Saturday, May 23, 2020

President Donald Trump and Hydroxychloroquine (HCQ)

President Donald Trump and Hydroxychloroquine (HCQ)
Pharmacist Cao Xuan Thanh Ngoc
20 May 2020
(Translated by Nguyen Hung)
https://www.facebook.com/chieutim001/posts/10157465469546242
For a few days now, the world has become a bit noisy again after President Trump wrote a few words sharing on Twitter "Chirping Birds" that he had been approved by the White House doctor to take HCQ medicine to prevent him from being infected with this obnoxious Chinese virus!
Oh my God, TV stations, social network "pick up the storm", as usual, he was the subject of dissection, mocking and "cursing"! HCQ and Quinine are the two drugs used to treat malaria for decades. Worse and more grievous is that these curses come back from a few ARVN soldiers, more or less, they must had been marching in the deep forests or in the prisons of the North Vietnamese communists, haven’t they not to give this medicine to swallow to ward off malaria and unknown wild virus? Wives who were lucky enough to travel for thousands of kilometres, struggling through uninhabitable jungles in the high mountains in the North to visit their imprisoned husbands often brought a few tablets of this precious medicine called “Quinine” (Vietnamese is Ký Ninh) to their husbands and love ones during their harsh imprisonment in the North to ward off the best they could from the deadly malarial parasites infection!
Many of our senior soldiers and government officials of the Republic of Vietnam imprisoned by the communist North Vietnamese are currently the live witnesses about the controversial drug “Hydrocholorquine” to fight off the terrible and deadly Chinese virus which is attacking our senior citizens in our country of USA as well as the rest of the world! Why can they forget this so common but wondered drug which had saved their life so quickly? Then turning back to swear at Mr. Trump as stupid, as ignorant? Sorry, before verbally abusing someone, and especially this populate elected President, please look at yourself!
When this Chinese virus pandemic began to appear in the United States and it violently ravaged the economy of the United States, the lives of the American people were completely changed. Previously, freedom to fly, freely go around, loading things into cars and driving around the world at any time, and if you want to eat just stop at any resting area then eat, want to take the kids to the museums to gain knowledge then feel free to do it ... all these months, everything has changed. Last weekend, I heard my daughter confided and could only hug me and comforted me: "I wish my normal life was back! I just want my normal life back to the old days!” A simple dream that is hard to accomplish right now! As I shared at the beginning, Quinine pills have been used by many doctors for patients in hospitals across the United States and the results have been very positive! In my hospital, there have been many cases healed and discharged! Among those patients, there was a very serious case! The whole family was infected, including her 11-year-old son, but everyone overcame it, but only her, she could not beat it on her own strength because she had other illnesses! She laid unconscious for several weeks in the ICU (where the seriously ill patient is treated), she was given Hydroxychloroquine (HCQ) for 5 days; 24 hours continuously, she was constantly receiving anesthetic drugs, pain relieving drug (fentanyl) ... sometimes it seemed that she could not make it ... and just like a miracle, she regained her conscious and after the treatment, she was discharged!
Quinine is a pill, cheap and has been on the market for decades! The English name is called hydroxychloroquine (Plaquenil) -an immune modulator: this drug belongs to a group of drugs called Disease-Modifying Antirheumatic Drugs (DAMRDs) and is often used to treat rheumatoid arthritis (Rheumatoid Arthritis), and used to treat malaria very effectively!
Yesterday, I asked my dad about this medicine and he said, he and among other prisoners under the communist Vietnamese regime, many people escaped death thanks to these pills!!! Ms. Nhu Quynh (mother of toxic or edible mushroom) said that the drug caused "vomiting of bile, non-stop diarrhoea, prolong use would damage vision, hearing and heart failure..." Our Republic of Vietnam war prisoners of the communist Vietnamese regime had been saved by this pill, and until now, they have lived through more than half their lives to their eighties or nineties! In inhuman jails, under constant torturing, being starved and left to die plus the worse things that Ms Nhu Quynh has bloated about the pill, all of our heroic Vietnamese soldiers and government officials must have been vanished in the communist concentration camps and hard labour prisons and their corps was scattered without any trace in the thick jungles in North Vietnam, let alone survived and being evacuated to the US!!!
“Malarial parasites invade human red blood cells .. Hydroxychloroquine prevents malarial parasites from breaking down (metabolizing) hemoglobin in human red blood cells. ... Hydroxychloroquine prevents inflammation caused by lupus erythematosus and rheumatoid arthritis. The FDA approved HCQ in April, 1955”
When the Coronavirus pandemic broke out, this drug was tested in France with positive results (although produced in vitro testing only).
