Saturday, August 30, 2014

Thảm họa nguyên tử Fukushima gây tốn kém ít nhất 80 tỷ euro

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140827-tham-hoa-nguyen-tu-fukushima-gay-ton-kem-gap-doi-so-voi-muc-du-kien

Thảm họa nguyên tử Fukushima gây tốn kém ít nhất 80 tỷ euro
Một nhân viên của Tepco đo độ phóng xạ bên ngoại lò phản ứng số 3, nhà máy điện Fukushima
Một nhân viên của Tepco đo độ phóng xạ bên ngoại lò phản ứng số 3, nhà máy điện Fukushima
Reuters

Đức Tâm
Giới nghiên cứu Nhật Bản, ngày hôm nay, 27/08/2014, khẳng định với AFP là thảm họa nguyên tử Fukushima gây tốn kém gần như gấp đôi so với mức mà chính phủ dự kiến.


Theo ông Kenichi Oshima, giáo sư kinh tế môi trường thuộc đại học Ritsumeikan, số tiền đền bù cho các thiệt hại do thảm họa Fukushima gây ra hồi tháng 03/2011, lên tới 11.082 tỷ yên (khoảng 80 tỷ euro). Chuyên gia này cho biết : « Đây là kết quả tính toán khả thi với những thông tin mà chúng tôi có được hồi tháng Sáu vừa qua, tuy nhiên, con số này sẽ còn tăng lên : Do vậy, con số 11 ngàn tỷ yên là mức thấp nhất ».
Giáo sư Oshima lưu ý : Để tránh thảm họa tương tự tái diễn ở những nơi khác, cần phải chi thêm khoảng 2200 tỷ yên (khoảng 15 tỷ euro) để nâng cấp các cơ sở hạt nhân trên toàn quốc cho đúng các chuẩn mực an toàn. Đây là những chi phí gián tiếp, do vậy, không nằm trong tổng chi phí đền bù, khắc phục hậu quả của thảm họa Fukushima.
Nghiên cứu của giáo sư Oshima cho biết chi tiết : Tínhtới nay, chi phí đền bù cho cư dân phải đi sơ tán hoặc bị mất việc làm do thảm họa hạt nhân lên tới gần 5000 tỷ yên ; một quỹ đặc biệt do Nhà nước và các công ty điện lực Nhật Bản đóng góp, cung cấp số tiền này cho tập đoàn TEPCO để đền bù các nạn nhân. Tuy nhiên, mức đền bù thiệt hại có thể sẽ tăng lên gấp đôi. Chính vì thế, quỹ đặc biệt đã phải huy động tới 9000 tỷ yên thay vì 5000 tỷ yên như dự kiến ban đầu.
Việc tẩy khử phóng xạ, làm sạch môi trường xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng như chi phí cho việc tích trữ chất thải phóng xạ, lên tới 3540 tỷ yên.
Thêm vào đó là chi phí hơn 2000 tỷ yên cho việc xử lý các tình huống bên trong nhà máy điện và tháo gỡ các lò phản ứng bị hư hỏng.
Phần còn lại là các khoản chi hành chính liên quan đến thảm họa này.
Điều đáng chú ý, theo giáo sư Oshima, là những tốn kém khủng khiếp nói trên đều đổ vào đầu người dân, bởi vì nếu Nhà nước đứng ra chi trả, thì đó là tiền nộp thuế của người dân, còn nếu công ty điện lực chi trả thì họ sẽ đưa khoản tiền này vào hóa đơn tiêu thụ điện.
Mặt khác, đặc thù của thảm họa hạt nhân là chi phí đền bù tăng theo thời gian và không thể dự toán được tổng số tiền khắc phục hậu quả.

Friday, August 29, 2014

Tội chống Tàu xâm lăng

https://anhbasam.wordpress.com/2014/08/29/2907-toi-chong-tau-xam-lang/#more-138682
Tội chống Tàu xâm lăng
GS Nguyễn Văn Tuấn
29-08-2014
H1

Người đàn bà tuổi trung niên với mái tóc ngắn đã điểm sương nhìn thẳng vào phía toà bằng một ánh mắt sáng ngời và sắc sảo, thần sắc toả lên một thái độ cương nghị, không hề dao động. Bà là Bùi Thị Minh Hằng, người vừa mới bị toà án Đồng Tháp tuyên án 3 năm tù giam vì tội danh “gây cản trở giao thông”. Bà Minh Hằng lãnh mức án tối đa (vì theo luật người bị tội này có mức án từ 3 tháng đến 3 năm). Tôi không quen bà Minh Hằng và bất cứ ai trong nhóm bị án phạt, nhưng nhìn hình bà Minh Hằng trước toà làm tôi nhớ đến những ánh mắt cương trực của Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, v.v.
Tôi không biết có nơi nào trên thế giới có tội danh “gây cản trở giao thông” và có mức án phạt nặng nề như ở VN. Theo cáo trạng, bà Minh Hằng và Thuý Quỳnh “trực tiếp thực hiện hành vi gây rối bằng hình thức la hét lớn tiếng, làm nhiều người dân đến xem và các các phương tiện khác không lưu thông được, gây cản trở và ách tắc giao thông nghiêm trọng trên 2 giờ”. Theo suy nghĩ bình thường, nếu đúng thế thì phải phạt đám đông làm cản trở giao thông chứ. Chẳng lẽ nếu một tai nạn giao thông làm cản trở giao thông cả 2 giờ đồng hồ thì nạn nhân cũng bị phạt hay sao? Nếu tai nạn có người chết, chẳng lẽ phải phạt người quá cố? Nếu cản trở giao thông mà cảnh sát không giải quyết được thì điều đó phản ảnh nghiệp vụ của cảnh sát, chứ sao lại phạt người khác? Đúng là một tội danh lạ lùng!

Ở Úc này theo tôi biết nếu có ai cố tình gây cản trở giao thông thì chỉ bị cảnh sát phạt tiền, chứ không có chuyện bỏ tù người ta. Một đất nước văn minh phải đối xử văn minh với người dân, chứ đụng một chút là bỏ tù thì đó là hình thức đàn áp chứ không phải hành xử văn minh.
Trong thực tế, dù tội danh của bà Minh Hằng là “gây cản trở giao thông”, nhưng người dân quan tâm thì nghĩ bà phạm một tội khác không nằm trong bộ luật: tội chống Tàu. Bà Minh Hằng là một trong những người tích cực chống sự xâm lăng của Tàu ở Biển Đông. Thật ra, cả nước VN, nếu có một cuộc điều tra xã hội và hỏi “bạn có chống Tàu xâm lăng” thì tôi nghĩ kết quả chắc phải là 99.9% nói “có”. Kể cả quan chức, quân đội và cả công an VN cũng không ưa Tàu. Do đó, bà Minh Hằng chống Tàu xâm lăng có thể xem như … mặc định. Nhưng thay vì đa số chúng ta chống Tàu một cách thầm lặng, bà Minh Hằng chọn cách chống ra mặt, chống một cách tích cực. Bà xuống đường cùng bà con phản đối Tàu cộng xâm lấn Biển Đông và từng chấp nhận đi tù 3 ngày. Bà Minh Hằng hơn chúng ta là ở chỗ đó: dám dấn thân. Bà Minh Hằng không phải là người nghèo, vô công rỗi việc, mà có doanh nghiệp và thuộc vào thành phần khá giải. Do đó, tôi nghĩ tội danh “gây cản trở giao thông” phải được diễn dịch là tội danh chống Tàu xâm lăng.
Cái tội danh “chống Tàu xâm lăng” rất có lí. Còn nhớ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một người Việt Nam yêu nước và can trường khác, cũng bị kết tội “trốn thuế”. Nhưng thật ra, công chúng VN ai cũng nghĩ ông Điếu Cày đi tù vì tội chống Tàu xâm lược. Ông Điếu Cày cũng như bà Minh Hằng chọn cách thể hiện quan điểm của mình là xuống cường và đánh động lương tâm của người dân, và ông đã và đang trả giá cho hành động yêu nước đó. Lịch sử cho thấy những người đi tiên phong thường trả giá cho hành động tiền phong của họ. Do đó, khoan hãy kết tội người ta, lịch sử sẽ giải oan cho họ. Bài học Nelson Mandela vẫn còn đó.
Có toà án nào trên thế giới mà phạt tù những người yêu nước? Có thể những người trong chính quyền không xem hành động của bà Minh Hằng là yêu nước, nhưng nên nhớ rằng người ta có những cách yêu nước khác nhau. Nhớ ngày xưa khi được hỏi về ông Ngô Đình Diệm, cụ Hồ từng nói rằng “Ông ấy là một người yêu nước, nhưng theo cách riêng của ông ấy”. Ít ra phải có tấm lòng và cái nhìn rộng rãi như cụ Hồ chứ. Vậy mà ngày nay những người biểu lộ lòng yêu nước của họ phải đi tù! Thật là một tình trạng rất trớ trêu.
Mà, sự trớ trêu cũng có cái căn cơ của nó. Chúng ta còn nhớ ngày xưa bọn thực dân Pháp chỉ một người của chúng bị sát hại, chúng cho quân lính bố ráp cả làng. Chúng xem sinh mạng của quân lính chúng quan trọng hơn sinh mạng của người Việt. Cái quan điểm trịch thượng đó đang được lặp lại ở VN, nhưng lần này kẻ thực dân được thay đổi bằng người bạn 16 chữ vàng + 4 tốt. Chúng ta đang chứng kiến sinh mạng người Tàu quan trọng hơn sinh mạng người Việt.
Để chuẩn bị cho chuyến đi của đặc phái viên của ngài tổng bí thư đảng CSVN sang Tàu, viên phát ngôn ngoại giao VN với giọng văn thành khẩn cho biết: “Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân TQ trong tháng 5 vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân TQ bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này. […] Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ cử đoàn sang TQ thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn”. Đó là cái tấm lòng nhân đạo của Chính phủ VN đối với người Tàu. Phải nói là quá cảm kích.
Còn người Việt chúng ta có được Chính phủ Tàu cộng đối xử như phía VN đối xử với người Tàu. Bao nhiêu ngư dân Việt Nam đã chết dưới những tên cướp biển đội lốt kiểm ngư Tàu cộng? Bao nhiêu ngư dân Việt Nam đã bị thương tích dưới những tên cướp biển đội lốt kiểm ngư Tàu cộng? Bao nhiêu gia đình ngư dân Việt Nam đã và đang lâm vào cảnh khốn đốn vì mất tàu và nợ nần ngân hàng? Cũng đừng nên quên rằng cách đây không lâu hai tên lưu manh Tàu bắt một thanh niên Việt và dập đầu đến chết — chúng phạm tội NGAY TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM. Chẳng thấy ai bình luận gì vụ đó. Chẳng có đại diện của Chính quyền Tàu cộng ghé thăm gia đình nạn nhân. Lâu lâu có đại diện chính quyền VN đến thăm và chụp vài bức hình với ngư dân như là photo-op.
Cái trớ trêu ở đây là như tác giả Trần Kinh Nghị tóm tắt chính xác: “Kẻ cướp bỗng chốc biến thành nạn nhân và nạn nhân phải sang nhà kẻ cướp để xin chia buồn và bồi thường thiệt hại!”
Trong vụ bạo loạn Tháng 5 vừa qua ở Bình Dương và Vũng Án, theo tôi biết các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật và VN bị thiệt hại nhiều nhất, chứ không phải doanh nghiệp Tàu. Ấy thế mà viên phát ngôn VN ưu ái đặc biệt nhắc đến Tàu! Đã thế mà VN còn cho đặc phái viên sang Tàu để “nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài … trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay và tình hình Biển Đông có những diễn biến căng thẳng, phức tạp”. Ai làm phức tạp tình hình ở Biển Đông? Tàu chứ ai. Thế là thêm một điều trớ trêu nữa ở đây: kẻ gây hấn lại được nạn nhân đến xin khôi phục mối quan hệ!
Chống Tàu do đó là làm tổn hại đến mối quan hệ giữa 2 nước theo quan điểm của nhà cầm quyền. Chả thế mà viên phát ngôn ngoại giao VN còn nói: “Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt Nam”. Đọc phát biểu đó, có lẽ chúng ta đã hiểu tại sao những người yêu nước như bà Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh, và trước đây là Điếu Cày phải ngồi tù. Lí do đơn giản là họ đã đụng đến Tàu, cái nước mà báo chí nhà nước chỉ dám nói là “nước lạ”. Cái thảm nạn và nhục nhã của dân tộc là ở chỗ này. Chợt nhớ đến lời nói của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sau khi ông nghe kết quả Hội nghị Thành Đô: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

