Quốc Hội và Điện hạt nhân
http://dandensg.blogspot.com.au/2014/09/quoc-hoi-va-ien-hat-nhan.html
Những nghị quyết do Quốc Hội thông qua phải có được giá trị, chất lượng thật sự và cũng cần phải được tôn trọng, thực thi trên thực tế. Nếu Quốc Hội chỉ thuần túy thông qua đường lối chính sách của đảng, mà không đứng trên vị trí là đại biểu của nhân dân, thì sẽ còn có nhiều nghị quyết "rẻ tiền" như trường hợp xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) ở Ninh Thuận.
Ảnh: Người dân xem bản đồ quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (Người Lao Động)
Quốc Hội
Theo lý luận thông thường và chính thống, thì Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất (ghi rõ trong Hiến Pháp) của nước CHXHCNVN. Những vấn đề quan trọng, lớn lao của đất nước, liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội ..., như dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, phải được Quốc Hội thông qua, duyệt ngân sách thì mới được thực hiện.
Thế nhưng, do đặc thù nước ta là dù có Quốc Hội, nhưng đảng cộng sản Việt Nam lại nắm vai trò lãnh đạo, trong khi đại đa số đại biểu Quốc Hội đều là đảng viên, nên nói một cách ngắn gọn dễ hiểu là hễ cái gì đảng đã quyết thì Quốc Hội sẽ thông qua - dù muốn hay không.
Điều tưởng chừng vô lý đó lại hoàn toàn có lý! Vì nếu Quốc Hội mà không thông qua ý đảng, thì làm mất đi vai trò lãnh đạo của đảng rồi còn gì. Mà nếu Quốc Hội tự ý quyết một vấn đề gì, mà đảng không đồng ý thì liệu có được không? Chẳng hóa ra cũng là làm mất đi vai trò lãnh đạo của đảng hay sao?
Như vậy ở một phương diện nào đó có thể thấy đảng và Quốc Hội tuy hai mà một. Quốc Hội phải "có trách nhiệm" thông qua ý đảng thì mọi việc mới xong. Còn nếu Quốc Hội mà “bàn cãi” không thông qua ý kiến chỉ đạo của đảng, thì sẽ càng làm cho mọi việc rối thêm, càng mất thời gian. Mà cuối cùng thì cũng phải thông qua thôi – chứ đâu có đường nào khác!
Bởi vậy, nên nhiều người nói Quốc Hội tuy danh nghĩa là cơ quan quyền lực to nhất, đại biểu Quốc Hội tuy mang danh nghĩa là người đại diện của nhân dân, nhưng thực chất vẫn là hình thức, chủ yếu là để thông qua những ý định của đảng mà thôi.
Điện hạt nhân
Báo Người Lao Động ngày 21-9-2014 có bài “Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Lùi thời gian để an toàn hơn”, cho biết thời gian khởi công xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể sẽ lùi lại vào cuối năm 2020 hoặc 2022 thay vì cuối năm 2014 - như nghị quyết của Quốc Hội đã ban hành.
Theo đó, đại diện Bộ Công Thương cho biết Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị tư vấn đưa ra phương án thiết kế an toàn; rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật với mục tiêu là phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất khi xây dựng nhà máy ĐHN. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian lập dự án đầu tư.
Việc thiết kế các nhà máy ĐHN cũng có thay đổi như sau:
- Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), đơn vị tư vấn đã thay đổi độ cao từ 7 m lên 12 m so mặt nước biển.
- Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) cũng thay đổi độ cao từ 7 m lên 15 m so với mặt nước biển, đồng thời dịch chuyển vị trí xây dựng nhà máy này khoảng 300 m theo hướng Tây Nam.
Báo Người Lao Động cũng cho biết ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, cho biết đã yêu cầu Bộ Công Thương sớm có báo cáo về việc giãn tiến độ khởi công 2 nhà máy ĐHN Ninh Thuận để Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10 tới vì Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra là khởi công 2 nhà máy ĐHN vào cuối năm 2014.