It is sad to hear the latest news that our frontline doctors in ICP units seem to be more cautious about using this HCQ drug! They are afraid of being sued, so many doctors don't dare to use it! Is that right or wrong?
Let's talk a little bit about the new medicine-Remdesivir! As everyone knows, this is the medicine used during the Ebola outbreak, which is being donated by Gilead drugstores to all hospitals across the United States to try it on patients who are suffered from this coronavirus! It is worth mentioning that, depending on the number of cases reported, each county reports to the state health agency that they receive the medication! For example, last week, Los Angeles County received 436 bottles; Kern County County received 16 vials!!! This is a liquid medicine and must be mixed with saline (normal saline), before being infused into the body! For a sufficient amount of the drug inside the body, each patient needs 6 bottles of medicine for 5 days! So in the whole county, only 16 bottles of medicine can be received, so who has the authority to decide which hospital gets the medicine, and then if the medicine comes to his hospital, who is the patient chosen to receive the medicine! I see a lot of absurdity in this? Then for the patients who do not receive medicine, if they do not survive because there are doctors who do not dare to give them HCQ medicine, what would their families think?
Not to mention the initial results show that patients receiving the drug Remdesivir have signs of affecting the liver (increase in liver enzymes), so the level of safety, not sure this is a "miracle drug", because the medicine is infused, the chances of the patients getting infection are higher than the pills, plus, this medicine is terribly expensive!!!
So, between the two drugs, one is in tablet form taken orally and cheap, one is liquid has to be infused into the body and very expensive, which one to choose? While both are yet to be approved to treat the Chinese virus! Quinine has been used widely for many, many years in many countries to cure, prevent and save many lives. The lives of thousands of the Republic of Vietnamese army and government officials imprisoned by the communist Vietnamese after the war were saved from malaria attacks and other unknown deadly viruses in the deep jungles of Vietnam. They are now living healthily in the US to their ripe old age of eighties and nineties, thanks to the Humanitarian Operation (HO) Program initiated by President Ronald Reagan in 1988.

Monday, May 18, 2020

Ngôi nhà thờ Tổ Tiên 50 năm tuổi ở Bình Thuận sáng bừng sau khi sửa



https://afamily.vn/chi-300-trieu-dong-cai-tao-nha-tret-co-60-nam-tuoi-o-binh-thuan-lot-xac-ngoan-muc-thanh-ngoi-nha-day-cam-hung-20170316020402487.chn

https://vtv.vn/video/ban-tin-bat-dong-san-13-3-2017-208989.htm
(phút 13:00)



https://vnexpress.net/ngoi-nha-50-nam-tuoi-o-binh-thuan-sang-bung-sau-khi-sua-3540640.html

Ngôi nhà 50 năm tuổi ở Bình Thuận sáng bừng sau khi sửa


Nhà chỉ có một tầng nhưng khang trang, có nhiều ánh sáng, sân vườn.

Trước khi cải tạo, ngôi nhà ở Tuy Phong (Bình Thuận) mang nét đặc trưng của những công trình vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Chỉ có một tầng với dáng vẻ đơn giản nhưng duyên dáng, gợi cảm giác thân thuộc. Nhưng trải qua 50 năm tồn tại, công trình đã xuống cấp, công năng sử dụng bất hợp lý, bí bức, tối tăm.
Chủ nhà muốn cải tạo lại nhà với mục đích là nơi thờ cúng tổ tiên, có không gian sinh hoạt chung (phòng khách, bếp).
Có thời gian sống ở nước ngoài nên chủ nhà mong muốn thiết kế mới gìn giữ được nét truyền thống kết hợp yếu tố hiện đại.
Mặt tiền của ngôi nhà 96 m2 kết hợp màu gỗ nâu trầm của cửa sổ lật, cửa thông gió, tường sáng màu đem lại nét mới mẻ nhưng không tách biệt với khu phố gồm nhiều nhà một tầng.
Nhóm thiết kế Đoàn Sĩ Nguyên, Huỳnh Huy Tiến, Lê Đình Mạnh, Nguyễn Ngọc Minh Quang của Sawadeesign (TP HCM) phân chia nhà theo tỷ lệ 1:3 giữa không gian truyền thống và hiện đại.
