CÁC CƠ SỞ
KHOA HỌC
VỀ XẢ
THẢI
RA BIỂN
Trần Tam
Chonnam National
University
SOUTH KOREA
22/5/2016 - Version 2
Người viết có hơn 35 năm làm việc trong ngành chế biến và xử lý tài nguyên
khoáng sản và từ chất thải công nghệ tại công ty thép BHP (1980-1987), GS Đại Học New South
Wales (Úc) (làm việc trong khoảng 1987-2008) và CNU (2008-hiện tại). Ông hiện đang là
Technical
Director công ty Ecomag (www.ecomagnesium.com) triển khai dự án thu hồi magnesium (Mg) từ nước thải (bittern) sau khi sản xuất muối biển tại Tây Úc (WA,
Australia).
Bài
viết đưa ra
những yếu tố khoa học cơ bản có thể liên
quan đến vấn đề cá chết trên diện rộng ở bờ biển miển Trung. Bài được viết sau khi tham khảo với một người bạn ở Úc làm việc với công ty thép
Bluescope Steel hơn
40 năm.
Mong nhận được ý kiến các bạn từ những ngành liên
quan.
1. Nhận định tổng quan về thảm họa cá chết diện rộng?
Cá chết
diện rộng
(massive fish kill) được
cho là từ: (a) tảo nở hoa (algae bloom), hoặc (b) do tác động môi trường của chất
thải ra biển từ các nhà máy hoặc
hoạt động nông nghiệp, hay (c) ảnh
hưởng của El Ninõ.
(a)
Tảo
nở
hoa - Xét về quan điểm khoa học, nhiều
loại tảo (xem hình 1) nở hoa (algae bloom) là do các lý
do cộng hưởng (synergetic): (a) thay đổi nhiệt độ nước hoặc độ
pH (độ axit), (b) nước có nhiều chất dinh dưỡng (chất chứa nitrogen N như NH4+
, nitrite NO2-, v,v) và phosphate PO43-.
Các chất này có thể hoặc từ
phân bón chứa NPK hoặc từ chất
thải công nghiêp đổ ra biển. (c) Tảo
nở hoa gây thiếu oxy trầm trọng
trong nước và cũng có thể tạo
độc tố giết cá. Tảo
cần ánh sáng để sinh sôi nhiều
lên và khi đúng điều
kiện thích hợp
như trên sẽ nở hoa. Tùy từ các loại vi sinh vật
khác nhau tảo sẽ có độc tố
và màu đỏ, xanh lục hoặc
nâu, v.v.
Nguồn:
2. J. Heisler et al. (2008).
Eutrophication and harmful algae blooms: A scientific consensus,
Harmful Algae 8: 3–13 (Report of a
Round table Discussion sponsored by the US-EPA).
Hình 1: Các loại tảo đọc hại và hậu quả khi nở hoa.
Thêm chi tiết từ nguồn:
Tảo nở hoa thường xảy ra vào
mùa hè khi nhiệt độ
nước biển hoặc ao hồ lên cao. Cộng với ánh sáng, nước tù hay khi dòng hải lưu chảy chậm và nồng độ
orthophate (dạng hòa tan PO43-, soluble reactive
phosphate, SRP <0 micron="" span="" style="font-family: "Calibri (Vietnamese)",sans-serif; mso-fareast-language: EN-AU; mso-no-proof: yes;" trong="">nư0>
ớc kho
ảng
0,03-0,1 mg/L (ppm) và t
ỷ s
ố N:P > 15:1 t
ảo s
ẽ n
ở nhanh trên di
ện r
ộng. Sau khi các sinh kh
ối t
ảo l
ắng xu
ống đáy s
ẽ b
ị phân h
ủy b
ởi vi
sinh (tác d
ụng v
ới oxy) d
ẫn đ
ến vi
ệc oxy gi
ảm đi r
ất nhi
ều (n
ồng đ
ộ có th
ể th
ấp
hơn 1 mg/L
(ppm) oxy so v
ới lúc bình th
ường
ở 7-8 ppm
oxy
trong nước
ở 25 đ
ộ C và th
ấp hơn chút ít trong nước bi
ển).
