Thảm họa nguyên tử Fukushima gây tốn kém ít nhất 80 tỷ euro
Một nhân viên của Tepco đo độ phóng xạ bên ngoại lò phản ứng số 3, nhà máy điện Fukushima
Reuters
Giới nghiên cứu Nhật Bản, ngày hôm nay, 27/08/2014, khẳng định với AFP là thảm họa nguyên tử Fukushima gây tốn kém gần như gấp đôi so với mức mà chính phủ dự kiến.
Theo ông Kenichi Oshima, giáo sư kinh tế môi trường thuộc đại học Ritsumeikan, số tiền đền bù cho các thiệt hại do thảm họa Fukushima gây ra hồi tháng 03/2011, lên tới 11.082 tỷ yên (khoảng 80 tỷ euro). Chuyên gia này cho biết : « Đây là kết quả tính toán khả thi với những thông tin mà chúng tôi có được hồi tháng Sáu vừa qua, tuy nhiên, con số này sẽ còn tăng lên : Do vậy, con số 11 ngàn tỷ yên là mức thấp nhất ».
Giáo sư Oshima lưu ý : Để tránh thảm họa tương tự tái diễn ở những nơi khác, cần phải chi thêm khoảng 2200 tỷ yên (khoảng 15 tỷ euro) để nâng cấp các cơ sở hạt nhân trên toàn quốc cho đúng các chuẩn mực an toàn. Đây là những chi phí gián tiếp, do vậy, không nằm trong tổng chi phí đền bù, khắc phục hậu quả của thảm họa Fukushima.
Nghiên cứu của giáo sư Oshima cho biết chi tiết : Tínhtới nay, chi phí đền bù cho cư dân phải đi sơ tán hoặc bị mất việc làm do thảm họa hạt nhân lên tới gần 5000 tỷ yên ; một quỹ đặc biệt do Nhà nước và các công ty điện lực Nhật Bản đóng góp, cung cấp số tiền này cho tập đoàn TEPCO để đền bù các nạn nhân. Tuy nhiên, mức đền bù thiệt hại có thể sẽ tăng lên gấp đôi. Chính vì thế, quỹ đặc biệt đã phải huy động tới 9000 tỷ yên thay vì 5000 tỷ yên như dự kiến ban đầu.
Việc tẩy khử phóng xạ, làm sạch môi trường xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng như chi phí cho việc tích trữ chất thải phóng xạ, lên tới 3540 tỷ yên.
Thêm vào đó là chi phí hơn 2000 tỷ yên cho việc xử lý các tình huống bên trong nhà máy điện và tháo gỡ các lò phản ứng bị hư hỏng.
Phần còn lại là các khoản chi hành chính liên quan đến thảm họa này.
Điều đáng chú ý, theo giáo sư Oshima, là những tốn kém khủng khiếp nói trên đều đổ vào đầu người dân, bởi vì nếu Nhà nước đứng ra chi trả, thì đó là tiền nộp thuế của người dân, còn nếu công ty điện lực chi trả thì họ sẽ đưa khoản tiền này vào hóa đơn tiêu thụ điện.
Mặt khác, đặc thù của thảm họa hạt nhân là chi phí đền bù tăng theo thời gian và không thể dự toán được tổng số tiền khắc phục hậu quả.
Giáo sư Oshima lưu ý : Để tránh thảm họa tương tự tái diễn ở những nơi khác, cần phải chi thêm khoảng 2200 tỷ yên (khoảng 15 tỷ euro) để nâng cấp các cơ sở hạt nhân trên toàn quốc cho đúng các chuẩn mực an toàn. Đây là những chi phí gián tiếp, do vậy, không nằm trong tổng chi phí đền bù, khắc phục hậu quả của thảm họa Fukushima.
Nghiên cứu của giáo sư Oshima cho biết chi tiết : Tínhtới nay, chi phí đền bù cho cư dân phải đi sơ tán hoặc bị mất việc làm do thảm họa hạt nhân lên tới gần 5000 tỷ yên ; một quỹ đặc biệt do Nhà nước và các công ty điện lực Nhật Bản đóng góp, cung cấp số tiền này cho tập đoàn TEPCO để đền bù các nạn nhân. Tuy nhiên, mức đền bù thiệt hại có thể sẽ tăng lên gấp đôi. Chính vì thế, quỹ đặc biệt đã phải huy động tới 9000 tỷ yên thay vì 5000 tỷ yên như dự kiến ban đầu.
Việc tẩy khử phóng xạ, làm sạch môi trường xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng như chi phí cho việc tích trữ chất thải phóng xạ, lên tới 3540 tỷ yên.
Thêm vào đó là chi phí hơn 2000 tỷ yên cho việc xử lý các tình huống bên trong nhà máy điện và tháo gỡ các lò phản ứng bị hư hỏng.
Phần còn lại là các khoản chi hành chính liên quan đến thảm họa này.
Điều đáng chú ý, theo giáo sư Oshima, là những tốn kém khủng khiếp nói trên đều đổ vào đầu người dân, bởi vì nếu Nhà nước đứng ra chi trả, thì đó là tiền nộp thuế của người dân, còn nếu công ty điện lực chi trả thì họ sẽ đưa khoản tiền này vào hóa đơn tiêu thụ điện.
Mặt khác, đặc thù của thảm họa hạt nhân là chi phí đền bù tăng theo thời gian và không thể dự toán được tổng số tiền khắc phục hậu quả.
No comments:
Post a Comment