Wednesday, July 29, 2015

Sống chung Hòa Bình với Tàu Cộng: ảo tưởng đưa đến họa diệt vong, mất nước


Sống chung Hòa Bình với Tàu Cộng: ảo tưởng đưa đến họa diệt vong, mất nước


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - 








“Hòa bình” là hai chữ tuyệt vời mà con người ai ai đều trân quí, nhưng cũng vì hai chữ nghiệt ngã này mà nhân loại đã bị các chế độ độc tài chuyên chế lợi dụng đẩy các nước vào nhiều cuộc chiến tranh khiến cho hằng triệu người dân vô tội bị giết, nhiều nước nhỏ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới.


Một bài học quí giá về hậu quả tai hại của hại chữ “hòa bình” là hiệp ước Munich được ký vào ngày 03/10/1938 giữa hai nước đồng minh Anh-Pháp và nước Đức Quốc Xã dưới sự lãnh đạo của Hitler, và tiếp đó là hiệp ước khác được Hitler (Đức) và Stalin (Nga Cộng Sản Xô Viết) ký vào ngày 23/08/1939.

Vì sợ xảy ra chiến tranh tương tự như thế chiến thứ nhất và mong muốn sống chung hòa bình với chế độ độc tài quân phiệt Đức mà có hiệp ước Munich, và một số nước nhỏ tại Bắc và Đông Âu như Austria, Tiệp, Albany đã bị đồng minh Anh Pháp cố tình lờ đi khi Đức chiếm đóng.

Vì muốn rảnh tay để củng cố và bành trướng chế độ toàn trị cộng sản tại Nga đến các nước Đông Âu và vùng Trung Á, nhà cộng sản độc tài tàn ác Staline của đảng cộng sản Nga đã bắt tay sống chung hòa bình với một nhà độc tài quân phiệt không kém mức độ tàn ác Hitler của Quốc Xã Đức. Stalin và Cộng sản Nga thì tàn sát hàng chục triệu người dân của chính nước họ trong khi Hitler và quân phiệt Đức Quốc Xả tàn sát những người không cùng chủng tộc gốc Đức, cụ thể là người gốc Do Thái tại Đức và các nước bị Đức xâm lược.

Kết quả của những cái bắt tay “Sống Chung Hòa Bình” với các chính quyền độc tài toàn trị, cả chế độc tài cộng sản và độc tài quân phiệt, mà các nước nhỏ yếu tại Âu Châu đã bị các nước độc tài to lớn chiếm đóng. Con đường “Sống chung hòa bình” với các nước độc tài toàn trị mà các nước tự do Anh-Pháp chọn để cho họ được sống yên ổn cũng không bảo đảm cho các nước này được “sống chung hòa bình”. 

Hậu quả của “ảo tưởng” sống chung hòa bình với các chế độ độc tài toàn trị trong thập niên ba mươi là chiến tranh thế giới lần thứ nhì khốc liệt hơn thế chiến thứ nhất với hơn 60 triệu người bị giết. Tại mặt trận Tây Âu, Pháp nhanh chóng bị mất vào tay Đức, và hàng loạt các nước khác tại Bằc và Đông Âu tiếp theo đó rơi vào tay Đức Quốc Xả. May mắn cho Anh, eo biển Manche giữa Anh và Pháp là pháo đài thiên nhiên đã ngăn cản bước tiến của Đức vào nước Anh. Quân phiệt Nhật, một trong ba nước của trục Đức-Ý-Nhật thì làm chủ tình hình toàn bộ mặt trận Á Châu và toàn vùng biển Thái Bình Dương từ Bắc Á xuống tận Úc –Tân Tây Lan.

Sau khi Mỹ chính thức tham chiến trên cả hai mặt trận Âu -Á, khối trục Đức- Ý- Nhật bị đánh bại và hòa bình thế giới được vãn hồi... Một bầu không khí hòa bình mới trong thế mạnh áp đảo về quân sự của các nước tự do đối đầu với kẻ thù mới là khối cộng sản Liên Bang Nga Xô Viết, Tàu và một số nước cộng sản chư hầu đàn em trong đó đáng lưu ý có cộng sản Việt Nam, một nước tay sai đắc lực của hai nước cộng sản đàn anh to lớn là Nga và đặc biệt là nước Tàu cộng sản sau khi Liên Bang Xô Viết do Nga lãnh đạo tan rã.

Từ sau thế chiến thứ nhì, “Sống chung hòa bình” được vãn hồi trong thế mạnh với sức mạnh vũ khí là răn đe, với Mỹ là nước lãnh đạo khối các nước tự do dân chủ. Tuy vậy các nước nhỏ lân cận với Tàu cộng vẫn tiếp tục bị nước lớn này dùng chiêu bài “sống chung hòa bình”, chủ nghĩa cộng sản và các thủ đoạn “mềm” để xâm lược và xáp nhập. Tân Cương, Tây Tạng là những nạn nhân cụ thể của nước đại Hán Tàu Cộng vì trò mị dân “sống chung hòa bình” và thế giới đại đồng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế.

Hệ quả của chiêu bài “Sống Chung Hòa Bình” dưới cái dù chủ nghĩa cộng sản đã và đang xảy ra tại các quốc gia đang bị đảng cộng sản khống chế và cai trị. 

Cộng sản Việt Nam “sống chung hòa bình” với cộng sản Tàu

Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo vừa giành được độc lập từ Pháp sau gần một thế kỷ bị lệ thuộc nhưng cả nước tiếp tục rơi vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn quốc cộng. Thay vì sống chung hòa bình tôn trọng sự khác biệt chế độ chính tri để canh tân đất nước, đảng cộng sản Việt Nam lợi dụng và khuấy động “thù giai cấp”, đã xung phong đẩy dân chúng miền Bắc làm bộ đội cộng sản tiên phong cho hai đảng đàn anh Nga Tàu dùng bạo lực “cách mạng” (chiến tranh) để biến đổi cả thế giới thành thế giới cộng sản. Bước đầu của chiến dịch trường kỳ tiêu diệt các chế độ tư bản là nhuộm đỏ miền Nam Việt Nam với chiêu bài mị dân “giải phóng miền Nam”. Năm 1975, Miền Nam Việt Nam bị nuốt chửng trước sức mạnh quân sự to lớn và nguồn tài trợ không giới hạn từ hai đàn anh cộng sản khổng lồ Nga Tàu trong giai đoạn hoàng kim ngắn ngủi của chủ nghĩa cộng sản. Từ ngày miền Nam bị chiếm đóng bởi cộng sản miền Bắc, đảng cộng sản Việt Nam đã công khai thực hiện “Sống Chung Hòa bình” với cộng sản Tàu sau khi người đàn anh cộng sản Nga đuối sức và tự mình cáo chung với chủ nghĩa cộng sản phi nhân.

Với chủ nghĩa cộng sản, tình nghĩa giữa các đảng cộng sản vượt trên và vô hiệu hóa tình yêu tổ quốc. Đối với người cộng sản, từ người sáng lập đảng CSVN là HCM đến lớp học trò của ông và các thế hệ tiếp nối, họ luôn được tuyên truyền và bị tẩy não rằng thế giới cộng sản là một thế giới hoàn thiện phi biên giới, sẽ không còn tồn tại quốc gia hay đường biên giới. Thực ra đây là trò lừa của các đảng cộng sản của các nước lớn mạnh đối với các đảng cộng sản đàn em tại các nước nhỏ nghèo để các nước nhỏ xả thân phục vụ cho ý đồ đen tối của các nước cộng sản đàn anh là thống lĩnh thế giới - độc tài cấp độ toàn cầu. Người học trò Việt Nam đầu tiên được truyền tư tưởng thế giới cộng sản đại đồng chính là Nguyễn Tất Thành người phụ bếp trên một chiếc tàu hàng Pháp với trình độ học lực cấp 1, cấp 2.

Thế “sống chung hòa bình” giữa cộng sản Việt Nam và cộng sản Tàu vượt trên nghĩa đen của sống chung hòa bình giữa các quốc gia độc lập không phân biệt thể chế chính trị: đó là tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, giãi quyết bất đồng trên căn bản luật pháp quốc tế, không dùng sức mạnh quân sự xâm lược nước khác. Ngay từ khi đảng cộng sản Việt Nam được Nguyễn Tất Thanh (sau đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) khai sinh, Hồ Chí minh đã xem Tàu là “mẩu quốc”, là “nhà” qua câu thơ diễn giải của học trò văn nô Tố Hữu: “Bên này biên giới là nhà, bên kia biên giời cũng là Quê Hương”. Toàn bộ 3 triệu đảng viên đảng CSVN đã được tuyên truyền tẩy não và nhập tâm với lời dạy của Nguyễn Tất thành/Hồ Chí Minh: Tàu là anh em cả về huyết thống và cùng chung tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản.

Vì bị tẩy não từ đời ông cha, nên lớp đảng viên trẻ hiện nay tiếp tục suy nghĩ và tuyệt đối tin yêu đảng cộng sản Tàu, tôn sùng họ như cha mẹ. Từ khi Hồ Chi Minh còn làm Chủ tịch đảng CSVN, qua học trò Phạm Văn Đồng, đảng CS của HCM đã trao cho Tàu cộng quyền về quần đảo Hoàng Sa và Biển Đông do lối suy nghĩ ngu xuẩn của bọn thất học, choáng mắt với món mồi mật ngọt thế giới cộng sản đại đồng, không còn tồn tại ý nghĩa cao quí và thiêng liêng của Quốc gia mà chỉ biết còn đảng cộng sản (Việt Nam, Tàu) là họ còn vinh thân phì gia.

