Biển Đông: Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung cộng đang bồi lấp bãi đá Subi với tốc độ khủng khiếp
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150619/bien-dong-hinh-anh-ve-tinh-cho-thay-trung-quoc-boi-lap-bai-da-subi-voi-toc-do-khung
Victor Robert Lee Athena,
cộng tác viên Dân Luận, chuyển ngữ
Theo tờ Diplomat
Trung Quốc đang mở rộng 8 mẫu mỗi ngày, trong khi một bức hình vệ tinh khác chứng thực điều Malaysia nói tại khu vực phía nam vùng nước cạn Luconia.
Khu vực đá Subi đang được Trung Quốc mở rộng. Ảnh: Victor Robert Lee và Digital Globe
Hình ảnh vệ tinh vào ngày 5/6/2015 cho thấy Trung Quốc đã mở rộng diện tích đất của rặng san hô Subi lên đến 74% chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng, trung bình mỗi ngày mở rộng thêm 8 mẫu đất chỉ tính riêng ở rặng Subi. Đá Vành Khăn, rặng san hô lớn hơn Subi, hiện đã bị lấp đến hơn một nửa, tính đến ngày 9/6/2015 theo hình ảnh do NASA cung cấp. Mẫu địa hình trên đá Subi rất giống với việc chuẩn bị xây dựng đường băng tại đá Chữ Thập.
Việc mở rộng rặng Subi lên đến 3.87km vuông (khoảng 955 mẫu) đã được tiến hành bằng cách mở rộng cả chiều dài lẫn chiều rộng của rặng san hô này. Trong một báo cáo trước đó, một vùng đất trên đá Subi thậm chí đã đủ dài có thể chứa được một đường băng hơn 3km; mẫu địa hình trên khu đất rất giống như hồi Trung Quốc chuẩn bị xây dựng đường băng tại đá Chữ Thập, điều đó cho thấy rằng rất có khả năng Trung Quốc cũng sẽ xây dựng một đường băng tương tự tại đá Subi. Khu vực bãi đá Vành Khăn. Ảnh: Victor Robert Lee và Digital Globe Vào ngày 16/6, Lu Kang, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo rằng “dự án cải tạo đất của Trung Quốc trên một số đảo có đơn vị đóng quân và các rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa sẽ được hoàn thiện trong một vài ngày tới đây.” Tuy nhiên, phát biểu này xứng đáng để người ta nghi ngờ. Những lời che đậy trước đó của Bắc Kinh nói rằng những cấu trúc mới trên đảo được xây để che chắn cho ngư dân. Rặng san hô Subi, Vành Khăn và Chữ Thập là một bộ phận của quần đảo Trường Sa, nơi đang xảy ra tranh chấp. Các đảo của quần đảo này được tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Rặng Subi nằm cách đảo Palawan của Philippines 430km, và cách Trung Quốc 930km tính từ đường bờ biển gần nhất thuộc đảo Hải Nam. Bốn trong số 7 khu cơ sở hạ tầng Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa. Ảnh: Victor Robert Lee và Digital Globe Việc lấp đất tại bốn rặng san hô khác thuộc quần đảo Trường Sa – Gaven, Hughes, Cuarteron và Johnson South – phần lớn đã bị tạm dừng, nhưng việc xây dựng hàng loạt các cơ sở hạ tầng vẫn được tiếp tục. Vào ngày 28/5, chính phủ Mỹ đã báo cáo rằng khoảng một tháng trước, Mỹ đã quan sát thấy hai đơn vị pháo binh di động tại một trong các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa nhưng sau đó hai đơn vị này đã bị dời đi hoặc bị che giấu đi. (Theo tin từ @Rajfortyseven và Diễn đàn Nghiên cứu biển Đông, đơn bị pháo binh đã được cố định tại rặng Johnson South, hay còn gọi là Chigua). Mỗi đá Gaven, Hughes, Cuarteron và Johnson South hiện có một con đường bê tông rộng từ 5m đến 40m dẫn đến một cấu trúc 2-3 tầng nối với một khu nhà mới rất rộng. Một đường bê tông và "nhà để xe" với kích thước như thế này có thể dễ dàng chứa đựng các đơn vị pháo di động và cho phép che chắn cũng như tạo một nơi cao ráo, không bị sóng biển tràn vào trong trường hợp có bão.