Các vi sinh vật (microorganisms) tạo ra “thủy triều
đỏ” (tảo nở
hoa có màu đỏ/nâu) ở các điều kiện
khác nhau, tùy vị trí, nhiệt độ và điều
kiện nước. Hơn 10 loại vi sinh có điều kiện tối ưu tảo thủy triều
đỏ quanh vùng vịnh Tolo (Hongkong) với tỷ số
N:P từ 6-15:1.
Nguồn:
Hodgkiss, I.J and Ho, K.C., 1997. Are
changes to N:P ratios in coasteal waters the key to increased red tide algae
blooms, Hydrobilogia, 352, 141-147.
Cả N và P trong môi trường nước phần lớn là từ phân
bón NPK hoặc các nhà máy chế biến phosphate từ quặng. Cả hai cũng có thể trong nước thải từ nhà máy
thép hoặc hóa chất chống rỉ
như NaNO2, Na3PO4,
phosphate kẽm (Zn3(PO4)2 (chi tiết phần sau)).
Từ chất thải sinh hoạt cũng có thể có phosphate sẽ làm ô nhiễm
môi trường sông, biển, ao hồ, vv nếu chứa bột giặt dùng quy trình sản xuất cũ.
(a)
Tác động
do kim loại nặng: Việc xả
nước thải ra biển hoặc môt môi trường
nước nào khác sẽ xảy
ra khi các kim loại nặng (Cd, Cr, Cu, Zn, Hg, Cr, v.v)
hoặc, N hoặc phosphate, cyanur (CN), hóa chất hữu
cơ chứa gốc phenol, PAH (polycyclic aromatic hydrocarbons) v.v.,
có nồng độ
cao hơn giới hạn cho phép. Các chất
này thường được thải từ
nhà máy thép hoặc các nhà
máy chế biến kim loại (metal/mineral processing), mỏ kim loại (metal/mineral mining), mạ kim (metal plating), v.v.
Nếu chất thải
xả ra biển, (a) không qua xử lý hay (b) xử lý không đúng quy trình và còn
để lại các chất
ô nhiễm ở nồng
độ khá cao quá quy chuẩn cho phép, hoặc (c) mức độ
pha loãng từ các dòng hải
lưu không đủ để
đưa nồng độ các chất
này dưới mức an toàn cho cá sẽ dẫn
đến việc cá chết hàng loạt.
Cá chết trên diện tích rộng từ
các nguyên do này cần yếu tố thời
gian lâu dài.
(b)
Yếu
tố
El Ninõ - Nhìn xa hơn,
hiện nay có dư luận cho rằng hiện tượng cá chết hàng loạt
đang diễn ra ở nhiều
nước trên thế giới là do El Ninõ.
Tại Chile hơn 300 cá ông (whales)
chết năm ngoái và dạt vào bờ biển
Chile. Vài tháng rồi cá hồi (salmon) và cá mồi (sardine) chết hàng nghìn tấn ở
đấy. Các chuyên gia Chile
cho rằng hiện
tượng có thể
do nước biển nóng dần vì El Ninõ cộng với
chất dinh dưỡng (N, P) thải ra biển tạo điều
kiện thích hợp cho “thủy triều
đỏ” và các tảo độc khác nở hoa. Nước biển nóng dần
cũng dẫn đến nồng độ
oxy càng ngày càng thấp nhưng đây chỉ là yếu tố
phụ vì tăng 1.5- 2 oC
chỉ dẫn đến nồng
độ oxy trong nước biển
giảm từ 5-6 ppm xuống 3-4 ppm O2 là nhiều.Yếu tố đơn thuần
(nước biển nóng dần) từ
El Ninõ không thuyết phục lắm vì mới
đây NASA công bố là nhiệt độ 4 tháng đầu
năm 2016 chỉ tăng trung
bình 1.2 oC trên toàn thế
giới. Thủy triều đỏ
trên diện rộng khi phân hủy sẽ diệt oxy trong nước.
