Friday, September 26, 2014

Cờ vàng đối lại với cờ máu

Chuyện cờ quạt và hoà hợp hoà giải
GS Nguyễn Văn Tuấn
26-09-2014
Chuyện “cờ quạt” lại trở thành vấn đề thời sự trong cộng đồng người Việt ở Mĩ. Số là Thượng nghị sĩ Pam Roach (bang Washington) bảo trợ một nghị quyết (?) yêu cầu Mĩ công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH ngày xưa. Thế là ngài đại sứ VN tại Mĩ viết thư đến TNS Roach phản đối. Một công dân Mĩ tên là Terrell A. Minarcin viết thư phản đối sự can thiệp của ông đại sứ. Đọc hai lá thư cũng cho chúng ta biết vài ý tưởng về cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt …
Chuyện cờ quạt ở ngoài này thật khó nói. Một điều chắc chắn là cộng đồng người Việt tị nạn, phần lớn đi từ miền Nam, sẽ vẫn giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ dù quốc gia có tên VNCH không còn nữa. Một điều chắc chắn khác là các cộng đồng này sẽ không bao giờ chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng mà họ gọi là “cờ máu”. Do đó, có thời người ta có phong trào vận động các chính quyền địa phương công nhận cờ vàng. Tôi đoán cái bill bang ở Washington nằm trong chiến dịch này. Do đó, cái bill có câu viết rõ ràng là “Recognizing the flag of the former Republic of Vietnam” (Công nhận lá cờ của nguyên Việt Nam Cộng Hòa).

Tôi không biết ý nghĩa và tác động của việc công nhận lá cờ vàng này là gì, vì VNCH không còn tồn tại. Tuy nhiên, tôi thông cảm cho những người còn lưu luyến lá cờ đó vì họ đã từng phục vụ Nhà nước VNCH, từng chiến đấu và hi sinh dưới lá cờ đó. Chính tôi vẫn thấy lá cờ đó thân quen vì tôi từng đứng chào cờ mỗi sáng thời còn là học trò, và lớn lên dưới thể chế mà lá cờ đó biểu tượng. Do đó, tôi thấy chẳng có vấn đề gì khi trong các diễu hành cộng đồng người ta dùng lá cờ vàng như là một biểu tượng của VNCH. Giương cao lá cờ đó có lẽ cũng là một cách phát biểu họ không chấp nhận Nhà nước đương quyền ở VN. Tôi đoán việc công nhận lá cờ vàng chắc chỉ có ý nghĩa chính trị chứ chẳng có ý nghĩa thực tế nào khác.
Dĩ nhiên, lá cờ vàng không được chính quyền hiện hành công nhận. Họ mỉa mai gọi là “cờ ba que”. Mà, thật ra, ba que thì có vấn đề gì đâu khi nó thể hiện 3 miền của đất nước. Chẳng những không công nhận mà cán bộ của Nhà nước còn cảm thấy khó chịu khi thấy lá cờ đó xuất hiện nơi công cộng. Chính lá cờ này đã một phần làm cho Phương Uyên vướng vòng lao lí. Có người có lẽ do thiếu suy nghĩ nên khi thấy lá cờ vàng là la toáng lên là “phản động”.
Tôi nghĩ lá thư phản đối của ông đại sứ nằm trong cái tâm cảm “phản động” đó. Tuy nhiên, điểm đáng khen trong lá thư của ông đại sứ là văn phong tương đối từ tốn. Nếu có điểm chưa đạt thì tôi nghĩ lí lẽ trong thư thiếu tính thuyết phục. Chẳng hạn như chuyện ông đại sứ nói rằng hãng Boeing bán máy bay cho VN thì tôi thấy chẳng ăn nhập gì với lá cờ. Thật ra, VN cần mua máy bay của Boeing chứ nó có cần bán cho VN đâu?! Nên nhớ trong thời cấm vận, VN không mua được máy bay từ Mĩ. Có chỗ ông đại sứ dùng chữ mang tính miệt thị (“the so-called Republic of Vietnam”). Tôi phải hỏi tại sao dùng chữ “so-called” trong khi VNCH là một quốc gia được quốc tế công nhận và là quê quán của mấy chục triệu người Việt? Dùng chữ như thế mà gọi là “hoà giải, hoà hợp” thì ai mà tin được.
Không biết TNS Roach trả lời ông hay chưa, nhưng một công dân Mĩ tên là Terrell A. Minarcin viết một lá thư khá dài phản đối sự can thiệp của ông đại sứ. Ông này tuy kí tên là một công dân, nhưng hình như ông từng là một cựu chuyên gia phân tích tình báo và từng tham chiến ở VN. Lá thư viết bằng một văn phong gay gắt. Điều thú vị là ông nói khi Mĩ lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở VN thì phía VN than phiền là Mĩ can thiệp vào nội bộ VN. Dùng lí lẽ đó, ông nói việc ông đại sứ can thiệp vào cái bill công nhận cờ vàng là một can thiệp vào nội bộ Mĩ! Trong lá thư của Minarcin còn có nhiều đoạn tố cáo những cái mà ông cho là “tội ác” của chính quyền VN.
Tôi nghĩ cuối cùng thì chắc chẳng có nước nào công nhận lá cờ vàng là đại diện cho VN. Nhưng vẫn còn hàng chục triệu người Việt vẫn còn gắn bó với lá cờ đó, cũng như hàng chục triệu người khác thấy lá cờ đỏ là cờ tổ quốc. Những tranh chấp và can thiệp liên quan đến cờ vàng và cờ đỏ là một tín hiệu cho thấy người VN vẫn còn chia rẽ, và cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn trong tâm khảm của nhiều người. Tôi nghĩ nếu chính quyền thực tâm muốn hoà hợp hoà giải thì tại sao không công nhận lá cờ vàng tượng trưng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
=======
Thư của ngài đại sứ VN gửi TNS Pam Roach
Ngày 10-2-2004
Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Roach:
Với sự quan tâm đặc biệt mà tôi viết thư này gửi ông liên quan đến một nỗ lực thứ hai nhằm thừa nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ được trình bày trong văn kiện SJM8045. Đây là để tái khẳng định rằng nhân dân và chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận với dự án xây dựng Tượng Đài. Tôi xin chia sẻ với ông về ý nghĩ của tôi.
Thứ nhất, dự án Tượng Đài đi ngược lại những quy ước quốc tế và thực tiễn. Bây giờ, cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại, hơn ba mươi năm qua, lá cờ của nó đã không còn chỗ đứng hợp pháp tại Việt Nam. Giống như một số văn bản hoặc nghị quyết, ngôn ngữ của dự án Tượng Đài Kỷ Niệm rõ ràng đã phủ định sự hiện hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vối Hoa Kỳ từ năm 1995.
Thứ hai, kể từ khi khởi đầu của giai đoạn mới của sự bình thường hóa và hòa giải với quý quốc vào năm 1995, Việt Nam đã làm hết sức mình để đẩy lùi quá khứ và nhìn về phía tương lai, phấn đấu để xây dựng một quan hệ mà đôi bên đều có lợi. Trong tiểu bang của ông, hãng Boeing đã bán máy bay cho Việt Nam và Cảng Seattle vẫn là một cảng chị em với cảng Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam trong chương trình trao đổi. Theo ý tôi, dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, dấu hiệu làm sống lại quá khứ của hận thù và buồn đau, không phục vụ cho lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ hoặc tiểu bang Washington .
Thứ ba, với một chính sách kiên định, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia năng động của Việt kiều trong việc mở rộng quan hệ có lợi cả hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự hội nhập hữu hiệu của họ vào dòng sinh hoạt chính lưu của đời sống Mỹ. Việt Nam hy vọng mãnh liệt rằng cộng đồng của người Mỹ gốcViệt, khoảng gần năm mươi ngàn đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, sẽ cũng tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác.
Sau hết, ở cấp liên bang vị Ngoại Trưởng và các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã luôn luôn tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Trong cuộc họp với tôi vào mùa hè vừa qua, Thống Đốc Gary Locke đã nói ông ta và tiểu bang Washington ủng hộ sự gia tăng quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tiểu bang Washington và Việt Nam .
Như ông có thể nhớ lại, Nghị Quyết Thượng Viện loại này số 8659 đã bị rút lại sau cuộc duyệt xét vào mùa xuân vừa qua, khi những ý tưởng này được đưa ra bàn thảo.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng; tôi tin dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, một khi được cơ quan lập pháp của ông thông qua, sẽ đâm bổ vào chính Hiến Pháp. Hoa kỳ là nền tảng trao quyền hành cho việc thi hành chính sách đối ngoại duy nhất trong hệ thống liên bang. Vả lại, bằng sự kêu gọi công nhận lá cờ cũ ấy như là lá cờ chính thức duy nhất của nhân dân Việt Nam , nó sẽ làm cho quyền tự do phát biểu bị nghi ngờ.
Dưới ánh sáng của những nhận xét này, tôi thành kính yêu cầu ông đừng hành động hỗ trợ cho dự án Tượng Đài Kỷ Niệm.
Tôi cảm ơn ông về sự quan tâm và hợp tác.
Với lòng kính trọng cao nhất của tôi.
Ký tên : Nguyễn Tâm Chiến,
Đại Sứ.
=======
THƯ PHÚC ĐÁP TỪ WASHINGTON STATE .
Ngày 23-2-2004
Thưa Ông Đại Sứ,
Tôi vừa nhận được một bản sao của thư ông gửi đến Nghị Sĩ Pam Roach đề ngày10-2-2004. Tôi xin trả lời thư đó.