Tuesday, August 26, 2014

Ngư dân hy sinh bám biển, bộ đội kiên quyết bám bờ, Đảng(ta) quyết tâm bám Tàu cộng bỏ tù người yêu nước

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/08/ngu-dan-hy-sinh-bam-bien-bo-oi-kien.html#more

Ngư dân hy sinh bám biển, bộ đội kiên quyết bám bờ, Đảng(ta) quyết tâm bám Tàu cộng bỏ tù người yêu nước

 











Tổ tiên chúng ta có truyền thuyết Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ  với trăm con, 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên non lập nghiệp, 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển Đông sinh sống. Biển Đông đã gắn bó với con dân nước Việt ngay từ khi lập quốc. Biển Đông đã đùm bọc nuôi dưỡng con dân nước Việt hằng nghìn năm nay. Qua bao nhiêu đời “dân biển”, hai chữ mà người dân đi đánh cá tại biển khơi thân thiết gọi nhau, bây giờ được gọi là ngư dân, chỉ phải đối diện với thiên nhiên,với phong ba bao táp.
 
Việt Nam với bờ biển dài hơn 3000 cây số bao trùm toàn bộ Biển Đông. Từ bao đời nay tổ tiên ông cha chúng ta sống và tồn tại dựa vào biển, vào nguôn tài nguyên của biển Đông. Qua tất cả những triều đại quân chủ, dân biển/ngư dân luôn được quân đội của triều đình bảo vệ và bình yên làm ăn sinh sống. Qua sử sách từ ngàn xưa khi lập quốc cho đến ngay cả thời kỳ đất nước bị phân chia theo hai chế độ quốc gia phía nam vĩ tuyến 17 và cộng sản phía bắc vĩ tuyến 17 trong những năm 1954 -1975, ngư dân hành nghề đánh bắt cá và khai thác tài nguyên biển trong khu vực biển Đông chưa bao giờ bị tàu thuyền hải quân của một quốc gia nào ngay là tàu thuyền của Tàu lục địa hay Tàu Đài Loan hay bất cứ quốc gia trong vùng Đông Nam Á công khai quấy nhiểu bắt bớ cướp đoạt tài sản và hung hăn rồi ngang ngược đòi tiền chuộc mạng. Nhưng từ khi cả nước bị lọt vào tay đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1975, ngư dân Việt Nam những tưởng đuợc lực lượng bộ đội luôn xưng mình là anh hùng bảo vệ, được yên ổn làm ăn không bị nước khác hà hiếp cướp bốc giết chốc; nhưng trái lại ngư dân lại bị trấn áp rất dã man, vô nhân đạo hơn cả bọn cướp biển mà chúng ta thường nghe thấy tại các vùng biển Âu Mỹ. Bọn đang tán tận lương tâm giết hại ngư dân Việt Nam không ai xa lạ với người dân và dân biển trong khi đảng nhà nước cộng sản tại Việt Nam chỉ dám gọi chúng là “tàu lạ”, chúng chính là bọn hải quân Tàu cộng, bọn đồng chí thân thiết ruột thịt của đảng cộng sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh/Hồ Quang/Hồ Tập Chương từ những năm của thập niên 1940 xuyên suốt cho đến nay.
 
Ngư dân miền Trung Việt Nam đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa luôn bị bọn hải quân Tàu cộng đánh đập cướp đoạt tài sản và bắt giữ đòi tiền chuộc mạng. Có hằng trăm vụ tàu thuyền của ngư dân Việt Nam bị bọn hải tặc đội lớp hải quân Tàu cộng cướp phá, hằng ngàn ngư dân đã và tiếp tục hy sinh cả mạng sống của mình trong khi họ đi làm ăn sinh sống trên vùng biển mà ông cha chúng ta làm ăn từ bao đời, nhưng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cố tình dấu nhẹm và lờ đi.
Trong khi ngư dân tiếp tục bị bọn hải quân hải tặc Tàu cộng hành hung cướp đoạt tài sản bắt người đòi tiền chuộc mạng thì tàu chiến các loại của bộ đội hải quân Việt thay vì hiện diện xua đuổi bọn cướp đội lớp hải quân Tàu để bảo vệ an toàn và tài sản của bà con ngư dân đang làm ăn trên vùng biển của Việt Nam nhưng tuyệt nhiên không thấy một chiếc tàu chiến nào và ngay cả những chiếc tàu gọi là tàu công an (cảnh sát) biển xuất hiện xua đuổi hay bắt giữ bọn cướp Tàu cộng bảo vệ ngư dân. Thân nhân của ngư dân bị Tàu cộng bắt giữ phải tự lo tiền bạc trả cho bọn Tàu cộng đề cứu người thân bị Tàu bắt giữ thay vì nhà nước, nếu quả thật là chính quyền vì dân, phải có trách nhiệm  đòi hỏi phía chính quyền Tàu thả vô điều kiện công dân của nước mình bị bắt trái phép và phải bồi thường thiệt hại tài sản và cơ thể của ngư dân do bộ đội hải quân của Tàu gây ra, và cũng để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Cho đến hôm nay chưa có một lần nào phía nhà nước cộng sản tại Việt Nam làm việc này, nhưng trái lại họ thì chỉ lập lại vài câu tuyên bố nhỏ nhẹ cho có lệ trong khi lãnh đạo chóp bu lại giao hảo thân thiết với lãnh đạo cộng sản Tàu, xem nhau như anh chị em ruột thịt thân thiết. Có phải đây là hành động của một nhà nước của một quốc gia có trách nhiệm bảo vệ an toàn và sinh mạng của người dân hay là một đảng một nhà nước đã và đang bán đứng, giao trọn tổ quốc Việt Nam cho bọn xâm lược Tàu phương Bắc?
 
Sự kiện bọn xâm lược Tàu cộng ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ vào cắm sâu trong vùng biển Việt Nam trong thời gian hơn 2 tháng kể từ ngày 01/05/2014, là hành vị xậm lược trắng trợn chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam, nếu Việt Nam là một quốc gia độc lập không là một tỉnh hay quận huyện của Tàu.  Ngoài việc đưa vài ba chiếc “thuyền ba lá” cảnh sát biển ra nhảy waltz (valse) với hằng chục tàu chiến của bọn Tàu cộng trong tình gia đình anh em, đảng ta lại hô hào ngư dân mang những chiếc thuyền nan ra vùng nguy hiểm làm bia để cho bọn Tàu cộng thực tập xịt nước, tung, húc, nhấn chìm tàu thuyền đánh cá của ngư dân. Điều thật vô lương tâm của bộ đội hải quân Việt Nam là đã không bảo vệ ngư dân khi bị bọn bộ đội cướp biển hải quân Tàu cộng thì chớ, họ không tiếp cứu những tàu thuyền ngư dân đang bị hải quân Tàu cộng tấn công, tung và nhấn chìm. Chỉ xuất hiện tàu trục kéo sau khi sau khi thuyền của ngư dân sắp bị chìm mất xác, chụp hình tuyên truyền giả nhân giả nghĩa rất lố bịch. Ngay cả trong chiến dịch tuyên truyền sau khi giàn khoan tạm thời rời khỏi vùng lãnh hải Việt Nam tại nhà “văn hóa thanh niên TP HCM” do báo Tuổi trẻ của đảng tổ chức triển lãm gọi là “75 ngày Biển Đông dậy sống”, họ cũng chỉ viết được dòng chữ: “Những người Việt can trường”. Không thấy đâu những hình ảnh ghi lại bóng dáng của bộ đội hải quân “can trường”, hay đảng ta “can trường” đối đầu đuổi bọn xâm lược Tàu cộng ra khỏi lãnh hải, mà chỉ thấy vài ba chiếc tàu rỉ sắt gọi là công an biển (cảnh sát) chơi trò ú  tìm với bọn hải quân Tàu cộng trong khi đó những chiếc thuyền thô sơ của ngư dận bị đẩy ra phía trước làm bia người, phải đối mặt với tàu chiến trang vũ khí bị tân răng của bọn xâm lược Tàu cộng, đồng chí ruột thịt của đảng cộng sản Việt Nam (Việt cộng). Những ngư dân được đảng ta gáng cho danh từ “cột móc sống”, phải hy sinh mạng sống trong khi trong tay không có một tất sắt tự vệ, phải bám biển trước lực lượng hùng hậu của bọn xâm lược Tàu cộng, trong khi đó không chỉ bộ đội kiên quyết bám bờ mà hằng vạn tên công an chìm nổi cũng  kiên quyết bám bờ “còn đảng còn mình”, kiên quyết đàn áp tàn độc những người yêu nước lên tiếng chống bọn xâm lược Tàu cộng. Và mới đây, ngày 25/08/2014, ủy viên bộ chính trị Lê Hồng Anh, làm đặc phái viên của Tổng bí  thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đi sứ chầu lãnh đạo Tàu cộng để  nhận tiếp chỉ thị, trong khi  đảng cộng sản Việt Nam huy động hàng ngàn công an chìm nổi trên khắp nước ngăn chặn và quản thúc hằng trăm anh chị em quan tâm đến tình hình đất nước bị Tàu cộng xâm lược đi tham dự buổi xét xử gọi là công khai với luật rừng và kêu án phi lý 3 anh chị yêu nước Bùi Thị Minh Hằng - 3 năm tù, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh -2 năm tù, và Nguyễn Văn Minh - 2 năm rưỡi tù tại Cao Lãnh Đồng Tháp ngày 26/08/2014.