Tất cả 3 yếu
tố trên đều gây cộng
hưởng (synergy): (a)
nhiệt độ tăng trong những tháng mùa hè hoặc do El Ninõ, (b) nồng độ
N, P cao trong nước,
(c) tảo nở hoa và sau khi phân hủy làm giảm oxy trầm
trọng trong nước, dẫn đến
hậu quả cuối cùng là cá chết
trong diện tích rộng.
Các
điều tra về
nguyên nhân cá chết
hoặc phương thức xử lý
lâu dài do đó phải
kèm theo các khảo
sát toàn diện
những nhà máy nào đang hoạt động ởgần
biển, trước khi khoanh vùng có thể
gây tác động
môi trường cao nhất. Các khảo sát nguyên nhân và
phương thức xử lý để tránh tác động lâu dài lên môi trường biển và cá cần
nhiều chuyên gia liên ngành
từ xử lý chất
thải, môi trường biển,
thủy/hải sản, địa
thủy văn (hydrogeology), thủy động học
(marine hydrodynamics) và sinh thái học
(ecology).
2. Độc
tố từ
hóa chất trong nước
biển và ảnh
hưởng
Các độc tố trong
nước biển thường từ hai nguồn:
1. Độc tố hóa học: vô cơ
như kim loại nặng và hữu cơ
(DDT, etc.). N và P không có độc
tính
cao nhưng
sẽ gây ảnh hưởng nhiều khi ở nồng độ cao do giúp phát triển tảo nở hoa diệt oxy
trong nước,
2. Độc tố sinh học: do tảo nở hoa.
Các kim loại nặng (KLN) ở nồng độ cao
trong nước có thể làm chết cá và các thủy/hải sản khác. Do đó, các nước trên thế giới thường đặt quy chuẩn rất khắc khe cho KLN kể cả Việt Nam (chi tiết phần sau). Tùy theo nồng độ khác nhau của các KLN khác nhau sẽ làm cá chết (thay đổi tùy loại cá,
tùy độ lớn của cá, v.v.)
Nồng độ KLN làm cá chết
thường được đo trong phòng thí nghiệm cho các loại cá khác nhau và công bố theo “Nồng Độ
gây Tử Vong” (Lethal Concentration
LC). Thường nồng độ
(ppm = mg KLN/L nước) gây chết 50 hoặc
100% cá, LC50 hay LC100 sẽ
được đo ở mốc
24, 48, 72 và 96 h (giờ).
Ví dụ một nghiên cứu của viện Môi Trường và Tài Nguyên Biển (2005) cho thấy cá giò/cá bớp biển (Cobia) 40 ngày tuổi
có LC50 tại 96 h là 0.24 ppm Cu (đồng) và 0.8 ppm Zn (kẽm). Đây là loại cá Việt
Nam xuất khẩu
hơn 1500 tấn năm
2008.
Nguồn: Le
Quang Dung, Nguyen Manh Cuong, Nguyen Thanh Huyen and Nguyen Duc Cu, 2005. Acute toxicity test to determine the effect
of copper, zinc and cyanide on Cobia (Rachycentron Canadum), Australasian
J. of Ecotoxicology, 11, 163-166.
Thủy ngân là KLN độc hại cao cho cá và cả
sinh vật 2 vỏ
(mollusc) như sò, hào, hến.
v.v. Nồng độ LC50 tại 24 h là 0.16 ppm Hg và ~2 ppm
Cu.
Nguồn: Ramarikritinan, C.., Chandurvelan, R., Kumaraguru, A.K., 2012. Toxicity of metals: Cu, Pb, Cd, Hg and Zn on
marine mollusc, Indian J. of Marine Sci., 41(2), 141-145.
Hào
(oysters) có thể hấp thu và chứa hóa chất
vô cơ nhiều nhất. Loại sinh vật
biển này có thể hấp
thu và chứa 6 – 7000 ppm Ca, P, Mg, và 2000 ppm Zn (ppm
= mg/kg hào) như trong vùng Savanah (USA), nhưng chất
vô cơ Ca, Mg, Zn này
đều có lợi
cho con người.