Trong khi đó Philippines, quốc gia nằm gần nhất các rặng san hô mà Trung Quốc đang tiến hành xây dựng, đã kịch liệt phản đối hành động này còn Malaysia, quốc gia tuyên bố chủ quyền ở một vài hòn đảo và đá ở phía nam và điều hành hai tàu ngầm lớp Scorpène, vốn đã giữ im lặng trước hoạt động của Trung Quốc cho đến cách đây hai tuần khi The Borneo Post báo cáo rằng “Trung Quốc đã phát hiện ra Malaysia xâm nhập vào vùng biển tại vùng nước cạn Luconia,” và bộ trưởng của Malaysia đăng một tấm ảnh chụp tàu tuần tra trọng tải 1000 tấn của Trung Quốc đã neo đậu ở đó suốt hai năm, đe dọa đến quyền chủ quyền của Malaysia. (Cảm ơn Scott Bentley và Andrew Chubb đã báo động tình hình này ở vùng nước cạn Luconia.) Tầu Trung Quốc tại khu vực phía nam vùng nước cạn Luconia.
Dưới sự lên tiếng của các nhà chức trách Malaysia, và rõ ràng là lần đầu tiên được công bố, đó là việc một tàu tuần tra lớn hơn của Trung Quốc đã tiến đến rất gần vùng nước cạn phía nam Luconia. Một hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13/2/2015 cho thấy tàu Trung Quốc đã neo đậu cách rặng san hô trầm tích và một nơi được gọi là Luconia Breakers khoảng 3.5km. Cũng bởi bãi đá này có thể đủ điều kiện là một bãi nổi trên mặt nước, nên nó mang giá trị đặc biệt với các bên tranh chấp lãnh thổ. Đường ống nằm dưới sự kiểm soát của Malaysia từ các mỏ khí tự nhiên trên biển cũng chạy qua cách vùng Luconia Breakers khoảng 30km. Các tàu tuần tra của Trung Quốc cùng loại với tàu 3401 mới đây đã được sử dụng để giành quyền kiểm soát vùng nước cạn Scarborough thuộc Philippines, và để phong tỏa vùng nước cạn Second Thomas (hay còn gọi là Ayungin), nơi một đơn vị thủy quân lục chiến của Philippines đã chiếm đóng. Một bức ảnh vệ tinh chụp vào ngày 13/2/2015 cho thấy một tàu tuần tra của Malaysia đã neo đậu cách tàu của Trung Quốc 2.7km về phía Tây Bắc. Bằng việc không tiết lộ sự đe dọa từ phía tàu Trung Quốc, Malaysia mong muốn tránh được cuộc đụng độ trực tiếp với kết quả sẽ mất chủ quyền giống như Philippines đã để mất vùng Scarborough vào năm 2012. Các nhà lãnh đạo của Malaysia cũng có thể đang cân nhắc rằng liệu sau một thời gian nữa thì Malaysia có được hưởng lợi gì từ lực lượng đối trọng Mỹ và đồng minh hay không. Chỉ huy trưởng quân đội Malaysia, tướng Zulkifeli Mohd. Zin, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), đô đốc Harry Harris, và Tư lệnh Bộ chỉ huy miền Tây của Philippines, phó đô đốc Alexander Lopez tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á Sangri-La, Singapore, 30/5/2015.
Chỉ huy trưởng quân đội Malaysia, tướng Zulkifeli Mohd. Zin, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), đô đốc Harry Harris, và Tư lệnh Bộ chỉ huy miền Tây của Philippines, phó đô đốc Alexander Lopez tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á Sangri-La, Singapore, 30/5/2015.
Vào thời điểm mà chính phủ liên bang Hoa Kỳ đang thiếu vắng ngay cả năng lực cơ bản để bảo vệ hàng triệu hồ sơ cá nhân vì bị chính phủ Trung Quốc hack, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Malaysia tỏ ra thận trọng khi nhận sự giúp đỡ từ Mỹ để giữ vững chủ quyền tại vùng biển Đông.
Vitor Robert Lee tường thuật từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và là tác giả của cuốn tiểu thuyết về đề tài gián điệp Performance Anomalies.
