không khí, đất và nước trên một diện rộng. Hàng trăm ngàn người dân đã phải rời bỏ nhà cửa chạy lánh nạn.
Thiệt hại về vật chất là rất lớn. Đến lúc này con số 10.000 tỷ yên ( trên 100 tỷ đô la Mỹ) vẫn chỉ là tạm tính, chưa gộp các khỏan chi phí liên quan đến việc tháo gỡ 4 lò phản ứng bị hư hỏng, trong tổng số 6 lò của trung tâm hạt nhân Fukushima. Các chuyên gia dự tính công việc này sẽ phải kéo dài ít nhất 40 năm cùng với sự góp sức của nhiều công nghệ mới cũng như phải đào tạo thêm hàng nghìn kỹ thuật viên.
Chủ tịch Tepco, nhà quản lý Fukushima, ông Kazuhiko Shimokobe hôm nay nói với báo chí rằng « Hiện tại chúng tôi chưa biết được phí tổn toàn bộ như thế nào, vì chúng tôi mới chỉ xét đến con số dành cho việc tẩy rửa và bồi thương thiệt hại ở từng quý ».
Lo ngại chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn Fukushima sẽ còn lên rất cao, không thể một mình gánh vác hết, tập đoàn Tepco đã nhấn mạnh cần phải xem xét lại kế hoạch cấp kinh phí cho việc khắc phục hậu quả.
Công ty quản lý khai thác nhà máy điện Fukushima nà không chỉ buộc phải bồi thường cho hơn 1,5 triệu nạn nhân của vụ tai nạn, tiến hành các biện biện pháp khử phóng xạ mà còn phải tiếp tục sản xuất điện cho toàn bộ vùng đông bắc Nhật Bản, trong đó có thủ đô Tokyo. Công việc này ngốn một khoản kinh phí không nhỏ để mua khí đốt và dầu lửa cho các trung tâm nhiệt điện họat động.
Theo các chuyên gia, chi phí thiệt hại của vụ tai nạn hạt nhân Fukushima sẽ còn rất lớn nếu tính đến cả những thiệt hai do tác động dây chuyến như trên lĩnh vực thương mại, công nghiệp, du lịch … đối với toàn bộ nền kinh tế Nhật.

Tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom đánh lận trắng đen về việc thiết bị nhà máy điện hạt nhân của họ an toàn tuyệt đối!

 

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/11/tap-oan-hat-nhan-nga-rosatom-anh-lan.html#more

Tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom đánh lận trắng đen nhà máy điện hạt nhân an toàn tuyệt đối!





Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng
 








Cuộc triển lãm quốc tế mãi thị nhà máy điện hạt nhân tại Hà Nội, từ ngày 25/10/2012 đến 27/12/2012, với sư tham dự của các tập đoàn xây dựng NMĐHN quốc tế nhằm chiêu dụ và quyết dành cho được sự đồng ý tiến hành xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam của lãnh đạo đảng cộng sản.


Ngoài vấn đề nhân sự, pháp qui vận hành vẫn còn trong giai đoạn sơ khai; vấn đề an toàn vận hành nhà máy điện hạt nhân, giải quyết các thanh nhiên liệu, chất thải rác phóng xạ là một đề tài thời sự rất nóng không những tại các nước đang có nhà máy điện hạt nhân mà ngay tại các nước có kế hoạch nhảy vào ngành điện hạt nhân, trong đó Việt Nam là nước nổi bật nhất về tình trạng không an toàn hạt nhân vì cơ chế điều hành và quản trị ngành công nghệ nói chung và kỹ thuật điện hạt nhân nói riêng.

Báo điện tử Vietnam Net, số ra ngày 05/11/2012, đã viết bài phóng sự về quy phạm an toàn điện hạt nhân hiện nay của Việt Nam. Qua bài viết chúng ta lại một lần nữa ngỡ ngàng với tình trạng rất không an toàn vế phía nhà đầu tư (Việt Nam), xuyên qua Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương và tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN).