Khi hải quân Tàu cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng Giêng 1974, một mặt Hồ Chí Minh và đảng CSVN im hơi lặng tiếng trước công luận thế giới, mặt khác bọn tuyên giáo cộng sản Việt Nam tay sai cộng sản Tàu tại miền Bắc đã ngu muội tuyên truyền với dân là “các đồng chí anh em Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa để giữ gìn giùm cho Việt Nam, và sẽ trao lại sau khi miền Nam được giải phóng”. 

Năm 1988, trong khi hải quân cộng sản Tàu ngang nhiên bắn giết tàn sát bộ đội cộng sản Việt Nam đang bảo vệ bải đá Gạc Ma thì chính lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh không được chống trả để cộng sản Tàu chiếm đóng bãi đá ngầm này. Họ chắc chắn đã ngầm giao cho cộng sản Tàu trước khi xảy ra cuộc thảm sát, có lẽ vì lời đường mật của người anh cả gian manh cộng sản Tàu. 

Ngư dân Việt Nam cũng sa vào hoàn cảnh của những con chốt thí, tương tự như những bộ đội bị đảng cộng sản đưa ra đảo Gạc Ma làm bia người cho bọn hải quân cộng sản Tàu. Họ bị đưa ra biển Đông để cho bọn hải tặc cộng sản Tàu công khai cướp của bắn giết bỏ tù đòi tiền chuộc mạng. 

Trong khi cộng sản Tàu luôn luôn có dã tâm xâm chiếm và sáp nhập Việt Nam thành một quận huyện của chúng thì đảng cộng sản Việt Nam lại một mực trung kiên làm công tác trên cả “sống chung hòa bình” với cộng sản Tàu. Với cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 mà cộng sản Tàu gọi là “dạy cho thằng anh em “hoang đàng”cộng sản Việt Nam một bài học” thì lãnh đạo cộng sản Việt Nam bảo là “xích mích thường tình giữa anh em khi có bất đồng - thương nhau cho roi cho vọt”. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã ra lệnh phá bỏ các di tích, tượng đại ghi công và tưởng niệm hằng trăm ngàn người dân sống tạo vùng biên giới và bộ đội Việt Nam bị bộ đội cộng sản Tàu giết hại trong khi đó hô lại cùng bọn xâm lược cộng sản Tàu cho xây đài tưởng niệm bộ đội Tàu bị chết trong cuộc chiến tranh biên giới. Ngay đến thời gian năm nay, những ai thực hiện lễ tưởng niệm ngày đảng cộng sản Tàu xua quân đánh chiếm toàn bộ vùng biên giới phía Bắc hay đánh chiếm quần đảo hoàng Sa và Tường Sa đều bị đảng cộng sản Việt Nam tìm mọi cách cho tay chân và côn đồ ngăn cản phá hoại và hành hung. 

Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê – Lạng Sơn bị đục bỏ các chữ "Trung Quốc xâm lược” 
Trong khi đài tưởng niệm bộ đội cộng sản Tàu được xây dựng to lớn uy nghi trong vùng đất trong biên giới VN

Trong khi không chỉ riêng đảng cộng sản Việt Nam ngụp lặn trong ảo tưởng “sống chung hòa bình” với người anh cả và đồng chí vĩ đại cộng sản Tàu để bảo vệ lợi ích đảng và phe nhóm, mà họ còn tuyên truyền ru ngủ xúi quẩy toàn dân Việt Nam cùng “sống chung hòa bình” với Tàu. Trên đất liền thì họ hầu như giao khoán cho cộng sản Tàu thao túng. Hầu như toàn bộ dự án hạ tầng cơ sở kinh tế và kỹ thuật đều bị Tàu nắm. Trong khi người dân không có việc làm thì bọn đầu tư (đảng cộng sản Tàu trá danh) tự do đưa hằng ngàn công nhân Tàu sang thực hiện các dự án họ cho vay với theo phương cách “chìa khóa trao tay” trong khi điều kiện kỹ thuật thì lạc hậu, thí dụ các dư án khai thác khoáng sản, than đá, kim loại hiếm, bauxite (Tây Nguyên), dư án xây các nhà máy điện dùng than đá (nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đang gây ô nhiễm trầm trọng vùng duyên hải tỉnh bình Thuận). 

Trong khi chủ nghĩa cộng sản đã bị chính đất nước khai sinh nó là Nga khai tử, chỉ còn cộng sản Tàu trên danh nghĩa là nước cộng sản nhưng họ chỉ dùng nó làm bình phong để phục vụ cho ý đồ gian manh ngàn đời của bọn bành trướng đại Hán là thôn tính Việt Nam thành một tỉnh huyện của chúng làm bàn đạp cho cuộc Nam tiến mà chúng đã có trong tâm trí từ xa xưa.

Hành động cộng sản Tàu xâm lược biển Đông đã quá rõ ràng qua chúng việc xây dựng các cơ sở quân sự to lớn trong thời gian ngắn kỷ lục chưa đầy hai năm trên khu vực rạn san hô Gạc Ma của Việt Nam được chính đảng cộng sản Việt Nam trao cho chúng nhưng làm ra vẻ đảng cộng sản VN có bảo vệ với việc thí mạng 64 bộ đội hải quân làm bia cho bọn xâm lược cộng sản Tàu thực tập tác xạ.

Ngày nào đảng cộng sản Việt Nam còn ép buộc dân Việt Nam “Sống chung hòa bình” với cộng sản Tàu thì ảo tưởng sống chung hòa bình sẽ đưa dân tộc Việt Nam đến họa diệt vong.

Để bảo vệ Tổ quốc, giữ toàn vẹn lãnh thổ mà ông cha chúng ta đã bao đời hy sinh để đất nước chúng ta ngày nay là một dải tử Ải Nam Quan đến Mủi Cà Mau, và biển Đông từ quần đảo hoàng Sa đến Trướng sa; tránh họa diệt vong, tránh bị Tàu đồng hóa không trở thành một tỉnh huyện của nước Tàu. Chỉ có một con đường duy nhất là Việt Nam phải thoát cộng. Có thoát cộng thì toàn dân Việt Nam sẽ thoát Tàu, lãnh thổ được bảo toàn và khi đó quần đảo Hoàng Sa và những gì bị cộng sản Tàu chiếm đoạt dù dưới hình thức nào, ngay cả do đảng cộng sản Việt Nam giao để trao đổi, sẽ được giành lại.

Ngày 29/07/2015


__________________________________________

Tham khảo:

1. The Munich Agreement Did Not Cause World War II, The Nazi-Soviet Nonaggression Pact Did

2. Các vụ thảm sát dưới chế độ Cộng sản

3. Đại tá Trần Đăng Thanh rao giảng về tình hình Biển Đông

4. 35 năm trước 60 vạn quân TQ đã xâm lược VN như thế nào ?

5. Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?

6. Phim tài liệu hiếm về trận chiến Hoàng Sa 1974, lần đầu tiên được công khai với thế giới!!!

Sunday, July 19, 2015

Kiện ra tòa án quốc tế có thể ngăn chặn hành động ngang ngược xâm lược Biển Đông của Tàu cộng?

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/07/kien-ra-toa-quoc-te-co-ngan-chan-hanh.html
 
 
Đầu tháng này, một bản kiến ​​nghị xuất hiện tại trang mạng change.org với một yêu cầu bất thường đối với Google: phân xử tranh chấp về việc đặt tên cho một rặn san hô tại Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Cho đến gần đây, Google Maps đã ghi tên một rạn san hô đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa hai nước là Trung Sa, một tên gốc Tàu, chứ không phải là Panatag, biệt danh được người Phi Luật tân yêu thích. Hôm thứ ba, Google đã sữa lại tên lại các rạn san hô với tên tiếng Anh nguyên thủy của nó: Scarborough Shoal.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEicmJgF_LrTnf8OLB1H0MNSs7oNuNXdApDvZdQQeU_DZjPNi5E_q5RO3CXQwBtGbl-Y_XKozKy002_wBIm3dN-wDkdFTA-t2dKxUbM2uMIyy1-M_5NgYpc9oJqhI7HX_3OLbfQLlySyjzo/s1600/dachuthap-phidao2-danlambao.jpg
Từ những rạn san hô nguyên thủy tồn tại hằng triệu năm tại Trường Sa, nay Tàu cộng đã cố tình phá hoại và biến thành căn cứ quân sự phục vụ tham vọng bành trường và chiếm cứ toàn bộ Biển Đông

Sự tranh chấp về việc dùng tên gì để gọi rạn san hô Scarborough Shoal không chỉ là một cuộc tranh cãi nhỏ. Điều này được phản ánh với một vụ kiện đang xảy ra trên một quy mô lớn hơn nhiều. Vào tuần trước, Tòa án Trọng tài quốc tế đã diễn ra tại The Hague để xác định xem hành động ngang ngược của Trung Quốc chiếm hữu một vùng biền rộng lớn thuộc Biển Đông, trong đó có rạn san hô Scarborough, có vi phạm luật pháp quốc tế hay không. Vụ kiện này, vụ đầu tiên được khởi kiện bởi chính phủ Philippines trong năm 2013, sẽ có ý nghĩa vượt ra ngoài câu hỏi về chủ quyền ở châu Á. Quyết định của tòa án sẽ mang đến một câu hỏi lớn hơn: một tổ chức quốc tế có thể ngăn chặn một cường quốc đang trỗi dậy ra tay làm những gì nước này muốn?