Nếu bất cứ một nước nào khác viết bức thư này, thì sẽ đơn thuần một chuyện buồn cười. Nhưng đây lại là của nước ông, Ông Đại Sứ, nước Cộng sản Việt Nam . Nước ông chưa bao giờ tôn trọng hoặc thành thật tuân theo những thủ tục và quy định của bất cứ một thỏa hiệp quốc tế nào mà nước ông đã ký kết vào. Tuy nhiên, nước ông sẽ chỉ núp đằng sau các Thỏa hiệp ấy khi nào chúng thích hợp cho quyền lợi của nước ông. Khi có những cá nhân, chẳng hạn như bản thân tôi hoặc Ông M. Benge, hoặc các tổ chức như Ân Xá Quốc Tế, Ủy Ban Tự Do, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cáo buộc quý quốc với vô số hành động vi phạm nhân quyền hoặc tổn hại, thì lập tức quý quốc đáp lại bằng cách nói rằng những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm tới là những vấn đề nội bộ và rằng chúng tôi đã can thiệp vào chính sách của quý quốc. Thế cũng được. Ở đây, với quá trình được sắp đặt, chính ông đang can thiệp vào Tiểu bang Washington về những vấn đề không liên quan gì đến ông cả. Sao mà chúng tôi vinh danh sự đóng góp của các cá nhân hoặc các cộng đồng dân tộc ở đây tại Washington lại là ăn nhập đến ông. Xin hãy từ bỏ hành động can thiệp vào những vấn đề nội bộ của chúng tôi.
Ông muốn chúng tôi công nhận và vinh danh lá cờ của ông. Lá cờ đại diện cho một quốc gia đã thực hiện những cuộc tàn sát diệt chủng, huynh đệ tương tàn và buôn bán nô lệ quốc tế. Tôi, với tư cách một cư dân của tiểu ban Washington, không thể nào tha thứ hành động ấy. Sao ông dám đòi hỏi tôi làm? Làm như thế sẽ đưa tôi đến sự đồng lõa với những tội ác lớn lao chống nhân loại của nước ông.
Ông nói rằng dự án Đài Tưởng Niệm phủ định sự tồn tại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . Nó chẳng làm được việc nào như thế đâu. Đối lại với các bảo tàng viện và đài tưởng niệm của nước ông, Đài Tưởng Niệm này bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đã trả cái giá cao nhất cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước Việt Nam Cộng Hòa cũ. Ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa từ đó được công nhận như là ngọn cờ của tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Các màu sắc của nó thật là tiêu biểu. Ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong lúc màu vàng nói lên sự quý giá biết bao của những lý tưởng ấy, màu đỏ tượng trưng cho sự đổ máu để bảo vệ những lý tưởng đó. Cả trong quá khứ và cả đối với những người sẽ bảo vệ những lý tưởng ấy cho đến chết. Tôi, trước hết, hân hạnh công nhận lá cờ Tự Do và tỏ lòng vinh danh nó. Tôi cũng sẽ hân hạnh công nhận lá cờ của ông khi ông công nhận lá cờ của chúng tôi. Trước khi ấy, đối với tôi, lá cờ của ông tượng trưng cho giết hại, khủng bố, ngược đãi, tráo trở, buôn bán nô lệ và vi phạm nhân quyền.
Ông tuyên bố rằng ông đang cực kỳ nỗ lực để đẩy lùi quá khứ. Vâng, với nước của ông, hồ sơ quá khứ là sự xâm phạm tất cả các tiêu chuẩn của hành động văn minh, nên tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đẩy lùi quá khứ của ông. Sau hết, mục đích về sự thừa nhận của ông chỉ bị tổn thương bởi những hành động quá khứ của nước ông.
Tất cả các cư dân của tiểu bang Washington sẽ cảm thấy sung sướng hơn để mở bàn tay thân hữu và hợp tác khi nước ông có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và mở rộng Nhân Quyền cho tất cả người dân Việt Nam. Trước khi đó, xin hãy tránh khỏi công việc nội bộ của chúng tôi.
Dự án Đài Tưởng Niệm không phải là một lời tuyên bố của chính sách ngoại giao. Nơi mà ông lấy ra cái ý tưởng đó ngoài phạm vi của tôi. Một lần nữa, ông lại cố gắng làm mờ tối vấn đề. Những gì mà nhân dân Mỹ làm không mắc mớ gì tới ông. Đây là một vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington do những công dân bình thường vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, là những lý tưởng đáng nguyền rủa đối với chính phủ chuyên chính bạo ngược của ông. Đó là những lý tưởng mà lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ đã tượng trưng.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ vào những gì mà nước ông đã làm và đang tiếp tục làm.
Cộng sản Việt Nam đã tham gia vào hành động diệt chủng. Nó đã chính thức bắt đầu suốt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai. Chính nước ông đã tuyên chiến Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Theo định nghĩa lúc bấy giờ, đó là một cuộc chiến tranh. Như vậy, nước ông bị ràng buộc bởi những Quy Ước Genève về cách đối xử với Tù binh chiến tranh. Thế nhưng, như tôi đã nói trước đây, nước ông chưa đủ thành thật và tôn trọng đối với những nguyên tắc căn bản của bất cứ một hiệp định quốc tế nào mà nước ông đã ký vào.
Sự đối xử với tù binh chiến tranh của các ông đã chứng minh cho điều đó.
Ngoài ra, các ông đã hành quyết ít nhất là 11 tù binh Hoa Kỳ đang bị các ông giam giữ. Đó là một tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Cho đến ngày nay, các ông vẫn cố tình phạm tội diệt chủng. Hãy lấy trường hợp của Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt. Các ông đã tìm cách can thiệp vào tòa án và luật pháp của Thái-Lan và yêu cầu Thái-Lan hãy hành quyết Lý Tống.. Tội danh của ông ta là gì? Nói cho dân Việt Nam về Tự Do là một trường hợp mà các ông không thể nào tha thứ được.
Cộng sản Việt Nam đã tham gia và tiếp tục tham gia vào cuộc huynh đệ tương tàn. Việc này đã khởi đầu vào năm 1956 khi chế độ Cộng sản tại Hà Nội phát động chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Trong lúc có thể dễ dàng trút trách nhiệm lên kẻ khích động của Cộng sản Quốc tế là Hồ Chí Minh, thì kiến trúc sư thực sự là Trường Chinh. Đã có bao nhiêu người Việt Nam chết dưới cuộc tàn sát này? 10,000? – 50,000? – 100,000? Nhiều hơn? Ngay cả chỉ có một nạn nhân của cuộc tàn sát này, cũng đã tạo nên cảnh tương tàn huynh đệ rồi. Cuộc tàn sát nhắm vào người thiểu số Việt Nam tại miền Tây Bắc Việt Nam cũng cùng một loại (với cải cách ruộng đất). Mục đích của cuộc tàn sát này là xóa sạch chủng tộc số người Việt Nam thiểu số đã giúp cho người Pháp. Tôi nhắc đến điều này là để chứng minh rằng các ông đã tiếp tục chính sách này sau khi kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai với sự bắt đầu chính sách cưỡng bách tái định cư những người Việt Nam đã cộng tác với Việt Nam Cộng Hòa cũ tại những vùng mà các ông thản nhiên gọi là Vùng Kinh Tế Mới.
Các ông tiếp tục chính sách diệt chủng hiện nay dưới dạng ngược đãi và khủng bố tôn giáo, nó cũng là một bằng chứng hiển nhiên về vi phạm nhân quyền. Bất cứ một người nào bị giết hại trong cuộc tàn sát này cũng là nạn nhân của chính sách diệt chủng và tương tàn của nước ông.
Hãy nhìn vào sự gắn bó của nước ông trong hành động buôn bán nô lệ. Nhiều lần trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai và cả sau đó, nước ông bán người Mỹ, bán đồng minh và tù binh Việt Nam qua nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô-Viết. Một bằng chứng, năm 1983, nước ông bán 275 người Mỹ và 27,000 tù binh Việt Nam qua Liên-xô để trừ nợ đã vay trong chiến tranh. Đây là một vi phạm quá trọng đại đối với nhân quyền và là một tội ác chống nhân loại. Đã có nhiều lần nước ông bán người Mỹ, đồng minh và tù binh Việt Nam qua Liên-Xô, nhưng mỗi một lần số lượng không nhiều lắm.
Nước ông có thể giải quyết nhiều trường hợp Tù Binh/Người Mất Tích Trong khi làm nhiệm vụ một cách dễ dàng bằng cách mở các hồ sơ quân đội và Côngan của nước ông. Nhưng nước ông đã không làm chỉ vì không có lợi lộc gì trong việc giải quyết nhân đạo vấn đề tình cảm này. Nước ông tống tiền nước Mỹ cho lợi nhuận riêng và hưởng thụ. Tại sao? Bởi vì nước ông nhận thấyrằng Tổng Thống Nixon đã hứa viện trợ tái thiết cho nước ông khoảng 4 tỷ 3 đô-la. Điều này có thể xảy ra, nước ông có thể nhận được số tiền này một cách dễ dàng, nếu chịu công bố hồ sơ và danh sách tù binh của nước ông cho các gia đình và cho thế giới. Ít ra việc này cũng có thể làm giảm nhẹ một phần nào trong số tội ác của nước ông.
Rồi thì ông dám trơ tráo đòi hỏi rằng người Mỹ đừng can thiệp vào công việc nội bộ của ông và đòi vinh danh lá cờ của nước ông. Với hồ sơ của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.
Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.
Terrell A. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam .
Bản dịch của NGUYỄN-CHÂU (San Jose)
Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/09/chuyen-co-vang-tren-dat-my/
Nguồn: FB Nguyen Tuan