 


Bộ đội hải quân (đảng cs) Việt Nam không thấy đâu xung quanh khu vực giàn khoan HD 981, trong khi thuyền đánh cá bị bọn Tàu cộng đánh chìm, chỉ xuất hiện tàu kéo sau khi thuyền của ngư dân bị đắm. Một màn dàn dựng vô lương tâm bán rẻ sinh mạng người dân của đảng CSVN.

 

Quả thật:
 
Ngư dân hy sinh bám biển, bảo vệ Tổ quốc!
Bộ đội kiên quyết bám bờ, bảo vệ hòa bình!
Đảng (ta) quyết tâm bám Tàu cộng, bảo vệ đảng!

Ngày 27 tháng 08 năm 2014

 

Monday, August 25, 2014

Ai là nhân dân của cái đảng ta này?


Có áy náy vì lạm xưng hai chữ “nhân dân”?

Posted by adminbasam on 25/08/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
25-08-2014
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Xinh
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Xinh. Nguồn: báo Tuổi Trẻ
Đọc báo nhiều khi gặp những câu phát biểu tôi chỉ biết … lắc đầu. Lắc đầu vì sự thậm xưng, phi logic, vô lí của câu phát biểu. Tâm trạng giống như đọc những câu thơ của Tố Hữu khi ông tâng bốc Stalin: Yêu biết mấy, nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin. Tôi nghĩ ông Tố Hữu nếu sống lại chắc cũng ngượng ngùng cho sáng tác của ông.
Chẳng hạn như mới đây đọc báo TT có tường thuật về buổi hội thảo chung quanh di chúc của Chủ tịch HCM. Trong hội thảo có một vị tiến sĩ phát biểu: “Đảng và nhân dân ta coi Di chúc của Hồ Chủ tịch là một tài sản vô giá, xứng đáng được xếp vào đỉnh cao giá trị trong kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc bởi những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc ngày càng được khẳng định. Những lời dặn của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về “công việc đối với con người”, về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau… vẫn còn nguyên giá trị”. (1)

Tôi không biết vài mươi năm sau khi vị tiến sĩ này đọc lại câu đó, bà có áy náy? Áy náy vì những lạm xưng hai chữ “nhân dân”. Tôi nghĩ nói đảng CSVN xếp di chúc vào hàng đỉnh cao trí tuệ thì có thể, vì những gì ông HCM căn dặn là liên quan đến đảng, chứ có dính dáng gì đến nhân dân đâu. Do đó, nói “nhân dân ta coi …” thì cần phải xem lại. Ai là “nhân dân ta” ở đây? Chẳng ai cả, vì trong số 91 triệu dân, có người còn chưa biết nói kia mà. Lại còn xem di chúc là một di sản trong kho tàng văn hoá tinh thần của dân tộc thì tôi nghĩ quá đáng. Ngay cả ông cụ Hồ mà sống lại, chưa chắc ông dám nhận di chúc mình là một phần của văn hoá tinh thần của dân tộc.
Có những câu chữ người ta quen dùng rồi trở thành quán tính. Từ quán tính nó được nhiều người lặp lại. Mà, lặp lại nhiều lần thì người ta nghiễm nhiên xem đó là chân lí. Chỉ đến khi có người đặt cái “chân lí” dưới lăng kính logic thì mới thấy có vấn đề. Thành ra, các vị quan chức và các vị có danh vị giáo sư tiến sĩ làm ơn phát biểu có chừng mực và có chứng cứ, chứ không nên nhân danh “nhân dân ta” mãi để nhét vào đầu người dân những phát biểu mà sau này các vị sẽ thấy hối hận.
—-
(1) Hội thảo về Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (TT).
Nguồn: FB Nguyen Tuan

Thursday, August 21, 2014

Dân oan Miền Nam biểu tình tố giác Chủ Nghĩa xã hội tại Việt Nam là “Chủ Nghĩa Ăn Cướp”

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/08/dan-oan-mien-nam-bieu-tinh-to-giac-chu.html#more

Dân oan Miền Nam biểu tình tố giác Chủ Nghĩa xã hội tại Việt Nam là “Chủ Nghĩa Ăn Cướp”



Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - 

Ngày 20/08/2014, một số dân oan Miền Nam bị chế độ cộng sản Việt Nam cướp tài sản và đất canh tác đã biểu tinh trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thành phố HCM tọa lạc tại góc đường Lê Thánh Tôn và đại lộ Nguyễn Huệ, Tòa Đô Chánh Sài Gòn trước kia.


Bà con dân oan bị cộng sản Việt Nam cướp đoạt trắng trợn tài sản và đất đai đã biểu tình đòi trả lại đất đai và tài sản . 


Đặc biệt bà con dân oan miền Nam đã công khai tố giác Chủ Nghĩa Xã Hội -cộng sản- tại Việt Nam là hảo huyền, gian dối và là thứ chủ nghĩa “ăn cướp”. 

Qua kinh nghiệm sống dưới hai chế độ Cộng sản-Xã hội Chủ nghĩa- và Dân chủ Cộng hòa, bà con hô to hoan nghênh chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới đích thật tốt và vì hạnh phúc của dân.

Mời xem clip video quay lại toàn cảnh cuộc biểu tình của bà con dân oan miền Nam với phụ đề tiếng Anh.

Ngày 21/08/2014

Tuesday, August 19, 2014

Ngoại giao Việt Nam: Hoa hòe màu mè

https://anhbasam.wordpress.com/2014/08/18/2874-ngoai-giao-viet-nam-hoa-hoe-mau-me/

Ngoại giao Việt Nam: Hoa hòe màu mè

GS Nguyễn Văn Tuấn
18-08-2014
Hình tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp tướng Martin Dempsey ở Đà Nẵng.
Hình tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp tướng Martin Dempsey ở Đà Nẵng.
Tôi để ý thấy một trong những điểm Việt Nam không giống ai là … màu mè. Nói theo cách nói dưới quê tôi là hoa hoè. Hãy xem những buổi tiếp kiến ông Đại tướng Mĩ Martin Dempsey. Đi đâu cũng thấy bông (hoa). Xuống phi trường Đà Nẵng ông bị tống ngay một bó bông chình ình. Còn mấy cô gái trông xinh xinh đứng đó cầm bông chẳng biết để làm gì? Quân đội thì cần gì bông với hoa? Màu mè một cách không cần thiết. Màu mè đến độ … chướng mắt. Định làm ra vẻ văn minh, nhưng chắc gì người nhận xem đó là văn minh.
Chẳng những buổi đón ở phi trường, mấy hình khác cũng cho thấy bất cứ chỗ nào ông có tiếp kiến trên bàn đều có bông. Chẳng biết bó bông để làm gì. Tôi không suy nghĩ ra ý nghĩa của mấy bông hoa này. Trước mắt, nó tốn tiền một cách không cần thiết. Thật ra, ở nhiều nơi tôi thấy toàn bông giả làm bằng cao su. Loại bông giả này càng vô duyên và cho thấy thói giả dối của vài người Việt.
Hình tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp tướng Martin Dempsey. Có cả mấy cô gái, chẳng biết để làm gì? Làm cảnh?
Hình tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp tướng Martin Dempsey. Có cả mấy cô gái, chẳng biết để làm gì? Làm cảnh?
Cá nhân tôi cũng nhiều lần được tặng bông sau những buổi nói chuyện. Nói thật tôi không thích, vì nó cồng kềnh và mình thì vừa mệt vừa nhận mấy món quà khác, tay chân đâu mà giữ bó bông? Bực mình lắm nhưng không thể nói ra hay thể hiện vì dù sao đó là tấm lòng tốt của người ta. Thông thường tôi cho người khác, hay khách sạn và cho mấy cô tiếp tân, hoặc cũng có khi phải vứt bỏ khi chẳng biết cho ai và làm gì với nó. Có lần tôi cho cô tiếp viên hàng không một bó bông, cô ấy thích lắm tưởng là tôi “để ý” đến cô ấy, nên đi ngang cứ liếc cười hoài. Sự thực là tôi chẳng cần bông. Tôi nghĩ rất có thể ông Dempsey cũng vứt bỏ mấy bó bông vô duyên đó.
Tôi liên tưởng đến những kẻ trưởng giả học làm sang. Người nghèo và ở giai tầng xã hội thấp thường hay thích màu mè, diêm dúa. Chúng ta có thể xem những người da đen sống ở những vùng nghèo nàn mà đi xe hơi đắt tiền và ăn mặc thì biết. Chẳng nói đâu xa, vào thời thập niên 1980 khi mới sang nước ngoài định cư, nhiều người Việt làm công nhân trong hãng dù rất nghèo nhưng cũng cố gắng vay tiền để mua một chiếc xe rất xịn [mà chỉ có người có tiền mới dám mua] để lấy le. Tôi nghĩ mấy bó bông trong phòng tiếp khách có thể ví như sự trang trí diêm dúa của người có văn hoá thấp nhưng muốn học làm quí phái.
H3
Hình tướng Phùng Quang Thanh tiếp tướng Martin Dempsey. Trên bàn có bông.
Còn người giàu và có văn hoá cao, họ lúc nào cũng tỏ ra đơn giản và thân mật. Đối với họ, diêm dúa và màu mè là cái gì đó buồn cười, học đòi, không thuộc giai tầng của họ. Thật sự, nhìn thấy mấy người ăn mặc diêm dúa và trang trí hoa hoè phải nói là đáng tội nghiệp cho họ vì có thể đó cũng là một mặc cảm tự ti.
Tôi thấy chính khách Mĩ họ tiếp khách tự nhiên hơn. Chẳng hạn như buổi tiếp kiến giữa ông Patrick Leahy và Phạm Quang Nghị rất “ấm cúng”, giống như phòng khách ở nhà, có lò sưởi, cái bàn café, và hai cái ghế. Chẳng cần hoa hoè gì cho chướng mắc. Đó là cách tiếp khách văn minh, rất tiêu biểu ở Mĩ và Úc. Biết chừng nào VN học cách tiếp khác mà không có bông hoa.
H4Hình ông Patrick Leahy tiếp ông PQ Nghị. Đơn giản, ấm cúng. Không có bông.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

Saturday, August 16, 2014

Biển Đông: Mỹ nóng lòng, đảng (ta) thư thả!