Chính quyền Tàu cộng giải thích yêu sách chủ quyền biển đảo của họ bao gồm tất cả Biển Đông với đường lãnh hải "đường gạch chín đoạn" bao trùm đảo quốc Đài Loan và bọc theo sát các bờ biển của Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Đường lãnh hải mà nước Tàu đã tuyên bố vào thập niên 1940, nhưng không được công nhận bởi bất kỳ tổ chức nhà nước hay các tổ chức quốc tế khác, và trong nhiều thập kỷ sau đó chính phủ Tàu cộng sản đã có rất ít hành động cụ thể để thi hành lời tuyên bố đó. Nhưng khi Tàu cộng phát triển kinh tế và quân sự mạnh mẽ hơn, họ bắt đầu thực thi lời tuyên bố chủ quyền đơn phương của họ, xây dựng những đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa và thiết lập giàn khoan dầu di động ngoài khơi gần bờ biển Việt Nam. Những động thái ngang ngược này đã tạo ra tình trạng nước Tàu kiểm soát không chính thức các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại quốc tế, quyền tiếp cận với nguồn hải sản phong phú, và ngang nhiên giành độc quyền sở hữu toàn bộ nguồn tài nguyên thiên nhiên phóng phú trong vùng Biển Đông.

Hành động xâm lấn phi pháp của Tàu đã dẫn đến sự phản kháng từ các nước láng giềng. Năm 1999, Philippines đưa một con tàu hải quân bị rỉ sét, BRP Sierra Madre, vào đậu vĩnh viễn tại một bải san hô ngập nước mà Manila và Bắc Kinh đang tranh giành, Philippines đã đưa một số ít quân trú đóng trường trực trên chiếc tàu này. Nhưng không có quốc gia nào trong khu vực sở hữu đủ sức mạnh quân sự để ngăn chặn hoạt động xâm lấn của Tàu trong quần đảo Trường Sa, và Bắc Kinh đã có thể thực hiện chính sách xâm lấn biển của họ mà không bị trừng trị.

Thiếu một sức mạnh quân sự để khả dĩ đối đầu với bọn Tàu ngang ngược, Philippines đã quay lại dùng luật pháp quốc tế. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Manila phê duyệt vào năm 1984 và Bắc Kinh phê duyệt vào năm 2006, cho phép mỗi quốc gia tiếp giáp vùng biển khu đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 dặm từ đường bờ biển - một quy định mà Tàu đã hầu như không chịu chấp hành trong những năm gần đây. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu tòa án The Hague làm trọng tài để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước Philippines và Tàu, Philippines đòi tòa The Hague xử "đường lãnh hải chín đoạn (đường lưỡi bò)" của Tàu là bật hợp pháp và vô hiệu lực. Có thể nào hành động mở đường và phiêu lưu này mang đến kết quả mà Phi Luật Tân mong đợi?

Chắc là Phi Luật Tân có thể sẽ không đạt được ý muốn của họ. Tàu Cộng đã hoàn toàn bác bỏ tính hợp pháp đối với quyết định của các tòa án, thay vào đó họ thích chọn đàm phán trực tiếp với Philippines. Và thậm chí nếu các thẩm phán tại tòa án The Hague quyết định Philippines thắng kiện, việc này cũng chưa hoàn toàn chắc chắn, tòa án The Hague thiếu hẳn một cơ chế thực thi để buộc Tàu phải tuân thủ các quyết định của mình. Chính quyền Tàu Cộng, trong mọi trường hợp, đã nói rằng nó sẽ tiếp tục làm những gì họ muốn bất kể quyết định của Tòa án The Hague là họ vi phạm.

Không thể nói rằng trường hợp xem thường phán quyết của tòa sẽ không mang lại các hệ quả. Nếu Phi Luật Tân thua kiện, Phi và các nước láng giềng trong tương lai sẽ ít có khả năng dùng các tổ chức quốc tế để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, và các liên minh quân sự giữa các nước trong vùng để chống lại hành động ngang ngược xâm chiếm Biển Đông của Tàu sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Tình trạng ngày càng thêm căng thẳng ở Biển Đông sẽ gia tăng cơ hội để một siêu cường quốc khác trong vùng-Hoa Kỳ- can thiệp mạnh mẽ hơn nhằm thay mặt cho các quốc gia đối thủ của Tàu tại Biển Đông. Cuối cùng, quyết định của tòa án sẽ xác định xem liệu UNCLOS, một phần quan trọng của luật pháp quốc tế, đã mất đi sự hiện hữu tích cực của nó - và chứng minh rằng luật về biển có thể xem tương tự như với thứ luật rừng.

Nguồn: The Atlantic Magazine, 16/07/2015/Can a Lawsuit Stop Chinese Aggression?

Tham khảo: 
Những đảo nhân tạo bí mật do Trung cộng xây dựng tại Trường Sa

Biển Đông bên bờ vực của chiến tranh

19/07/2015

Tuesday, July 14, 2015

Đương nhiên là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiếp tục gây ô nhiễm dài dài!

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/binh-thuan-gui-cong-van-hoa-toc-ve-nhiet-dien-vinh-tan-2/777408.html
Bình Thuận gửi công văn hỏa tốc về Nhiệt điện Vĩnh Tân 2

14/07/2015 16:49 GMT+7

TTO - Công an báo cáo Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 lại xả chất thải gây ô nhiễm môi trường vào ngày 10-7. Ngày 14-7, chủ tịch tỉnh ký công văn hỏa tốc gửi các nơi về việc giải quyết.

Khói bụi thải ra từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 từng gây bức xúc cho người dân địa phương dẫn đến vụ chặn xe quốc lộ 1 vào các ngày 14 và 15-4 - Ảnh: CHÂU AN
Khói bụi thải ra từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 từng gây bức xúc cho người dân địa phương dẫn đến vụ chặn xe quốc lộ 1 vào các ngày 14 và 15-4 - Ảnh: CHÂU AN
Ngày 14-7, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương đã ký công văn hỏa tốc gửi các cơ quan chức năng của tỉnh này và Tổng công ty phát điện 3 về việc giải quyết ô nhiễm môi trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong).
Theo đó, UBND tỉnh nhận báo cáo ngày 10-7 của Công an tỉnh về việc xả chất thải gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản báo cáo, kiến nghị Thủ tướng; đồng thời yêu cầu Tổng công ty phát điện 3 chỉ đạo Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 triển khai ngay các biện pháp khắc phục triệt để tình hình gây ô nhiễm môi trường do khói bụi thải ra tại khu vực nhà máy trong những ngày vừa qua (kể cả việc cho tạm dừng tổ máy số 2 để khắc phục).
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên - môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện Tuy Phong tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên tính chất mức độ ô nhiễm trong quá trình vận hành của tổ máy số 2 để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Giao Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (PA81, PC49, Công an huyện Tuy Phong) chủ động phối hợp cơ quan chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, tham mưu đề xuất xử lý kịp thời đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
UBND huyện Tuy Phong cập nhật kịp thời tình hình ô nhiễm môi trường và sự phản ứng của nhân dân, cũng như việc triển khai các giải pháp và kết quả khắc phục của nhà máy để báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy có các giải pháp chỉ đạo, vận động nhân dân không để xảy ra tình hình mất trật tự như sự kiện ngày 14 và 15-4.
Như đã thông tin, vào các ngày 14 và 15-4 người dân đã đổ xuống đường chặn quốc lộ 1 do tình trạng ô nhiễm khói thải và bụi xỉ thải từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 không được giải quyết dứt điểm, mặc dù người dân đã kiến nghị với nhiều cấp chính quyền qua nhiều lần.
Sau vụ việc trên những người quá khích đã bị bắt để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Lực lượng công an cũng thông báo đang tiến hành điều tra hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Bãi xỉ thải sau đó được phủ bạt che kín gọn gàng, bụi từ ống khói cũng giảm sau vụ người dân chặn quốc lộ 1. Tuy nhiên trong những ngày gần đây lực lượng chức năng lại tiếp tục phát hiện Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả ra khói bụi thải gây ô nhiễm.
Một cán bộ có chức trách của tỉnh Bình Thuận nhìn nhận việc tái gây ô nhiễm này nếu không được ngăn chặn sớm có thể sẽ gây bức xúc trong dân chúng, làm tái diễn vụ chặn xe trên quốc lộ 1 như đã xảy ra trong các ngày 14 và 15-4. Đó cũng là lý do tại sao UBND tỉnh Bình Thuận nhanh chóng có động thái như “lên ruột” bằng công văn hỏa tốc này, khi lực lượng chức năng báo cáo về tình trạng tái ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
NGUYỄN NAM

Saturday, July 11, 2015

Đổi mới cải cách thành cưỡng chế

https://www.danluan.org/tin-tuc/20150711/dinh-tan-luc-doi-moi-cai-cach-thanh-cuong-che-0