Nguồn:
Kumar, K.M., Sajwan, K.S.,
Richardson, J.P., Kannan, K., 2008. Contamination
profiles of heavy metals, organochlorine pesticides, polycyclic aromatic
hydrocarbons and alkylphenols in sediment and oyster collected from
marsh/estuarine Savannah GA, USA, Marine Pollution Bulletin, 56, 136–162.
Trong
nước biển, N thường từ phân bón NPK theo dòng nước ra biển hoặc nhà máy chế biến kim loại dùng hóa chất thải ra ngoài. Dưới nhiều dạng hòa tan như ammonia NH4+ , nitrite NO2-,
nitrate NO3-,
v.v) các chất này có thể biến đổi thành khí nitơ
(nitrogen N2) thoát ra khỏi nước biển trong thời
gian dài do các phản ứng hóa và sinh học (denitrification). N hữu
cơ dùng trong công nghệ
chế biến kim loại hoặc
chất chống rỉ (amine)
thường rất bền nhưng
không tan trong nước
và nếu không xử lý chuẩn tại
nhà máy sẽ tồn tại lâu
trong nước.
P
trong nước biển
cũng thường từ phân bón NPK theo dòng từ ruộng nông nghiệp, nước thải công nghệ
chế biến phân bón, gang thép, v.v không
xử lý đúng chuẩn, hoặc từ
hóa chất chống rỉ sét. P ở dưới dạng phosphate hòa tan PO43-
(soluble reactive phosphate SRP) gây tác động
nhiều nhất. Cũng cần nhấn mạnh là phosphate cũng có thể sẽ ở dạng hạt rắn
(>0,2 microns) khi kết hợp với sắt (Fe), nhôm (Al) hoặc canxi (Ca) và lắng dưới đáy hoặc phosphate hữu
cơ (phosphonate). Do đó, khi làm phân tích tổng P (Ptotal) các loại phosphate
phải được phân chia thành phần (%) P
hòa tan, P dưới dạng
colloid (0,003-0,2 microns) và hạt (>0,2 microns).
Nguồn:
CSIRO Land and
Water Report (1988): Catchment phosphorus sources and algae blooms – An
interpretative review, Donnelli and co-workers
(Technical Report 18/98)
Chỉ
dưới dạng hòa tan P mới có tác động mạnh trong việc giúp tảo nở hoa
(algae bloom). Quy trình biến đổi các dạng P sẽ
theo như hình
3. Khi có thay đổi nhiệt độ hoặc pH, các chất kết tủa này sẽ nhả phosphate hòa tan lại vào nước. Các phosphate hữu
cơ thường bền hơn và ít có thể bị hủy hoại nhanh
để cho lại phosphate hòa tan nếu không có tác dụng vi sinh.
Hình
3: Quy trình biến đổi
phosphate trong nước.
Nguồn:
Shaw, G.R.,
Moore, D.P., Garnett, C. (2004). Eutrophication and algae blooms, Environmental
and Ecological Chemistry, Vol 2.
3. Công
nghệ thép hiện
nay thải ra những
chất độc
hại như thế
nào?
3.1 Quy trình công
nghệ thép
Hình 3 (a): Quy trình chế
biến gang thép và các chất thải
Để sản xuất 1
tấn gang cần 1,5 tấn quặng sắt, 0,5-0,65 tấn than đá và than, 0,25 tấn đá
vôi hoặc dolomit và 1,8-2,0 m3 không
khí. Sau đó, nhà máy gang sẽ thải
0,2-0,4 tấn xỉ,
2.500-3.500 m3 khí thải chứa 50
kg bụi hạt.
Quy trình nhà máy thép liên hợp
(integrated steel mills) như hình dưới đây (Hình 3 a&b) cho thấy các tác động
môi trường có thể từ: (a) nước thải (liquid effluents), (b) khí thải và (c) xỉ gang/thép. Hai nguyên nhân đầu gây ảnh
hưởng nhiều nhất, vì xỉ
gang/thép có thể được tái xử dụng như đá làm đường hoặc chế
biến xi măng.