War in Ukraine (continued)
The Bridge
English text of the original article in Vietnamese: “Chiếc Cầu”
English Translation: Hung Nguyen
Vietnamese text: Author Jimmy Nguyen Nguyen
15/05/2022
These days it seems that the Ukrainian army has begun to counterattack. After the battle using drones to attack Russian military bases on the Snake Island, now the drones destroyed two pontoon bridges and burnt more than 70 military vehicles of all kinds, on contrast Ukraine didn’t lose any lives because they only fired artillery from a safe distance. Apparently the drone weapon did do the job.
I don't quite understand the battles in Donbass. I see your comment Phuc Lai GB every day but it doesn't open up any more wisdom. I just wonder why the Ukrainian army couldn't rescue Mariupol? Then why is the city of Izyum a key to the victory for an army that controls it. Funnily! ...the "brickies" discuss about "big world affairs things". There are things beyond one’s understanding.
While boring, I open the map of Ukraine and look closely, realizing that a city with many roads leading toward it, is an important city. I see that Kiev, Lviv, and Odessa are the traffic hubs, the roads all lead to there. All of them are located in the west and are less vulnerable to infantry attacks because of the Dnieper River that divides Ukraine into two parts. So during the war, this land was peaceful and still productive. Hearing and watching news from the media, we all thought that Ukraine was completely ruined, but in reality it is not.
Now, look to the Eastern part of Ukraine, just realize how important the city of Kharkiv is. It is close to the Russian border, capturing this city would open the easy way to the Donbass region. So that is why this is the city that suffered the most damage from the beginning of the war. Russia only passed through it to get to Kiev quickly, they didn’t bother to completely control the city. I was startled and discovered how "simple minded" I was. I had thought and convinced that the right tactic was to occupy this city, it was so wrong of me. In the last few days, the Ukrainian army has driven the Russian back to their border. The dreams of joining their freshly reinforced troops with their army at Kherson was vanished into thin air. The Russian army is now divided into two separate groups and could only stand and look at each other from opposite the cliff banks to relieve their stress. (Kherson was overrun by Russian troops from Crimea, with its naval support, Kiev government could not save this city because it was too far away, long-distance troop movement would be exposed and easily destroyed).
Having lost Kharkiv, Russia could only move troops by roads from the Russian border through the breakaway region. Looking at the map, there are a few small and dangerous roads, it causes the movement of troops to be in a single line. This is the forbidding thing in the military strategy. Moving troops along the dangerous mountain pass can be easily ambushed, and destroying of just a few bridges can lead to disastrous consequences. Therefore, if Kharkiv can’t be captured, Putin's Donbass campaign phase 2 will quickly disintegrate, not to mention that the battalions that have "mistakenly" moved deep into the Izumy region will not receive supplies and will gradually wiped off. Unfortunately, the Donets River that cuts through the region will block the retreating route of the defeating Russian troops. The river twists and turns, making it difficult to move troops as well as resupply or relief. The permanent concrete bridges were completely destroyed, so Russia had to build temporary pontoon bridges.
The peacetime bridge is very poetic because it symbolizes connecting people together. In the year of Mau Than 68, the Truong Tien bridge outside Hue was forever remembered thanks to the song "The story of a broken bridge" by the popular Vietnamese composer Tram Tu Thieng.
Remember the days when the bridge took me across the street to find you
The bridge has brought us to our dating place
The bridge earnestly advise you to keep your first love
The water under the bridge, the water is still clear
Like the love affair of the poor couples
War always witness bridges destroyed. When I was living in the Mekong Delta region, it was sad to see these incidents. Every day there was news that a bridge has been destroyed. But our people were very creative, the bus arrived there and then passengers were moved cross the river then into another waiting bus to continue their journey. Sometimes the trip to Saigon needs to "change” buses twice, not to mention using the My Thuan ferry to cross the Mekong River. Later, the Americans brought in the technique of sinking piles down deep into the river bed to build bridges. Each foot of the bridge had dozens of stakes, therefore the Vietcong terrorist elements could not destroy it easily.
After 1975, there was also another song written about “the bridge" which was quite good too.
“The bridge is our rendezvous,
Bright moonlit night, on the bridge I play the flute,
On a bright moonlit night, you wash your clothes,
The bridge connects the happy shores...