Wednesday, September 24, 2014

Đèn cù và Những lời trăn trối

Đèn cù và Những lời trăn trối

Nguyễn Văn Tuấn

Tôi đọc 2 cuốn "Đèn cù" (của Trần Đĩnh) và " Những lời trăng trối " (Trần Đức Thảo) một lúc. Vì đọc chưa xong nên chỉ có thể viết linh tinh vài cảm nhận đầu tiên. Cả hai cuốn sách đều nói về chế độ cộng sản cùng những con người trong chế độ đó, và qua đó chúng ta có thể giải thích tại sao VN bị lệ thuộc vào Tàu suốt mấy mươi năm qua và tại sao VN vẫn còn ở dưới đáy của bậc thang phát triển như hiện nay và có thể cả tương lai.
Nhưng cách tiếp cận hay cấu trúc thì rất khác nhau giữa hai tác phẩm. Đèn cù có vẻ tập trung vào những cá nhân gầy dựng chế độ và những con người yểm trợ chế độ cộng sản ở VN. Tác giả được sống gần các nhân vật đó một thời gian dài và có thể tiếp cận nhiều thông tin có thể nói là thú vị. Chẳng hạn như tác giả được phân công viết một phần tiểu sử ông Hồ và có dịp tiếp cận thông tin về cá nhân ông ở địa phương, và ông cả Khiêm (anh ruột ông Hồ) cho biết ông Hồ sinh năm 1891 (chứ không phải 1890) nhưng tác giả không đào sâu phân tích chi tiết này. Tác giả cũng không viết một cách rạch ròi về gia phả của ông Hồ. Thật ra, hầu như bất cứ nhân vật nào, tác giả chỉ phác hoạ sơ sơ, bề mặt, chứ không hề có đào sâu. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi khi đọc những đoạn trong Đèn cù, ông cụ Hồ là một người có vẻ thờ ơ và lạnh lùng với thân nhân, anh em của ông. Ông không hề nhắc đến cha mẹ, anh chị em, và từ ngày ông đạt được quyền lực tột đỉnh, cũng không về thăm và ở lại quê.
Lại có những đoạn mô tả các nhân vật chóp bu trong đảng làm cho độc giả ngạc nhiên về trình độ văn hoá và nhận thức của họ. Chẳng hạn như đoạn tác giả thuật lại chuyện Lê Duẩn hỏi Bs Phạm Ngọc Thạch rằng rau muống luột và rau muống xào cái nào tốt hơn. Một đoạn khác, tác giả cho chúng ta biết về quan điểm của Lê Duẩn liên quan đến in tiền. Chuyện kể rằng ông Duẩn phàn nàn với Thành uỷ Hà Nội sao không bán giường tủ cho công nhân viên và trừ lương hàng tháng, nhưng Thành uỷ nói không có tiền, ông Duẩn bèn phán không có tiền thì in tiền. Ông giảng giải thêm: "Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?”
Ở một đoạn khác, tác giả thuật lại một chuyện khá bi hài về số phận của ông Trần Đức Thảo (TĐT). Chuyện kể rằng Lê Duẩn mới viết xong một đề cương về con người, và triệu tập TĐT đến để nghe và cho ý kiến. Khi ông Duẩn đọc xong đề cương, ông TĐT im lặng không nói gì, nhưng khi được đốc thúc thì ông Thảo nói ông chẳng hiểu gì cả. Thế là ông Duẩn đùng đùng nổi giận "hai tay quàng ôm lấy ngực triết gia, xốc lên, dội xuống mấy lần, rồi 'buông thịch' xuống một cái cho ông giáo sư rơi xuống ghế ngồi."
Có lẽ điểm làm cho Đèn cù thu hút nhiều độc giả là ở cái tính cá nhân, mà theo đó, tác giả mô tả có vẻ rất thật cá tính của từng người mà ông có dịp tiếp xúc. Thỉnh thoảng trong sách tác giả còn chêm vào những câu chuyện sex hay có màu sắc sex, rất dễ thu hút những người Việt tò mò. Có những chi tiết buồn cười như tác giả chạy theo để dòm ông Hồ Chí Minh… đi tiểu, và khi bị phát hiện, tác giả "liếc nhanh vào chỗ kia của Cụ. Và chỉ thấy vùng ấy hơi tôi tối - nâu nâu hay hồng hồng? Ô, cũng như mọi người?” Đọc đoạn đó chỉ làm cho chúng ta tức cười. Nhưng cũng có vài đoạn làm cho người đọc phẫn nộ về sự dã man của quân du kích khi họ dẫm đạp thi thể bà Nguyễn Thị Năm xuống áo quan vốn quá hẹp so với thân thể của bà. Có lẽ chi tiết quan trọng nhất trong phần "Cải cách ruộng đất" là ông Hồ từng viết bài dưới bút hiệu "CB" tố cáo bà Nguyễn Thị Năm, và ông cũng bịt râu để xem đấu tố bà Năm. Chi tiết này cho thấy ông Hồ hoàn toàn đứng đằng sau vụ đấu tố chứ không phải chỉ làm theo áp lực của cố vấn Tàu như nhiều người nghĩ.
Qua cách mô tả rất sinh động của Trần Đĩnh, độc giả sẽ thấy được những con người trong hệ thống đảng đã và đang được hệ thống tuyên truyền đề cao (hay thậm chí thần thánh hoá) chỉ là những con người rất bình thường và rất tầm thường. Họ không tỏ ra là những người minh triết hay có những phát kiến gì đáng chú ý. Qua ngòi bút của tác giả, ai cũng có thể thấy họ là những người cực kì giáo điều, tin tưởng vào Mao và Stalin gần như tuyệt đối. Họ sẵn sàng chấp nhận "giáo lí" Mao – Stalin, và có vẻ háo hức tình nguyện được làm "tín đồ" của tôn giáo đó. Họ muốn đưa VN thành một thành viên trong cái thế giới đại đồng mà tôn giáo Mao-Stalin vẽ ra. Còn sự tầm thường của họ sẽ làm cho nhiều người hâm mộ cảm thấy thần tượng bị sụp đổ hay khó tin.
Khác với "Đèn cù" có xu hướng tập trung vào nhân vật trong hệ thống, cuốn "Những lời trăng trối" thì tập trung vào phân tích nền móng của chế độ và chủ thuyết cộng sản. Những lời trăng trối cũng có những đoạn mô tả cá nhân, nhưng đó chỉ là một chất liệu để tác giả TĐT phân tích và diễn giải thêm. Chẳng hạn như đoạn mô tả TĐT gặp ông Hồ trong An Toàn Khu (ATK cũng được Trần Đĩnh nhắc đến) đầy kịch tính. Người ta phải đến nói cho ông TĐT biết về qui tắc gặp lãnh tụ ra sao, như phải đứng cách lãnh tụ 3 mét, không được giơ tay bắt tay trước mà phải chờ, không được nói leo, phải xưng là "bác" và "cháu" chứ không được xưng "tôi", v.v. Đến khi lãnh tụ đến nơi, cuộc diện kiến chỉ có 1-2 phút với chưa đầy 4 câu nói:
- À! Chào chú Thảo! Chú về đây đã được bao lâu rồi?
- Cháu xin kính cháo bác! Cháu về đây được 5 hôm rồi.
- À này chú Thảo! Bác biết ở bên Tây, chú đã đọc nhiều sách vở, nhưng bây giờ về đây, thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không? Thôi bác có hẹn nên phải đi kẻo trễ.
Thế là "bác đi". Nhưng cái câu "nhưng bây giờ về đây, thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không" được TĐT bỏ ra gần chục trang để phân tích! Ông cảm thấy ông là một đối tượng có vấn đề, và vấn đề là nhiễm tư tưởng phương Tây. Ông cảm thấy mình bị răn đe. Ông phân tích rằng trong cái nhìn của đảng, nhân dân chính là đảng, thành ra học tập nhân dân tức là học tập đảng! Ông TĐT lật đi lật lại cái câu "học tập nhân dân" và lí giải trong bối cảnh của ông. Ông đi đến kết luận rằng ông Hồ là một người rất phức tạp, hành tung bí mật (lúc thì đóng vai tình báo, lúc là sĩ quan mang lon thiếu tá trong Bát bộ quân, lúc vận áo cà sa, v.v.), thái độ khó hiểu, lời nói có khi đầy mâu thuẫn. Ông TĐT kết luận rằng đó là một "con người có tung tích bí ẩn, có tâm thức đa nghi, có phản xạ đa diện, nhạy bén, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội, dù là mâu thuẫn với lí tưởng, với học thuyết, đối nghịch với lương tri, nhưng điều cốt yếu là để đạt tới mục tiêu."
Trong Những lời trăng trối không có những câu chuyện cá nhân mang tín vụn vặt như Đèn cù. Thay vào đó, Những lời trăng trối có những kiến giải theo tôi là sâu sắc về chế độ và những phân tích tâm lí rất đáng học hỏi. Những kiến giải đó chỉ để tác giả kết luận rằng "Chính ông Marx đã sai", và "không một ai muốn phấn đấu để trở thành con người vô sản". Tác giả lặp đi lặp lại 2 khẳng định đó như để nói rằng chủ thuyết cộng sản (mà tác giả từng có thời ủng hộ) là sai, là nguyên do của những thất bại và đau khổ cho một thế giới không nhỏ trong một thời gian dài. Ông giải thích:
"Chính vì lâu đài tư tưởng của Marx, mà từ đó đi ra nhữg lãnh tụ đã thành những ác quỉ tuỳ tiện, lộng hành quyền lực, khiến hàng vạn chiến sĩ cộng sản đã bị hi sinh một cách oan uổng và vô ích… và ở nước ta có hàng triệu người bỏ làng mạc, bỏ mổ mả tổ tiên để di tản vào Nam năm 1954, và rồi đã có hàng triệu người đã liều chết bỏ cửa bỏ nhà chạy ra biển gây thảm cảnh "thuyền nhân" sau 1975… làm cả thế giới rơi lệ. Thành phần dân chúng khốn khổ ấy, vì đã hiểu, đã nếm mùi lâu đài 'thế giới đại đồng' của Marx, nên họ đã liều chết bỏ chạy! Là vì họ muốn đi tìm nơi có công bằng, bác ái, có tự do và hạnh phúc thật sự" (Trang 342).
Một đoạn khác, ông giải thích cái gọi là "quỉ" như sau:
"Quỉ ấy là thứ đầu óc đầy gian sảo, hung bạo của quyền lực. Quỉ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác ở trong đầu con người, nó thúc đẩy con người lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác, bằng đủ thứ quỉ kế, để mưu đồ củng cố cho chế độ độc tài, độc đảng. Những vinh quang độc tài, độc đảng ấy đều là phù phiếm, vì chúng làm khổ con người! Xét như vậy là thấy rõ là quỉ nó vẫn ở với người, vẫn ở trong con người lãnh đạo."
Còn rất nhiều đoạn như tôi vừa trích để cho thấy TĐT không quan tâm nhiều đến cá nhân, mà chỉ kiến giải hành vi của cá nhân. Một số người cho rằng một điểm yếu của Những lời trăng trối là do người khác ghi lại lời nói của ông TĐT, và nghi ngờ chẳng biết ghi chép có chính xác. Đến nay thì người ghi chép đã công bố cuốn băng có lời nói của ông TĐT:
http://bit.ly/Xe2fTC
Có thể nói rằng Những lời trăng trối có hàm lượng tri thức hơn hẳn cuốn Đèn cù. Nhưng trong thực tế, tôi thấy hai cuốn này bổ sung cho nhau. Một cuốn phân tích những sai lầm của chủ thuyết từ cơ bản, và một cuốn thì mô tả sự ứng dụng của chủ thuyết đó bởi những con người cuồng tín đầy ấp những bất cập và khiếm khuyết. Hệ quả là đất nước lâm vào cảnh điêu tàn trong một thời gian dài, và cho đến ngày nay vẫn còn nằm dưới đáy của bậc thang phát triển.

Quốc Hội và Điện hạt nhân


Quốc Hội và Điện hạt nhân
 http://dandensg.blogspot.com.au/2014/09/quoc-hoi-va-ien-hat-nhan.html
Luật sư Trần Hồng Phong
 
Những nghị quyết do Quốc Hội thông qua phải có được giá trị, chất lượng thật sự và cũng cần phải được tôn trọng, thực thi trên thực tế. Nếu Quốc Hội chỉ thuần túy thông qua đường lối chính sách của đảng, mà không đứng trên vị trí là đại biểu của nhân dân, thì sẽ còn có nhiều nghị quyết "rẻ tiền" như trường hợp xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) ở Ninh Thuận.

Ảnh: Người dân xem bản đồ quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (Người Lao Động)

Quốc Hội

Theo lý luận thông thường và chính thống, thì Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất  (ghi rõ trong Hiến Pháp) của nước CHXHCNVN. Những vấn đề quan trọng, lớn lao của đất nước, liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội ..., như dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, phải được Quốc Hội thông qua, duyệt ngân sách thì mới được thực hiện.

Thế nhưng, do đặc thù nước ta là dù có Quốc Hội, nhưng đảng cộng sản Việt Nam lại nắm vai trò lãnh đạo, trong khi đại đa số đại biểu Quốc Hội đều là đảng viên, nên nói một cách ngắn gọn dễ hiểu là hễ cái gì đảng đã quyết thì Quốc Hội sẽ thông qua - dù muốn hay không.

Điều tưởng chừng vô lý đó lại hoàn toàn có lý! Vì nếu Quốc Hội mà không thông qua ý đảng, thì làm mất đi vai trò lãnh đạo của đảng rồi còn gì. Mà nếu Quốc Hội tự ý quyết một vấn đề gì, mà đảng không đồng ý thì liệu có được không? Chẳng hóa ra cũng là làm mất đi vai trò lãnh đạo của đảng hay sao?

Như vậy ở một phương diện nào đó có thể thấy đảng và Quốc Hội tuy hai mà một. Quốc Hội phải "có trách nhiệm" thông qua ý đảng thì mọi việc mới xong. Còn nếu Quốc Hội mà “bàn cãi” không thông qua ý kiến chỉ đạo của đảng, thì sẽ càng làm cho mọi việc rối thêm, càng mất thời gian. Mà cuối cùng thì cũng phải thông qua thôi – chứ đâu có đường nào khác!

Bởi vậy, nên nhiều người nói Quốc Hội tuy danh nghĩa là cơ quan quyền lực to nhất, đại biểu Quốc Hội tuy mang danh nghĩa là người đại diện của nhân dân, nhưng thực chất vẫn là hình thức, chủ yếu là để thông qua những ý định của đảng mà thôi.