Đổi mới cải cách thành cưỡng chế

..... Họ nhận chân ra được hôm nay, ngay dưới dây xích sắt máy xúc, rằng:
  • Thực dân Tây khai phá Tây Nguyên cho VN trước khi trao trả độc lập.
  • Mỹ không có tham vọng đế quốc chiếm đất ruộng của nông dân Việt.
  • Cũng qua rồi thời đánh giặc là đánh cho Liên Xô thời Lê Duẩn.
  • Liệu có phải đánh dân thời này mới là đánh cho Trung Quốc?
  • Cải Cách Ruộng Đất không dã man bằng Cưỡng Chế Thu Hồi Đất.
  • Cải Cách Ruộng Đất nhân danh dân cày, để làm cách mạng XHCN.
  • Cưỡng Chế Chiếm Đất của dân cày, ngược lại, nhân danh XHCN.
  • Xích xiềng thời thực dân không kinh hoàng bằng Xích cơ giới ngày nay.
  • Thế lực thù địch chèn dẹp đầu nhân dân không ở đâu xa.
  • Lực lượng gìn giữ an ninh chính thực là Cty bảo kê cho các đại gia.
  • Chủ đầu tư tham lam, nhưng, bộ phận bảo kê mới là gian ác.
  • Lá chắn của chế độ đã biến thành lá chắn của các Cty nước ngoài.
  • “Thi hành công vụ” có nghĩa là giết dân lãnh tiền và lên chức.
  • Chức năng Lãnh đạo chính là trực tiếp Chỉ đạo cho côn đồ giết dân.
  • Thủ phạm không chỉ là kẻ cầm gậy hay lái máy xúc, mà là lãnh đạo đảng.
  • Cưỡng Chế càng ráo riết, phản ảnh ngân sách nhà nước càng kiệt quệ.
  • Đảng và nhà nước càng vùng vẫy càng chìm sâu vào hố cát lún.
  • Thông tin chối tội của quan chức bị vô hiệu hoá tại chỗ bằng video clips.
  • Bao che cho tội ác chính là một tội ác lớn hơn.
  • Lũ cai trị phải dựa vào đám côn đồ để tồn tại qua ngày, tức Vô Chính Phủ.
  • Uy tín và quyền lực của đảng và nhà nước đã chạm đáy zéro.
  • Tình hình xã hội VN ngày càng gia tăng thảm sát/trả thù/thanh toán… khắp nơi, như đêm trước những cuộc đổi đời trên thế giới.
  • Nguy cơ của chế độ không phải là diễn biến hoà bình. Nó là diễn biến bạo lực, bắt đầu từ lũ con trời hùng cứ địa phương.
  • Nhân dân không ưa bạo lực, nhưng, đừng ai buộc nhân dân phải đứng trước lựa chọn duy nhất là phản ứng bằng bạo lực.
  • Trước mắt, VN có thành biển máu hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào những kẻ đang nắm giữ quyền lực và khí tài trong tay hiện nay.

Đinh Tấn Lực
Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay”. (Nguyễn Phú Trọng – TBT thẳng thắn về dân chủ với học giả Mỹ @ CSIS, Washington DC – 08/7/2015)
Chỉ tiếc là bầu không khí dân chủ đó không đủ để thở dưới giàn xích cơ giới của máy xúc đất”. (ĐTL – nhân đọc tin Cẩm Giàng trên Dân Luận, 10/7/2015)
Đài truyền hình CNN của Mỹ, được coi là một trong những đài truyền hình uy tín và nhanh nhạy nhất thế giới, đã lập tức trình chiếu đoạn video clip quay cảnh bánh xích máy xúc cán qua người biểu tình phản đối cưỡng chế ruộng đất nông dân tại xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương hôm nay, ngày 10/7/2015.
CNN đã rất cẩn thận báo trước là đoạn clip này có cảnh rùng rợn, và chỉ trình chiếu với sự đồng ý của từng khán thính giả. Mức độ rùng rợn không khác gì một “Thiên An Môn thu nhỏ ở VN”. Địa điểm của sự kiện dã man phi nhân tính này, thảm thay, lại mang cái tên nghiệt ngã: làng Mao!
Ngay sau đó, đoạn clip có thể dự giải máu lạnh 2015 này đã nhanh chóng lan đi trên mạng truyền thông thế giới.
Hình ảnh đọng lại trong mắt nhân chứng là một lũ côn đồ xâm mình, ốm đói, với kim tiêm ống chích nhung nhúc đàng sau máy xúc, không khác nào chiến thuật biển người bám tăng thời đánh trận Khe Sanh.
Âm thanh đọng lại trong tai nhân chứng tại chỗ là “tiếng thét xé trời” của nạn nhân khi bánh xích cán qua người.
Hình ảnh đọng lại trong trí người xem đoạn clip đó là phân nửa thân thể nạn nhân, cả phần ngực, phần đầu với chiếc nón lá, cả bó cờ đỏ sao vàng cán tre, bị chèn bên dưới giàn bánh xích máy xúc.
Hình ảnh liên tưởng là mớ hình chụp hoặc những đoạn phim trắng đen về cuộc “Cải Cách Ruộng Đất”, với lô nhô đầu người chôn sống ló trên mặt ruộng chờ đợi chiếc lưỡi cày loang loáng đi ngang cổ.
Câu nói đọng lại trong đầu đoàn người biểu tình là của phe công bộc đảng và nhà nước: “Hôm nay sẽ dí chết hết mọi người, để xem còn dám chống nữa không?”.

* * *
Thế, “mọi người” đó là ai, họ chống gì?
Họ là những nông dân thình lình bị mất đất vào tay những tập đoàn kinh tế mua chuộc hệ thống cai trị từ trung ương xuống tới địa phương cấp xã, để “quy hoạch” ruộng vườn trồng trọt chăn nuôi thành những rì-sọt/chung cư cao cấp/khu chế xuất của nước ngoài/khu thương mại đẳng cấp v.v…
Họ là nạn nhân của các nhóm lợi ích sử dụng bạo lực dân phòng/công an xã/côn đồ giả dạng/con nghiện dính HIV/an ninh thường phục… nói chung là các loại đầu gấu địa phương phục vụ cho nhà nước để trấn lột nhân dân.
Họ là nạn nhân trực tiếp của chính sách “đất đai là sở hữu toàn dân”, hoàn toàn nằm dưới quyền phân bố hoặc thu hồi của đảng và nhà nước, như một dạng ân huệ “ơn đảng/ơn chính phủ”, ngang với ơn trời!
Họ là nạn nhân gián tiếp của tình hình cạn kiệt ngân sách nhà nước, khiến mỗi địa phương phải tự đào lấy kinh phí nuôi dưỡng guồng máy hành chính/quân đội/công an, bằng cây xanh thủ đô, bằng nhựa trải đường, bằng ruột công trình, bằng phong bì kêu thầu, bằng phần trăm các dự án quy hoạch…
Họ phản đối giá đền bù mỗi thước vuông đất là 65.000 đồng, tương đương với một bát phở, chênh lệch đến hàng trăm lần với giá quy hoạch giao đất cho các đại gia sân sau của nhà nước. Ở đây là Cty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị & Khu Công Nghiệp VN-Singapore (VSIP).
Họ từng cắm rợp cờ đỏ trên đất ruộng, với một băng-rôn tha thiết van nài: “Người Nông Dân Kêu Cứu Chưa Đền Bù Xin Đừng Thi Công”, như FBker Liberty về quê chụp ảnh 20 ngày trước đây.
Họ lại cầm cờ đỏ biểu tình phản đối, với lòng tin còn sót lại vào một đảng và nhà nước đã từng vắt kiệt xương máu gạo tiền và tương lai của nông dân VN vào các trận chiến Chống Tây Giành Nửa Nước, Chống Mỹ Cứu Miền Nam, Chống Pôn-Pốt diệt chủng Khmer, và Chống Bá Quyền Bành Trướng.
Họ nhận chân ra được hôm nay, ngay dưới dây xích sắt máy xúc, rằng:
  • Thực dân Tây khai phá Tây Nguyên cho VN trước khi trao trả độc lập.
  • Mỹ không có tham vọng đế quốc chiếm đất ruộng của nông dân Việt.
  • Cũng qua rồi thời đánh giặc là đánh cho Liên Xô thời Lê Duẩn.
  • Liệu có phải đánh dân thời này mới là đánh cho Trung Quốc?
  • Cải Cách Ruộng Đất không dã man bằng Cưỡng Chế Thu Hồi Đất.
  • Cải Cách Ruộng Đất nhân danh dân cày, để làm cách mạng XHCN.
  • Cưỡng Chế Chiếm Đất của dân cày, ngược lại, nhân danh XHCN.
  • Xích xiềng thời thực dân không kinh hoàng bằng Xích cơ giới ngày nay.
  • Thế lực thù địch chèn dẹp đầu nhân dân không ở đâu xa.
  • Lực lượng gìn giữ an ninh chính thực là Cty bảo kê cho các đại gia.
  • Chủ đầu tư tham lam, nhưng, bộ phận bảo kê mới là gian ác.
  • Lá chắn của chế độ đã biến thành lá chắn của các Cty nước ngoài.
  • “Thi hành công vụ” có nghĩa là giết dân lãnh tiền và lên chức.
  • Chức năng Lãnh đạo chính là trực tiếp Chỉ đạo cho côn đồ giết dân.
  • Thủ phạm không chỉ là kẻ cầm gậy hay lái máy xúc, mà là lãnh đạo đảng.
  • Cưỡng Chế càng ráo riết, phản ảnh ngân sách nhà nước càng kiệt quệ.
  • Đảng và nhà nước càng vùng vẫy càng chìm sâu vào hố cát lún.
  • Thông tin chối tội của quan chức bị vô hiệu hoá tại chỗ bằng video clips.
  • Bao che cho tội ác chính là một tội ác lớn hơn.
  • Lũ cai trị phải dựa vào đám côn đồ để tồn tại qua ngày, tức Vô Chính Phủ.
  • Uy tín và quyền lực của đảng và nhà nước đã chạm đáy zéro.
  • Tình hình xã hội VN ngày càng gia tăng thảm sát/trả thù/thanh toán… khắp nơi, như đêm trước những cuộc đổi đời trên thế giới.
  • Nguy cơ của chế độ không phải là diễn biến hoà bình. Nó là diễn biến bạo lực, bắt đầu từ lũ con trời hùng cứ địa phương.
  • Nhân dân không ưa bạo lực, nhưng, đừng ai buộc nhân dân phải đứng trước lựa chọn duy nhất là phản ứng bằng bạo lực.
  • Trước mắt, VN có thành biển máu hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào những kẻ đang nắm giữ quyền lực và khí tài trong tay hiện nay.