Chủ đầu tư đại diện cho lãnh đạo đảng và nhà nước, EVN, không có năng lực cả về kỹ thuật và quản lý ngay cả nhiệt điện thủy điện thì nói chi đến điện hạt nhân. Chồng chất với nhiều sai phạm qua việc xây cất các đập thủy điện như Sông Tranh 2, Sơn La…., kinh doanh thua lỗ, lãng phí, lãnh đạo yếu kém về trình độ chuyên môn, tham nhũng tràn lan.

Cơ quan chủ quản phụ trách an toàn hạt nhân thì chòng chéo giữa nhiều Bộ ngành theo kiểu “thập nhị sứ quân”, ai ai cũng có quyền và dành nhau làm lãnh đạo để chia phần món đầu tư quá béo bở trị giá nhiều chục tỷ USD. Tại Nhật Bản, sau 50 năm vận hành NMĐHN, khi thảm họa hạt nhân xảy ra tại nhà máy Fukushima cả nước Nhật mới vỡ lẽ ra rằng pháp quy an toàn hạt nhân rất lạc hậu và đầy sai sót bất cập, và cho đến hôm nay tại Nhật Bản vẫn tiếp tục xảy ra tệ nạn “đút lót” từ giới công nghiệp với các chuyên gia hạt nhân. Việt Nam đến bao giờ mới có được pháp quy về điện hạt nhân và ai trong số quan chức Việt Nam có khả năng và thực quyền giám sát an toàn vận hành NMĐHN trong một cơ chế lãnh đạo tập thể với tư duy rút kinh nghiệm, sai đâu sửa đó, đùn đẩy trách nhiệm. Phải cần một thời gian nhiều chục năm mới có được một đội ngũ chuyên viên như các nước Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ đang có. Nhưng các nước này đã quyết tâm dứt khoát từ bỏ điện hạt nhân, vậy thì cớ gì mà Việt Nam lại hùng hổ đi vay nhiều chục tỷ USD và phí công sức lao vào địa ngục hạt nhân sống chung với thần chết giết người hàng loạt, đẩy đất nước và dân tộc vào con đường diệt vong cùng với nợ nần ngập đầu.

Báo điện tử Vietnam Net, số ra trước đó ngày 29/10/2012, ghi lại cuộc trao đổi chớp nhoáng ngoài kế hoạch với các phóng viên trong một cuộc tiếp xúc khá vội vàng bên lề cuộc triển lãm khuyến mãi do đại diện tập đoàn Rosatom thực hiện. Ông Boyarkin, quan chức đại diện công ty Rosatom, đã lố bịch tuyên bố “ chúng tôi có thể bảo đảm rằng tổ hợp nhà máy điện hạt nhân xây dựng tại Ninh Thuận sẽ an toàn gần như an toàn tuyệt đối”. Trước khi có thảm họa Fukushima tại Nhật Bản, Rosatom tuyên bố NMĐHN tại Ninh Thuận “rất an toàn”. Sau khi có thảm họa hạt nhân tại Nhật, Rosatom nâng mức độ an toàn NMĐHN của họ lên “an toàn nhất” trong lần đến Việt Nam của ông Petr G Shcheđroveski vào tháng 02/2012, và bây giờ tháng 11/2012- sau 9 tháng- họ lại nâng cấp lên “gần như tuyệt đối an toàn”. Rosatom xem dân Việt Nam là trẻ con sao, Rosatom? Hành động thụt thò không minh bạch khi quan chức Rosatom đột nhiên mời phóng viên đến tham dự chỉ để nói với các phóng viên rằng công nghệ điện hạt nhân của họ “gần như tuyệt đối an toàn”, với hy vọng những phóng viên này “biết điều” sẽ nói tốt cho Rosatom (nếu nói tốt thì sẽ được bôi trơn!) Đây là việc làm bất minh và đáng bị lên án trước công luận. Vì nếu quả thực công nghệ hạt nhân của Rosatom - Nga là “gần như tuyệt đối an toàn” (đồng nghĩa với tuyệt đối an toàn) thì các báo chí và tạp chí khoa học trên thế giới đã phổ biến và vinh danh các phát minh sáng chế khai phá của ngành điện hạt nhân của Nga. Các nước tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Thụy Sỹ cũng đã nhanh chóng mua lại kỹ thuật “siêu việt, tuyệt đối an toàn” thay vì quyết định dẹp bỏ toàn bộ NMĐHN và dừng hẳn điện hạt nhân tại nước họ.