Điện hạt nhân

Báo Người Lao Động ngày 21-9-2014 có bài “Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Lùi thời gian để an toàn hơn”, cho biết thời gian khởi công xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể sẽ lùi lại vào cuối năm 2020 hoặc 2022 thay vì cuối năm 2014 - như nghị quyết của Quốc Hội đã ban hành.

Theo đó, đại diện Bộ Công Thương cho biết Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị tư vấn đưa ra phương án thiết kế an toàn; rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật với mục tiêu là phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất khi xây dựng nhà máy ĐHN. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian lập dự án đầu tư.

Việc thiết kế các nhà máy ĐHN cũng có thay đổi như sau:

- Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), đơn vị tư vấn đã thay đổi độ cao từ 7 m lên 12 m so mặt nước biển.

- Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) cũng thay đổi độ cao từ 7 m lên 15 m so với mặt nước biển, đồng thời dịch chuyển vị trí xây dựng nhà máy này khoảng 300 m theo hướng Tây Nam.

Báo Người Lao Động cũng cho biết ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, cho biết đã yêu cầu Bộ Công Thương sớm có báo cáo về việc giãn tiến độ khởi công 2 nhà máy ĐHN Ninh Thuận để Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10 tới vì Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra là khởi công 2 nhà máy ĐHN vào cuối năm 2014.

Thiết tưởng cũng cần nhắc lại là chỉ riêng về thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN, trước đây đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết, băn khoăn và đầy trách nhiệm của các nhà khoa học, chuyên gia, nhân sỹ - đề nghị chưa triển khai việc xây dựng nhà máy ĐHN tại VN hoặc hoãn, lùi thời gian theo dự kiến công bố vì chúng ta chưa có đủ điều kiện, đối tác không thực sự tốt, chưa an toàn  … Nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng, các vị lãnh đạo cao cấp của đảng khẳng định là vẫn xây dựng ĐHN theo đúng kế hoạch. Còn những ý kiến phản đối, chưa đồng tình – thì theo truyền thống, bị đảng rẻ rúng, thậm chí bị xem như có tư tưởng chống đối, phá hoại, thiếu xây dựng (!?).

Sau đó, trong các năm 2006 và 2009, Quốc Hội đã lần lượt thông qua 2 Nghị quyết về việc xây dựng nhà máy ĐHN. Đặc biệt Nghị quyết 41/2009 thông qua với mốc thời gian như sau:

 - Khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020;

- Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Như đã nói, Nghị quyết của Quốc Hội về nguyên tắc là có giá trị pháp lý cao nhất, là pháp luật. Chính vì vậy, mỗi khi thông qua hay thông qua một nghị quyết nào đó, Quốc Hội/đại biểu Quốc Hội cần phải hết sức cẩn trọng, nghiêm túc. Mà hễ đã thông qua thì phải bảo đảm nghị quyết được tôn trọng, được thực hiện. Chứ không phải là muốn thông thì thông, muốn bỏ là bỏ, như chuyện trẻ con.

Thế mà nay khi năm 2014 đã gần hết, lẽ ra theo nghị quyết của Quốc Hội thì nhà máy ĐHN đã phải khởi công, thì "đùng phát" Bộ Công Thương nói sẽ dời đến năm 2020 hoặc 2022. Tức là một cơ quan hành pháp đã đặt nghị quyết của Quốc Hội vào thế đã rồi, không còn giá trị, dù đang có giá trị! Vì rõ ràng sắp tới Quốc Hội không thể không sửa lại Nghị quyết 41/2009, khi nó đã không được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Khách quan mà nói, việc dời thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN là hết sức cần thiết, hợp tình hợp lý và chắc chắn sẽ được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Điều này cũng cho thấy ý kiến phản đối, kiến nghị của các nhà khia học, nhân sỹ trước đây bị xem rẻ nay đã được chứng minh là quá đúng.

Song ngoài việc chưa bảo đảm an toàn, chưa đủ năng lực - như chính các quan chức nhà nước đã nêu ra, thì nói chung đối với những dự án khổng lồ, người dân luôn băn khoăn về sự yếu kém trong quản lý, rồi tham nhũng, thất thoát … Vì suy cho cùng thì tiền gì cũng là mồ hôi, công sức của người dân hoặc bán tài nguyên thiên nhiên mà có, chứ chẳng ai cho, để mà các vị hoang phí rồi sửa sai.

Cũng qua sự kiện này một lần nữa cho thấy giá trị của nghị quyết Quốc Hội, cũng chính là uy thế, giá trị của Quốc Hội hiện nay trong nhiều trường hợp không/chưa được tôn trọng và thực thi. Điều này còn cho thấy chất lượng của những nghị quyết do Quốc Hội thông qua cũng không cao. Trong khi đó, hoàn toàn trái ngược, thì những ý kiến, đường lối của đảng – tuy có thể đúng, có thể sai, nhưng bất luận thế nào, cứ hễ đảng đã "quyết" là đều được Quốc Hội thông qua, rất có "giá trị".

Chính vì vậy, trong bối cảnh đất nước vẫn còn độc đảng toàn trị như hiện nay, người viết bài này cũng chỉ biết cầu mong những ý kiến, đường lối chỉ đạo của đảng cần phải được xem xét thật kỹ lưỡng, phải thực sự vì nước vì dân trước khi được đưa ra, để thông qua.

Cái loa phường và nghi lễ tôn giáo

Cái loa phường và nghi lễ tôn giáo
GS Nguyễn Văn Tuấn

Nhân đọc một bài dài trên tạp chí World Affairs Journal về cái loa phường ở VN làm tôi liên tưởng đến một nghi lễ của Hồi giáo. (Bạn nào cần học tiếng Anh, bài này rất đáng đọc). Hai lần đi công tác bên Saudi Arabia tôi chú ý đến cái loa ở phi trường và vài nơi công cộng tôi đã ghé qua, cứ đến giờ sáng, trưa và chiều, họ phát thanh một đoạn kinh Koran (tôi đoán thế) với một giọng đọc rất thánh thót.
Tôi nghĩ cái loa phường ở VN cũng là một loại nghi thức tôn giáo, nhưng chỉ có khác là nó rè và cũ mèm hơn cái loa bên Saudi Arabia.
Tạp chí World Affairs Journal có đi một bài rất dài và hay của Michael Totten về những bóng ma của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á (1). Tác giả dùng chữ "The Ghosts of Communism in Asia". Bài viết, thật ra, dùng bối cảnh Việt Nam làm chất liệu cho ý tưởng. Một trong những bóng ma mà tác giả đề cập đến là … những cái loa phường ở Hà Nội. Bài viết có vài chi tiết vui về cái loa phường, và sau đó tác giả đi ngược thời gian về những nhà tù ở VN trong thời chiến và những trò tuyên truyền ở miền Bắc trước 1975. Những thủ thuật, phương tiện tuyên truyền đó vẫn còn tồn tại cho đến nay, và tác giả ví như là những bóng ma cộng sản.
Tác giả kể rằng trong một chuyến đi du lịch VN, anh ở trong một khách sạn nhỏ trong khu Phố Cổ Hà Nội. Trời mới hừng sáng anh đã bị đánh thức vì cái loa đang phát thanh với âm lượng rất cao. Khốn khổ cái loa phường nó được lắp đặt ngay tại cửa sổ phòng ngủ của anh ta! Thoạt đầu, anh ta ngạc nhiên không biết chuyện gì xảy ra, nên xuống hỏi cô tiếp viên khách sạn cho ra lẽ. Cô tiếp viên vừa xin lỗi vừa nói đó là bản tin buổi sáng của Nhà nước. Một người Việt ngồi bên cạnh thì nói "Oh, đó chỉ là tuyên truyền mà". Anh du khách (tác giả) hỏi thêm "thế có ai lắng nghe không?" thì người đó nói "không ai có thể nghe được vì quá ồn ào". Anh du khách người Mĩ cảm thấy vui vui vì cái mà anh ta đã gặp loại tuyên truyền này ở Moscow năm 1956 thì nay nó xuất hiện (hay tồn tại) ở một quốc gia Đông Nam Á vào năm 2014.
Nghĩ đến cái viễn cảnh vài ngày tới, anh chàng du khách bắt đầu lo lắng. Chẳng lẽ mình, anh nghĩ, phải chịu đựng cái loa này khi nó bắt mình phải thức giấc sớm hoài? Anh ta ngạc nhiên hỏi người tiếp viên nội dung của bản tin là gì, thì được biết rằng đó là nội dung buổi họp chi bộ phường ngày hôm qua. Anh chàng du khách nghĩ rằng tuy VN vẫn duy trì chế độ độc đảng nhưng đã thoải mái hơn trước đây, dù mỗi ngày đảng vẫn nhồi nhét những "bullshit" (rác rưởi) vào tai của người dân, bất kể người dân có thích hay không.
Cảm nhận của anh du khách Michael Totten cũng chính là cảm nhận của tôi. Có lần đi dự hội nghị ở Hội An, tôi ngạc nhiên khi cái loa phường nó oang oang vào sáng sớm, hình như là khoảng 5 AM. Tôi tưởng Hội An là khá "văn minh" vì có nhiều khách du lịch, nhưng không ngờ Hội An phải chịu sự tra tấn của cái "tàn dư" từ thời bao cấp này. Sau này, tôi biết cái loa phường nó có mặt ở rất nhiều nơi, từ nông thôn đến thành thị. Tôi rất ngạc nhiên về sự tồn tại của cái loa phường trong thế kỉ 21, thời đại của điện thoại di động, internet, báo điện tử, và truyền thông đa phương tiện. Nó chứng tỏ VN tuy có vài đổi mới, nhưng hệ thống tuyên truyền thì vẫn rất trung thành với mô hình Mao – Stalin.
Loa phường dĩ nhiên không phải là sáng kiến của VN mà là bắt chước từ Tàu hoặc Nga. Ở Tàu, loa phường hiện diện khắp nơi, đặc biệt là ở những góc phố, từ nông thông đến thành thị. Tàu thì có thể bắt chước từ Nga như anh chàng du khác trên đề cập đến. Tôi nghe nói Tàu đã bỏ hệ thống loa phường 30 năm trước, nhưng không có điều kiện kiểm chứng. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó ở VN vừa thể hiện một sự lạc hậu về công nghệ tuyên truyền, nhưng cũng là một lạc hậu về chính trị so với Tàu.
Tôi nghĩ trong các nước theo mô hình Mao-Stalin, người ta rất quan tâm đến hai bộ máy: một là tuyên truyền, hai là "tổ chức". Một bộ máy thì nắm nhân sự, xem họ như những con cờ có thể phục vụ hay hi sinh để Nhà nước đạt mục tiêu. Một bộ máy chuyên lo kiểm soát thông tin và dùng thông tin để tẩy não công chúng. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy hai bộ máy này có quyền lực rất lớn và bao phủ lên mọi hoạt động xã hội. Theo một thống kê, VN có khoảng 900,000 cái loa phường trên khắp nước (2). Cái loa phường ở VN không chỉ đơn giản là cái loa làm ô nhiễm không gian công cộng, mà nó tượng trưng cho quyền lực của đảng trong việc kiểm soát thông tin và tẩy não.
Rất rất nhiều trường hợp người bị tẩy não không hề biết họ là nạn nhân; do đó khi nghe thông tin nào ngược với những gì được giáo huấn bởi cái loa phường, họ không muốn tin, hay tìm cách bác bỏ (như nguồn tin khó kiểm chứng!) Họ quên rằng cái nguỵ biện "tin khó kiểm chứng" cũng có thể áp dụng cho tất cả những thông tin do cái loa phường truyền đi. Có lẽ vì bị tẩy não nên họ không có khả năng xử lí thông tin và đặt thông tin trong bối cảnh để đánh giá sự tín cẩn của thông tin, nên họ tiếp tục bị tẩy não đến khi chết.
Nhưng trong thời đại internet, việc tẩy não bắt đầu mất hiệu quả. Hầu như bất cứ thông tin nào từ bộ máy tuyên truyền đều có thể kiểm chứng khá dễ dàng. Cải cách ruộng đất? Chỉ cần vài cái nhấp chuột là có thông tin từ nhân chứng sống để so sánh với thông tin mà Nhà nước tự cho là "chính thống". Internet còn là một trường học lớn, vì qua đó mà người dân bắt đầu phân biệt được thế nào là nguỵ biện và logic, thế nào là tuyên truyền và sự thật, v.v. Hệ thống loa phường do đó cũng không còn hiệu quả như trước nữa. Trong thực tế, ngày nay chẳng ai quan tâm đến thông tin phát thanh qua những cái loa, vì họ có khả năng tìm thông tin từ nguồn khác. Cái loa phường không chỉ gây phiền toái cho du khách và nhất là cho người dân ở VN. Tôi nghĩ nếu hỏi 100 người dân có thích cái loa phường hay không, tôi nghĩ 100 chắc sẽ nói là "không".
Có thể nói cái loa phường ở VN như là một "ritual" = nghi lễ tôn giáo. Ở các nước Hồi giáo (tôi có kinh nghiệm ở Saudi Arabia) mỗi sáng, trưa và chiều có chương trình đọc kinh được phát thanh qua các loa và đài radio (tôi chưa kiểm tra xem có phát hình hay không). Ở VN, tuy không phải là nước Hồi giáo, nhưng bản tin loa phường buổi sáng và buổi chiều cũng có thể xem là một "nghi lễ" tôn giáo. Trong tôn giáo, người ta bắt tín đồ phải tin theo giáo lí, và điều đó là lựa chọn của tín đồ. Nhưng ở VN, tuy số "tín đồ" tôn giáo mà Nhà nước tin và theo chỉ 2-3 triệu, nhưng cái nghi lễ đó thì cả 90 triệu người bị ép buộc phải nghe. Đó là một sự không công bằng.