Ngôi nhà sử dụng tông màu sáng kết hợp với nội thất gỗ nâu đem lại sự trang trọng và thoáng rộng.
Ở không gian thờ, gia chủ muốn tận dụng phần nội thất cũ của căn nhà.
2/3 diện tích còn lại là không gian mang phong cách hiện đại với phòng khách, bàn ăn, bếp và phòng ngủ nhỏ.
Ngôi nhà ống có thêm ánh sáng nhờ mở cửa bên hông và nguồn ánh sáng của giếng trời.
Kiến trúc sư sử dụng chính nội thất để phân chia không gian, giảm bớt các bức tường ngăn khiến nhà rộng hơn.
Khoảng sân vườn được tách biệt nhờ sàn nhà. Dù diện tích này không quá lớn nhưng chủ nhà có thêm không gian thư giãn thú vị.
Phòng ngủ nhỏ phía sau kín đáo nhưng vẫn có nhiều ánh sáng và thông gió từ hông nhà và sân sau.
B


Sunday, May 3, 2020

Chuyện con heo trong tù (Hồi kí Bs Võ Tam Anh)

Nguyễn Tuấn
Chuyện con heo trong tù (Hồi kí Bs Võ Tam Anh)
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt trong 'The Refugees' viết một câu rất hay rằng "tất cả các cuộc chiến đều diễn ra hai lần; lần thứ nhất là ở chiến trường, lần thứ hai là ở kí ức". Kí ức về những gì xảy ra sau biến cố 30/4/1975 đã được rất nhiều người ghi lại, và bài dưới đây là câu chuyện của Bs Võ Tam Anh trong trại tù cải tạo. Đọc mà không biết khóc hay cười về một thời đen tối.
Thời đó, khi mới ra ngoài này, tôi hay đọc những hồi kí của những người tù cải tạo. Cuốn đầu tiên và đồ sộ nhứt là "Đại Học Máu" của Nhà văn Hà Thúc sinh, kế đến là cuốn của Nhà văn Duyên Anh, và loạt bài đi cải tạo của sử gia Tạ Chí Đại Trường. Phản ứng đầu tiên sau khi đọc những hồi kí đó là thấy khó tin, vì tôi nghĩ sao có những người dã man và ngớ ngẩn như thế. Nhưng sau này đọc thêm hồi kí của các tác giả ngoài Bắc như Vũ Thư Hiên, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Chí Thiện, v.v. thì thấy những gì họ viết rất giống với những câu chuyện trong các hồi kí cải tạo. Những cuốn hồi kí như thế có 3 motif chung:
• Người đi cải tạo bị lừa;
• Chương trình tẩy não không có hiệu quả vì quá thô thiển đối với những bậc trí thức miền Nam vốn có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với cán bộ giảng;
• Cán bộ quản giáo thì đầu óc ngớ ngẩn nhưng rất tốt trong hành động tàn nhẫn.
Và, câu chuyện của Bs Võ Tam Anh kể dưới đây là một chứng từ về cái motif thứ ba đó. Hồi tưởng này phác hoạ một 'bức tranh' chân thực, đầy rẫy những trải nghiệm đau thương, tủi nhục, trớ trêu, có khi hài hước của một người trí thức trong trại cải tạo.
Chuyện đã qua lâu rồi, nhưng nhắc lại nhân ngày lịch sử này chỉ để hi vọng sẽ không diễn ra lần nữa trong tương lai.
(Xin lỗi các bạn hồi nãy tôi bấm nút edit mà chẳng hiểu loay hoay thế vào mà cái post bị xoá bỏ. Phải post lại).
===
Hai Chuyện Con Heo Trong Nhà Tù
Một Bác Sỹ Cách Mạng từ Bắc vào , hăm hở đến tiếp thu bệnh viện Vĩnh Long sau ngày 30/04/1975 đã thốt ra câu nói đầu tiên với Chúng Tôi :
– Các Anh là kẽ thù của nhân dân , đáng tội chết …
Tuy mới mấy ngày sau khi giải phóng nhưng tai Chúng Tôi cũng đã quen với câu nói đó , chỉ có khác là lần này được phát ra từ miệng một Bác Sĩ mà Chúng Tôi chờ đợi để hy vọng thấy được một nụ cười hay một chút thông cảm trong tình đồng nghiệp . Chẳng khác gì những cán bộ khác , Bác Sĩ cũng tuông ra câu học thuộc lòng :
– Nhưng Đảng và Nhà Nước khoan hồng tha tội chết cho Các Anh …
May thay , Chúng Tôi được tha tội chết , nhưng thay vào đó , phải lảnh cái án dở sống dở chết kéo dài năm này qua năm nọ trong các nhà tù , nhường sự nghiệp lại cho các đồng nghiệp mới , huênh hoang trong cái độc quyền nhân đạo với các bảng hiệu « Lương Y như Từ Mẫu » treo nhan nhản khắp xó xỉnh trong bệnh viện .