Thursday, July 9, 2015

Năm luận điểm bác bỏ ‘đường chín đoạn’ của Tàu


Năm luận điểm bác bỏ ‘đường chín đoạn’
http://www.baomoi.com/Nam-luan-diem-bac-bo-duong-chin-doan/119/17011526.epi

(PL)- Các luật sư Mỹ và Anh trình bày trước Tòa án trọng tài thường trực La Haye.

Ngày 8-7 (giờ địa phương), phái đoàn Philippines tham dự vụ kiện phản bác “đường chín đoạn” của Trung Quốc trên biển Đông (Philippines gọi là biển Tây Philippines) bước vào vòng điều trần luận cứ đầu tiên.
Đài truyền hình CNN PH (Philippines) đưa tin cuộc điều trần kín diễn ra trước năm thẩm phán tòa án trọng tài thường trực tại dinh Hòa Bình ở La Haye (Hà Lan).
Năm thẩm phán gồm thẩm phán Thomas A. Mensah người Ghana (chủ tọa), thẩm phán Jean-Pierre Cot người Pháp, thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan, thẩm phán Rudiger Wolfrum người Đức và GS Alfred Soons người Hà Lan.
Tòa án trọng tài thường trực đã chấp thuận cho một số nước có tranh chấp ở biển Đông gồm Việt Nam, Malaysia và một số nước châu Á như Nhật, Thái Lan, Indonesia cử quan sát viên tham dự.


Phái đoàn Philippines chuẩn bị điều trần tại dinh Hòa Bình ở La Haye (Hà Lan) ngày 7-7 (giờ địa phương). Ảnh: ABIGAIL VALTE

Bà Abigail Valte, phó phát ngôn tổng thống Philippines (tháp tùng phái đoàn Philippines tại Hà Lan), thông báo trong ngày điều trần đầu tiên (ngày 7-7), phái đoàn Philippines đã phát biểu về thẩm quyền của tòa án đối với vụ kiện.
Trước tiên ông Florin Hilbay, cố vấn pháp luật của chính phủ Philippines, giới thiệu vụ kiện và các diễn giả.
Kế tiếp, Ngoại trưởng Albert del Rosario giải thích tòa án trọng tài thường trực có thẩm quyền tài phán quốc tế đối với vụ kiện của Philippines. Ông nói đây là vấn đề rất quan trọng đối với Philippines và quốc tế bởi tác động đến luật pháp quốc tế liên quan đến tranh chấp hàng hải.
Ông tập trung vào vấn đề: Có thể nào một quốc gia (Trung Quốc) lấy cớ “quyền lịch sử” để chiếm vùng biển rất xa biên giới và vùng biển ấy lại thuộc lãnh hải một nước khác?
Hãng tin GMA News (Philippines) đưa tin Ngoại trưởng Albert del Rosario đã đưa ra năm luận điểm:
- Trung Quốc không có quyền áp dụng cái mà Trung Quốc đánh giá là “quyền lịch sử” về lãnh hải, nền đáy biển và lòng đất ngoài các quyền của Trung Quốc theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
- Cái gọi là “đường chín đoạn” không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để áp dụng nhằm xác định giới hạn của yêu sách về “quyền lịch sử” của Trung Quốc.
- Các đặc điểm hàng hải Trung Quốc sử dụng làm căn cứ để đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông không phải là đảo có thể phát sinh quyền về vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa căn cứ khoản 3 Điều 121 của UNCLOS mà đó chỉ là đá, mỏm ngầm thường xuyên bị ngập nước cho dù Trung Quốc có tôn tạo hàng loạt thành đảo nhân tạo.
- Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi cản trở Philippines thực thi quyền chủ quyền và luật pháp.
- Trong quá trình vi phạm UNCLOS, Trung Quốc đã gây thiệt hại không thể khắc phục đối với môi trường biển khu vực bằng hành động phá hủy các rạn san hô ở biển Đông, đánh bắt cá mang tính chất hủy diệt và nguy hiểm, thu hoạch các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Sau đó, luật sư nổi tiếng người Mỹ Paul Reichler (Công ty luật Foley Hoag), trưởng nhóm luật sư của Philippines, trình bày luận cứ giải thích tại sao tòa án trọng tài thường trực La Haye phải thực hiện quyền tài phán trong vụ kiện của Philippines.
GS Philippe Sands người Anh (giám đốc Trung tâm về tòa án và tòa án quốc tế thuộc ĐH London) tiếp lời giải thích trong vụ kiện này Philippines không bàn đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ hay phân giới trên biển.
DẠ THẢO