I joined the people army to build a suspension bridge over the stream,
I build the pontoon across the deep river,
I connect the memory of love with the spans of bridges...”
At that time, after the South had been occupied by Vietcong, a love story had to be added a spice ... "people army" to be permitted to publish. Now, it is no longer needed that bitter spice, already out of favour.
After decades of without armed conflicts, Vietnam's roads in everywhere were connected by bridges. Photos taken with newly built bridges are often shown by all. When I went back to my wife's hometown, Ben Tre, I could ride motorbikes to the far away “remoted areas". Bridges were called with different local names that I can't remember them all, just remember the name of the Rach Mieu bridge leading to the home of my in-laws. Now we have gone “two separate ways", there will be no more opportunity to "cross the Rach Mieu bridge" to visit the in-laws. Hic!
Chuyện cây cầu
Mấy hôm nay dường như quân Ukraine bắt đầu phản công. Sau cái trận dùng drones tấn công đảo con rắn, nay đến trận phá hai chiếc cầu phao cùng bắn cháy hơn 70 xe quân sự các loại mà Ukraine không thiệt hại nhân mạng vì họ chỉ bắn pháo từ xa. Rõ ràng vũ khí đã phát huy tác dụng.
Tui không hiểu lắm những trận đánh ở Donbass. Có xem bình luận của bạn Phúc Lai GB mỗi ngày mà cũng không mở mang trí tuệ gì hơn. Tui chỉ thắc mắc vì sao quân Ukraine không thể ứng cứu Mariupol? Rồi tại sao cái thành phố Izyum lại như là chiếc chìa khoá mở ra chiến thắng cho quân nào kiểm soát được nó. Đại khái ... "thợ hồ " mà bàn" chuyện lớn " đó mà, có những cái ngoài tầm hiểu biết của mình.
Buồn buồn mới lật bản đồ Ukraine xem kỹ lại thì mới thấy thành phố nào có nhiều con đường nhập vô là thành phố quan trọng. Thì thấy Kiev, Lviv, và Odessa là những đầu mối giao thông, các con đường đều dẫn về đây. Tất cả nằm ở hướng tây và ít bị tấn công bằng bộ binh vì có con sông Dnieper chia nước Ukraine thành hai phần. Thế nên suốt cuộc chiến, vùng đất này hoà bình và vẫn sản xuất. Ta nghe truyền thông tưởng rằng Ukraine tan hoang hết, thật ra không phải.
Tui mới nhìn qua hướng đông thì thấy thành phố Kharkiv thật là quan trọng. Nó ở sát biên giới Nga , chiếm được thành phố này thì có đường xuống vùng Donbass dễ dàng. Vì thế đây là thành phố bị thiệt hại nhất từ đầu cuộc chiến. Nga chỉ đi ngang qua để đến Kiev cho lẹ chứ chưa hoàn toàn kiểm soát thành phố này. Đến lúc giật mình thấy mình " hở lưng " thì mới mở chiến dịch chiếm đóng nó nhưng trễ rồi. Mấy hôm nay quân Ukraine đã đánh bật họ về biên giới . Mộng hội quân với cánh quân ở Kherson tan thành mây khói. Quân Nga bị chia làm hai đứng nhìn nhau đỡ buồn.( Kherson bị quân Nga ở Crimea tràn lên, có hải quân yểm trợ, Kiev không cứu được vì xa quá, chuyển quân đường dài sẽ bị lộ và bị tiêu diệt).
Mất Kharkiv, Nga chỉ còn di chuyển quân bằng những con đường từ biên giới Nga qua vùng ly khai . Nhìn bản đồ thì thấy có vài đường nhỏ và hiểm trở , nó khiến việc chuyển quân phải theo hàng dọc, đây là điều tối kỵ trong binh pháp. Đường đèo nên dễ bị phục kích cũng như phá sập vài cây cầu là thúc thủ. Nên không chiếm được Kharkiv thì chiến dịch Donbass tập 2 của Putin tiêu tan thành mây khói, chưa kể các tiểu đoàn " lỡ " tiến sâu vô vùng Izumy sẽ không được tiếp tế và sẽ chết dần mòn , muốn chạy về vùng ly khai thì ác thay lại còn con sông Donets cắt ngang. Con sông ẹo qua ẹo lại khiến việc chuyển quân rất khó cho việc tiếp tế hoặc cứu viện. Cầu thì bị đánh sập hết rồi nên Nga phải dùng cầu phao.