Có lẽ Cụ Hippocrate ở dưới suối vàng cũng không khỏi phẫn nộ khi các môn đệ ở Miền Bắc không chịu học lời thề Cụ dạy trước khi ra trường :
– Tôi thề sẽ giúp đở các đồng nghiệp và gia đình họ trong cơn ngặt nghèo , tôi sẽ mất hết danh dự và bị khinh bỉ nếu tôi không giữ lời thề đó .
Trước mặt thì đồng nghiệp gọi Chúng Tôi bằng Anh , nhưng quay lưng lại là Thằng , là Chúng Nó ngay , không hiểu là vì thói quen , vì văn hoá , vì mặc cảm hay vì chính sách .
Ngày đầu tiên mới đặt chân lên đất Bắc trên con đường lưu đày , khi mà tầm mắt đang còn ngỡ ngàng với rừng sâu núi thẳm , khi mà thể xác và tinh thần chưa lai tỉnh qua cuộc hành trình định mệnh kinh hoàng , thì Chúng Tôi được đón tiếp vồn vã bởi một đồng nghiệp . Vồn vã không phải để thăm hỏi sức khoẻ hoặc để an ủi một lời nào , mà để tịch thu thuốc men và dung cụ y khoa mà Chúng Tôi mang theo , nhất là để tò mò tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống phồn vinh giã tạo ở trong Nam .
Câu nói đầu tiên và gần như là câu chào hỏi ở cửa miệng mỗi khi gặp nhau : Anh ăn mấy lạng ? ( gạo mỗi ngày ) , làm Chúng Tôi bở ngở không biết đâu mà trả lời . Thì ra cái quan tâm hàng đầu của nền Y Khoa miền Bắc là cái bao tử , và xã hội được chia ra làm nhiều loại bao tử khác nhau tuỳ theo đẳng cấp và sự trung thành với Đảng : 120 lạng , 150 lạng , 170 lạng … cái hàn thử biểu để đo vị trí mình trong xã hội . Kế đó là thắc mắc về những phần thịt đươc bồi dưỡng trong những ngày lể , ngày Tết … Thấy Chúng Tôi không ở cùng một tần số trong cái hội chứng đường ruột đó , Bác Sĩ bèn lên mặt chỉ đạo : Chớ có trốn trại nghe , không thoát đâu . Quả nhiên lời khuyên có chấp chứa ít nhiều tình thật đó lại là không sai . Chỉ có vài ngày sau khi đặt chân đến cái nơi núi rừng chằng chịt mang tên Sơn La đó , khi chưa xác định được vị trí trong cái bản đồ mênh mông của miền Thượng Du Bắc Việt , thì một số Anh Em đã lần lượt trốn trại rồi lần lượt bị bắt lại để gánh chịu những hình phạt ghê gớm đang chờ sẵn . Trong số đó phải kể đến 2 đồng nghiệp , một Thiếu Tá Y Sĩ Trưởng Trung Tâm Hồi Lực ở Sài Gòn và một Y Sĩ Đại Uý Thuỷ Quân Lục Chiến , đã thoát khỏi lao tù vì đã trốn qua bên kia thế giới sau khi không thành công trong cuộc tổ chức trốn qua bên kia biên giới .
Sau một thời gian xáo trộn , Chúng Tôi gồm có 8 bác sĩ , 1 nha sĩ , 2 dược sĩ được tập trung lại để thành lập một trạm xá có nhiệm vu săn sóc sức khoẻ cho Anh Em Tù trong vùng . Bằng những phương tiện của thời đại đồ … tre , với kỹ thuật từ thời Hoa Đà , Chúng Tôi cũng được an ủi bằng một số thành công trong nhiệm vụ chửa trị , và đã lưu lại cho Chúng Tôi nhiều kỹ niệm khó quên . Anh T bị bệnh phung cùi , bọn cai tù ghê sợ , biệt giam trong một cái chòi giữa rừng , thường ngày Chúng Tôi đến thăm viếng , theo dỏi bệnh tình , chia nhau từng củ sắn củ khoai , khích lệ cho nhau cho đến ngày về . Anh H bị mất trí vì trúng độc khi ăn phải trái cây rừng , suốt ngày la hét , phải cách ly trong một túp lều ở giữa rừng , Chúng Tôi chia phiên nhau túc trực ngày đêm bên cạnh để canh chừng , nhưng cuối cùng Anh cũng qua đời .