Wednesday, July 8, 2015

Thảm hoạ của một ý thức hệ


Thảm hoạ của một ý thức hệ

Hôm qua xem bức hình "đại diện cộng đồng" người Việt chào đón bác Trọng, thì hôm nay thấy một số hình ảnh của cái cộng đồng thật đó "chào đón" bác ấy. Xem qua hai bức hình và những bàn luận xung quanh, rồi nghĩ lan man, mới thấy tác động ghê gớm của một ý thức hệ. Cái tác động nguy hại nhất mà tôi nghĩ ai cũng thấy trước mắt là nó (cái ý thức hệ) gây chia rẽ dân tộc hơn nửa thế kỉ, và sẽ còn chia rẽ thêm cả thế kỉ nữa.
Tính từ ngày vài người Việt du nhập cái chủ nghĩa không tưởng đó vào nước ta đến nay đã hơn 80 năm. Trong suốt thời gian dài đó, cái chủ nghĩa được du nhập vào đã làm đảo lộn cuộc sống và thay đổi biết bao giá trị văn hoá. Nó làm cho một dân tộc thống nhất thành hai dân tộc chia rẽ, và đánh nhau suốt 20 năm trời, gây mất mát cho hơn 3 triệu người, để rồi sau cùng là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu nhất nhì thế giới. Cho tới bây giờ, 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, khối cộng đồng dân tộc đó vẫn còn chia rẽ. Một bên thì hành xử nghênh ngang, trịch thượng như người thắng cuộc, một bên thì cay cú cho sự thất bại của họ. Đất nước thống nhất mà lòng người thì không thống nhất. Nhìn bề ngoài thì thống nhất, nhìn bề trong thì không thống nhất.
Điều đáng nói là ngay cả khi ra nước ngoài mà cái ý thức hệ đó cùng màu cờ của nó vẫn gây chia rẽ và làm xáo động cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Thật ra, sự chia rẽ đã bắt đầu ngay từ thời còn ở trong trại tị nạn. Vào thời cuối thập niên 1990, ở các trại tị nạn Hồng Kong đã xảy ra những xô xát có khi đẫm máu giữa người tị nạn đi từ miền Nam và người đi từ miền Bắc. Theo báo chí tường thuật, những người đi từ miền Bắc khiêu khích dân trong Nam bằng cách tổ chức sinh nhật cụ Hồ và kỉ niệm ngày 2/9, và thế là bạo động xảy ra, nhà chức trách phải ngăn cách hai cộng đồng này. Rồi đến bây giờ, khi qua được bên này dưới danh nghĩa "tị nạn" họ cùng với một số du học sinh lại khiêu khích những người đi tị nạn từ miền Nam. Tôi không có vấn đề gì khi họ ôm ấp lá cờ đỏ mà họ từng lớn lên và trưởng thành theo, nhưng tôi có vấn đề khi họ cầm lá cờ đó và nói là đại diện cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Cái thực thể gọi là "cộng đồng người Việt ở nước ngoài" đã được hình thành ngay từ những năm tháng sau khi người Việt đến tị nạn và định cư ở các nước phương Tây như Mĩ, Canada, Pháp, Anh và Úc. Đó là những tổ chức cộng đồng có đầy đủ tư cách pháp lí và được chính quyền nước sở tại công nhận. Họ thậm chí còn được chính quyền sở tại hỗ trợ ngân sách. Đó là những tổ chức đã có đóng góp quan trọng vào việc duy trì truyền thống dân tộc, tương trợ đồng hương, và giúp phát triển cộng đồng. Muốn hay không muốn thì cũng phải ghi nhận những đóng góp của các tổ chức cộng đồng đó. Những cộng đồng đó không bao giờ dùng lá cờ đỏ làm biểu tượng hay đại diện cho họ. Họ có thể đồng ý với chính quyền hiện hành trong nước, thậm chí ủng hộ chính quyền, nhưng họ không công nhận lá cờ đại diện cho chính quyền. Do đó, nói rằng những người cầm cờ đó là đại diện cho cộng đồng là một lời nói dối và xem thường cộng đồng người Việt ở đây.
Ở một nước theo thể chế dân chủ như Úc, mọi người đều có quyền thành lập hội đoàn, và họ có thể đặt tên cho hội đoàn theo ý thích. Nhưng không phải muốn đặt tên gì cũng được. Cách đây hơn chục năm, khi ở Úc này có xảy ra chuyện xích mích giữa hai nhóm (hay hai phe) trong cộng đồng, có người đứng ra đăng kí thành lập một tổ chức cũng mang tên là "community" (cộng đồng). Tuy nhiên, dù mang danh là thế, nhưng nó chỉ tồn tại trên giấy tờ, do đồng hương không ủng hộ. Quan trọng hơn là chính quyền cũng không ủng hộ. Theo thời gian thì tổ chức đó "chết". Tôi muốn nói rằng đừng dùng những trò hành chính để tuyên bố rằng "đại diện cộng đồng". Đừng nghĩ rằng một lá cờ nào đó được "quốc tế công nhận" là có chính nghĩa; chính nghĩa chỉ có khi nhân tâm được thuyết phục. Người ngoài công nhận anh, nhưng người trong gia đình không công nhận anh thì anh vẫn chưa thuyết phục và tính đại diện vẫn chưa chính đáng. Những trò hành chính và "công nhận" đó chỉ lừa được vài người hay chỉ phục vụ cho vài mục tiêu, nhưng thực tế sẽ chứng minh nó có chính nghĩa hay không.
Cá nhân tôi không có dính dáng gì và không là thành viên của các tổ chức cộng đồng đó, vì tôi nghĩ vài người hơi cực đoan. Ngược lại, một số tổ chức cộng đồng đó không ưa tôi, dù ở mức độ cá nhân, chúng tôi vẫn duy trì những mối quen biết. Do đó, tôi chẳng có lí do gì để bênh vực họ hay đứng về phía những người cầm cờ đỏ. Tôi nghĩ những người trong cộng đồng chính thống họ có tình cảm và lí do để ôm ấp lá cờ cũ, cũng như những em du học sinh có lí do để đứng dưới lá cờ đỏ. Tôi cũng từng lớn lên và từng chào cờ lá cờ cũ, nhưng tôi không đồng ý với việc tuyên bố rằng lá cờ này đại diện cho nhóm kia, vì làm như thế là khiêu khích và lừa dối. Lá cờ màu vàng đó chỉ là biểu tượng cho cộng đồng ở đây, và ở nhiều nơi biểu tượng đó được chính quyền địa phương công nhận. Có lẽ cách hay nhất là hai lá cờ đó (vàng và đỏ) nếu có dịp bay song song nhau, như cờ của người thổ dân Úc và cờ Úc bay song song nhau vậy. Cá nhân tôi chỉ mong đến một ngày hai bên chọn một lá cờ mới đại diện cho cả cộng đồng dân tộc.
Không biết các bạn nghĩ sao, chứ tôi thấy bi quan cho cái viễn cảnh hoà giải - hoà hợp dân tộc. Sẽ không có hoà giải dân tộc khi cái ý thức hệ đó còn ngự trị trên đất nước ta. Sẽ không có hoà hợp dân tộc khi còn có những con người đánh đồng cái ý thức hệ đó như là một giá trị văn hoá dân tộc. Tôi không nghi ngờ là tất cả chúng ta, bất cứ cờ màu sắc nào, đều đồng ý một điểm là cố gắng làm cho Việt Nam giàu và mạnh. Nhưng nếu một bên còn khăng khăng bám chặt vào cái ý thức hệ lỗi thời và hết sức sống đó thì khó mà huy động được sức mạnh của dân tộc trong và ngoài nước.

Nhật Bản tham gia cuộc tập trận quân sự Mỹ-Úc lần đầu tiên trong bối cảnh căng thẳng tai khu vực Biển Đông, Thái Bình Dương


 
Nhật Bản tham gia cuộc tập trận quân sự Mỹ-Úc lần đầu tiên trong bối cảnh căng thẳng tai khu vực Biển Đông, Thái Bình Dương

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/07/nhat-ban-tham-gia-cuoc-tap-tran-quan-su.html
Thủ Tướng Úc Tony Abbott đáp phi cơ trực thăng xuống soái hạm USS Blue Ridge của hạm đội 7 trong thời gian ghé thăm Sydney trước khi tham gia chiến dịch tập trận đại qui mô tại Bắc Úc kéo dài hai tuần lễ từ 07/07/2015



RT news * Nguyễn Hùng (Danlambao) chuyển ngữ - Mỹ và Úc đang khởi đầu chương trình tập trận chung thường kỳ hai năm một lần vào ngày chủ nhật, với Nhật Bản lần đầu tiên tham gia. Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tranh chấp trong khu vực Biển Đông.

Các cuộc tập trận với biệt danh 'Talisman Saber' sẽ kéo dài hai tuần, với 30.000 quân Mỹ và Úc tham gia.

Cũng sẽ có 40 sĩ quan và binh lính Nhật Bản tham gia, cùng với 500 binh sĩ từ New Zealand. Các buổi diễn tập được diễn ra ở Northern Territory và Queensland.

Theo kế hoạch, những cuộc tập trận được tổ chức cả trên biển, trên không và trên đất liền.

"Đó là một liên minh rất, rất quan trọng", Thủ tướng Tony Abbott cho biết khi đề cập đến mối quan hệ Úc-Mỹ. "Đó là một mối quan hệ rất quan trọng và ngay bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với thách thức khá lớn ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông."

Một khu trục hạm của Mỹ tham gia cuộc tập trân hải lục không quân

Các lần diễn tập của chiến dịch “Talisman Saber” thực hiện bởi quân lực Úc và Mỹ tại ít nhất sáu địa điểm nằm trong vùng Bắc và trung tâm của nước Úc. Đây là lần tập trận thứ sáu được hai nước thực hiện tính từ năm 2005.

Úc đã bàn thảo về việc mở rộng quan hệ quân sự với Nhật Bản trong vài năm qua. Mùa hè năm ngoái, Abbott mô tả Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "một người bạn rất, rất gần gũi" trong chuyến thăm chính thức Canberra của ông.

Các cuộc tập trận quân sự đang diễn ra trong bối cảnh ngày càng tăng căng thẳng trong khu vực Biển Đông Thái Bình Dương, với việc Trung cộng muốn gia tăng khả năng quân sự của mình.

Hôm thứ Ba, Bắc Kinh công bố một sách lược quốc phòng mới được thiết kế để cải thiện khả năng của hải quân của nước này. Phương hướng mới là sẽ chuyển từ "phòng thủ không phận" sang cả hai mục tiêu "phòng thủ và tấn công." Trung cộng cũng tố cáo ngược các nước láng giềng, cho rằng các nước trong vùng có "hành động khiêu khích" tại các "rạn san hô và hải đảo” của Trung cộng.

Làm cho quan hệ căng thẳng hơn với các nước là các tranh chấp ngày càng tăng với Bắc Kinh về một nhóm đảo nhỏ tại Biển Đông. Trong khi Tàu tuyên bố chủ quyền hầu hết các vùng biển Đông; Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng đòi chủ quyền của họ trên khu vực giàu tài nguyên này.

Mối quan tâm sâu sắc của ba quốc gia tham gia cuộc tập trận lần này là họ cùng chia sẻ rằng Tàu có thể áp đặt các hạn chế không lưu và hải lưu trong khu vực quần đảo Trường Sa, một khi họ hoàn thành xây dựng bảy hòn đảo nhân tạo trên những rặn san hô họ chiêm đóng (từ Việt Nam).

Trong khi đó, Bắc Kinh cho rằng họ có toàn quyền để thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” nếu cần thiết.

Khi được hỏi tại một cuộc họp báo thường kỳ rằng liệu Bắc Kinh lo ngại cuộc tập trận “Talisman Saber”, và dường như nó nhằm vào Trung cộng? Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh nói rằng bà "không lo lắng."

"Chúng tôi tin rằng tất cả các nước liên quan nên đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng để tăng cường tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa các nước trong khu vực", Reuters dẫn lời nói của bà ấy.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang nhìn soi mói vào Trung cộng. "Có tin rất đáng tin cậy được truyền ra ngoài rằng ở mọi cấp độ - từ thiết bị đến chuyên môn về kỹ thuật và hợp tác về chiến lược - đồng minh chính của Mỹ và Mỹ đang làm việc rất chặt chẽ với nhau phần lớn là để nằm vững các ý đồ đen tối của Trung cộng", một chuyên gia về Trung cộng tại Đại học Sydney, John Lee , nói với AFP.


*
Nhật Bản tham gia cuộc tập trận quân sự Mỹ-Úc lần đầu tiên trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Biển Đông, Thái Bình Dương

Theguardian *  Nguyễn Hùng (Danlambao) chuyển ngữ - Quân đội Nhật Bản lần đầu tiên sẽ tham gia vào một cuộc tập trận quân sự Mỹ-Úc vào tháng Bảy, trong khi Washington mong tăng cường liên kết giữa các đồng minh của mình khi đối mặt với một Trung cộng ngày càng ngang ngược.