Đảng Búa Liềm cộng sản Việt Nam: Búa đập đầu công nhân, liềm cắt cổ nông dân


Đảng Búa Liềm cộng sản Việt Nam: Búa đập đầu công nhân, liềm cắt cổ nông dân
http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/09/ang-bua-liem-cong-san-viet-nam-bua-ap.html

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao)  





Toàn dân Việt Nam quyết không để lịch sử tái diễn qua những hành động man rợ được bọc nhung hồng với những mỹ từ “cải cách”, “cải tạo”, nhưng thực ra đó là những hành động tội ác diệt chủng chống lại loài người của đảng cộng sản Việt Nam. Toàn dân Việt Nam quyết đứng lên ngăn chặn và tố giác những hành động gian manh, tàn ác, vô nhân của đảng búa liềm cộng sản Việt Nam trước công luận thế giới.



*

Nhắc đến hai công cụ rất cần thiết nhất cho sự sinh tồn và phát triển của con người trên toàn thế giới từ thời kỳ sơ khai thì mọi người đều biết rõ, đó là chiếc búa và cái liềm. Chiếc búa được dùng để tạo vật dụng cần thiết cho cuộc sống trong gia đình, cái liềm được nông dân dùng thu hoạch lúa cung cấp thực phẩm cho con người. Búa và liềm là hai dụng cụ thân thiết và vô cùng quang trọng được con người chế tạo. 

Khi chủ nghĩa cộng sản xuất hiện tại Nga do Lenin thiết lập dựa theo triết lý của nhà triết học người Đức Karl Marx, Lenin dùng hai công cụ tiêu biểu búa và liềm làm biểu tượng cho đảng cộng sản để lừa gạt và thu hút sự ủng hộ của công nhân và nông dân, hai tầng lớp chiếm đại đai số trong dân chúng của thời kỳ cuối thế kỷ 19. Lenin là tổ sư của sự lừa lọc gian trá và dối trá của chế độ cộng sản tàn bạo nhất thế giới. Lenin đã lợi dụng chiêu bài giải phóng hai tầng lớp công nhân và nông dân, lôi kéo họ ủng hộ đảng cộng sản tam vô với hình tượng chiếc búa là cái liềm trong lá cờ máu đỏ của đảng cộng sản. 


Từ ngày búa liềm xuất hiện trên lá cờ cộng sản tại Nga rồi tiếp theo sau đó các nước Đông Âu, Tàu với Mao Trạch Đông, Triều Tiên, Việt Nam với Hồ Chí Minh; không những giới công nhân thợ thuyền, nông dân mà mọi tầng lớp dân chúng kể cả những người có học thức đều bị rơi vào vô vàn tai ương dưới sự cai trị hà khắc, vô nhân, xem sinh mạng con người như cỏ rác của đảng cộng sản. Ngay cả những nước có trình độ dân trí cao như các nước Đông Âu cũng bị khuất phục dưới chế độ cộng sản vô thần đang lúc cường thịnh. Chỉ tính về số nạn nhân do đảng cộng sản giết hại tại những quốc bị cai trị dưới chế độ cộng sản, đã lên đến hằng trăm triệu người. Cụ thể Liên Xô từ 20-40 triệu bị đảng cộng sản Xô Viết giết, Tàu cộng trên 65 triệu, Bắc Hàn trên 2 triệu, Cam Bốt trên 2 triệu, các nước Đông Âu trên 1 triệu nạn nhân. 

Riêng Việt Nam, số nạn nhân bị đảng cộng sản giết hại thực tế cao hơn con số khiêm nhường 1 triệu sinh mạng người dân miền Bắc Việt Nam kể cả thời kỳ cải cách ruộng đất. Từ 2 đến 5 triệu sinh mạng người dân vô tội của 2 miền đã bị chết oan ức trong cuộc chiến tranh đánh chiếm miền Nam kéo dài 20 năm do đảng cộng sản miến Bắc phát động. Và không chỉ dừng ở đó, sau ngày 30/04/1975 cho đến hôm nay hằng triệu người dân vô tội miền Nam lại tiếp tục bị đảng cộng sản Việt Nam trực tiếp hay gián tiếp giết hại.

Trong khoảng thời gian ngay sau khi cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim từ năm 1946 và tiếp theo hiệp định Geneve chia cắt Việt Nam từ vĩ tuyến 17 về phía Bắc thuộc quyền cai trị của đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1954, đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu thực hiện nhiều chiến dịch “búa liềm” theo khuôn mẫu Liên Xô và Tàu cộng mà đảng cộng sản của Hồ Chí Minh gọi là “Cải Cách” tàn sát người dân Việt vô tội. Cuộc cải cách quan trọng nhất mà Hồ Chí Minh và học trò của ông ta như Trường Chinh Nguyễn Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ, Tố Hữu,... phô trương là cuộc cải cách long trời lở đất được thực hiện trên toàn miến Bắc là cuộc “Cải Cách Ruộng Đất”.

Chỉ trong thời gian ngắn thưc hiện chiến dịch “cải cách” đẫm máu long trời lở đất này trên toàn miền Bắc, những chiếc búa và cái liềm của đảng đã tự do vung lên gây tang tóc và chết chóc cho hằng trăm ngàn người nông dân vô tội. Máu của hằng trăm ngàn nạn nhân bị đảng cộng sản đưa ra đấu tố và bị giết chết với những cách thô bạo như chặt đầu, chôn sống rồi cho trâu bò cày lên, xử bắn, trói tay chân rồi đập đầu thả trôi sông, lại nhuộm đỏ thêm lá cờ đỏ búa liềm đảng cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh. Số nạn nhân bị đấu tố và giết chết trong chiến dịch “Cải cách ruộng đất long trời lở đất” của những năm thập niên 50 được đảng cộng sản Việt Nam chính thức công bố là 172.008 người. Nhưng con số nạn nhân bị đảng cộng sản của Hồ Chí Minh giết chết trong máu lạnh ở chiến dịch cải cách ruộng đất thật ra trên 500.000 người. Thật là kinh khủng!

Nửa triệu người vô tội trong tổng số khoảng 11 triệu dân của toàn miền Bắc vào năm 1954 đã bị giết, tính trung bình cứ mỗi 100 người dân miền Bắc thì đảng cộng sản Việt Nam đã giết 5 người trong chiến dịch “cải cách ruộng đất”. Không còn chối cãi gì được, đây là tội ác diệt chủng của tập thể đảng cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Hồ Chí Minh và các thuộc cấp Trường Chinh- Đặng Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt… Thât may mắn cho khoảng một triệu người dân miền Bắc, họ đã kịp chạy thoát vào miền Nam trong cuộc di cư vĩ đại có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Nếu không nhiều người trong số họ cũng cùng chịu chung số phận như hằng trăm ngàn nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, và con số người bị giết nhân danh lá cờ máu búa liềm của đảng cộng sản Việt Nam có thể lên đến con số một triệu người hay nhiều hơn trong chiến dịch long trời lở đất cải cách ruộng đất đó, tính ra trung bình cứ mỗi 10 người Việt tại miền Bắc trong những năm của thập niên 50 thì có thể có 1 người bị mất mạng dưới lưỡi hái búa liềm của đảng cộng sản Việt Nam.

Những “Pol Pot” của Việt Nam trong “Cuộc Cải Cách Ruộng Đất” long trời lở đất tại miền Bắc từ năm 1954

Tội ác diệt chủng tại Việt Nam do Hồ Chí Minh và lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam gây ra không chỉ xảy ra tại miền Bắc Việt Nam với cao điểm là vào thập niên 50. Trước sự lớn mạnh của cộng sản quốc tế và sự co cụm phòng thủ của những nước tư bản trên thế giới, cuộc chiến tranh đẫm máu mà Hồ Chí Minh và các thuộc hạ tín cẩn từng tuyên bố “quyết sẵn sàng hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng để chiếm cho được miền Nam”, nhuộm đỏ một nữa phần còn lại của Việt Nam dưới vĩ tuyến 17, được đảng cộng sản miền Bắc phát động với sự chỉ đạo và trợ giúp đắc lực của Liên Xô và Tàu cộng đã hoàn tất vào tháng tư năm 1975 gây ra hơn 4 triệu người dân của hai miền Nam Bắc bị giết trong cuộc chiến nồi da xáo thịt này. Cả nước từ đó chìm trong tang thương, giết chóc, tù đầy và toàn dân Việt Nam bị đảng cộng sản Việt Nam đọa đày khốc liệt, phải làm nô lệ cho thiểu số đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Ngay sau khi chiếm đoạt toàn bộ miền Nam Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn, Đỗ Mười, Mai Chí Thọ… lập tức thực hiện chiến dịch tiêu diệt tầng lớp tư sản tại miền Nam tương tự như cuộc “cải cách ruộng đất” đã xảy ra tại miền Bắc trong thập niên 50. Đó là chiến dịch “Cải tạo công thương nghiệp” đánh vào toàn bộ người dân miền Nam Việt Nam. 