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/08/bien-ong-my-nong-long-ang-ta-thu-tha.html#more

Biển Đông: Mỹ nóng lòng, đảng (ta) thư thả!


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - 








Trong những năm qua đảng và nhà nước cộng sản Tàu đã từng bước thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông. Trước tiên họ dùng những người làm công tác khoa học kỹ thuật cài đặt bản đồ nước Tàu với đường lãnh hải 9 đoạn hình lưỡi bò bao trùm toàn bộ Biển Đông lấn sát bờ biển của các nước trong vùng trong những bài nghiên cứu gởi đăng trong những tạp chí khoa học quốc tế để ngầm tạo chứng cứ “lịch sử” cho hành động chính thức chiếm đoạt toàn bộ biển Đông trong tương lai. Việc làm bá đạo và gian manh của bọn bá quyền Tàu cộng đã bị cộng đồng trí thức người Việt trong ngoài nước vạch mặt tố giác trước công luận thế giới qua chiến dịch viết thư cảnh giác với hơn 200 trí thức và khoa học gia cùng ký tên, gởi đến cho khoảng 200 tổ chức truyền thông và các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại nhiều nước trên thế giới.


Hành động cướp đoạt toàn bộ biển Đông đã và đang được nhà nước cộng sản Tàu gia tăng tốc độ và phương cách xâm chiếm từ “diễn biến hòa bình” sang đối đầu quân sự biển người “biển tàu”, đặc biệt với sức mạnh hải quân của họ. Sau thời gian chuẩn bị tư tưởng tạo tiền đề trong cộng đồng khoa học kỹ thuật trên thế giới và chuẩn bị cơ sở vật chất nhất là khí tài, bắt đầu từ năm 2012 cộng sản Tàu đã chính thức chuyển sang dùng bạo lực để ngang ngược lấn chiếm biển Đông theo chiến thuật chia để diệt, “bẻ từng cọng đủa”. Hai trong những quốc gia đang trực diện đối đầu với hành động xâm lược của bọn bành trường Tàu cộng là Phi Luật Tân và Việt Nam.

Với Phi Luật Tân, bọn Tàu cộng trước tiên vay đánh nước này. Chúng bắt đầu tiến hành dùng bạo lực nhằm đánh chiếm một số quần đảo, bãi san hô ngầm do Phi Luật Tân trú đóng, cụ thể là cuộc đối đầu tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ năm 2012 đến nay.

Với Việt Nam, bọn Tàu cộng đã từng dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974 trong lúc miền Nam Việt Nam đang chật vật đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược do cộng sản miền Bắc Việt Nam thực hiện. Trong khi lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh mạng sống đánh trả bọn xâm lược Tàu cộng thì nhà nước cộng sản Việt Nam, vừa là đồng chí và vừa là anh em của bọn xâm lược Tàu cộng, không một lời lên tiếng phản đối mà trái lại còn đồng tình với hành động xâm lược của bọn Tàu cộng. Năm 1988 bọn Tàu cộng lại dùng bạo lực thảm sát rất vô nhân đạo 64 bộ đội công binh hải quân của nước CHXHCN Việt Nam vừa là đồng chí vừa là anh em của Tàu tại bãi đá ngầm Gạc Ma. Chỉ mới cách đây vài hôm một cựu quân nhân Mỹ đã viết lại vụ thảm sát rùng rợn này mà ông tuyên bố: “Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại, trong khi đó nạn nhân (Việt Nam) lại im lặng và bọn gây ra tội ác (Tàu cộng) lại công bố hành động tàn bạo của chính họ”. Trong vài tháng vừa qua (từ tháng 05/2014) bọn Tàu cộng gia tăng cường độ xâm lược bằng vũ lực với hành động ngang nhiên mang giàn khoan dầu nổi khổng lồ HD 981 phối hợp với hàng trăm tàu thuyền võ trang phối phợp với hải lục không quân vào chiếm đóng sâu hằng trăm cây số trong vùng lãnh hải của Việt Nam mà chúng lại ngang ngược bảo rằng đó là lãnh hải nằm trong vùng ranh giới đường lưỡi bò 9 khúc thuộc chủ quyền của chúng.

Trước hành động ngang ngược ỷ nước lớn dân đông hiếp đáp các nước nhỏ thế cô sức yếu, chính phủ và dân chúng Phi Luật Tân đã can trường chống trả, anh dũng đối đầu đuổi bọn Tàu cộng ra khỏi vùng lãnh hải của họ với những gì họ đang có trong tay, cùng lúc liên kết với các nước khác, trong số đó có sự ủng hộ nhanh chóng và nhiệt tình của Nhật và đặc biệt là từ Mỹ, nước đồng minh từ sau Thế chiến thứ II. Chính phủ Phi Luật Tân đã kịp thời ngăn chặn hành động gây hấn và ý đồ xâm lược của bọn bành trướng Tàu cộng với việc tái xác nhận Hiệp ước năm 1951 giữa Mỹ và Phi Luật Tân về phòng thủ chung nhằm bảo vệ Phi Luật Tân và tiếp đến là thoả thuận tăng cường hợp tác quốc phòng trong 10 năm tới vừa được công bố vào tháng 05/2014.

Trước tiên là vì quyền lợi về tự do di chuyển trên vùng biển Đông- con đường kinh tế huyết mạch của Mỹ, Nhật và tất cả các nước trên thế giới, sau cũng là tình đồng minh lâu đời giữa hai nước, Phi Luật Tân và Mỹ đã cùng vai sát cánh và hơn bao giờ hết, đoàn kết chống lại và tiêu diệt ý đồ gian manh xâm chiếm vùng biển phía Tây của Phi Luật Tân. Chính phủ Phi Luật Tân đã sáng suốt nhìn thấy được ý đồ thâm độc của Tàu cộng nên nhanh chóng hợp tác với Mỹ để nhờ sức mạnh quận sự của họ bảo vệ lãnh thổ của đất nưóc mình chống lài bọn bá quyền xâm lược Tàu cộng. Chính quyền Phi Luật Tân, thay mặt dân chúng họ, đã khôn ngoan dùng Mỹ làm lá chắn bảo vệ lãnh thổ chống lại hành động hiếu chiến của bọn xâm lược Tàu cộng.

Về phía Việt Nam, do mù quáng và bị bọn cộng sản Tàu mê hoặc theo chủ nghĩa vô sản quốc tế để phục vụ cho mẫu quốc cộng sản Nga - Tàu nên nhiều thế hệ của nhóm lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam bắt đầu từ Hồ Chí Minh luôn xem Việt Nam là bộ phận của thế giới cộng sản do cộng sản Tàu lãnh đạo, ngay cả việc họ luôn hãnh diện xem Tàu là quê hương của họ và Việt Nam là một phần của cộng sản Tàu. Từ đó đảng cộng sản tại Việt Nam không còn quan tâm đến toàn vẹn lãnh hải hay lãnh thổ của Việt Nam trong khi đất nước bị chia đôi, và sau khi miền Nam bị cộng sản miền Bắc đánh chiếm. Ngay cả đảng viên cơ sở và người dân miền Bắc, luôn cả thành phần trí thức được đào tạo dưới mái trường XHCN, không hay biết gì về hành động đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Mà dù cho có biết thì lại tin vào những lời tuyên truyền láo khoét của cộng sản là “các đồng chí Trung quốc đã giúp đảng ta đánh chiếm Hoàng Sa của miền Nam Việt Nam và giữ giùm cho đảng, sau này sẽ giao lại sau khi đất nước thống nhất”. Cuộc thảm sát tàn bạo 64 bộ đội công binh hải quân cộng sản Việt Nam của bọn hải quân Tàu tại bãi đá ngầm Gạc Ma vào năm 1988 cũng bị đảng cộng sản tại Việt Nam giấu nhẹm trong nhiều thập niên mãi cho đến vài năm qua mới được hé lộ. Trong những năm gần đây giới trí thức trong nước qua tiếp xúc với internet bắt đầu tìm hiểu về hành động xâm lược Hoàng Sa vào năm 1974 và tàn sát 64 bộ đội công binh hải quân rất vô nhân đạo của bọn lính Tàu cộng tại Gạc Ma năm 1988. Những người trí thức trong nước bắt đầu thức tỉnh và đã lên tiếng ngày càng đông, phản đối và chống lại bọn xâm lược Tàu cộng. Nhiều cuộc biểu tình xuống đường chống bọn bành trướng Tàu cộng đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa đã liên tục xảy ra. Để bảo vệ chế độ cộng sản và tình đồng chí anh em với bọn Tàu cộng nhà nước cộng sản tại Việt Nam tiến hành đàn áp không gớm tay và bắt bỏ tù nhiều người Việt yêu nước với những bản án tù nhiều năm khắc nghiệt. Trong khi đó nhóm lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam lại đối xử rất nống ấm trong tình anh em ruột thịt với bọn Tàu cộng, theo khẩu hiệu “16 vàng, 4 tốt”. Không những thế mà lãnh đạo cao cấp cộng sản Việt Nam còn đi các nước công khai tuyên bố họ và Tàu là anh em ruột thịt trong cùng một gia đình.

Hành động sỗ sàng mới nhất của bọn bành trường Tàu cộng là việc chúng ngang nhiên mang giàn khoan dầu nổi khổng lồ HD 981 vào sâu trong vùng lãnh hải tại miền Trung Việt Nam, sát thành phố Đà Nẵng. Thay vì có hành động quân sự cụ thể như đưa các tàu chiến ra đối mặt để tống khứ giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam thì quân đội cộng sản Việt Nam chỉ làm có tính cách trình diễn cho có lệ với vài ba chiếc tàu sơ sài gọi là tàu cảnh sát biển ra “nhảy đầm” và chơi trò rượt đuổi cút bắt với những tàu chiến của bọn xâm lược Tàu cộng. Trong khi đó lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam lại đẩy ngư dân với những chiếc thuyền gỗ mong manh của họ ra bảo vệ biển đảo - “bám biển”, trong khi đó thì những chiến hạm tên lửa tối tân thì không thấy tăm dạng - “bám bờ”.