Lực lượng tự vệ Nhật Bản - đội quân chính của Nhật - sẽ gửi 40 sĩ quan tham gia chiến dịch tập trân quân sự đại qui mô mang bí danh “Talisman Sabre”, được thực hiện mỗi hai năm một lần, bắt đầu vào ngày 07 Tháng Bảy, trong đó sẽ bao gồm khoảng 27.000 binh sĩ kể cả nam giới và phụ nữ, một phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản cho biết.

"Chúng tôi sẽ tham gia tập trận chung với hải quân Mỹ, chứ không phải là hoạt động trực tiếp với quân đội Úc," ông nói.

"Nhưng sự tham gia của chúng tôi được coi là một phần của những nỗ lực" để tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Nhật Bản và Australia.

Cuộc tập trận, ở hai nơi gần Rockhampton và Darwin, được dự định "để cải thiện chuyên môn chiến thuật trong hoạt động chiến đấu và tăng cường khả năng tương tác Nhật-Mỹ".

Tin tức về sự tham gia của Nhật Bản được đưa ra khi căng thẳng vẫn còn cao trong khu vực Biển Đông, với những lời chỉ trích ngày càng tăng về hành vi của Trung cộng ở Biển Đông, nơi mà họ đã tăng tốc độ xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp.

Các tàu chiến Mỹ đang xem xét việc gửi và máy bay giám sát trong vòng 12 hải lý - vùng lãnh thổ thông thường trên đất tự nhiên - các rạn san hô bị Trung cộng bồi lấn.

Việc triển khai như vậy có thể dẫn đến sự đối đầu và tạo nên căng thẳng trên vùng biển có các tuyến đường biển toàn cầu quan trọng.

Bắc Kinh xem gần như toàn bộ Biển Đông là của họ, và hình ảnh vệ tinh cho thấy họ đang nhanh chóng xây dựng một đường băng trên một hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa, nơi mà trong số các nước trong vùng cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần gồn nước đồng minh của Mỹ là Philippines, và Việt Nam,

Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ riêng biệt với Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát, có tên Tàu là Diaoyus, ở Biển Đông Trung Quốc.

Washington và Tokyo đã làm việc để củng cố quan hệ an ninh với các nước có cùng chí hướng khác trong khu vực.

Trong tháng 7 năm 2014 của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tổ chức cuộc tập trận kéo dài một tuần tại Thái Bình Dương.

Được biết đến như chiến dịch tập trân Malabar, một sự kiện quân sự hàng năm của Ấn Độ và Mỹ, nhưng lực lượng hải quân của Nhật Bản tham gia lần này là lần thứ ba kể từ năm 2007.


Video: Nhật Bản tham gia cuộc tập trận quân sự qui mô Mỹ Úc Tân Tây Lan


8/07/2015

Sunday, July 5, 2015

Ăn cơm Australia, thờ ma china

https://www.facebook.com/drtuanvnguyen/posts/1463180010661787:1

Ăn cơm Australia, thờ ma china
05/07/2015

Sáng hôm qua có chuyện phải đi chợ, và thấy hai cảnh hay hay, nên ghi lại cái note. Cảnh thứ nhất là trái vải của VN đã có mặt ở Sydney (với cái giá hơi đắt, 16 đôla/kí). Cảnh thứ hai là thấy một nhóm activists (nhà hoạt động) vận động người Úc lên tiếng ngăn chận chính sách mà họ cho là thù hận với Tàu. Thấy cách họ làm làm tôi phải nhại câu nói nổi tiếng trước 1975 và đặt tên cho họ là "Ăn cơm Australia, thờ ma china".
Ở Úc, cũng như trong các xã hội dân chủ khác ở phương Tây, có rất nhiều nhóm đấu tranh cho rất nhiều vấn đề họ quan tâm. Có những nhóm đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, có nhóm đấu tranh để được quyền mua súng, có nhóm mời gọi người ta theo đạo, có nhóm đấu tranh đòi giảm học phí, v.v. Nói chung là rất phong phú, thật sự là một xã hội tự do và dân chủ, ai cũng có tiếng nói (còn nói có ai nghe hay không là chuyện khác). Phương thức làm việc của họ cũng đơn giản. Họ thường xuất hiện trong các trung tâm shopping, thường là kê một cái bàn, và một đống tờ rơi để phát cho người qua đường. Có khi họ cũng có những thảo luận bỏ túi với người quan tâm.
Nhưng sáng qua tôi thấy có một nhóm ... lạ. Lạ là vì họ đấu tranh cho Tàu. Nói là "nhóm", nhưng trong thực tế chỉ có 3 người, tất cả đều là da trắng tóc vàng, chứ không phải tóc đen da vàng. Trong khi chờ đèn xanh qua đường, tôi nghe loáng thoáng họ hỏi một người là "Bạn có quan tâm đến tình hình Chính phủ Úc càng ngày càng tỏ thái độ thù địch với Tàu?" Anh chàng kia nói "Không". Anh chàng tuyên truyền nhấn mạnh "Bạn không quan tâm? Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả chúng ta và sự tồn tại của Úc". Anh chàng kia trả lời tỉnh queo: "Không, tôi không quan tâm, và tôi nói cho anh biết nhé: tôi không thích China, OK."
Thấy không chiêu dụ được anh kia, anh ta quay sang tôi, và cũng hỏi câu đó: Bạn có quan tâm. Tôi thấy chắc phải tiêu ra vài phút với anh chàng này, tôi tạm gọi là anh chàng China. Chàng China hỏi tôi là có biết Chính phủ Úc đang có chính sách thù địch với Tàu, tôi trả lời là biết. Chàng China hỏi tôi vậy chứ biết, thì phải làm gì. Tôi nói rằng tôi hoàn toàn ủng hộ Chính phủ Úc trong nỗ lực ngăn chận sự bành trướng của Tàu.
Anh chàng China có vẻ khựng lại và nói rằng đó là một chính sách nguy hiểm vì sẽ đẩy Úc đối đầu với Tàu, không tốt cho kinh tế Úc. Tôi trả lời rằng Tàu đang Úc và Tàu đã làm ăn mấy mươi năm nay, trong thời gian đó có lúc "up", có lúc "down", nhưng chưa bao giờ kinh tế Úc bị đe doạ như bây giờ. Đe doạ là vì Tàu đang mua mỏ, mua nhà, và mua đất của Úc, để rồi mai mốt con cháu chúng ta khó có khả năng mua được một căn nhà. Tôi hỏi anh China rằng anh có muốn thấy cái viễn cảnh anh hay con cháu anh phải đạp xích lô cho mấy người Tàu cộng ngay trên đất Úc này không?
Anh ta nói rằng Chính phủ Úc không bán mỏ cho Tàu là một sai lầm vì kinh tế Úc cần Tàu, ngay cả Mĩ còn chơi với Tàu mà Úc dám chống Tàu là tự sát. Tôi không đồng ý, vì mối quan hệ Mĩ - Tàu không đơn giản như anh ta nghĩ. Còn Tàu là một nước chauvin, nó đang bành trướng, nó đang thực hiện cái gọi là "giấc mơ China" của Tập Cận Bình, và nếu giấc mơ đó thành hiện thực thì đó là thảm hoạ cho thế giới vì một chế độ fascist mới sẽ xuất hiện, và vì thế phải ngăn chận Tàu.
Anh China hỏi tôi là bằng chứng Tàu bành trướng ở đâu? Tôi vỗ vai anh China và nói anh thử đọc tình hình Biển Đông nhé, Tàu nó đang muốn nuốt hết vùng biển Đông Nam Á, nó đang xây thành phố nhân tạo trên đảo mà nó ăn cướp từ Việt Nam, nó đang ăn cướp ngư dân Việt Nam, Phi Luật Tân. Tôi nói thêm rằng anh China làm nghề tuyên truyền này mà không biết đến những việc Tàu nó làm ở Biển Đông thì tốt nhất là anh China nên đi đọc thêm. Thấy tôi nói một mạch, có đầu có đuôi, và có vẻ am hiểu tình hình, nên anh chàng China khựng lại vì thấy rõ ràng là khó tuyên truyền với tôi, nên tỏ vẻ lảng đi ...
Nhưng tôi không tha. Tôi hỏi lớn anh chàng China đang làm cho ai, ai đứng đằng sau việc làm của anh. Tôi nói rằng tôi không nói anh là người của Tàu cộng, nhưng anh China đang làm lợi cho Tàu cộng. Tôi hỏi anh rằng anh đang ăn lương hay trợ cấp của ai? Của Úc phải không? Tôi bắt đầu nóng máu, tôi đưa mắt nhìn quanh (lúc này đã có đông người chú ý), rồi nói lớn: tôi đây này, và các bạn đang đứng chung quanh tôi đây, chúng tôi đã và đang đóng thuế để nuôi những người như anh, để rồi các anh quay lại chống lại chúng tôi, các anh thấy như thế là hợp lí không?
Anh chàng China nói lại: Nhưng anh không phải là người Úc. Làm tôi nóng mặt hơn và nói: Anh định nghĩa thế nào là người Úc? Là người định cư ở đây hơn 1000 năm trước? Nếu thế thì tôi và anh đều không phải là người Úc. Nếu định nghĩa là quốc tịch Úc, thì tôi là người Úc đây. Nhưng câu hỏi của anh lạc đề, vì câu hỏi đáng lẽ phải là tôi và anh đã và đang làm gì đem lại lợi ích cho đất nước này. Tôi đem lại lợi ích cho Úc, còn anh thì chống Úc và tôi xem đó là một việc làm thiếu suy nghĩ. Chào anh, tôi phải đi chợ cái đã. Ngạc nhiên là khi tôi hết câu đó, thấy vài người vỗ tay đồng tình. Một buổi sáng mát dạ.
Chế độ tự do dân chủ như Úc có cái hay là nó cho mọi người có quyền tự do ngôn luận và có quyền phát biểu ý kiến đi ngược lại chính quyền. Nhưng cũng chính cái thể chế này đang nuôi ong tay áo, và tôi chợt nhận ra câu "Ăn cơm Australia, thờ ma china" quá thích hợp cho những kẻ như anh chàng China đó. Buồn một điều mà mình phải đóng thuế nuôi anh chàng vô dụng đó. Tôi chợt tự hỏi ở VN mình có bao nhiêu người đang ăn cơm Việt Nam mà thờ ma Tàu. Con số chắc là nhiều, nhưng khác với Úc là những kẻ này có thể đã chui sâu và leo cao trong hệ thống công quyền VN nên chúng rất nguy hiểm.