Phải kể đến những trường hợp giải phẩu theo kiểu … rừng , với tất cả liều lỉnh rủi may . Trang bị bằng một bộ trung phẩu dã chiến của Tàu Cộng và một lò hấp ướt ( autoclave ) , với mấy bình ê te ( ether ) và cái masque Ombredane là dụng cụ đánh thuốc mê hở ( circuit ouvert ) cổ lổ sĩ dùng trước Thế Chiến 1914-1918 . Trong những bloc được ngăn cách bởi những tấm phên tre và tấm vải mùng , muổi mòng tha hồ bay lượn , dưới ngọn đèn dầu và đèn pin , mà nhờ trời Chúng Tôi cũng thành công được trong nhiều trường hợp , những chấn thương vì tai nạn lao động , hay trường hợp anh N bị tắc nghẻn ruột , phải giải phẩu để tái tạo một hậu môn tạm thời , phải theo dỏi và săn sóc từ A đến Z trong nhiều tháng với sự tận tình của mọi người nên kết quả rất khả quan , vân vân và vân vân . Chúng Tôi đã đóng tất cả các vai trò trong việc điều trị , từ lao công , y tá , phụ mổ , gây mê , cầm dao , rồi hậu phẩu , vệ sinh , giặt giủ … bù lại khỏi phải đi lao động đốn vầu , đốn nứa , đẩy xe trong những lúc đó .
Một sự tình cờ khiến Chúng Tôi phải giải phẩu cấp cứu thành công cho một tên cán bộ bị viêm ruột thừa cấp tính mà không biết chở đi đâu . Mấy tháng sau , nhân dịp Tết Nguyên Đán 1978 , có mấy cán bộ trong Ban Chỉ Huy trại đến cám ơn Chúng Tôi , và tưởng thưởng bằng một tấm hình chụp chung mấy Anh Em chuyên môn trong bệnh xá , một kỹ niệm độc nhất vô nhị của những ngày tù ở Sơn La . Tiếng đồn lên tới Bộ Chỉ Huy Đoàn . Một số cán bộ có thiện tâm muốn mở tầm hoạt động của Chúng Tôi cho dân chúng trong vùng Mường Thải , huyện Phù Yên , nơi mà xưa nay dân chúng chưa hề thấy đươc cục xà bông chớ đùng nói chi đến viên thuốc Tây . Thế rồi dân chúng đến xin chửa trị mỗi ngày một đông , tuy thuốc men chẳng có gì nhiều nhưng cũng giúp ích được một số lớn trường hợp và ít ra cũng giúp họ làm quen với y khoa ngày nay thay vì phải uống lá rừng suốt đời . Khi đặt ống nghe vào ngực , có người đã huênh hoang khoe rằng là được … rọi điện .
Đông nhất là phần chửa răng . Ngậm một cái răng sâu năm này qua tháng nọ như một cái đinh đóng vào óc , nay được nha sĩ nhẹ nhàng xoi xỉa với một cái máy quay đạp bằng chân , hoặc nhổ đi mà không đau đớn gì , thật là một điều mà dân Mường ở đó không bao giờ mơ tới .