Trước sự thư thả, thơ thới, bình thản của toàn bộ các vị lãnh đạo các cấp của cộng sản Việt Nam -  đảng, nhà nước, quốc hội - xem hành động đem giàn khoan cùng máy bay và tàu chiến vào sâu trong vùng biển của Việt Nam là chuyện nội bộ của anh em trong gia đình; Mỹ thì trái lại, càng lúc càng nóng lòng và nghi ngại rằng toàn bộ biển Đông đã được Việt Nam trao cho Tàu “giữ hộ” từ lâu nên họ mới không bồn chồn lo lắng như nước Phi nằm bên kia biển Đông. Chính quyền Mỹ phải hạ mình mời Bộ trưởng ngoại giao cộng sản Việt Nam Phạm Bình Minh sang Hoa Thịnh Đốn bàn bạc vụ giàn khoan và lãnh hải Việt Nam nhưng ông ta cứ lờ đi, thay vì đi Mỹ ngài Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Minh bay sang thăm Ba Lan. Thay vào đó lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam lại giao cho bí thư thành ủy thành phố Hà Nội Phạm Quang Nghị sang Mỹ bàn chuyện lãnh thổ lãnh hải. Việc đưa một người lãnh đạo cấp thành phố sang gặp viên chức cấp Bộ của một nước để bàn chuyện liên quan đến quốc phòng và an ninh của quốc gia là một việc làm xấc lối và trịnh thượng. Thêm vào đó, việc Phạm Quang Nghị trao cho Thượng nghị sĩ John McCain bức hình chụp lại nơi mà ông Mc Cain bi bắt trong cuộc chiến là một việc làm vô ý thức, cố tình hạ nhục người chủ nhà đã mời mình vào nhà. Chỉ có bọn côn đồ vô học và mất dạy mới làm việc đó, không phả là một nhân vật đại diện cho một quốc gia, dù cho có là chính danh hay không.

Chính quyền Mỹ vì quyền lợi về an toàn của con đường hàng hải trong vùng biển Đông đã tỏ ra rất nhún nhường và nhẫn nhịn trước hành động xấc láo của cộng sản Hà Nội. Có thể Mỹ biết rõ là đảng cộng sản tại Việt Nam đã bí mật thỏa thuận với Tàu về tiến độ sáp nhập Việt Nam vào nước Tàu từ lâu (1990?), nên việc họ mời gọi hợp tác quân sự giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải trong biển Đông là để thử “lửa”, và cũng là với ngụ ý gián tiếp cho dân Việt Nam biết về hành động bán nước và dâng hiến đất nước Việt Nam của các thế hệ lãnh đạo cộng sản tại Việt Nam cho Tàu đã xảy ra. Về phần mình, Mỹ đã làm tích cực một số việc quan trong nhằm giúp tạm thời ngăn chận hành động bá quyền của Tàu cộng tại biển Đông:

- Thượng viện Quốc Hội Mỹ ra Nghị quyết lên án Trung cộng đưa trái phép giàn khoan vào vùng lãnh hải của Việt Nam và yêu cầu nhanh chóng rút giàn khoan về nước và đưa biển Đông trở về nguyên trạng trước ngày 01/05/2014. Trong khi đó quốc hội của đảng cộng sản tại Việt Nam, quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp từ hành động xâm lược của Tàu cộng, lại không làm gì và xem chuyên Tàu cộng mang giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là chuyện nhỏ, chuyện bình thường giữa anh em trong gia đình.

- Tuyên bố công khai sẵn sàng hợp tác quận sự toàn diện với phía Việt Nam để giúp Việt Nam chống lại hành động bá quyền tại biển Đông, cụ thể nhất là chuyến chính thức viếng thăm Việt Nam mới đây của Tham Mưu Trưởng liên quân Hoa Kỳ Đại Tướng Martin Dempsey vào ngày 14/08/2014.

Trong khi Hoa Kỳ thật sự nóng lòng muốn giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải, bảo vệ biển Đông dù biết rõ chế độ cộng sản Việt Nam là chế độ chuyên chế, phản dân chủ, phản tự do, phản nhân quyền; thì trái lại đảng nhà nước cộng sản Việt Nam lại tỏ ra rất ư là thư thả, hờ hững như “gái tân làm giá”. So với Phi Luật Tân và các nước trong vùng Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia quan trọng nhất và có nhiều quyền lợi nhất tại biển Đông cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng trong vùng biển truyền thống từ bao đời này. 

Có phải đảng cộng sản tại Việt Nam đã bí mật đồng ý hợp nhất với Tàu từ hội nghị Thành Đô năm 1990 như nhiều người Việt Nam trong ngoài nước và ngay cả lớp đảng viên cộng sản kỳ cựu đang nghi ngờ điều đau lòng này là sư thật, và đang đòi hỏi phải bạch hóa trước toàn dân toàn bộ chi tiết của bản hiệp định Thành Đô này mà đảng cộng sản Việt Nam đã cố tình giữ bí mật trong thời gian dài gần 25 năm? 

Phản ứng của lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam đáp lại hành động chủ động và tích cực tiến tới hợp tác quân sự toàn diện với Việt Nam của Hoa Kỳ hầu ngăn chặn ý đồ xâm chiếm toàn bộ Biển Đông càng lúc càng rõ của Tàu Cộng sẽ chứng minh:

- Hoặc là lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã trao đất nước Việt Nam cho Tàu để thành một tỉnh/vùng tự trị/tiểu bang của “Liên Bang Đại Quốc Tàu” từ ngày ký Hiệp nghị Thành Đô vào năm 1990,

- Hoặc Việt Nam vẫn còn là một quốc qia độc lập tự chủ. 

Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Martin Dempsey duyệt hàng quân danh dự cùng Tướng Đỗ Bá Tỵ trong buổi lễ chào đón tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội, ngày 14/8/2014. Ba thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cùng lãnh đạo cộng sản Tàu tại Thành Đô năm 1990

Ngày 17 tháng 08 năm 2014
 
Tham khảo:

Thư cảnh giác gởi cơ quan truyền thông quốc tế


57 khoa học gia và trí thức gởi thư cảnh báo bản đồ lưỡi bò của Trung Cộng


Nguyễn Văn Tuấn: Bản dịch bài viết trên tạp chí Nature về bản đồ lưỡi bò của Trung cộng


Trung Cộng, Philippines chạm mặt trên Biển Đông


Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’


The Massacre “Not Heard Around the World”


Thỏa thuận QP với Mỹ giúp Philippines trong tranh chấp Biển Đông trước TC



Bạch hóa Hội Nghị Thành Ðô?

Nhớ tới lời hứa của ông Lê Duẩn về cái tủ lạnh

https://anhbasam.wordpress.com/2014/08/16/2870-nho-toi-loi-hua-ve-cai-tu-lanh-cua-ong-le-duan/
Nhớ tới lời hứa của ông Lê Duẩn về cái tủ lạnh