 

Friday, July 3, 2015

Điều gì làm nước Mỹ khác biệt?


 Điều gì làm nước Mỹ khác biệt?

Posted by adminbasam on 03/07/2015
Ku Búa
03-07-2015

Xin chào,
Là một người nước ngoài, tôi có một quan niệm đặc trưng khi nhìn nước Mỹ. Như một người bạn Mỹ đã nói với tôi: “Đôi khi, phải có một người ở nước ngoài để nhắc cho chúng tôi nhớ chúng tôi như thế nào ở bên trong”.
Tôi là một người Úc – có thể bạn đã đoán được (qua giọng nói) – và tôi yêu quê hương của tôi. Và tôi tự hào khi đất nước tôi là một đồng minh lâu năm của Mỹ. Nhưng tôi biết rằng Úc không phải là Mỹ, và đất nước tôi sẽ không bao giờ đạt được những gì nước Mỹ đã đạt được. Không có có quốc gia nào trong lịch sử nhân loại đã làm được như vậy.

Mỹ khác nhất chỗ nào?

Điều gì làm cho nước Mỹ khác biệt? Có rất nhiều câu trả lời, nhưng tôi sẽ bắt đầu với một thứ bạn có thể sẽ không nghĩ đến.
Đa số người nghĩ rằng nước Mỹ chỉ chuyên về sự thành công. Tôi thì có một cái nhìn khác. Tôi nghĩ nước Mỹ chuyên về sự thất bại. Đa số người trong thế giới không có cơ hội để thất bại. Nhưng người Mỹ thì coi đó là một cái gì đó bình thường.
Chỉ có người Mỹ mới nói: ”Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thử lại lần nữa.”
Thậm chí, đã có một nghiên cứu hàn lâm để chứng minh điều này. Dựa theo một nghiên cứu bởi Trường Kinh Doanh Harvard của giáo sư Steven Rogers, đa số các nhà khởi nghiệp đã thất bại bốn lần trước khi họ thành công.
Thành công tốn rất nhiều thời gian, công sức, sự may mắn và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng để thành công bạn phải có cơ hội để thất bại – và bạn phải chịu trách nhiệm khi điều đó xảy ra. Tôi rất yêu điều đó về người Mỹ. Điều đáng học nhất là họ không đổ lỗi cho người khác, họ lấy những sai lầm đó làm bài học và làm tốt hơn trong lần sau. Và ở Mỹ luôn luôn, gần như có lần sau.
Không ở một nơi nào khác bạn có sự tự do để chấp nhập những rủi ro trong khởi nghiệp. Hãy nói chuyện với một người kinh doanh nhỏ ở Đức hoặc Brazil và bạn sẽ hiểu tôi nói gì. Từ góc nhìn của một người nước ngoài, tôi chỉ có thể ngưỡng mộ điều này. Và tôi không phải là người duy nhất.
Hãy nhìn những Tổng Giám Đốc của một công ty hàng đầu ở Thung Lũng Silicon. Bạn sẽ thấy tên của những nhà khởi nghiệp từ khắp nơi trên thế giới — Ấn Độ, Pakistan, Nga, Israel – bất cứ quốc gia nào bạn có thể nêu ra.
Tại sao họ lại đến Mỹ để sáng tạo? Bởi vì ở đây có nhiều tiền? Đúng, đương nhiên, nhưng chỉ đúng một phần. Cũng có nhiều nơi khác có nhiều tiền như thành phố London, Berlin và Tokyo nữa. Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại… và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công.
Và cả thế giới có thể cảm ơn sự may mắn cho sự thành công của nước Mỹ. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Và nền kinh tế toàn cầu dựa vào khả năng để được bán trong thị trường Mỹ.

Sự cao thượng của nước Mỹ

Cũng là lẽ tự nhiên nếu người Mỹ muốn giữ riêng sự thịnh vượng này cho riêng họ. Nhưng họ đã không làm vậy. Thậm chí, họ đã làm điều ngược lại.
Nước Mỹ đã là một trong những nước hy sinh nhiều nhất trong lịch sử — đó cũng là một điều khiến nước Mỹ khác biệt. Có một quốc gia nào đấu tranh cho tự do cho những nước khác chưa? Ở Châu Âu trong hai thế chiến, ở bán đảo Hàn Quốc, ở Việt Nam và ở Iraq. Trong tất cả các cuộc chiến đó, nước Mỹ đã có lợi kinh tế rất ít hoặc không được lợi gì.
Bất cứ lúc nào có một thảm họa nhân đạo ở bất cứ nơi nào trên thế giới — ở Haiti sau cơn đại bão, ở Indonesia sau cơn tsunami – ai là người đầu tiên chạy đến để cứu trợ? Cho dù thảm họa xảy ra ở trong hay ngoài nước, người Mỹ luôn huy động hàng triệu đô, gần như ngay lập lức, để gửi lương thực, quần áo và trợ cấp đến những người đang gặp nạn họ không biết và sẽ không bao giờ gặp. Có dân tộc nào trên thế giới làm như vậy không?

Lo lắng về nước Mỹ

Tôi yêu nước Mỹ vì sự khác biệt của cô ấy. Điều khiến cho tôi lo nhất về nước Mỹ là việc cô ấy đang cố gắng để giống như những quốc gia khác.
Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều người Mỹ bị thu hút bởi những lý tưởng của Châu Âu. Đó là thế giới cũ kỹ. Thế giới đó đã cũ dù ở năm 1776, khi nước Mỹ đã rách ra từ nó (giành độc lập từ Đế Chế Anh). Tại sao nước Mỹ lại muốn đi ngược lại với Cách Mạng Mỹ của cô ấy chứ? Tại sao người Mỹ lại muốn đi theo mô hình kinh tế và xã hội của một châu lục mà họ có thể thấy rằng đang thất bại trên mặt kinh tế và xã hội? Người Mỹ rất muốn bắt chước nước Pháp lắm sao? Hay là Hy Lạp?
Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều người Mỹ đổi lỗi cho những yếu tố ngoài cho sự khó khăn của họ thay vì chấp nhận trách nhiệm và tìm cách phát triển bản thân mình.
Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy các trường học Mỹ đang hạ thấp lịch sử oai hùng của nước Mỹ.
Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy sự tăng trưởng của mức nợ công của Mỹ và việc chính phủ ngày càng bành trướng trong khi Quân Lực Mỹ và tự do bị thu hẹp.
Tôi rất lo lắng vì một nước Mỹ yếu đuối, tự hoài nghi là một điều tồi tệ cho tất cả mọi người ở mọi nơi yêu quý tự do.
Nhưng những sự lo lắng này sẽ không tồn tại dài lâu. Bởi vì mỗi lần tôi đến nước Mỹ tôi gặp một dân tộc tự tin, thích cạnh tranh, dũng cảm, chung thủy, lý tưởng, sáng tạo, truyền cảm, độ lượng và lạc quan.
Nước Mỹ là một nước không giống bất cứ một nơi nào trên thế giới. Tôi cầu nguyện rằng nó sẽ mãi như vậy.
Tôi là Nick Adams cho Đại Học Prager.

Chuyện về Trư lệnh họ Phùng

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/07/chuyen-ve-tru-lenh-ho-phung.html#more

Chuyện về Trư lệnh họ Phùng
https://www.youtube.com/watch?v=jMYGlPTCDdI


Video clip về đảo nhân tạo bí mật do Tàu cộng xây dựng tại Trường Sa


http://danlambaovn.blogspot.com.au/2015/07/video-clip-ve-ao-nhan-tao-bi-mat-do-tau.html#more

Video clip về đảo nhân tạo bí mật do Tàu cộng xây dựng tại Trường Sa

https://www.youtube.com/watch?v=ze_xwRwKKxw


Phóng sự của đài CBS về các đảo bí mật Tàu cộng xây dựng tại Trường Sa. Phụ đề Việt ngữ bởi Nguyễn Hùng (Danlambao)










Nguyễn Hùng
danlambaovn.blogspot.com