Một đêm nọ , đang lúc giữa khuya , một cán bộ VC cầm cây đèn bảo xăm xăm bước vào phòng giam Chúng Tôi , bảo rằng một người đàn bà trong bảng Mường đang nguy kịch vì đẻ không ra đã 2 ngày nay . Anh Thức , chuyên môn về phụ khoa được cử đi cấp cứu . Trong môt gian nhà sàn rộng rải không có vách ngăn , ở giữa là cái bếp lửa cháy suốt ngày đêm , dăm ba người đàn ông ngồi quanh nói chuyện ồn ào tỏ vẻ lo lắng , ở trong góc một người đàn bà đang quằn quại rên la một cách tuyệt vọng . Trong khi mọi người bu quanh chăm chú và nghiêm nghị nhìn anh Thức khám bệnh như nhìn một phù thuỷ đang làm phép , anh Thức bình tỉnh khám thấy rằng đó là một trường hợp song thai , hai đứa bé ôm quàng lấy nhau mà lại nằm ngang , không đẻ ra bằng đường tự nhiên được . Phải chở đi bệnh viện để mổ lấy con ra , nhưng anh Thức quên rằng chuyện đó không thể có được ở đây . Không làm gì hơn được , anh bèn tạm thời dẹp sách vở qua một bên mà cố gắng xoay một đứa cho cái đầu ở vị trí thuận lợi để ra trước , rồi đến đứa kia , cuối cùng được Mẹ tròn Con vuông , trong sự rối rít cám ơn của mọi người mà trước đó đã được học tập để coi Chúng Tôi như những kẽ ác ôn , lúc nào cũng sẳn sàng cho một mũi tên độc .
Từ đó các cô gái Mường trong bản cũng tự nhiên hơn , cưới đùa mỗi khi tắm suối mà có Chúng Tôi đi lao động ngang qua , có khi còn chọc ghẹo nửa . Có anh trong phút chốc bốc đồng đã quên mình là tù đang đói rách , cũng gồng mình nhảy xuống tắm theo , chỉ tiếc là không có sẵn cục xà bông để tặng mấy cô Mường , lúc đó hẳn là muôn phần quý giá hơn cả viên kim cương đem tặng đào ở Sài Gòn nửa . Về sau mỗi cô gái Mường lại đươc đặt cho cái tên của một ca sĩ nổi tiếng , nào là Mai Lệ Huyền , Phương Dung , Giao linh , Phương Hồng Quế … để rồi lúc chiều về , trong khi ngậm ngùi nhai từng hột bo bo , thường kể cho nhau nghe rằng hôm nay đi rừng gặp được ca sĩ nào , ai nghe tưởng như mới đi phòng trà về mà tạm quên trong giây lát cái cảnh nước sông công tù mình đang sống .
Một hôm , một Cô Giáo hớt ha hớt hãi tìm tới Chúng Tôi , vì Chồng Cô , một bộ đội công tác ở trong Nam được về nghỉ phép , bổng nhiên thấy mình mẩy nổi mề đay lên đỏ rần , ngứa khắp cả người . Chúng Tôi đoán là bị dị ứng với trứng gà , vì thường ngày đi lao động ngang qua trường học , thấy Cô Giáo cứ o bế mấy con gà để chờ ngày Chàng về mà bồi dưởng . Chúng Tôi bèn lục lạo đươc mấy viên thuốc Phénergan đưa hết cho Cô .
Mấy hôm sau đi lao động gặp lại , Chúng Tôi hỏi : Sao ? Anh nhà đã đở chưa ? Cô vui vẻ trả lời : Thuốc Các Anh cho hay quá , khỏi ngay . Chưa kịp hỏi thêm thì bổng thấy cô cúi mặt e thẹn , ấp úng nói thêm như không muốn cho Chúng Tôi nghe : Nhưng ngủ li bì , về phép có 5 ngày mà ngủ như chết suốt cả 5 ngày .Chúng Tôi hối hận vì đã cho thuốc ngủ mà không dặn trước , làm cho Cô phải bỏ lở một cơ hội bằng vàng !
Thế rồi trạm xá càng ngày càng đông khách , dân chúng từ xa cũng nghe đồn kéo lại để cho trạm xá được hoạt động đúng với danh nghĩa y tế của nó . Thiện cảm và uy tín càng tăng thì , ngược đời thay , cấp chỉ huy Trại càng lo lắng . Cuối cùng , Uỷ Viên Chính Trị trên Đoàn lập tức ra lệnh không được khám bệnh cho dân nửa , vì trái với chính sách , và ný nuận rằng từ mấy ngàn năm nay Họ đã chửa trị bằng lá rừng thì đã sao đâu !
Chúng Tôi trở lại lao động , cũng đốn vầu đốn nứa như những anh khác .