GS Nguyễn Văn Tuấn
16-08-2014
H1
Cái tủ lạnh này vẫn còn nằm trong mơ
Hôm nay, bên nhà ở dưới quê, thằng cháu mới ra riêng và nó khoe mới mua được một cái tủ lạnh. Mừng cho nó. Nhưng mừng đó thì cũng buồn đó, vì nó làm tôi nhớ đến một lời hứa nổi tiếng của ông Lê Duẩn. Sau 1975, tôi không nhớ chính xác năm nào nhưng có thể 1976-1977, ông Duẩn tuyên bố rằng 10 năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh. Đến nay, đã gần 40 năm sau lời hứa đó, cái tủ lạnh vẫn còn là một niềm mơ ước của nhiều người dân
Những năm sau thống nhất (tôi không thể dùng chữ “giải phóng”) ông Lê Duẩn nổi như cồn. Đi đâu cũng gặp hình của ông ấy lúc thì trên tivi, lúc thì qua báo chí, lúc thì qua đài phát thanh. Sau này tôi mới biết ông là một người nắm quyền uy gần như tuyệt đối thời đó. Mỗi lời nói của ông là một mệnh lệnh, một chỉ thị, chắc cũng chẳng khác với quyền uy của ông gì đó bên Bắc Hàn hiện nay. Mãi đến bây giờ, nhắc đến tên ông là tôi rùng mình nhớ ngay đến thời bao cấp, hợp tác xã, và đặc biệt là thời ăn bo bo và thuốc xuyên tâm liên. Như một cơn ác mộng. Nói chung là một thời kinh hoàng.
Trong cái thời kinh hoàng đó chợt loé lên một tia hi vọng. Tôi nhớ hoài cái tia hi vọng đó trong một buổi tối ngồi xem tivi trắng đen. Trong một bài diễn văn dài lắm, nhưng có câu tôi nhớ mãi (có lẽ đến cuối đời): 10 năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh.
Cái tủ lạnh. Tôi đã thấy nó lúc còn đi học ở thành, tôi biết nó diệu kì ra sao. Trái cây để trong tủ lạnh mấy ngày mà vẫn còn tươi rói. Đi trong cái nắng cháy da về nhà uống nước tủ lạnh, ôi nó như là cốc nước thần tiên làm cho người sảng khoái ngay. Cái tủ lạnh nó còn làm ra nước đá để bào làm xi-rô. Thử tưởng tượng ở dưới quê xa “kinh kì sáng chói” mà có một cái tủ lạnh như thế thì ai mà không mơ tưởng. Ôi, đó là một ước mơ của cả nhà tôi bao nhiêu năm nay. Chờ 10 năm nữa cũng chẳng sao.
Cái tủ lạnh thời đó là một chứng từ của status, của địa vị. Nó cũng như cái cây viết Parker là một chứng từ của “người có học”, cái tủ lạnh là một dấu hiệu gia đình giàu có và thành thị. Mà, đúng như thế, vì thời đó chỉ có người khá giả ở thành phố có điện mới có tủ lạnh. Ui chao, cái tủ trắng tinh, nước sơn trơn tru, nó “trú ngụ” ngay trong phòng khách “sánh vai” cùng các vật sang trọng khác như cái tủ li, cái tủ thờ, cái divan. Thật ra, cái tủ lạnh còn hơn mấy vật vừa kể vì nó sang trọng hơn, hiện đại hơn, và sự có mặt của nó trong phòng khách làm cho căn nhà của gia chủ sáng hẳn lên.
Thành ra, tôi đón nhận lời hứa “10 năm sẽ có tủ lạnh” của ông Lê Duẩn như ruộng khô mong chờ cơn mưa hạ. Dĩ nhiên là chỉ là ước mơ âm thầm thôi, chứ nói ra thì cả nhà mắng cho là “đồ ngu tiền đâu mà mua thứ đó”. Đêm về nằm ngủ tôi vẫn mơ cái tủ lạnh trong nhà …
Mãi đến năm 1992 làng tôi mới có điện về. Mà, lúc đó làng tôi cũng chỉ có vài gia đình có điện thôi. Phải 2 năm sau có điện, ba má tôi mới đám mua cái tủ lạnh dưới “sức ép” của đứa em gái. Nó nói, nhà mình đã có đầu máy, tivi, máy hát, bây giờ phải đến cái tủ lạnh chứ. Ba má tôi nghe bùi tai, nên nhắm mắt … chi tiền. Nghe nói ngày đầu tiên cái tủ lạnh về đến nhà, con nhỏ em không cho bóc bao plastic chung quanh, vì nó sợ mấy đứa nhỏ làm trầy! Cái tủ lạnh trở thành tâm điểm của phòng khách. Bà con chòm xóm lại xem nó ra kì diệu ra sao. Ai cũng trầm trồ khen nó đẹp quá.
Vậy mà cho đến nay, dù điện đã về gần 100% làng, nhưng số gia đình có tủ lạnh tôi đoán là chưa đầy 1/5. Tôi có con số đó vì chỉ đếm những nhà bà con chòm xóm ven sông mà tôi quen biết. Nhà nào cũng có tivi và radio, nhưng tủ lạnh thì vẫn là một thứ gì khá xa xỉ mà không phải ai cũng có khả năng mua một cái.
Lí do chính là người dân không có tiền để mua. Đời sống nông dân ngày nay khổ còn hơn thời trước 1975. Đầu mùa lúa là phải vay ngân hàng hay tư nhân để mua phân bón, thuốc trừ sâu cho mùa vụ. Khi gặt lúa xong thì bị cái tập đoàn VINAFOOD (có khi được xem là một tập đoàn phản dân hại nước) và con buôn ép giá. Người nghèo thì phải bán lúa với giá bèo để có tiền trả nợ. Như tôi từng phản ảnh giá lúa còn thấp hơn cả giá ốc bưu vàng! Trả nợ xong thì chỉ còn vài triệu vừa đủ sống. Mùa vụ kế tiếp, chu trình “vay nợ – làm ruộng – bán giá bèo – trả nợ” lại tiếp diễn. Cuộc sống nhứ thế thì lấy tiền đâu để mua tủ lạnh?
Từ ngày ông Lê Duẩn hứa “10 năm nữa mỗi gia đình sẽ có tủ lạnh” đến nay đã gần 40 năm. Thế giới đã bước vào thể kỉ 21 gần 15 năm. Trong khi nông dân bên Thái Lan chạy xe hơi Toyota đi chợ và nhà nào cũng có tủ lạnh, thì nông dân Việt Nam vẫn còn mơ một chiếc xe Honda và cái tủ lạnh. Giới trí thức Thái Lan thường nhận xét với tôi rằng nông dân VN cần cù và sáng tạo hơn nông dân Thái Lan, và tôi cũng nghĩ vậy. Thế thì tại sao cuộc sống của nông dân VN lạc hậu hơn nông dân Thái 30-40 năm, và tại sao cho đến thế kỉ 21 mà những người cần cù đó vẫn sống trong nhà vách lá, không có xe đi, và tủ lạnh thì vẫn còn là một giấc mơ? Câu trả lời là một luận án khoa học, nhưng thực tế nhất, tôi thấy lãnh đạo từ cấp địa phương đến trung ương phải chịu trách nhiệm trên hết và trước hết về cái nghèo của nông dân và lời hứa cái tủ lạnh.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

Friday, August 8, 2014

Thư gửi bé Đậu

Theo FB Nguyễn Lân Thắng
Nguyễn Lân Thắng - Thư gửi bé Đậu

10525997_10152526624173808_7318969935494470473_n.jpg

Con thương yêu của bố,
Khi sinh con ra trên đời này thì bố mẹ đã đến tuổi có thể sắp có cháu, đó là một thiệt thòi rất lớn với con. Mẹ hay đùa là bố mẹ chỉ còn khoảng ba chục năm nữa ở bên con, biết làm sao được với số phận con nhỉ. Nhưng bố vẫn ngàn lần cảm ơn số phận đã mang con đến cho bố mẹ, bố chấp nhận những khó khăn không thể tránh khỏi khi mai này con lớn lên trong cảnh cha già con cọc. Chính vì thế bố muốn viết thư này cho con để mai sau, khi nhỡ ra con còn chưa hiểu việc đời mà bố đã đi xa thì đây là những dòng tâm tư để con hiểu được lòng bố.
Con được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội rất rối ren, lòng người ly tán, đất nước bị xâm lăng. Gia đình mình vốn thuộc loại công thần trong xã hội miền Bắc, được nhiều người quyền cao chức trọng cũng như người dân nể trọng. Nếu xã hội vẫn bình bình như trước đây thì đó là một lợi thế mà chắc chắn con sinh ra sẽ được đủ đầy hơn mọi người. Nhưng than ôi, cái chế độ mà gia đình ta cũng như nhiều gia đình khác đổ cả máu và mồ hôi để phụng sự nó hàng chục năm về trước đã không còn vì đất nước, vì nhân dân nữa. Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc của họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được.
Tất cả những điều đó là hậu quả của sự nói dối. Người ta nói dối để có nhiều người ủng hộ cách mạng cướp chính quyền. Người ta nói dối để dân tộc lao vào đánh nhau như quân thù hòng phục vụ mưu đồ của nước lớn. Người ta nói dối để giữ vững quyền lực sinh sát điều khiển xã hội muôn đời. Người ta nói dối để người dân tự hào trong vũng lầy nghèo đói. Kẻ nào dám thốt lên sự thật ngược ý họ thì không những bản thân mà gia đình sẽ khốn nạn. Thế rồi khi sống trong sự dối trá hơn nửa thế kỷ, cả xã hội dần quên đi những gì thuộc về quy luật của tự nhiên, đó là sự thật. Không có sự thật thì vĩnh viễn không cái gì có thể tồn tại và phát triển được. Cái cây muốn tồn tại được thì cái rễ phải lần tìm đến chỗ có nước, cái lá phải vươn đến ánh mặt trời. Sẽ ra sao nếu nó bị đánh lừa đến chỗ không có nước, không có nắng... con người cũng như vậy thôi con ơi.
Sự thật là điều kiện sống còn để mọi cơ thể sống trong tự nhiên hay cấu trúc xã hội phát triển. Mọi cơ thể sống thì phải có sự trao đổi chất, nếu thông tin phản hồi méo mó thì mọi cấu trúc sống sẽ không thể tự hấp thu hay loại bỏ những gì cần thiết trong quá trình tồn tại và phát triển. Xã hội loài người cũng vậy, và vì thế sự thật mới quan trọng đến nhường nào. Thế mà vì sự thật, đã bao người thức tỉnh vùng lên đấu tranh trong xã hội để rồi nhận lấy kết cục bi thảm khôn lường. Cũng có những người vì mạng sống của họ, vì gia đình của họ, họ phải chấp nhận sống chung với sự giả dối. Bố không trách họ vì quyền được sống của mỗi con người là tối cao, nhưng nếu cứ chấp nhận mãi như vậy thì hậu quả đã rõ ràng. Đó chỉ là cách sống mòn và thế hệ sau đã lãnh đủ.
Bố có thể có nhiều lựa chọn. Nếu chấp nhận cuộc sống giả dối, tung hô những điều dối trá, tận dụng những quan hệ và lợi thế sẵn có thì sẽ chả thiếu thứ gì. Rồi khi mai này đất nước tan hoang, ta có thể ra nước ngoài sinh sống không cần biết nước Việt ra sao. Rồi con sẽ được sống trong môi trường bình yên với những điều kiện giáo dục, y tế, văn hóa tốt nhất. Nhưng con ơi, không ai chọn được tổ quốc, không ai lựa được gia đình. Bố yêu con như thế nào thì bố cũng yêu mảnh đất này như thế. Bố không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con. Bố không thể nhởn nhơ sống cho riêng mình khi xung quanh toàn khổ đau và nước mắt. Đối với bố đó không phải là hạnh phúc. Bố ước gì con được sống trong một tương lai tốt đẹp hơn bố. Con được sống trong tình thân ái, trong niềm tin, niềm hân hoan và những thứ mà một con người đáng được hưởng.
Có thể bố sẽ thất bại. Có thể bố sẽ không được ở bên con ba mươi năm còn lại như dự tính. Nhưng dù thế nào bố cũng đã quyết định thế rồi, và nếu cuộc đời con gặp những khó khăn vì bố gây ra thì xin con hãy nhớ về một ông bố đã tuyệt vọng chiến đấu để con có cuộc sống hạnh phúc đích thực mà tha thứ cho bố.
Bố yêu con rất nhiều, bé Đậu tuyệt vời của bố!
Hà Nội
2h30 sáng ngày 30/7/2014

Sự thất bại của giáo dục đại học Việt Nam



Sự thất bại của giáo dục đại học Việt Nam
Posted by adminbasam on 06/08/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
06-08-2014
H1Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, có lẽ là đề tài bàn luận muôn thuở. Ở Việt Nam, người ta bàn về vấn đề giáo dục đại học từ rất lâu, từ mô hình tổ chức đến phương pháp giảng dạy, và giảng viên & giáo sư. Không phải như thời trước 1975 ở miền Nam, đại học là những trung tâm dành cho giới tinh hoa của đất nước, thường chỉ tồn tại ở thành phố lớn. Thời tôi còn đi học, chỉ có một tỉ lệ nhỏ tốt nghiệp trung học, và chỉ 10% (?) trong số tốt nghiệp trung học vào được đại học. Nói cách khác, đại học ngày đó thu hút học sinh tinh hoa của tinh hoa. Còn ngày nay đại học mọc lên từ làng xã ra thành phố. Ai cũng tốt nghiệp trung học, thì phải tìm nơi cho họ học đại học. Có thể nói Việt Nam đang trải qua một phong trào “phổ thông hoá” đại học. Hiện nay, Việt Nam có 207 trường đại học được công nhận, và con số này vẫn còn tăng. Công chúng phải phải đặt câu hỏi về vai trò của đại học vì công chúng là người gián tiếp nuôi đại học qua tiền thuế.