Thiết tưởng cũng cần nhắc lại là chỉ riêng về thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN, trước đây đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết, băn khoăn và đầy trách nhiệm của các nhà khoa học, chuyên gia, nhân sỹ - đề nghị chưa triển khai việc xây dựng nhà máy ĐHN tại VN hoặc hoãn, lùi thời gian theo dự kiến công bố vì chúng ta chưa có đủ điều kiện, đối tác không thực sự tốt, chưa an toàn … Nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng, các vị lãnh đạo cao cấp của đảng khẳng định là vẫn xây dựng ĐHN theo đúng kế hoạch. Còn những ý kiến phản đối, chưa đồng tình – thì theo truyền thống, bị đảng rẻ rúng, thậm chí bị xem như có tư tưởng chống đối, phá hoại, thiếu xây dựng (!?).
Sau đó, trong các năm 2006 và 2009, Quốc Hội đã lần lượt thông qua 2 Nghị quyết về việc xây dựng nhà máy ĐHN. Đặc biệt Nghị quyết 41/2009 thông qua với mốc thời gian như sau:
- Khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020;
- Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Như đã nói, Nghị quyết của Quốc Hội về nguyên tắc là có giá trị pháp lý cao nhất, là pháp luật. Chính vì vậy, mỗi khi thông qua hay thông qua một nghị quyết nào đó, Quốc Hội/đại biểu Quốc Hội cần phải hết sức cẩn trọng, nghiêm túc. Mà hễ đã thông qua thì phải bảo đảm nghị quyết được tôn trọng, được thực hiện. Chứ không phải là muốn thông thì thông, muốn bỏ là bỏ, như chuyện trẻ con.
Thế mà nay khi năm 2014 đã gần hết, lẽ ra theo nghị quyết của Quốc Hội thì nhà máy ĐHN đã phải khởi công, thì "đùng phát" Bộ Công Thương nói sẽ dời đến năm 2020 hoặc 2022. Tức là một cơ quan hành pháp đã đặt nghị quyết của Quốc Hội vào thế đã rồi, không còn giá trị, dù đang có giá trị! Vì rõ ràng sắp tới Quốc Hội không thể không sửa lại Nghị quyết 41/2009, khi nó đã không được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.
Khách quan mà nói, việc dời thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN là hết sức cần thiết, hợp tình hợp lý và chắc chắn sẽ được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Điều này cũng cho thấy ý kiến phản đối, kiến nghị của các nhà khia học, nhân sỹ trước đây bị xem rẻ nay đã được chứng minh là quá đúng.
Song ngoài việc chưa bảo đảm an toàn, chưa đủ năng lực - như chính các quan chức nhà nước đã nêu ra, thì nói chung đối với những dự án khổng lồ, người dân luôn băn khoăn về sự yếu kém trong quản lý, rồi tham nhũng, thất thoát … Vì suy cho cùng thì tiền gì cũng là mồ hôi, công sức của người dân hoặc bán tài nguyên thiên nhiên mà có, chứ chẳng ai cho, để mà các vị hoang phí rồi sửa sai.
Cũng qua sự kiện này một lần nữa cho thấy giá trị của nghị quyết Quốc Hội, cũng chính là uy thế, giá trị của Quốc Hội hiện nay trong nhiều trường hợp không/chưa được tôn trọng và thực thi. Điều này còn cho thấy chất lượng của những nghị quyết do Quốc Hội thông qua cũng không cao. Trong khi đó, hoàn toàn trái ngược, thì những ý kiến, đường lối của đảng – tuy có thể đúng, có thể sai, nhưng bất luận thế nào, cứ hễ đảng đã "quyết" là đều được Quốc Hội thông qua, rất có "giá trị".