Chiến dịch đánh tư sản để cướp đoạt tài sản rồi đày dân ra vùng đất chết “kinh tế mới”

Thế hệ đảng cộng sản nối tiếp Hồ Chí Minh còn xảo quyệt hơn ông cha của họ. Họ tuy không cho thực hiện công khai chiến dịch đấu tố như năm 1954 nhưng ngang nhiên tịch thu toàn bộ cơ sở sản xuất công kỹ nghệ và thương mại của dân chúng miền Nam Việt Nam, đầy ải gia đình những người kinh doanh sản xuất cá và dân chúng đang sống trong thành phố vào những vùng đất cằn cỗi họ đặt tên là “vùng kinh tế mới” để dân chúng miền Nam chết dần chết mòn trong âm thầm, trong thiếu thốn đói khổ. Số nạn nhân bị chết trong chiến dịch “đánh tư sản” và chiếm đoạt tài sản bị dấu nhẹm và không được thống kê cụ thể nhằm che đậy hành động vô nhân giết người cướp tài sản của đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều triệu người dân miền Nam không còn lối thoát, đã phải chấp nhận hy sinh mạng sống vượt thoát gông cùm cộng sản trên những chiếc thuyền mong manh bỏ nước chạy ra Biển Đông tạo ra hiện tượng có một không hai trên thế giới gọi là “Boat people” - Thuyền nhân. Trong thời gian từ năm 1975 đến 2000 số nạn nhân bị chết trên biển trong các chuyến vượt biên tuy không có thống kê chính thức nhưng theo ước tính của Liên Hiệp Quốc có khoảng từ 200 đến 400 ngàn thuyền nhân bị chết trên biển và có khoảng 1 triệu người đến được bến bờ tự do. 


Số nạn nhận bị chế độ “búa liềm” cộng sản Việt Nam giết hại trực tiếp và gián tiếp không chỉ với những người sản xuất kinh doanh. Hơn 500 ngàn nhân viên và binh lính của miền Nam cũng bị đảng cộng sản hành hạ đày ải để họ bị chết lần mòn trong bệnh tật đói khổ tại các nhà tù khổ sai như thời trung cổ mà họ gọi với những danh từ xảo trá là “trại học tập cải tạo”, được họ thiết lập trên khắp cả nước. Không có thống kê chính thức số cựu công nhân viên chức và binh lính miền Nam bị cộng sản Việt Nam giết chết dưới danh nghĩa “học tập cải tạo”, nhưng ước tính cũng lên vài trăm ngàn người. Đây là hành động diệt chủng chống lại loài người của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, vị phạm trắng trợn tất cả những công ước quốc tế về đối xử tù binh.


Đất nước Việt Nam đáng lẽ được hưởng thanh bình như những nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Mã Lai, Nam Dương, Singapore, Thái Lan, Phi Luật Tân sau khi giành lại độc lập, nhưng thật bất hạnh cho dân tộc Việt Nam, cả nước bị rơi vào rừng búa liềm và gông cùm của chế độ cộng sản chuyên quyền và thù hận. Ngay cả trong thời gian gần đây nhóm lãnh đạo hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam đang âm mưu cho một chiến dịch “cải cách” mới qua việc làm nhằm khơi lại cuộc cải cách ruộng đất do Hồ Chí Minh và lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam thực hiện trong những năm của thập niên 50 qua cuộc triển lãm gọi là “Kỷ niệm và vinh danh 60 năm thực hiện chính sách cải cách ruộng đất” trên toàn miền Bắc tại Viện bảo tàng lịch sử (cộng sản) tại Hà Nội từ ngày 08/09/2014.

Toàn dân Việt Nam quyết không để lịch sử tái diễn qua những hành động man rợ được bọc nhung hồng với những mỹ từ “cải cách”, “cải tạo”, nhưng thực ra đó là những hành động tội ác diệt chủng chống lại loài người của đảng cộng sản Việt Nam. Toàn dân Việt Nam quyết đứng lên ngăn chặn và tố giác những hành động gian manh, tàn ác, vô nhân của đảng búa liềm cộng sản Việt Nam trước công luận thế giới.

Ngày 24/09/2014


Monday, September 22, 2014

Thời gian khởi công xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể sẽ lùi lại vào cuối năm 2020 hoặc 2022 thay vì cuối năm 2014

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/du-an-dien-hat-nhan-ninh-thuan-lui-thoi-gian-de-an-toan-hon-20140921222502936.htm

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Lùi thời gian để an toàn hơn
Chủ Nhật, 22:44  21/09/2014

Thời gian khởi công xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể sẽ lùi lại vào cuối năm 2020 hoặc 2022 thay vì cuối năm 2014

“Việc giãn tiến độ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) nhằm có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm an toàn ở mức cao nhất” - ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết tại buổi làm việc của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện dự án ĐHN hôm 18-9.
Bài học từ Fukushima
Đại diện Bộ Công Thương cho biết sau sự cố Fukushima (Nhật Bản), Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị tư vấn đưa ra phương án thiết kế an toàn; rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật với mục tiêu là phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất khi xây dựng nhà máy ĐHN. Theo Bộ Công Thương, đây là nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian lập dự án đầu tư.
Người dân xem bản đồ quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1
Người dân xem bản đồ quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1
Việc thiết kế các nhà máy ĐHN cũng có thay đổi nhằm bảo đảm an toàn. Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó Giám đốc BQL dự án ĐHN Ninh Thuận, ở Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), đơn vị tư vấn đã thay đổi độ cao từ 7 m lên 12 m so mặt nước biển.
Đối với Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) cũng thay đổi độ cao từ 7 m lên 15 m so với mặt nước biển, đồng thời dịch chuyển vị trí xây dựng nhà máy này khoảng 300 m theo hướng Tây Nam.
Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về dự án ĐHN Ninh Thuận, đã chủ trì cuộc họp bàn về cơ chế đặc thù để triển khai thực hiện dự án ĐHN. Theo đó, Chính phủ xác định ĐHN là dự án quan trọng của quốc gia, có quy mô lớn và tính chất kỹ thuật đa dạng, phức tạp. Do vậy, việc xây dựng cần bảo đảm an toàn cao nhất, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Nếu không áp dụng cơ chế đặc thù thì Nhà máy ĐHN 1 sẽ khởi công vào cuối năm 2022, hoàn thành vào năm 2028; Nhà máy ĐHN 2 sẽ hoàn thành vào năm 2029. Nếu áp dụng cơ chế đặc thù thì thời gian khởi công 2 nhà máy ĐHN sẽ rút ngắn 2 năm.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, cho biết đã yêu cầu Bộ Công Thương sớm có báo cáo về việc giãn tiến độ khởi công 2 nhà máy ĐHN Ninh Thuận để Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10 tới vì Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra là khởi công 2 nhà máy ĐHN vào cuối năm 2014.
Gấp rút chuẩn bị nguồn lực
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện đơn vị đã phối hợp với bên tư vấn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, đồng thời đề xuất lựa chọn công nghệ lò phản ứng hạt nhân cho nhà máy. Như vậy từ nay đến cuối năm 2014, chỉ có thể khởi công một số dự án thành phần hạ tầng như đường, nước, điện thi công, trung tâm quan hệ công chúng, khu quản lý vận hành, khu chuyên gia và trụ sở BQL dự án.
Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư để trình Hội đồng Thẩm định nhà nước, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi dự án được phê duyệt và hiệp định tài chính cho dự án được đàm phán và ký kết với đối tác Nhật Bản, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài việc bảo đảm an toàn ở mức cao nhất khi xây dựng nhà máy ĐHN, vấn đề nguồn nhân lực vận hành nhà máy là yếu tố quyết định. Trong thời gian qua, Việt Nam đã cử gần 300 sinh viên sang Liên bang Nga theo học các chuyên ngành liên quan đến ĐHN; nhiều lượt cán bộ được đào tạo ngắn hạn tại một số nước.
Từ năm 2005 đến nay, đã có 246 lượt người được cử đi học các chương trình đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản. EVN phối hợp với Công ty Phát triển năng lượng nguyên tử quốc tế Nhật Bản (JINED) và Trường Đại học Tokai đã đào tạo 15 thành viên nòng cốt cho dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2. Khóa đào tạo kéo dài 2 năm từ tháng 9-2012 đến 9-2014.
Các nhóm cán bộ nòng cốt được EVN tuyển chọn từ số kỹ sư có kinh nghiệm làm việc tại các nhà máy điện của EVN và cán bộ BQL dự án ĐHN Ninh Thuận.
Theo các chuyên gia của IAEA, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hạt nhân của Việt Nam phải dựa vào thực tế, đòi hỏi, yêu cầu, nhu cầu, định hướng của ngành hạt nhân và cần được xây dựng kỹ lưỡng, chi tiết. Nếu thực hiện tốt điều này, sau ngày 7-10 năm, Việt Nam sẽ có tương đối đầy đủ nguồn cán bộ về quản lý và vận hành Nhà máy ĐHN Ninh Thuận.
Trong khi các bộ, ngành trung ương gấp rút chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện dự án ĐHN thì UBND tỉnh Ninh Thuận đang xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng để di, giãn dân vùng dự án. Dự kiến có trên 1.260 ha đất bị thu hồi để xây dựng 2 nhà máy ĐHN.
Theo chính quyền tỉnh này, ít nhất khoảng 1.435 hộ với trên 5.370 nhân khẩu bị thu hồi đất sản xuất, đất ở, di dời nhà cửa. Hầu hết số hộ dân chịu ảnh hưởng sinh sống bằng nghề nông (3.646 hộ), đánh bắt thủy sản (571 hộ) cho nên ngoài việc xây dựng các khu tái định cư để di dân, chính quyền còn phải hỗ trợ cho họ chuyển đổi nghề sinh sống.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận trình Quốc hội hôm 17-9, kinh phí thực hiện di dân tái định cư cho người dân 2 xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải và Phước Dinh, huyện Thuận Nam thuộc vùng dự án 2 nhà máy điện hạt nhân gần 3.100 tỉ đồng.
Sự lựa chọn của thế kỷ XXI!
Theo đánh giá của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, dù công nghệ ĐHN đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng vẫn là lựa chọn quan trọng của thế kỷ XXI. Bởi lẽ, sau thủy điện, nhiệt điện, chỉ có ĐHN mới đáp ứng nhu cầu năng lượng cho quốc gia, còn các nguồn năng lượng tái tạo khác vẫn là thứ yếu.
Phát triển ĐHN sẽ mang lại nguồn điện ổn định, lâu dài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn nguyên liệu uranium dùng cho ĐHN có thể sử dụng tối thiểu trong vòng 220 năm nữa.
Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu về điện năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta khoảng trên 360 tỉ KWh, nguy cơ thiếu điện sẽ trầm trọng. Trong khi đó, việc phát triển các nguồn thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo đang gặp nhiều áp lực về nguồn cung và giá. Do vậy, phát triển ĐHN không chỉ giải quyết được nguồn cung mà giá điện năng sẽ ổn định, tránh phụ thuộc từ bên ngoài...
 