Có lẽ câu hỏi cơ bản đặt ra là: giáo dục đại học tồn tại để làm gì? Câu hỏi này cũng là một cách định hình và phân biệt giữa đại học và cao đẳng dạy nghề. Trong một bài viết cách đây 4-5 năm gì đó, tôi có phát biểu rằng trong một xã hội hiện đại, giáo dục bậc đại học có bốn chức năng chính:
(a) đáp ứng nhu cầu tri thức của công chúng và giúp công chúng tự khai thác tiềm năng của mình và cống hiến lại cho xã hội;
(b) sáng tạo ra tri thức mới qua nghiên cứu khoa học, và chuyển giao những tri thức này đến xã hội;
(c) cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, cần thiết cho sự phát triển của một nền kinh tế hiện đại; và
(d) vận hành như là một trung tâm văn hoá, với chức năng khai hóa xã hội, hướng dẫn dư luận, cố vấn về đường lối và chính sách cho nhà nước.
Nếu nhìn chức năng của đại học theo cái nhìn đó và đối chiếu với thực tế, tôi nghĩ đại học Việt Nam thất bại gần hết. Tôi sẽ giải thích tại sao, còn nguyên nhân thì sẽ bàn trong một dịp khác.
Đại học Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại như là một ốc đảo, thiếu sự tương tác với công chúng, xã hội, và kĩ nghệ. Ai đã từng ghé thăm và làm việc các đại học Việt Nam, dù là đại học “hoành tráng” nhất, sẽ thấy rất rõ đó là những công sở, với cổng kính tường cao, và giờ mở cửa y như một cơ quan hành chính của Nhà nước. Thư viện thì hầu như chẳng có sách để đọc và tham khảo, mà hình như nhà trường cũng chẳng quan tâm đến thư viện (do thiếu ngân sách). Người dân rất khó tiếp cận đại học, và không có hi vọng gì để được vào đọc sách trong thư viện. Ngược lại, các đại học phương Tây là những thiết chế của cộng đồng, của người dân, ai cũng có thể ghé qua và có thể tham gia những hội thảo dành cho công chúng. Người dân cảm thấy tự hào đó là một cơ sở khoa học và văn hoá của cộng đồng mà họ đóng góp tạo dựng nên.
Khả năng sáng tạo ra tri thức mới của đại học Việt Nam cũng không đáng kể. Một thước đo về đóng góp vào tri thức khoa học là số công trình nghiên cứu trên các tập san quốc tế. Trong tổng số bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế (hiện nay ~2300 bài), các đại học đóng góp chưa đến 50%. Thật ra, trong số hơn 200 đại học, chỉ có khoảng 20 đại học là có đóng góp vào công bố quốc tế, và cũng chỉ tập trung các trường lớn. Những trường nhỏ và mới như Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc tế, ĐH Nha Trang, ĐH Đồng Tháp, v.v. cũng có đóng góp khiêm tốn (mỗi trường đóng góp từ 5-20 bài mỗi năm). Tổng số bài báo khoa học từ tất cả các đại học Việt Nam còn thấp hơn 1 đại học của Thái Lan (như Chiang Mai hay Chulalongkorn). Tổng số bài báo khoa học từ Việt Nam chưa bằng phân nửa số bài báo của một đại học bên Singapore! Về sáng tạo, các đại học Việt Nam cũng chẳng có đăng kí bằng sáng chế quốc tế. Con số là 0. Nói chung, nghiên cứu khoa học và khả năng sáng tạo của các đại học Việt Nam chưa đáng kể. Ở đây, chúng ta chưa bàn nguyên nhân, chỉ nêu sự thật.
Những sinh viên mà đại học Việt Nam đào tạo khó tìm được việc vì không đáp ứng nhu cầu của giới kĩ nghệ. Ngay cả những người tìm được việc vẫn phải cần đào tạo lại. Một viên chức người Việt thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nhận xét: “Hệ thống GD-ĐT [giáo dục và đào tạo] lâu nay của Việt Nam còn bất cập. Tỉ lệ người được đào tạo ra đạt tiêu chuẩn quốc tế là rất ít.” Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở trong nước, hàng năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Trong số này, chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; và trong số tìm được việc, chỉ có 30% tìm được việc đúng ngành nghề. Ngay cả những sinh viên đã tìm được việc làm, họ đều phải được huấn luyện lại, nhất là ở các công ti ngoại quốc. Trong nhiều công ti liên doanh với Việt Nam, như Intel chẳng hạn, hầu hết sinh viên Việt Nam đều phải được đào tạo lại cả về chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp. Do đó, đại học Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có đủ trình độ đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam.
Nhưng điều này có lẽ không ngạc nhiên, vì đầu vào còn khá thấp. Theo một nghiên cứu về kĩ năng tiếng Việt trong các sinh viên khoa ngữ văn năm 1997-1998 tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 752 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (những cử nhân văn chương tương lai), chỉ có 45% đạt yêu cầu về chính tả và 26% đạt yêu cầu về cú pháp. Do đó, không ngạc nhiên khi đầu ra cũng thấp. Trong một cuộc hội thảo với chủ đề “Toán, lí, hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trước đây vài năm, một đại biểu của Hội Toán học Việt Nam đánh giá trình độ sinh viên tốt nghiệp trong nước như sau: “Có thể nói không quá đáng rằng, trình độ đại học hiện nay chỉ bằng đại học đại cương (hai năm đầu của đại học nước ngoài), cao học bằng đại học, và phó tiến sĩ chỉ bằng cao học”.
Đại học Việt Nam khó trở thành một trung tâm văn hoá. Chương trình giảng dạy (nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn) đều chịu dưới sự kiểm soát của một cơ chế vô hình nào đó. Một báo cáo của chuyên gia nước ngoài nhận xét rằng “các trường đại học Việt Nam vẫn ở trong tình trạng bị bóp nghẹt về tri thức, trong khi công chúng đang phản ứng ngày càng lớn.” Vụ Nhã Thuyên vừa qua là một ví dụ tiêu biểu về bóp chết tự do học thuật. Thiếu tự do học thuật làm cho các đại học Việt Nam không thể nào hoàn thành sứ mệnh khai hóa xã hội.
Nói tóm lại các đại học Việt Nam đã thất bại trong việc thực hiện những chức năng của một đại học hiện đại. Nếu một đại học mà chỉ đào tạo và không quan tâm hay không có những hoạt động liên quan đến sáng tạo tri thức mới và đóng vai trò trung tâm văn hoá, thì có lẽ nên xem đó là trường cao đẳng. Mà, quả vậy, có thể nói không ngoa rằng, chiếu theo những tiêu chuẩn học thuật nghiêm túc, phần lớn các đại học Việt Nam chỉ là các trường cao đẳng chứ không phải đại học đúng nghĩa.
Sự thất bại này là tiền đề để suy nghĩ về việc sắp xếp lại hệ thống đại học – cao đẳng. Theo tôi, trước hết phải phân tầng các đại học thành 3 nhóm: nhóm elite, nhóm đào tạo, và nhóm địa phương. Nhóm elite gồm những đại học có thể tự chứng minh đạt được 4 chức năng tôi đề cập trên đây, đặc biệt là nghiên cứu koa học. Nhóm đào tạo không cần ưu tiên làm nghiên cứu khoa học mà chỉ tập trung đào tạo chuyên gia có phẩm chất chuyên môn tốt. Tôi nghĩ đến nhóm này như là những “college of advanced education” (CAE) của Úc thời thập niên 1980-1990. Còn nhóm “địa phương” là những đại học do địa phương quản lí, họ cũng đào tạo và ở mức độ khiêm tốn làm nghiên cứu khoa học, nhưng chức năng của họ là phục vụ phát triển kinh tế – xã hội – văn hoá của địa phương là chính. Dĩ nhiên, không ai ngăn cản một CAE hay đại học địa phương không vươn tầm trở thành một đại học elite, nhưng tạm thời phải có phân tầng chứ không thể theo chủ nghĩa bình quân được.
Tôi nghĩ sự thất bại của đại học Việt Nam có nguồn từ sự lẫn lộn giữa đại học và cao đẳng dạy nghề. Đại học là một thiết chế dành cho những “learned people” (tạm xem là học giả), nó không chỉ đơn thuần là nơi đào tạo chuyên gia kĩ thuật, càng không đơn giản là nơi dạy nghề. Nếu chỉ đào tạo chuyên gia thì nên xem đó là viện công nghệ. Đại học theo cái nhìn của tôi không thể có những môn học vốn thuộc sở trường của các cơ sở dạy nghề như “hospitality”, du lịch, nhà bếp, tiếp tân. Một đại học đúng nghĩa theo tôi phải có những môn học mà phương Tây gọi chung là liberal studies như nghệ thuật, ngôn ngữ cổ và kim, văn hoá, văn học, v.v. hay những tri thức phổ quát. Sinh viên y không chỉ học y học mà còn phải học các môn học liberal studies. Nhưng ở Việt Nam, người ta lẫn lộn giữa giáo dục đại học, đào tạo chuyên môn, và cao đẳng. Điều này dẫn đến những tranh cãi có khi vô bổ về vai trò của “đại học”, và làm cho nền giáo dục đại học thật sự bị thất bại trong vai trò đáp ứng nhu cầu tri thức và văn hoá của người dân, thất bại trong sáng tạo ra tri thức mới, và thất bại trong việc đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

Tại sao Việt kiều dám nói thật?



Tại sao Việt kiều dám nói thật?
Posted by adminbasam on 08/08/2014
GS Nguyễn Văn Tuấn
Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ.
08-08-2014
H11Hôm qua đọc được bài phỏng vấn này (1) mà tôi nghĩ là hay, nên sáng nay có cảm hứng viết vài dòng bình luận. Ông Nguyễn Như Mai (người được phỏng vấn) tỏ ra là người am hiểu điều kiện làm việc ở nước ngoài, và cũng hiểu nguyện vọng của những du học sinh muốn ở lại nước ngoài. Hiếm thấy ai ở trong nước có cái nhìn công tâm như ông. Câu mà ông nói theo tôi là thành thật nhất và đúng nhất là câu này: “[…] chỉ những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.”
Tại sao người Việt ở nước ngoài dám nói điều mình nghĩ, còn đồng hương trong nước thì không dám? Tôi nghĩ đến sự khác biệt về những yếu tố liên quan đến tự do tư tưởng, tự do học thuật, sự tiếp cận thông tin, và thói quen đặt câu hỏi. Những yếu tố này, theo tôi, giải thích tại sao người Việt ở nước ngoài sống thật với mình hơn là người Việt ở trong nước. (Khi tôi nói “nước ngoài” tôi đề cập đến các nước như Tây Âu, Bắc Mĩ, Úc).