“Pinocchio” Sergey Boyarkin, Rosatom Nga,
nói “xạo” NMĐHN của Nga bảo đảm tuyệt đối an toàn!










Chúng ta cũng đã từng biết rõ Rosatom bị thế giới gắn cho danh hiệu “mafia điện hạt nhân”, tham nhũng tràn lan và từng tráo đổi thiết bị lò phản ứng hạt nhân với vật liệu chất lượng thấp ngay tại Nga và nhiều nước khác.

Hy vọng lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam không bị Rosatom phĩnh lừa về cái gọi là “gần như tuyệt đối an toán” của điện hạt nhân Nga.

Một thông tin đang gây phấn khởi và hy vọng rằng lãnh đạo đảng cuối cùng sẽ có thể tiến tới quyết định ngừng tiến hành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và cả nước, qua bài viết trên báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị số ngày 05/11/2012, đưa tin “Có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể” dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Có thể nào đây là một trong nhiều việc làm nhằm nhanh chóng sửa sai các khuyết điểm và sai lầm của đảng và nhà nước cộng sản như toàn bộ thành viên Bộ Chính Trị và Ủy viên trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã nhất trí trong cuộc hội nghi trung ương 6 vào đầu tháng 10/2012 đã hứa sẽ nghiêm chỉnh thực hiện. Nếu quả thế thì một vài phần tin nào đấy trong dân không bị trôi tuột hẳn.

Hy vọng đây là thực, không phải mơ.

Ngày 7 tháng 11 năm 2012

Tuesday, November 6, 2012

Quy phạm an toàn điện hạt nhân chưa hoàn tất

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/95147/quy-pham-an-toan-dien-hat-nhan-chua-hoan-tat.html
Quy phạm an toàn điện hạt nhân chưa hoàn tất

- Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên của Việt Nam đang xúc tiến, nhưng quy phạm pháp lý an toàn hạt nhân chưa hoàn chỉnh.

Sơ đồ phối cảnh nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trong thời gian Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân diễn ra tại Hà Nội (từ 25 – 27/102012) vấn đề an toàn hạt nhân được nhiều người đề cập đến.Nhiều câu hỏi liên quan vấn đề này đã đặt ra cho những người đứng đầu các cơ quan có trọng trách với Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên của Việt Nam. Trong các báo cáo trình bày tại các hội thảo bên lề triển lãm hoặc trên một số phương tiện truyền thông nhân dịp này, tình hình pháp quy, luật lệ an toàn hạt nhân đối với nhà máy điện hạt nhân ở một số nước cũng được chuyển tải. Song hành với động thái tiếp tục chương trình điện hạt nhân sau một khoảng lặng do sự cố Fukushima gây ra là sự khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các luật lệ, pháp quy, cơ cấu về an toàn hạt nhân đối với điện hạt nhân.
Sự chuyển biến mạnh mẽ không chỉ ở những cường quốc công nghiệp điện hạt nhân như Nhật Bản, cả ở các quốc gia bắt đầu đặt chân vào lãnh địa điện hạt nhân như Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhât (UAE).
Nhật: Khắc phục ngay sự bất cập
Khi tai nạn xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima cơ chế quản lý hạt nhân của Nhật đã thể hiện những bất cập lớn. Điều này buộc Chính phủ Nhật phải xây dựng ngay một cơ cấu tổ chức quản lý, những quy chuẩn an toàn mới nhằm bảo đảm an toàn hạt nhân cao nhất cho điện hạt nhân.

Fukushima sau sự cố.