Chính vì vậy, trong bối cảnh đất nước vẫn còn độc đảng toàn trị như hiện nay, người viết bài này cũng chỉ biết cầu mong những ý kiến, đường lối chỉ đạo của đảng cần phải được xem xét thật kỹ lưỡng, phải thực sự vì nước vì dân trước khi được đưa ra, để thông qua.
Ảnh: Người dân xem bản đồ quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (Người Lao Động)
Quốc Hội
Theo lý luận thông thường và chính thống, thì Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất (ghi rõ trong Hiến Pháp) của nước CHXHCNVN. Những vấn đề quan trọng, lớn lao của đất nước, liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội ..., như dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, phải được Quốc Hội thông qua, duyệt ngân sách thì mới được thực hiện.
Thế nhưng, do đặc thù nước ta là dù có Quốc Hội, nhưng đảng cộng sản Việt Nam lại nắm vai trò lãnh đạo, trong khi đại đa số đại biểu Quốc Hội đều là đảng viên, nên nói một cách ngắn gọn dễ hiểu là hễ cái gì đảng đã quyết thì Quốc Hội sẽ thông qua - dù muốn hay không.
Điều tưởng chừng vô lý đó lại hoàn toàn có lý! Vì nếu Quốc Hội mà không thông qua ý đảng, thì làm mất đi vai trò lãnh đạo của đảng rồi còn gì. Mà nếu Quốc Hội tự ý quyết một vấn đề gì, mà đảng không đồng ý thì liệu có được không? Chẳng hóa ra cũng là làm mất đi vai trò lãnh đạo của đảng hay sao?
Như vậy ở một phương diện nào đó có thể thấy đảng và Quốc Hội tuy hai mà một. Quốc Hội phải "có trách nhiệm" thông qua ý đảng thì mọi việc mới xong. Còn nếu Quốc Hội mà “bàn cãi” không thông qua ý kiến chỉ đạo của đảng, thì sẽ càng làm cho mọi việc rối thêm, càng mất thời gian. Mà cuối cùng thì cũng phải thông qua thôi – chứ đâu có đường nào khác!
Bởi vậy, nên nhiều người nói Quốc Hội tuy danh nghĩa là cơ quan quyền lực to nhất, đại biểu Quốc Hội tuy mang danh nghĩa là người đại diện của nhân dân, nhưng thực chất vẫn là hình thức, chủ yếu là để thông qua những ý định của đảng mà thôi.
Điện hạt nhân
Báo Người Lao Động ngày 21-9-2014 có bài “Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Lùi thời gian để an toàn hơn”, cho biết thời gian khởi công xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể sẽ lùi lại vào cuối năm 2020 hoặc 2022 thay vì cuối năm 2014 - như nghị quyết của Quốc Hội đã ban hành.
Theo đó, đại diện Bộ Công Thương cho biết Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị tư vấn đưa ra phương án thiết kế an toàn; rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật với mục tiêu là phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất khi xây dựng nhà máy ĐHN. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian lập dự án đầu tư.
Việc thiết kế các nhà máy ĐHN cũng có thay đổi như sau:
- Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), đơn vị tư vấn đã thay đổi độ cao từ 7 m lên 12 m so mặt nước biển.
- Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) cũng thay đổi độ cao từ 7 m lên 15 m so với mặt nước biển, đồng thời dịch chuyển vị trí xây dựng nhà máy này khoảng 300 m theo hướng Tây Nam.
Báo Người Lao Động cũng cho biết ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, cho biết đã yêu cầu Bộ Công Thương sớm có báo cáo về việc giãn tiến độ khởi công 2 nhà máy ĐHN Ninh Thuận để Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10 tới vì Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra là khởi công 2 nhà máy ĐHN vào cuối năm 2014.
