Thursday, June 4, 2015

Lãnh đạo Trung cộng hiện nay tương tự như Hitler của Đức Quốc Xã trước Thế chiến thứ hai?



Lãnh đạo Trung cộng hiện nay tương tự như Hitler của Đức Quốc Xã trước Thế chiến thứ hai?

 
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/06/lanh-ao-trung-cong-hien-nay-tuong-tu.html

Tổng thống Phi Luật Tân trong bài phát biểu của ông tại Nhật Bản đã von ý đồ bành trướng lãnh thổ của Trung cộng giống y hệt như bọn phát xít Đức

"Không ai lên tiếng bảo họ (Hitler-Phát xít Đức) phải dừng lại," Ông Aquino đã nói như vậy trong khi vạch ra sự tương đồng giữa hành động của Đức Quốc Xã và các hành động của Trung cộng ở Biển Đông.



Phóng viên French Press tường thuật
South China Morning Post

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam  lược dịch
 
 
 
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã vạch ra sự tương đồng giữa Trung cộng ngày nay và Phát xít Đức (của thập niên 30-40) trong một bài phát biểu của ông tại Nhật Bản, gợi ý rằng thế giới không thể tiếp tục hòa hoản xoa dịu Bắc Kinh trong khi nước này càng lúc càng ngang ngược đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ nhiều hơn bao giờ trong vùng Biển Đông.

Các ý kiến ​​
này được đưa ra trong khi mối bất bình đang gia tăng với tốc độ cao về chương trình bồi lấn đất của Trung cộng tại các đảo chìm trong vùng biển quốc tế (tại quần đảo Trường Sa), bao gồm xây dựng của một đường băng đủ dài cho các máy bay quân sự lớn sử dụng.

"Nếu
cứ bỏ qua và xem như không có gì, nếu Hoa Kỳ, là một siêu cường, nói “Chúng tôi không quan tâm", có lẽ tham vọng bành trướng lãnh thổ của các nước khác không dừng lại", ông Aquino nói với các nhà lãnh đạo kinh doanh tham dự buổi tham luận tại Tokyo khi được hỏi về ý đồ bành trướng của Trung cộng tại Biển Đông và vai trò của Mỹ trong việc kiềm chế long tham của họ.

"Tôi là một
học sinh nghiệp dư của lịch sử và tôi được nhắc nhở ... làm thế nào phát xít Đức đã thử nghiệm các nước và những gì mà các cường quốc châu Âu khác đã đáp ứng lại," ông nói như vậy khi đề cập đến hành động lấn chiếm lãnh thổ của Đức quốc xã trong những tháng trước khi
bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

"Họ
dọ thử xem phản ứng của các nước và họ đã sẵn sàng rút lui, nếu ví dụ trong khía cạnh nào đó, Pháp phản ứng mạnh [đòi Đức rút lui].

"Nhưng thật không may, cho đến
lúc Đức sáp nhập  Sudetenland, Tiệp Khắc, rồi toàn bộ đất nước Tiệp Khắc bị Đức sáp nhập, không nước nào lên tiếng đòi hỏi họ phải dừng lại.

"Nếu ai đó
lên tiếng đòi hỏi dừng lại với [Adolf] Hitler hoặc với
Đức vào thời điểm đó, chúng ta có thể tránh được [cuộc chiến tranh thế giới thứ hai]."


Các ý kiến
phê phán ​​mạnh mẽ trong bài diễn văn của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm thứ Hai đã góp phần nói lên mức độ quan trọng về những căng thẳng ngày càng tăng ở Biển Đông, thúc giục nước lớn khu vực - đặc biệt là Trung cộng - phải tôn trọng luật pháp và ngừng "hành động côn đồ vung cùi chỏ gây hấn".

Tồng Thống Aquino, đang ở Nhật Bản trong chuyến thăm bốn ngày, trước đây đã có những nhận xét tương tự so sánh hành động ngang ngược của Trung cộng với bọn người của nhóm Đức Quốc Xã (Third Reich).


"Đế
n thời điểm nào thì bạn cần phải lên tiếng: Đủ rồi, đủ rồi”? Vâng, thế giới phải lên tiếng nói như vậy - hãy nhớ rằng im lặng và chấp nhận hành động Đức sáp nhập vùng Sudetenland nhằm cố gắng xoa dịu Hitler để ngăn chặn [cuộc chiến tranh thế giới thứ hai], (nhưng kết quả thì ngược lại)" ông Aquino đã nói với tờ báo The New York Times vào năm ngoái. Lời phát biểu đó đã gây giận dữ tại Bắc Kinh, chính quyền cộng sản Trung cộng đã chế diểu Tổng thống Phi Luật Tân là người "nghiệp dư", "dốt nát" và "què quặt".
 
Trung cộng đã bác bỏ đòi hỏi  của Mỹ yêu cầu Trung cộng ngừng lại tất cả các công trình bồi lấn phi pháp ở Biển Đông, Trung cộng bảo  rằng họ đã thực hiện chủ quyền của mình và sử dụng các địa điểm vùng lãnh hải để thực hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Bắc Kinh khẳng định
họ có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, một tuyến đường vận chuyển hàng hải toàn cầu lớn, được cho là vùng có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt, nhưng các quốc gia khác trong vùng cùng khẳng định chủ quyền đang cáo buộc Trung cộng có hành động bành trướng một cách phi pháp
.

Việt Nam, Phi
Luật Tân, Mã lai, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền tương tự trên đảo và rạn san hô ở khu vực này (quần đảo Trường Sa).



Mặc dù nền kinh tế tương đối yếu và tình trạng bấp bênh
về khả năng quân sự của mình, Phi Luật Tân đã trở thành quốc gia trong khu vực lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nhất chống lại hành động ngang ngược củaTrung cộng. Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một khối mạnh mẽ gồm 10 quốc gia  trong khu vực, đã cùng nhau cố gắng làm việc để đi đến một sự đồng thuận, trong khi phải đối đầu hành động của Trung cộng nhằm kích động gây chia rẽ giữa các nước trong khối và áp đặt sực mạnh kinh tế của họ để lung lạc và điều khiển các nước này.


Hoa Thịnh Đốn và các đồng minh của Mỹ ở châu Á, bao gồm Tokyo (Nhật), nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với Bắc Kinh (Trung cộng) ở Biển Hoa Đông , đã cảnh báo rằng hành động không chấp hành các luật pháp quốc tế (của Trung cộng) có thể đe dọa đến "tự do hàng hải".

Tống Thống Aquino không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đưa ra sự so sánh giữa tình hình hiện nay tại Đông Á và các cuộc xung đột toàn cầu của thế kỷ trước.

Đầu năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
đã gây ra tranh cãi khi có lẽ đề nghị tình trạng xảy ra giữa Tokyo và Bắc Kinh thể hiện  tương tự như giữa Anh và Đức vào thời điểm những ngày cận kề trước của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Nhật Bản sau đó làm nhẹ đi lời nhận xét so sánh được tường thuật rộng khắp đó, đổ lỗi cho người phiên dịch!.
 
Ngày 05/06/2015
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
 

 

No comments:

Post a Comment