Bài và ảnh: Lê Trường

Friday, September 19, 2014

Các tượng đài của lãnh đạo cộng sản dần dần bị phá bỏ, tượng HCM cũng sẽ có chung số phận thôi

https://anhbasam.wordpress.com/2014/09/19/2978-cac-tuong-dai-xhcn-dan-dan-bi-sup-do/#more-139756

Các tượng đài XHCN dần dần bị sụp đổ
Posted by adminbasam on 19/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
19-09-2014
H1

Đọc trên RFI thấy có tin chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus (1). Thế là sau 25 năm sau ngày XHCN suy sụp, bức tượng của ông tổ XHCN bị hạ bệ theo cái chủ thuyết của ông luôn. Thật ra, không chỉ Marx, các tượng đài của những người cộng sản “tay tổ” như Lenin, Stalin đều đã bị hạ từ lâu.
Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đỗ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), và họ kéo sập tượng Lenin. Có người còn cực đoan đến đập sao cho đầu của tượng bị văng ra khỏi thân.
Cách đây không lâu, người dân Ukraina quyết định hạ tượng của Lenin, nhưng cách họ làm rất ư là bạo lực. Họ dùng xe cần cẩu kéo sập tượng. Khi tượng bị ngã, người dân tức giận không chịu tha mà còn lấy búa đập bức tượng.

Năm 2012, Mông cổ cũng quyết định hạ tượng Lenin (3). Lí do hạ bệ Lenin là vì, theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, ông là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Chẳng biết ông lấy con số này ở đâu, nhưng ông nói trước công chúng như thế. Bức tượng Lenin được đem đi đấu giá, với cái giá khởi điểm chỉ 300 USD! Sau Mông Cổ là Ukraina cũng giật sập tượng Lenin ở thành phố Kiev vào cuối năm 2013 (4).
Không chỉ giật sập tượng, nhiều nước Đông Âu và vùng Baltic còn cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh. Các biểu tượng đó cùng với huy hiệu SS được xem là biểu tượng của chế độ độc tài vì Hungary có luật cấm trưng bày những biểu tượng ở nơi công cộng (5). Sau Hungary, Ba Lan cũng cấm các biểu tượng cộng sản.
Ở vài nơi, người cộng sản có thói quen đổi tên thành phố khi cách mạng của họ thành công. Trước đây, họ đổi tên thành phố Saint Petersburg thành tên của Lenin (Leningrad). Nhưng cái gì của Cesar phải trả về cho ổng: Năm 1991, chính quyền Nga đã quyết định xoá tên thành phố Leningrad và trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Điều trớ trêu là tượng đài của những người như Lenin, Stalin, Marx vẫn còn có hàng triệu người tôn sùng ở Á châu, dù những kẻ tôn sùng chẳng có liên quan văn hoá hay dân tộc gì với họ.
—-
(1) http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140918-hungary-ha-be-tuong-cac-mac/
(2) http://articles.baltimoresun.com/2003-04-13/news/0304130226_1_lenin-large-statue-saddam-hussein
(3) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121015_mongolia_lenin_legacy.shtml
(4) http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%ADt_s%E1%BA%ADp_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_Lenin_%E1%BB%9F_Kiev
(5) http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3403
Nguồn: FB Nguyen Tuan
——–

Biết ơn Lenin?

GS Nguyễn Văn Tuấn
12-12-2013
Bình luận về sự kiện dân Ukraina giật sập tượng Lenin một vị giáo sư sử học ở Việt Nam cho rằng đó là một hành động vô văn hoá. Ông còn nói thêm rằng người dân Việt Nam trân trọng và biết ơn Lenin vì ông ấy “đại diện cho ‘ý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp’ vốn là điều ‘cả thế giới mong muốn’.” Tôi cứ phân vân về hai ý này, vì nó không đúng với thực tế.
Câu làm tôi phân vân là người Việt Nam trân trọng và biết ơn Lenin. Đúng là có một số người mang dòng máu Việt mang ơn Lenin, không hẳn vì lí tưởng chủ nghĩa xã hội, mà vì lí do thực tế và “trần ai” khác. Những người trong đảng thì chắc là biết ơn ông Lenin. Đảng thì có trên 2 triệu người, cộng với thân nhân nữa thì chắc xấp xỉ 10 triệu người. Dân số Việt Nam là 90 triệu (tính chẵn) và đa số nghèo và chắc chẳng cần biết ông Lenin là ai cũng như chẳng có mang ơn gì ông ấy. Người Việt ở hải ngoại thì chắc chắn ghét ông ấy. Những người đau khổ vì những chính sách mang màu sắc đấu tranh giai cấp của ông ấy cũng chẳng muốn thấy tượng ông ấy ở VN. Như vậy, có thể ước tính rằng cứ 1 người biết ơn Lenin thì có khoảng 9 người không biết đến ông Lenin. Do đó, cụm từ “Người dân Việt Nam” e rằng quá cường điệu.
Còn nói rằng cả thế giới mong muốn lí tưởng XHCN theo kiểu đấu tranh giai cấp và định hướng CNCS thì tôi nghĩ chắc là đoán mò thôi. Cái chủ nghĩa đó đã dần dần hết đất sống, đã mất sức sống, đã gây ra bao nhiêu thảm hoạ cho thế giới và Việt Nam. Tôi nghĩ nếu làm thử một điều tra xã hội thì sẽ biết số người ủng bộ CHXH chẳng bao nhiêu đâu. Bên Âu châu dù có nơi vẫn có màu sắc XHCN, nhưng nói chung ai cũng nghi ngờ cái chủ nghĩa đó. Người ta có nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản nữa. Bên Đông Âu, những nước theo XHCN cũ nay cấm không có các biểu tượng của CNCS (như cờ búa liềm chẳng hạn) xuất hiện nơi công cộng. Nhưng tôi đoán là chắc người dân có thể trưng bày mấy biểu tượng đó ở nhà (?)
Tôi có phần đồng ý là việc giật sập tượng là một hành động không đẹp, xét về mặt văn hoá. Nếu phán xét như vậy thì chúng ta cũng có thể nói người Việt cũng nhiều lần hành xử kém văn hoá. Sau năm 1975, biết bao nhiêu tượng của các nhân vật thời trước 1975 bị giật sập và phá tan hoang. Đường xá thì bị thay tên đổi họ. Những con đường mang tên các danh nhân lịch sử đới Trần, Lý, Lê, Đinh, v.v. vốn là di sản chung của dân tộc cũng bị nhường cho những người du kích và những người từng tham gia cách mạng. Những con đường mang tên lí tưởng đẹp và phổ quát (như Công Lí, Tự Do) đều bị thay bằng tên của những sự kiện mà không bao nhiêu người công nhận. Do đó, trách người Ukraina là “manh động” và kém văn hoá có lẽ không công bằng khi chính những người gắn bó với cái chủ nghĩa đó lại từng làm như thế.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
———
Mời xem lại: Tượng Lenin bị kéo đổ (FB BBC).

Monday, September 15, 2014

Thể chế cộng sản Việt Nam: một thể chế chiếm đoạt và cướp đoạt

Lãnh đạo: Tiếm công và chiếm đoạt
Posted by adminbasam on 13/09/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
13-09-2014
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Đọc bài “Anh thợ hồ quên mình tìm bé mất tích: Thôi thúc tình người” trên tường của một người bạn, và thấy câu cuối của bài viết có câu giống như than thở: “Âu đây cũng là điều đáng để suy gẫm.” Đáng suy ngẫm thật vì câu chuyện trong bài báo nói lên một sự tiếm công trắng trợn của giới cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phản ảnh số phận “thấp cổ bé họng” của người dân trong xã hội VN hiện nay. Câu chuyện có thể phản ảnh một thể chế chiếm đoạt.
Câu chuyện kể rằng anh thợ hồ Nguyễn Văn Tâm đã can đảm lặn xuống ống cống để tìm và đem được thi thể của cháu bé La Văn Tỷ (đã mất tích trước đó 3 ngày). Anh Tâm chỉ có cái đèn soi ếch và một tấm lòng cộng chứ chẳng có công cụ bảo hộ nào khác như chúng ta hay thấy các nhân viên cứu hộ ở các nước tiên tiến hay dùng. Anh ngụp lặn trong cống 3 ngày liền. Anh là người duy nhất tìm được thi thể bé Tỷ và người duy nhất đem được thi thể lên bờ giao cho cha mẹ em.