Về cơ cấu tổ chức, Cơ quan Pháp quy Hạt nhân (Nuclear Regulation Authority, gọi tắt là NRA) đã được thành lập. Cơ quan NRA này thuộc Bộ Môi trường sẽ thống nhất các chức năng có liên quan của các Bộ khác nhau và sẽ chịu trách nhiệm quản lý về an toàn hạt nhân, an ninh hạt nhân, thanh sát hạt nhân, quan trắc phóng xạ và đồng vị phóng xạ. NRA được giám sát bởi Ủy ban Điều tra An toàn hạt nhân (NSIC). Uỷ ban NSIC cũng thuộc Bộ Môi trường và có chức năng xem xét tính hiệu quả của NRA và chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn hạt nhân.
Về quy chuẩn an toàn hạt nhân, sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, tháng 3/2011, Nhật Bản đã xây dựng và thực hiện 30 biện pháp trong Pháp quy hạt nhân mới để vận hành các nhà máy điện hạt nhân với nội dung ngăn ngừa mất chức năng do lỗi thông thường, ngăn ngừa tai nạn nghiêm trọng và ngăn chặn việc thoát phóng xạ. Các biện pháp bắt buộc các nhà máy điện hạt nhân phải chịu được các trận động đất lên tới 1260 Gal và sóng thần cao tới 11,4 mét trên mực nước biển nhờ có việc đảm bảo nguồn điện và nước làm mát.
Các cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản còn nhiều việc phải triển khai tiếp. Ông Shunichi Tanaka, Chủ tịch Cơ quan NRA cho biết: “Chúng tôi sẽ luôn lưu tâm rằng các tai nạn bất ngờ có thể xảy ra, và cần phai cải tiến không ngừng tất cả các quy định để việc quản lý hạt nhân của Nhật Bản đạt được tiêu chuẩn cao nhất thế giới.”
UAE: Nhà máy mới, luật lệ mới
Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) vừa nhập công nghệ và đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Họ cũng đang khẩn trương bổ sung luật lệ mới.
Cụ thể, tổ máy đầu tiên vừa được khởi công ngày 18/7/2012 là Barakah-1 và đạo luật vừa công bố là luật về trách nhiệm đền bù thiệt hại hạt nhân. Theo đó, các nhà vận hành cơ sở hạt nhân có liên quan sẽ chịu trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại từ tai nạn hạt nhân.
Luật quy định các điều khoản và xác định phạm vi trách nhiệm dân sự và bồi thường trong trường hợp tai nạn hạt nhân xảy ra. Luật cũng đặt ra một giới hạn về trách nhiệm pháp lý của nhà vận hành tương đương khoản tiền 694 triệu USD. Nhà vận hành, do đó, cần phải mua bảo hiểm hoặc bảo đảm bằng hình thức tài chính khác không ít hơn khoản tiền nói trên.
Luật về trách nhiệm đền bù hạt nhân được soạn thảo với sự tham vấn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), và được xem xét bởi các chuyên gia luật của IAEA để đảm bảo phù hợp với hướng dẫn của Cơ quan và các nghĩa vụ quốc tế có liên quan. Cơ quan liên bang pháp quy hạt nhân của UAE (FANR) là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm triển khai luật.
Do các tai nạn hạt nhân có thể gây ra những hậu quả vượt ra ngoài biên giới quốc gia, pháp luật quốc gia UAE còn được bổ sung bằng một số công ước quốc tế để hình thành một cơ chế trách nhiệm hạt nhân quốc tế của nhà vận hành.
Đặc biệt trong số các công ước quốc tế chi phối chế độ pháp quy hạt nhân quốc tế là Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân, được sửa đổi vào năm 1997, đã được UAE chính thức phê chuẩn đầu năm nay.
Ông Hamad al Kaabi, đại diện thường trực của UAE tại IAEA, khi thông báo luật, đã nhấn mạnh đây là một 'bước tiến' cho sự phát triển một khung pháp lý vững chắc cho chương trình năng lượng hạt nhân của UAE. 'Cơ chế này cung cấp một quy trình rõ ràng và báo trước cho công chúng và ngành công nghiệp để giải quyết bồi thường thiệt hại có thể có từ sự cố hạt nhân'.
Việt Nam: Thời gian còn lại rất ít!

Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ hạt nhân.

Nhiều câu hỏi liên quan vấn đề này đã đặt ra cho những người đứng đầu các cơ quan có trọng trách với Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Nhưng các văn bản pháp lý trong lĩnh vực hệ trọng này cho đến nay vẫn còn những bất cập.
Ý kiến của Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân (ATBXHN) gần đây về vấn đề này đã tạo ra sự chú ý của báo giới trong và ngoài nước và sự băn khoăn của những người quan tâm.
Về cơ chế giám sát, theo ông Vương Hữu Tấn, có 2 yếu tố. Một là, chủ đầu tư phải đủ năng lực để quản lý, đảm bảo an toàn cho nhà máy. Hai là, cơ quan quản lý hay còn gọi là cơ quan pháp quy phải thực hiện tốt chức năng giám sát. Nhưng theo ông, luật VN hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng, hiệu quả cho cơ quan pháp quy với chức năng thanh, kiểm tra tính an toàn của nhà máy.
Ông Cục trưởng Cục ATBXHN còn cho biết, việc cấp phép hiện nay chia quá nhiều đầu mối: cấp phép xây dựng do Bộ KH-CN, còn cấp phép vận hành do Bộ Công thương. Trong khi đó, Bộ Công thương lại là cơ quan chủ quản, điều này vi phạm nguyên tắc độc lập trong vấn đề quản lý an toàn quốc tế.
Theo ông Cục trưởng, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi luật Năng lượng nguyên tử, chúng ta cũng đang nghiên cứu một mô hình quản lý giám sát về điện hạt nhân, đảm bảo các quyết định không bị chi phối bởi bất kỳ điều gì, nếu nhà máy không đảm bảo an toàn sẽ không được vận hành.
Rõ ràng, còn nhiều việc phải giải quyết về mặt quy phạm pháp lý an toàn hạt nhân liên quan nhà máy điện hạt nhân. Về việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh các luật lệ, quy phạm pháp lý an toàn hạt nhân, đặc biệt sau khi rút ra được những bài học kinh nghiệm xương máu từ thảm hoạ Fukushima.
Đối với điện hạt nhân, không an toàn, không được vận hành. Hẳn đó là mệnh lệnh của mọi người Việt Nam. Thời gian dành cho các cấp, các ngành, những người được giao phó trọng trách xây dựng nền công nghiệp điện hạt nhân của nước ta còn lại rất ít!
Hoàng Hà

Hàn Quốc ra lệnh đóng cửa 2 lò phản ứng hạt nhân

http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/11/han-quoc-ra-lenh-ong-cua-2-lo-phan-ung.html#more

Hàn Quốc ra lệnh đóng cửa 2 lò phản ứng hạt nhân



Đến Hàn Quốc mà còn có tình trạng lắp ráp phải hàng giả trong các thiết bị dùng cho nhà máy điện hạt nhân thì một nước nhiều... “công nghệ mũi nhọn” khoét rỗng kinh tế đất nước như Việt Nam, một khi nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo định hướng XHCN lắp đặt xong, trừ vài ông có chỉ số IQ cao nhất ra, e rằng cả nước phải bỏ nước mà chạy sang nước khác lánh nạn.

Bauxite Việt Nam

clip_image001
Lò phản ứng hạt nhân Singori Số 1 của Nam Triều Tiên

SEOUL — Các bộ phận thay thế khả nghi tại các lò phản ứng hạt nhân của Nam Triều Tiên đã buộc Chính phủ nước này phải ra lệnh tắt máy tức thời hai lò phản ứng sản xuất điện. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Các lò phản ứng số 5 và số 6 tại cơ sở hạt nhân Yeonggwang đã nhận được lệnh tắt máy ngày hôm nay.