Cây cầu thời bình rất nên thơ vì nó tượng trưng cho việc nối liền con người với nhau. Năm Mậu Thân 68, cây cầu Trường Tiền ngoài Huế được nhớ hoài nhờ bản nhạc " Chuyện một chiếc cầu đã gẫy" của Trầm Tử Thiêng.
Ngày nào cầu đã đưa anh qua phố tìm em
Cầu đã đưa ta sang chỗ hẹn nhau
Cầu tha thiết khuyên anh giữ trọn tình đầu
Nước dưới cầu, nước vẫn trong veo
Như cuộc tình duyên nghèo
Chiến tranh luôn chứng kiến những cây cầu bị phá sập. Hồi tui ở vùng sông nước miền tây rầu nhất mấy vụ này. Ngày nào cũng có tin cầu bị sập. Nhưng dân ta hay lắm, xe đò đến đó rồi " tăng bo " người qua sông rồi quay về. Có khi đi Saigon mà phải "tăng bo " hai lần, chưa kể qua bắc Mỹ Thuận. Sau này người Mỹ mang kỹ thuật đóng cọc làm chân cầu. Mỗi chân cầu có cả chục cọc nên đặc công phá không được.
Sau 75 cũng có bài hát về "cầu " khá hay
Chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta,
Đêm trăng sáng trên cầu anh thổi sáo,
Đêm trăng sáng chân cầu em giặt áo,
Nhịp cầu nối những bờ vui...
Anh vào bộ đội làm cầu treo qua suối,
Anh bắc cầu phao của khúc sông sâu,
Anh nối nhớ thương bằng những nhịp cầu...
Thời đó yêu đương cũng phải chêm vô một chút... "bộ đội" mới xuất bản được. Giờ không cần nữa.
Hoà bình được mấy chục năm cũng là lúc những con đường VN được nối bằng cầu khắp nơi. Hình chụp với cầu luôn được anh em thể hiện. Tui đi về quê vợ Bến Tre, có thể chạy xe gắn máy vô luôn " hốc bò tó ". Tên cầu nhiều lắm, nhớ không xuể. Chỉ nhớ tên Rạch Miễu. Giờ hai người " hai ngả " rồi, chắc không còn dịp " qua cầu Rạch Miễu" nữa.Hic!
Khi chiến tranh đến, những cây cầu bao giờ cũng .... chết trước. Bây giờ hỏa tiễn hành trình chính xác, đánh sập cầu rất dễ dàng. Chớ hồi chiến tranh VN, có cây cầu mang tên Hàm Rồng, bao nhiêu máy bay rơi ở đây mà không đánh sập nó được.
Trở lại trận đánh hai chiếc cầu phao của quân Nga. Dĩ nhiên trước khi bắc cầu, quân Nga phải làm chủ hai đầu cầu cùng đặt súng phòng không để bảo vệ. Du kích hay quân đội Ukraine chưa chắc tấn công được. Nhưng thời thế đã khác, bây giờ Ukraine được trang bị pháo binh hạng nặng. Họ đặt pháo xa mấy chục cây số vẫn bắn tới. Đây là bước ngoặt chiến tranh. Đánh bằng máy bay hay hoả tiễn thì bên bảo vệ vẫn chống được, nhưng bị pháo thì thúc thủ, không thể chống lại đạn pháo vì nó bắn như mưa và mỗi quả đạn có sức công phá mạnh. Họ còn có drones để " đề lô " và chỉnh khẩu pháo tự động nên khi mục tiêu bị khoá vô chữ thập là đạn pháo bắn trúng. Kỹ thuật này Nga không chống đỡ nổi. Tui e rằng Ukraine cứ " xích xích " mấy khẩu pháo này về phía biên giới Nga thì cái cảnh nội địa Nga bị bắn phá là có thể. . Ukraine để cho đoàn xe qua cầu rồi mới bắn , vì qua cầu xe phải chạy chậm khiến xe dồn cục. Nên về mặt chiến thuật ,người Ukraine rất tinh khôn.
Các khẩu pháo biến quân đội Nga từ thế tấn công giờ thành phòng thủ. Lính Nga giờ phải đào hầm... thấy mẹ luôn. Xưa cá ăn kiến, giờ kiến ăn cá...