Ấy thế mà công của anh không hề được ghi nhận! Ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương “lấy ra 10 triệu đồng trao cho thượng tá Vũ Thanh Tâm, người trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm để gọi là thưởng nóng bù đắp công sức anh em bỏ ra.” Ngay sau việc “thưởng nóng”, báo Bình Dương online đã có ngay một bản tin cũng rất nóng, trong đó có đoạn “Nhờ sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt và trực tiếp của UBND tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cứu hộ hoàn thành nhiệm vụ sau 39 giờ tìm kiếm.” Giọng điệu bản tin nghe quen, nhất là cụm từ “nhờ sự quan tâm”, “chỉ đạo trực tiếp”, v.v. Trong khi những người trong chính quyền ăn mừng với tiền thưởng và có cơ hội chụp hình với những nụ cười rạng rỡ và chiến thắng, thì anh Tâm lặng lẻ thu xếp đồ đạc và lủi thủi về nhà.
Nhưng có lẽ anh Tâm làm việc cứu hộ thật và cũng chẳng cần ai cám ơn hay tưởng thưởng. Khi phóng viên hỏi những người chòm xóm thì người ta nói một câu rất nghĩa khí Nam Bộ: “Xong rồi thì thôi. Có gì nữa đâu mà anh hỏi. Người nghèo chúng tôi không màng tới chuyện công lao. Chỉ cần biết sống với nhau, hoạn nạn vui buồn có nhau là được rồi. Mấy ngày trước chưa tìm ra xác con, mẹ thằng Tỷ chết đi sống lại. Ai mà không đau buồn? Thằng Tâm đi khắp nơi vận động quyên góp giúp đỡ gia đình bị nạn. Cái nghĩa cái tình mới là điều đáng quí. Nó cũng có khá hơn ai đâu nhưng giúp được gì trong khả năng là nó giúp.”
Phóng viên viết như than vãn “Âu đây cũng là điều đáng để suy gẫm”, nhưng tôi lại nghĩ với những dữ kiện trên thì đủ để có một câu kết luận thích hợp hơn: đó là một sự tiếm công trắng trợn của phía chính quyền. Các vị mang hàm tá uý, và chức danh cao ngất ngưởng đó chẳng thấy làm gì cả; họ chỉ … chỉ đạo. Đáng lẽ cái công việc cứu hộ, cứu nạn là việc của họ vì họ được người dân trả tiền thuế để nuôi nấng họ, để huấn luyện họ, và để họ phải thực thi nhiệm vụ cứu hộ. Nhưng họ không làm hay không dám/muốn làm việc khó khăn đó, mà chỉ muốn “chỉ đạo”. Đến khi người dân làm thì họ dành công trạng và cấp trên của họ thì tự cho mình cái quyền khen thưởng. Nói cách khác, họ tự khen thưởng với nhau!
Mà, điều đáng nói là họ làm việc đó rất ư là trắng trợn. Họ chẳng xem công chúng và dư luận công chúng ra gì. Họ thản nhiên nói nhờ sự quan tâm chỉ đạo của họ mà đội cứu hộ đã hoàn thành nhiệm vụ. Người ta phải hỏi hoàn thành nhiệm vụ gì khi người ta lặn lội dưới cống còn họ thì mang sao lấp lánh đứng trên bờ? À, thì ra đó là nhiệm vụ được chụp hình và được thưởng. Còn một nhiệm vụ nữa: cướp công. Họ đúng là khinh thường công chúng đến thế là cùng.
Nếu làm cứu hộ theo kiểu tiếm công như các vị đó thì tôi nghĩ ai cũng làm được, chứ xã hội đâu cần đến họ làm gì.
Đây không phải là lần đầu họ làm như thế; cái việc tiếm công này đã xảy ra trong quá khứ gần. Chúng ta còn nhớ khi tàu chở du khách bị chìm trên sông Sài Gòn, người đầu tiên nhảy xuống cứu du khách thành công là anh chàng lái ghe thương hồ. Khi anh đã di dời du khách vào ghe của anh một cách an toàn thì lực lượng cứu hộ mới đến nơi. Và, dĩ nhiên, một thủ tục không thể thiếu được là chụp hình ghi công. Mấy lần trước khi ngư dân bị Tàu cộng tấn công và cướp bóc, ngư dân phải nhờ bạn bè ngư dân khác cứu hộ và đem vào bờ, không có lực lượng cứu hộ nào cả. Nhưng ngạc nhiên thay, khi ngư dân vào đến bờ thì đã thấy lực lượng cứu hộ trong những bồ đồng phục mới toanh và mang sao lấp lánh đứng đó để chào đón và … chụp hình. Thế là bản tin ngày hôm sau nói rằng lực lượng cứu hộ đã đưa ngư dân về bến an toàn! Trơ trẽn đến thế thì phải nói là cùng cực vậy.
Sự tiếm công xảy ra rất thường xuyên, ngay cả ở cấp cao hơn là cứu hộ. Mới đây một vị quan cấp phó chủ tịch tỉnh lên facebook để khoe thành tích của ông. Trong fb có đoạn viết “Chí ít, nếu không có người có tâm và có tầm thì làm sao hàng năm Nam Định có thể cống hiến cho đất nước 15.000 thanh niên ưu tú vào các trường đại học.” Ông ấy dành công cho ông và đồng nghiệp của ông một cách phải nói là trơ trẽn. Không biết ông có khi nào tịnh tâm và tự hỏi nếu không có ông và chính quyền thì Nam Định sẽ ra sao, sẽ đóng góp nhiều hơn cho quốc gia? Ngay cả trong công cuộc kháng chiến chống Pháp cũng có tình trạng tiếm công, nhưng đây là chuyện dài và đã có người phân tích nên tôi không muốn nói ra ở đây.
Nhìn như thế để thấy sự tiếm công và chiếm đoạt là một hiện tượng có hệ thống chứ không ngẫu nhiên. Viết đến đây tôi chợt nhớ đến cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại” của Daron Acemoglu và James Robinson, trong đó tác giả chứng minh rằng sở dĩ các nước nghèo và lạc hậu là do thể chế chiếm đoạt về chính trị và kinh tế. Trong thời Pháp thuộc, người Việt bị loại ra khỏi địa hạt chính trị và tước đoạt kinh tế vì tất cả đều tập trung vào tay người Pháp. Ngày nay, đại đa số người Việt cũng bị tước đoạt như thế, vì các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung vào một thiểu số có quyền thế gọi một cách mĩ miều là “nhóm lợi ích”, và đại đa số người Việt không có quyền định đoạt chính trị. Thành ra, theo lí giải của Acemoglu & Robinson, chúng ta có thể giải thích tại sao Việt Nam cho đến nay vẫn còn nghèo.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

NHẮC LẠI CUỘC NỔI DẬY CỦA DÂN QUỲNH LƯU (ngày 13.11.1956)

NHẮC LẠI CUỘC NỔI DẬY CỦA DÂN QUỲNH LƯU (ngày 13.11.1956)
và những hình ảnh triển lãm thô bỉ của đảng về CCRĐ
Võ Thị Linh 14.9.2014


Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị.
Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm băng số người dân đã chết. Tầm mức [mục đích] của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.
Bài hát của người dân Quỳnh Lưu trong ngày nổi dậy

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta
Tập tin:LocationVietnamNgheAn.png
Vị trí của Quỳnh Lưu trong bản đồ VN
Cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu 13-11-1956-(Nghệ An)
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt CCRĐ đất đẫm máu 

Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh Cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng, phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội được tuyển lựa đều là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ đội. Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người. Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ : cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi. Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của thi sĩ Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Luật CCRĐ được Quốc Hội gia nô đảng thông qua ngày 4.12.1953

Sách giáo khoa đảng dùng để cho nhồi sọ học sinh cấp một trong thời CCRĐ



Mục tiêu cuộc Cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau giồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng. Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ Cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau :
“...Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội. Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt động cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ. Một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời : Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi. Ông trả lời cô con gái là : “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa”. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong“.
CS ĐÀN ÁP D MAN CUỘC NỔI DẬY  
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt Cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.
Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ.
Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân. Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm,
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu,
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công,
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng. Lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi : Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.
Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva. Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9-11-1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại. Sáu thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.

Sau đó, ngày 10-11-1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm đó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biết cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời : “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là nhà tu hành”. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngày 12-11-1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13-11-1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty Công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: “Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân”, “Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu”, “Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt”… Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty Công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này. Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.
Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13-11-1956, hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực, tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14-11-1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quân được truyền đi : Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc.
Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi, đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này. Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
                                          
CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.

Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể.

Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra sao? Chỉ là sự im lặng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do dân chủ tới hồi chín muồi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 60 năm về trước vẫn còn vọng về thúc giục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống : con người sinh ra phải được tự do.  

Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.
Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể.
Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra sao? Chỉ là sự im lặng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do dân chủ tới hồi chín muồi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 60 năm về trước vẫn còn vọng về thúc giục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống : con người sinh ra phải được tự do. (trích bài viết của tác gỉa Cẩm Ninh).
Cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu được nhân dân Sài Gòn biểu tình tuần hành ủng hộ và lên án gát gao nhà cầm quyền csVN trong việc đàn áp nhân dân Quỳnh Lưu, xin mời xem clip Video lịch sử nầy: https://www.youtube.com/watch?v=T4RHwJxx91o

Thơ Lê Đức Thọ gởi cho bà Năm
                  
              
CHÙM ẢNH TUYÊN TRUYỀN BỊP BỢM CỦA ĐẢNG VỀ "CCRĐ"  ĐƯỢC CHỤP TẠI PHÒNG TRIỂN LÃM

Ngày 8.9.2014 đảng csVN, dưới  sự dàn dựng của ban Tuyên Giáo/TW, đã tổ chức một cuộc triển lãm nhằm mục tiêu giáo dục quần chúng và giới trẻ về chiến dịch CCRĐ cách đây 60 năm ( 1953-1956). Một số hình ảnh  được đảng trưng bày cho nhân dân Hà Nội xem như các hinh dưới đây: http://vnexpress.net/photo/thoi-su/lan-dau-tien-cong-bo-hinh-anh-cai-cach-ruong-dat-3076449.html

   

    

    

                        

                            

       

                   

                     

    

Cả một cuộc “cách mạng CCRĐ long trời lỡ đất” như thế mà hiện vật trưng bày chỉ một nhúm những tranh ảnh vật dụng tầm thường chẳng nói lên dấu ấn đặt trưng sâu đậm nào mà phần lớn thuộc loại rẻ tiền tìm đâu cũng có “…vài cái áo lành, áo vá , một tấm vách đất, một mái tranh nghèo, một cái sập gụ,vài chục tấm ảnh tuyên truyền”. Một cuộc CCRĐ “long trời lỡ đất”  gần hai trăm ngàn nhân mạng lìa đời, không thấy một vết tích nào nơi phòng triển lãm ? 
NGÀY KHAI MẠC RÌNH RANG (8.9.2014 - tại Hà Nội


BẾ MẠC  VỚI MỘT THÔNG BÁO ĐẦY MÂU THUẨN ( 3 ngày sau đó).


Cuộc biểu tình của dân oan ngay trước phòng triển lãm

Sau 3 ngày mở cửa, đảng đã phải đóng cửa vì dư luận truyền thông của lề trái phản ảnh đầy bất lợi cho đảng. Đảng vẩn thiếu thành thật, vẩn tiếp tục bưng bít về chiến dịch CCRĐ, người dân vẩn không thấy đảng nhắc tới những điểm chính sai lầm trong việc thi hành chiến dịch CCRĐ cách đây 60 năm, đảng vẩn dẫm lên xác 720.008 xác nguời bị giết trong chiến dịch nầy. Điều nầy cho thấy, đảng vẩn dối trá muôn năm..











KẾT LUẬN

Giờ đây phần đông người trong cuộc, muôn năm củ, của thời kỳ CCRĐ đã quá vãng, “nhà nước, đảng ta” qua cuộc triễn lãm như toan tính phủ một lớp sương mù nhằm che mắt  nhân dân Hà Nội, những lớp người mới lớn, sinh sau đẻ muộn sau thời kỳ CCRĐ. Đảng muốn lớp người nầy phải hiểu  việc CCRĐ theo sự hướng dẩn của đảng. Nhưng tiếc thay thái độ hoãng hốt và lúng túng của đảng đã là một tác dụng ngược chiều bất lợi hoàn toàn với đảng.

Đảng đã thật sự úng túng trước phản ứng của truyền thông lề trái và dân oan, nên đã cuốn gói không kèn không trống, rút lui có trật tự, với lý do là thiếu điện (?). Ngộ một điều là trong cùng toà nhà của Viện Bảo tàng mà chỉ có nơi trưng bày các hình ảnh bất lương của đảng lại thiếu điện? còn các nơi khác trong toà nhà nầy vẩn hoạt động bình thường?? Nếu nói bị mất điện, thì thợ điện đỉnh cao của đảng đâu hết rồi?? sửa mấy ngày mà vẩn không đem ánh sáng lại  cho đảng ? Cái bố láo nầy của đảng đã được phơi bày trước mặt quần chúng.

 Càng triển lãm người ta càng thấy mức độ vô liêm sĩ của đảng trong thời @, một thời đại đang phát triển mạnh về tin học và các mạng toàn cầu. Bàn tay đảng, có thể bưng bít nhân dân trong nước, nhưng đảng không thể lấy bàn tay của đảng che hết các mạng thông tin toàn cầu thế giới tự do. 

Một sự sĩ nhục lớn cho đảng khi đưa ra những hình ảnh không trung thực trong cuộc CCRĐ do chính bác và đảng chủ trương. Các đỉnh cao của đảng đã sai lầm khi vác công cụ tuyên truyền, nhằm  tuyên truyền về chiến dịch CCRĐ đẫm máu 60 năm trước, với mục tiêu che dấu và giãm bớt  tội ác cho bác và đảng. Một mục tiêu  quan trọng khác là đảng muốn cho thế duệ hậu HCM có dịp học tập những đường lối chủ trương đứng đắn của đảng từ xưa cho đến bây giờ. Thế nhưng, ngược lại khi các hậu duệ chưa kịp học thì đảng đã đóng cửa. Các thế hệ nầy nhìn thấy được gì nơi đảng?? họ nhìn thấy được đảng bị chiếu bí trước quần chúng, nên phải cuốn gói chạy dài.....


Võ Thị Linh 14.9.2014