Các giới chức Chính phủ nói rằng, trước khi họ có thể tái khởi động các lò phản ứng, các kỹ thuật viên sẽ cần phải thay thế hàng ngàn cầu chì, các quạt làm mát và các bộ phận khác.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tri thức, ông Hong Suk-woo, cho biết các bộ phận đã được lắp đặt có giấy chứng nhận chất lượng giả mạo.

Ông Hong nói rằng các bộ phận đó không phải là những bộ phận chủ chốt, và các bộ phận đó không gây ra mối đe dọa an toàn nào.

Ông Hong nói thêm rằng không có mối liên hệ giữa các bộ phận có thể là đồ giả mạo và một loạt các vụ trục trặc xảy ra tại các lò phản ứng hạt nhân của Nam Triều Tiên trong năm nay.

Hai lò phản ứng có thể ngưng hoạt động trong nhiều tháng.

Ông Hong cảnh báo những hệ quả từ việc ngưng hoạt động kéo dài như vậy.

Bộ trưởng Kinh tế Tri thức nói rằng không thể tránh khỏi điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu điện chưa từng có trong những tháng mùa đông sắp tới.

23 lò phản ứng điện hạt nhân của Nam Triều Tiên cung cấp hơn 1/3 lượng điện của nước này, vốn là nền kinh tế lớn hàng thứ 15 trên thế giới.

Cũng giống như trường hợp nước láng giềng Nhật Bản, Nam Triều Tiên có nguồn năng lượng tự nhiên ít ỏi. Sau các vụ tan chảy gây hậu quả thảm khốc của một số lò phản ứng tại Nhà máy Fukushima, Nhật Bản, hồi tháng Ba năm 2011, cũng giống như ở Nhật Bản, ngày càng có nhiều người Nam Triều Tiên đặt dấu hỏi về rủi ro lớn hơn của năng lượng hạt nhân so với lợi ích mà nó mang lại.

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/khoahoc.baodatviet.vn/Dong-cua-2-lo-phan-ung-hat-nhan-dung-cau-chi-rom/9695789.epi

Đóng cửa 2 lò phản ứng hạt nhân dùng cầu chì rởm
Cập nhật lúc :4:34 AM, 06/11/2012
Ngày 5/11, Hàn Quốc đã buộc phải đóng cửa 2 lò phản ứng hạt nhân để thay thế các thiết bị kém chất lượng không an toàn.
Đó là hai lò phản ứng hạt nhân thuộc khu phức hợp hạt nhân Yeonggwang. Các lò này có các thiết bị không an toàn, gây ra một loạt trục trặc cho hệ thống phản ứng hạt nhân. Để thay thế hơn 5 nghìn cầu chì, quạt làm mát cùng rất nhiều thiết bị khác được cấp giấy chứng nhận giả, hai lò này có thể ngưng hoạt động đến tận đầu tháng 1/2013.

Khu liên hợp hạt nhân Yeonggwang, Hàn Quốc (Ảnh: AFP)

Để làm rõ vụ việc trên, các công tố viên sẽ tiến hành điều tra nhà cung cấp thiết bị và các quan chức thuộc Cơ quan Thủy điện và Điện hạt nhân của Hàn Quốc (KHNP) có liên quan. Trước đấy, tháng 5/2012, 5 kỹ sư cao cấp của Hàn Quốc đã bị buộc tội vì cố tình che đậy tình trạng mất điện gây nguy hiểm tại nhà máy hạt nhân này.
Mới đây nhất vào tháng 10/2012, chính quyền Hàn Quốc cũng buộc phải đóng cửa tạm thời 2 lò phản ứng hạt nhân công suất 1.000 megawatt sau khi có trục trặc được cho là do lò phản ứng tại Yeonggwang tự động tắt máy vào tháng 7/2012.
Sự kiểm tra nghiêm ngặt của Hàn Quốc đối với điện hạt nhân diễn ra trong bối cảnh xảy ra thảm họa điện hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng 3 vừa qua. Dự báo sự đóng cửa hai lò phản ứng trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp năng lượng cho Hàn Quốc vào mùa đông này.

Quảng Văn (Theo Phys.org)