Phải cái tội cao giò , tôi thường được chọn đi công tác gánh hàng ở xa , để gánh luôn tất cả tủi nhục của kiếp làm … tôi mọi . Buổi sáng ra đi thì còn dể chịu , trời mát , gánh nhẹ . Nhưng buổi trưa lúc trở về , trời nắng gắt miền núi như đốt cháy da , lại phải leo đèo , mồ hôi chảy giọt , bụng đói cồn cào , cái đầu nặng trỉu , chiếc đòn gánh đè nặng trên vai đang nghiền nát da thịt như những con dao . Người cán bộ đi theo cũng không quên máng thêm vào chiếc nón cối , cái áo trấn thủ mà hồi sáng mang trong người vì trời lạnh , nay không cần nửa thì tội gì mà không để cho rảnh tay , vì tay đang bận cầm cây roi , một thứ thời trang của cán bộ quản giáo khi đi bên cạnh tù . Đã thế mà khi gặp một bạn đồng hành , cán bộ cũng không quên niềm nỡ mời :Đồng chí có mang gì không , đưa cho nó gánh luôn . Tôi nghe mà rụng rời , mắt hoa lên mà không dám nhắm lại vì sợ ngả sẽ không bao giờ dậy lại được , cũng không dám nhìn xa hơn mấy đầu ngón chân vì sợ không đủ can đảm để bước thêm …
Một hôm vì nhu cầu cấp cứu một bệnh nhân tù đang nguy kịch , Tôi được cử theo một cán bộ đến bệnh viện Phù Yên để xin mấy chai nước biển . Đã lâu bị giam hãm giữa 4 bức tường núi , nay được dịp thấy lại làng mạc với cảnh sinh hoạt của nhân dân , lòng cũng không khỏi thích thú vì tầm mắt đươc hé rộng ra một chút và thoả mãn thêm tánh tò mò nghề nghiệp muốn biết tổ chức y tế miền Bắc ra sao mà các đồng nghiệp đề cao như là đúng hàng đầu trên thế giới .
Huyện Phù Yên thuộc tỉnh Sơn La , nằm giữa một thung lũng nhỏ , bốn bề là núi nhưng rất nên thơ . Từ trại tới huyện phải đi qua ngọn Đèo Bang xinh xinh , có con đường mòn uốn quanh , có hoa rừng thơm ngát . Từ trên nhìn xuống gần giống như một bức tranh Tàu , mờ mờ ảo ảo . , rải rát nơi nơi là nhũng túp lều lụp xụp bám theo sườn núi . Bước vào huyện phải qua một con suối lớn , mùa khô thì chỉ là một suối đá hiền hoà thơ mộng , nhưng khi mưa xuống thì trở nên một thác lũ kinh hoàng . Bắt ngang qua suối là một cây cầu treo , gió thổỉ đu đưa , mà lại được Anh Em Tù gán cho cái tên rất hấp dẩn để cho trí tưởng tượng được nâng cao là cầu Golden Gate . Mỗi khi gánh hàng qua Golden Gate , tôi có cảm tưởng như mình đang là một nghệ sĩ đu giây trong một đoàn xiệc mà có thể hụt tay bất cứ lúc nào .
Bên kia cầu là một túp lều không vách , gió lộng bốn phía , đó là trường học với dăm bảy em bé ốm tong teo , bụng ỏng thề lề , mỗi đứa cầm một que củi đang cháy quơ qua quơ lại trước người cho đở lạnh trong những bộ áo Mường mỏng manh . Trong khi các em nghêu ngao hát bài Hôm qua em mơ thấy Bác Hồ … thì Cô Giáo đang chăm chú ngồi vá áo , mắt đăm chiêu , hình như cũng đang mơ thấy những chuyện mà dĩ nhiên khác hơn là thấy Bác Hồ . Hình ảnh đó làm cho tôi có cảm tưởng rằng Cụ Cao Bá Quát đã đi ngang qua đây để cảm hứng mấy câu thơ :
Một Thầy một Cô một chó cái ,
Nửa người nửa ngợm nửa đười ươi .
Bên cạnh trường là một cái cối giả gạo có lẽ đã được sáng chế từ đời vua Thần Nông . Nước từ con suối nhỏ đươc dẩn qua một máng xối đục từ một thân cây , chảy xuống một thân cây dài khác , một đầu là cái chày , đầu kia đục thành một máng chứa nước . Hể máng đầy nước thì cái chày tự động ngóc lên , rồi nước bị đổ ra ngoài để cho chày giả xuống cái cối ở đằng trước . Cứ thế mà tiếp tục , cối cứ giả ngày giả đêm , tạo nên một tiếng đập nhịp nhàng khô khan để đánh thức Cô Giáo và lủ học trò khỏi ngủ gật . Năm thì mười hoạ , một năm vài lần cối mới có gạo để giả , vì dân phải đóng cho nhà nước hết ba phần tư số thu hoạch , vốn đã nghèo nàn trên những mãnh ruộng bằng bàn tay xếp thành từng tầng trên sườn núi .