Thiết tưởng cũng cần nhắc lại là chỉ riêng về thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN, trước đây đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết, băn khoăn và đầy trách nhiệm của các nhà khoa học, chuyên gia, nhân sỹ - đề nghị chưa triển khai việc xây dựng nhà máy ĐHN tại VN hoặc hoãn, lùi thời gian theo dự kiến công bố vì chúng ta chưa có đủ điều kiện, đối tác không thực sự tốt, chưa an toàn … Nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng, các vị lãnh đạo cao cấp của đảng khẳng định là vẫn xây dựng ĐHN theo đúng kế hoạch. Còn những ý kiến phản đối, chưa đồng tình – thì theo truyền thống, bị đảng rẻ rúng, thậm chí bị xem như có tư tưởng chống đối, phá hoại, thiếu xây dựng (!?).
Sau đó, trong các năm 2006 và 2009, Quốc Hội đã lần lượt thông qua 2 Nghị quyết về việc xây dựng nhà máy ĐHN. Đặc biệt Nghị quyết 41/2009 thông qua với mốc thời gian như sau:
- Khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020;
- Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Như đã nói, Nghị quyết của Quốc Hội về nguyên tắc là có giá trị pháp lý cao nhất, là pháp luật. Chính vì vậy, mỗi khi thông qua hay thông qua một nghị quyết nào đó, Quốc Hội/đại biểu Quốc Hội cần phải hết sức cẩn trọng, nghiêm túc. Mà hễ đã thông qua thì phải bảo đảm nghị quyết được tôn trọng, được thực hiện. Chứ không phải là muốn thông thì thông, muốn bỏ là bỏ, như chuyện trẻ con.
Thế mà nay khi năm 2014 đã gần hết, lẽ ra theo nghị quyết của Quốc Hội thì nhà máy ĐHN đã phải khởi công, thì "đùng phát" Bộ Công Thương nói sẽ dời đến năm 2020 hoặc 2022. Tức là một cơ quan hành pháp đã đặt nghị quyết của Quốc Hội vào thế đã rồi, không còn giá trị, dù đang có giá trị! Vì rõ ràng sắp tới Quốc Hội không thể không sửa lại Nghị quyết 41/2009, khi nó đã không được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.
Khách quan mà nói, việc dời thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN là hết sức cần thiết, hợp tình hợp lý và chắc chắn sẽ được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Điều này cũng cho thấy ý kiến phản đối, kiến nghị của các nhà khia học, nhân sỹ trước đây bị xem rẻ nay đã được chứng minh là quá đúng.
Song ngoài việc chưa bảo đảm an toàn, chưa đủ năng lực - như chính các quan chức nhà nước đã nêu ra, thì nói chung đối với những dự án khổng lồ, người dân luôn băn khoăn về sự yếu kém trong quản lý, rồi tham nhũng, thất thoát … Vì suy cho cùng thì tiền gì cũng là mồ hôi, công sức của người dân hoặc bán tài nguyên thiên nhiên mà có, chứ chẳng ai cho, để mà các vị hoang phí rồi sửa sai.
Cũng qua sự kiện này một lần nữa cho thấy giá trị của nghị quyết Quốc Hội, cũng chính là uy thế, giá trị của Quốc Hội hiện nay trong nhiều trường hợp không/chưa được tôn trọng và thực thi. Điều này còn cho thấy chất lượng của những nghị quyết do Quốc Hội thông qua cũng không cao. Trong khi đó, hoàn toàn trái ngược, thì những ý kiến, đường lối của đảng – tuy có thể đúng, có thể sai, nhưng bất luận thế nào, cứ hễ đảng đã "quyết" là đều được Quốc Hội thông qua, rất có "giá trị".
Chính vì vậy, trong bối cảnh đất nước vẫn còn độc đảng toàn trị như hiện nay, người viết bài này cũng chỉ biết cầu mong những ý kiến, đường lối chỉ đạo của đảng cần phải được xem xét thật kỹ lưỡng, phải thực sự vì nước vì dân trước khi được đưa ra, để thông qua.
No comments:
Post a Comment