South China Sea: Satellite Images Show Pace of China’s Subi Reef Reclamation
Satellite imagery from June 5, 2015 shows China has expanded its land fill of Subi Reef by 74 percent in less than two months, adding an average of eight acres of surface per day on that reef alone. Mischief Reef, larger than Subi, is now more than half filled in, according to a June 9, 2015 NASA image.
Subi’s expansion, to 3.87 square kilometers (955 acres*), has proceeded by extension along the reef as well as by widening. As previously reported, a straight segment of land fill on Subi is long enough to accommodate an airstrip more than three kilometers long; terrain grading patterns on this segment resemble China’s preparations for a now-constructed airstrip at Fiery Cross Reef, making it highly likely that China will build an airstrip at Subi as well.
The June 16 announcement by China’s Foreign Ministry spokesperson Lu Kang that “the land reclamation project of China’s construction on some stationed islands and reefs of the Nansha (Spratly) Islands will be completed in the upcoming days” deserves to be treated with skepticism. Earlier obfuscation from Beijing defended its new installations as shelter for fishermen.
Subi, Mischief and Fiery Cross reefs are part of the disputed Spratly Islands, portions of which are claimed by Vietnam, the Philippines, China, Taiwan, Malaysia and Brunei. Subi lies 430 kilometers off the Philippines’ Palawan Island, and 930 kilometers from China’s nearest coastline at Hainan Island.
China’s land filling at four other Spratly Reefs – Gaven, Hughes, Cuarteron and Johnson South – has largely ceased, but intensive construction of facilities continues. On May 28, the U.S. government reported it had observed two mobile artillery units on one of China’s Spratly installations a month prior, but that they had subsequently been removed or concealed. (According to @Rajfortyseven and the South China Sea Research Forum, the artillery was positioned at Johnson South Reef, also called Chigua.) Each of Gaven, Hughes, Cuarteron, and Johnson South reefs now has a 5-meter by 40-meter concrete ramp leading to a 2nd/3rd story structure connected to a large new building. A ramp-and-“garage” arrangement of these dimensions could accommodate mobile artillery units and permit their concealment as well as provide sheltered elevation above storm surge in the event of a typhoon.
While the Philippines, the country closest to China’s reef construction, has strenuously protested Beijing’s moves, Malaysia, which claims several islands and features further south and operates two Scorpène-class submarines, was largely silent on China’s actions until two weeks ago when The Borneo Post reported that “China has been detected intruding on Malaysian waters at the Luconia Shoals,” and a Malaysian government minister, Shahidan Kassim, posted aerial photos of a 1,000-ton-class Chinese Coast Guard vessel that purportedly had been anchored in the area for two years, in violation of Malaysia’s territorial rights. (Thanks to Scott Bentley and Andrew Chubb for calling attention to the Luconia Shoals.)
Undisclosed by Malaysian authorities, and apparently reported here for the first time, is that a much larger Chinese Coast Guard ship, of the 4,000-ton “3401-class,” has also been operating close to the South Luconia Shoals. A satellite image from February 13, 2015 shows the Chinese vessel stationed 3.5 kilometers from an elevated coral sediment feature within a site called Luconia Breakers. Because the feature may qualify as above-water, it may be of special value to territorial claimants. Malaysia-controlled pipelines from marine natural gas fields also pass within 30 kilometers of Luconia Breakers.
Chinese Coast Guard ships of the same “3401-class” have recently been used by Beijing to wrest control of the Scarborough Shoal from the Philippines, and to blockade the Second Thomas Shoal (also called Ayungin), where a unit of Filipino marines has been stationed.
In the February 13, 2015 satellite image, a smaller Malaysian Navy Kedah-class patrol vessel is seen anchored 2.7 kilometers northwest of the Chinese vessel. By not revealing this shadowing of the more threatening Chinese ship, Malaysia may wish to avoid a full-fledged stand-off like the one that resulted in the Philippines losing the Scarborough Shoal in 2012. The Malaysian leadership may also be weighing whether over time it can benefit from a counter-balance from the U.S. and its allies.
In an era in which the U.S. federal government lacks even the basic competency to protect millions of highly sensitive personnel files from Chinese government hacking, it is unsurprising that Malaysia would proceed cautiously as it assesses the help it might get from America to hold onto territory in the South China Sea.
Victor Robert Lee reports from the Asia-Pacific region and is the author of the espionage novel Performance Anomalies.
No comments:
Post a Comment