Khi đến cổng bệnh viện , tôi được chứng kiến một cảnh tấp nập khác thường , nghĩ bụng rằng chương trình y tế ở đây đã thành công vì được dân chúng hưởng ứng đông đảo . Mọi người bu quanh một tấm bảng , hình như để theo dỏi một thông báo gì quan trọng của bệnh viện về một biện pháp y tế nào đó chăng . Lại gần , tôi thấy rõ thông báo như sau Hôm nay bệnh viện có mổ lợn , bán theo giá chính thức . Đồng bào nào muốn mua xin ghi tên ở phòng ngoại chẩn . Tôi suýt té ngửa vì sau bao nhiêu năm hoạt động trong ngành y tế tôi vẫn chưa biết được rằng cung cấp thực phẩm cho dân chúng cũng là một khía cạnh trong chương trình y tế .
Trái với cảnh xôn xao ngoài cổng , trong bệnh viện lại vắng tanh . Tìm cho ra người thủ kho để xin thuốc thì được biết cô gái Mường này bận đi hái bông lau về làm nệm để tặng một cô bạn gái sắp về nhà chồng , một tục lệ không thể bỏ được của người Mường . Lân la mãi mới gặp được Bác Sĩ Trực , vị này không mấy niềm nỡ vì đang bận cải hoạt ( có nghĩa là cải tiến sinh hoạt để cho đời sống vui tươi hơn ) bằng cách ngốn nghiến mấy củ khoai . Bác Sĩ Trực cho biết Chỉ có Bác Sĩ Thủ Trưởng mới có quyền quyết định , nhưng Bác Sĩ đang bận mổ .
Tôi thất vọng chán chường , nghỉ đến bệnh nhân ở trại đang hấp hối mong chờ mấy giọt nước hồi sinh , nghĩ đến con đường về vừa nắng gắt vừa phải leo giốc , nghĩ đến cái dạ dày đang cồn cào vì sáng nay không may đọc được mấy chữ thịt lợn trên bảng thông cáo mà nước bọt cứ chảy dài ( chẳng lẽ tôi lại biến thành con chó của Pavlov , hể nghe tiếng chuông là dịch tiêu hoá cứ tuôn chảy , rồi hay sao ? ) . Tôi buồn rầu thất vọng , không biết bao giờ Bác Sĩ Trưởng mới mổ xong , vã lại áo quần lem luốc thế này làm sao gặp được bác sĩ ở khu giải phẩu . Tôi đánh bạo tìm đến Bác Sĩ Trực hỏi : Thế tôi có thể gặp Bác Sĩ Thủ Trưởng được không ?
Lần này vị Y Sĩ Trực vui vẻ trả lời ( vì đã ngốn xong mấy củ khoai ) : Được chứ , có gì đâu , Anh Ấy đang bận mổ lợn dưới ao đấy mà . Tôi như từ cung trăng rơi xuống !
Quả nhiên , cách đó không xa , cạnh bờ ao , năm ba người đang bao quanh một con lợn đã cạo lông trắng nõn nằm trên một tấm thớt lớn . Trong khi đó , Bác Sĩ Thủ Trưởng bệnh viện , mình trần , quần xắn tới bẹn , áo bờ lu vắt ở hàng rào , đang nhanh nhẹn ra tay mổ bộ đồ lòng với tất cả sự nhanh nhẹn và khéo léo của một … đại giải phẩu gia .
Lẽ tất nhiên tôi phải chờ cho ông bạn đồng nghiệp thanh toán xong con lợn để giải quyết cho mấy chai nước biển rồi mới hân hoan ra về . Ra tới cổng , tôi gặp lại đám dân chúng cũng đang hân hoan thở phào nhẹ nhõm như tôi khi được tin Bác Sĩ đã mổ xong … lợn .
Trên đường về , lần này chiếc đòn gánh đè nặng lên vai không còn cho tôi cảm giác đau đớn như trước nửa , vì đầu óc tôi đang bị ám ảnh bởi một ý tưởng muôn phần nặng nề hơn , vì tôi đã nhìn thấy được sự thật , đã chứng kiến tận mắt một hiện tượng sinh hoạt phản ảnh lối sống của những đồng nghiêp bên kia bức màn tư tưởng .
Phương Vũ Võ Tam Anh