Tại sao rời đảng không dễ?
Posted by adminbasam on 07/08/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
07-08-2014
Vụ ông Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng đã làm báo chí lề phải và lề trái bàn nhiều. Ông Trừng cũng đấu tranh để không bị khai trừ. Thoạt đầu, tôi không hiểu tại sao lại đòi không bị khai trừ khỏi đảng? Ra khỏi đảng là tự do, phải xem là một tin vui chứ. Tôi không hiểu tại sao người ta có vẻ quan tâm đến mấy chuyện như khai trừ đảng, rời đảng. Tôi cũng không hiểu tại sao rời đảng là một chuyện quá khó khăn. Ở bên này, tôi thấy họ vào ra đảng, thậm chí bỏ đảng này sang đảng khác, khá thoải mái. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu sơ sơ ở VN thì khác …
Hoá ra, ở VN bị khai trừ khỏi đảng là một vết nhơ. Giống như tội hình sự. Sự nghiệp của đương sự có thể bị ảnh hưởng nặng nề, sẽ không mong gì được đề bạt. Đi chỗ khác cũng khó thành công. Chẳng những cá nhân, mà gia đình cũng bị ảnh hưởng. Người thân đang làm việc cũng bị ảnh hưởng. Trong bài viết có vẻ thật này (1) tác giả cho biết nếu ông bỏ đảng thì “Cha mẹ tôi sẽ bị chê trách vì có một thằng con vô tổ chức, vô kỉ luật, các anh chị em tôi sẽ trách tôi làm ảnh hưởng đến tiền đồ của họ.” Kinh thật! Sao lại ảnh hưởng đến người thân? Thời đại văn minh chứ có phải Trung cổ đâu, ai làm nấy chịu chứ. Sự viêc cho thấy vào đảng thì tương đối dễ, nhưng ra đảng thì cực kì khó và nguy hiểm. Nghe qua có vẻ giống với những hội kín.
Nhìn từ ngoài và như là người ngoại cuộc, tôi có cảm giác rằng vào đảng là mất tự do. Mất tự do vì phải suy nghĩ theo đảng, làm theo đảng, và nói theo đảng. Làm hay nói khác đảng là bị kỉ luật. Như vậy đảng viên bị giam cầm trong một hệ tư tưởng, và không được tin vào hệ tư tưởng khác. Nếu con người mất tự do như thế thì chắc đời sống tinh thần sẽ buồn chán lắm. Nếu có người có đầu óc tự do, họ có thể tìm hiểu hệ tư tưởng khác, nhưng vẫn phải nói theo đảng, thì người đó coi như sống hai mặt. Có lẽ chính vì thế mà xã hội VN hiện nay có nhiều người sống 2 mặt: nói vậy mà không phải vậy. Có quá đáng không nếu nói rằng thói quen sống 2 mặt này bắt nguồn từ đảng?
07-08-2014
Vụ ông Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng đã làm báo chí lề phải và lề trái bàn nhiều. Ông Trừng cũng đấu tranh để không bị khai trừ. Thoạt đầu, tôi không hiểu tại sao lại đòi không bị khai trừ khỏi đảng? Ra khỏi đảng là tự do, phải xem là một tin vui chứ. Tôi không hiểu tại sao người ta có vẻ quan tâm đến mấy chuyện như khai trừ đảng, rời đảng. Tôi cũng không hiểu tại sao rời đảng là một chuyện quá khó khăn. Ở bên này, tôi thấy họ vào ra đảng, thậm chí bỏ đảng này sang đảng khác, khá thoải mái. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu sơ sơ ở VN thì khác …
Hoá ra, ở VN bị khai trừ khỏi đảng là một vết nhơ. Giống như tội hình sự. Sự nghiệp của đương sự có thể bị ảnh hưởng nặng nề, sẽ không mong gì được đề bạt. Đi chỗ khác cũng khó thành công. Chẳng những cá nhân, mà gia đình cũng bị ảnh hưởng. Người thân đang làm việc cũng bị ảnh hưởng. Trong bài viết có vẻ thật này (1) tác giả cho biết nếu ông bỏ đảng thì “Cha mẹ tôi sẽ bị chê trách vì có một thằng con vô tổ chức, vô kỉ luật, các anh chị em tôi sẽ trách tôi làm ảnh hưởng đến tiền đồ của họ.” Kinh thật! Sao lại ảnh hưởng đến người thân? Thời đại văn minh chứ có phải Trung cổ đâu, ai làm nấy chịu chứ. Sự viêc cho thấy vào đảng thì tương đối dễ, nhưng ra đảng thì cực kì khó và nguy hiểm. Nghe qua có vẻ giống với những hội kín.
Nhìn từ ngoài và như là người ngoại cuộc, tôi có cảm giác rằng vào đảng là mất tự do. Mất tự do vì phải suy nghĩ theo đảng, làm theo đảng, và nói theo đảng. Làm hay nói khác đảng là bị kỉ luật. Như vậy đảng viên bị giam cầm trong một hệ tư tưởng, và không được tin vào hệ tư tưởng khác. Nếu con người mất tự do như thế thì chắc đời sống tinh thần sẽ buồn chán lắm. Nếu có người có đầu óc tự do, họ có thể tìm hiểu hệ tư tưởng khác, nhưng vẫn phải nói theo đảng, thì người đó coi như sống hai mặt. Có lẽ chính vì thế mà xã hội VN hiện nay có nhiều người sống 2 mặt: nói vậy mà không phải vậy. Có quá đáng không nếu nói rằng thói quen sống 2 mặt này bắt nguồn từ đảng?
No comments:
Post a Comment