Thứ nhất là tự do tư tưởng được luật pháp bảo vệ. Ở nước ngoài, công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và các quyền này được luật pháp bảo vệ. Luật pháp Úc viết rất rõ rằng công dân có quyền có ý kiến, cho dù ý kiến đó khác với ý kiến của đa số, mà không bị ai can thiệp và ngăn cấm. Ý kiến có thể là qua nói, viết sách và trên internet, hoạ, điêu khắc, v.v. Do đó, công dân có quyền phát biểu về bất cứ vấn đề gì mà họ quan tâm. Dĩ nhiên, tự do cũng có giới hạn, nhưng sự giới hạn đó được luật pháp minh định. Có những chuyện xảy ra làm tôi ngạc nhiên. Ví dụ như có lần một giáo sĩ Hồi giáo trong một bài giảng đạo ông một cách gián tiếp ủng hộ những người tham gia khủng bố ở Trung Đông [theo tôi hiểu]; ấy thế mà khi ra toà, ông được tuyên bố vô tội, vì toà phán ông có quyền bày tỏ quan điểm! Thật khó hiểu, nhưng sự việc rõ ràng thể hiện một sự tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Mỗi ngày, mở bất cứ tờ báo nào, bật tivi, mở radio, công chúng nghe những ý kiến phê bình Chính phủ, phê phán thủ tướng và bộ trưởng, thậm chí có người làm show hài đễ diễu cợt các chính khách. Đừng nghĩ các chính khách không theo dõi; họ cũng có xem và nghe, nhưng không làm gì được người dân vì họ có quyền phát biểu.
Còn ở Việt Nam tuy rằng hiến pháp có ghi tự do ngôn luận và vài thứ tự do khác, nhưng hình như chưa đề cập đến tự do tư tưởng. Hiến pháp ghi rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” Nhưng hài hước một điều là ngay sau câu đó thì cũng Hiến pháp thòng theo một câu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vả lại, quyền tự do chỉ có giá trị trên giấy, vì trong thực tế những gì xảy ra không đẹp như ghi trong Hiến pháp. Các cá nhân phê phán đường lối chính sách của Nhà nước đều bị xách nhiễu hay thậm chí nặng hơn là bị bỏ tù. Cán bộ công nhân viên phê bình Nhà nước thì bị trù dập hoặc kỉ luật. Hai chữ “phản động” được gán ghép một cách tuỳ tiện cho những ai có suy nghĩ khác với Nhà nước và đảng. Tôi không nghĩ ra được ở nơi nào trên thế giới mà bỏ tù người yêu nước chống quân xâm lăng, nhưng VN lại làm chuyện đó!
Thứ hai là tự do học thuật. Đối với sinh viên và nghiên cứu sinh hay những người làm việc trong môi trường đại học thì tự do học thuật (academic freedom) là một “ngôi đền” trang trọng. Theo lí tưởng của tự do học thuật, giảng viên và sinh viên trong đại học có quyền tự do nghiên cứu, tự do giảng dạy và tự do học hỏi và tìm hiểu mà không bị kiểm duyệt, đàn áp, hay chi phối bởi các thế lực chính trị và kinh tế. Nhưng ở VN, tự do học thuật là cái gì còn xa xỉ, nhất là trong khoa học xã hội và nhân văn. Nhiều giáo sư VN than phiền rằng khoa học xã hội ở VN chỉ có chức năng chính là minh hoạ cho đường lối của đảng và Nhà nước. Những nghiên cứu với kết quả không phù hợp với một chủ trương nào đó không được công bố. Có những chủ đề, ví dụ như Hồ Chí Minh, được xem là cấm kị, nên chẳng ai nghiên cứu. Nhà văn Nhã Thuyên làm nghiên cứu về nhóm văn chương “Mở Miệng” là bị báo chí chỉ trích y như thời Nhân văn Giai phẩm, và bằng cao học của chị bị thu hồi. Đó là những minh hoạ sinh động về sự thiếu tự do học thuật ở VN.
Một môi trường thiếu tự do học thuật rất khó thu hút nghiên cứu sinh hay các giáo sư, và khoa học rất khó phát triển. Không ai muốn giam hãm mình trong môi trường bị ai đó kiểm soát, ngăn cản không cho nghiên cứu cái này, không được công bố cái kia. Nhà khoa học là người yêu tự do, họ không thích ai “xỏ mũi” họ, họ sẽ không bao giờ đi giảng dạy hay làm việc cho những đại học thiếu tự do học thuật. Thiếu tự do học thuật làm ảnh hưởng xấu đến khoa học nước nhà. Chúng ta thấy vấn đề tranh chấp Biển Đông, VN chẳng có bao nhiêu nghiên cứu, nhưng ở nước ngoài thì khá nhiều. Hoặc như đời tư và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu nước ngoài có khi còn có nhiều thông tin hơn các đồng nghiệp trong nước vì họ có nhiều nghiên cứu hơn và chẳng ai ngăn cấm không cho họ công bố. Trên báo chí, VN kêu gọi các chuyên gia nước ngoài về làm việc ở VN, nhưng với những hạn chế về tự do học thuật (chưa nói đến kiểm soát tư tưởng) thì làm sao lời kêu gọi đó thành hiện thực được.
Thứ ba là người dân nước ngoài được tiếp xúc nhiều nguồn thông tin. Ở những nước phương Tây, người dân được tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin, nhất là qua phương tiện internet. Bất cứ một vấn đề nào cũng có nhiều cách nhìn, và qua đó, nó giúp cho người tiếp cận thông tin không cảm thấy mình bị nhồi sọ. Chẳng hạn như tai nạn máy bay MH17, người dân ở nước ngoài được tiếp cận thông tin từ các nước như Nga và khối Ả Rập, chứ không chỉ các nước phương Tây. Do đó, người dân có thể có cái nhìn toàn cảnh, và có thể phân tích ai đúng ai sai.
Ngay cả các vấn đề VN, nhiều khi ở ngoài này, Việt kiều có nhiều thông tin hơn và nhanh hơn đồng hương ở trong nước. Vụ bạo động ở Tây nguyên, Việt kiều có thông tin trước khi báo chí VN đưa tin 2 ngày! Đại đa số người dân trong nước không biết đến công hàm Phạm Văn Đồng, nhưng Việt kiều đã biết từ 30 năm qua, thậm chí còn biết một thứ trưởng VN là ông Ung Văn Khiêm (2) từng tuyên bố với Tàu cộng vào năm 1956 rằng “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.” Có điều khá buồn cười là khi các quan chức cao cấp từ VN sang đây gặp bà con Việt kiều, trong các buổi tiếp kiến, họ đọc một tràng dài về những số liệu kinh tế (nhưng không bao giờ dám nói [hoặc từ chối nói] các vấn đề như biển đảo và quan hệ với Tàu), và lúc nào cũng kèm theo câu “bà con thiếu thông tin”!
Ở VN thì thông tin vẫn có nhưng là loại thông tin một chiều và hạn chế. Điều này dễ hiểu vì toàn bộ hệ thống truyền thông là của đảng và do đảng điều khiển. Nếu nhìn vào con số như VN có 838 tờ báo in, 95 báo điện tử, 67 đài phát thanh & truyền hình, v.v. có vẻ rất tốt, nhưng thật ra tất cả chỉ có 1 tổng biên tập! Phần lớn chỉ truyền đi một số thông tin giống nhau, và mang tính tuyên truyền. Thông tin bị kiểm duyệt nghiêm trọng. Cứ xem qua những bản tin liên quan đến tai nạn máy bay MH17 thì rõ VN chỉ cung cấp thông tin một chiều. Bật truyền hình, chúng ta sẽ thấy những bản tin về lãnh đạo đi thăm nơi này, tiếp chính khách kia, và những bản tin về kinh tế với những con số chính xác đến 0.01%. Tôi có cảm giác đó là những thông tin dành cho quan chức, chứ không phải dành cho người dân.
Người dân có điều kiện thì dùng truyền hình cáp để tiếp cận với thông tin từ các đài truyền hình nước ngoài. Nhưng ngay cả các đài truyền hình ở nước ngoài cũng bị kiểm duyệt khi truyền đi ở VN! Còn internet tuy có gần 1/3 dân số nối mạng, nhưng có rất nhiều trang web và blog bị chận. Đối với người nước ngoài quen với thông tin mở đến VN là chấp nhận mù thông tin.
Thứ tư là người nước ngoài có thói quen đặt câu hỏi và tìm vấn đề. Vì có tự do và thông tin, nên người học ở nước ngoài dám suy nghĩ khác người, suy nghĩ mà người phương Tây gọi là ngoài cái hộp (thinking outside the box). Thật ra, ngay từ lúc còn nhỏ ở bậc tiểu học, học trò đã khuyến khích tự mình tìm hiểu thế giới chung quanh, đặt câu hỏi, và tranh luận trước lớp học. Họ được khuyến khích đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề. Do đó, khi lớn lên, họ nhìn đâu cũng thấy vấn đề và rất hăng hái giải quyết vấn đề.
Tôi kể một chuyện cá nhân nhưng có liên quan: có lần tôi chứng kiến cảnh tượng ở một khách sạn trên đường 3/2 (Sài Gòn), hôm đó mưa ngập đường xá, khách từ khách sạn muốn ra ngoài phải đi qua một cái cầu tạm bợ. Trong khi chờ xe, tôi thấy một anh khách người Mĩ độ 35 tuổi, đem máy quay phim và máy tính laptop xuống lobby. Anh ta với quần short và áo mưa, xông xuống đường, dầm mưa, quay phim, và khi vào lobby anh dùng đường truyền internet gửi phim về Mĩ. Qua Skype anh ta mô tả tình trạng ngập nước ở đây cho một người bạn, rồi bàn với người bên Mĩ về cách giải quyết vấn đề. Anh nói: “I want solve this problem for them” (tao muốn giải quyết vấn đề này cho họ). Tôi mon men đến hỏi anh ta đến đây lâu chưa, anh nói mới 3 ngày thôi chưa đi du lịch đâu cả vì mưa quá, và anh ta là kĩ sự cầu đường. Tôi nghĩ anh này đúng là Mĩ. Họ được huấn luyện phát hiện vấn đề, và chinh phục vấn đề, dù vấn đề chẳng liên quan gì đến họ. Người Mĩ có cái nhìn toàn cầu, làm cái gì cũng nghĩ sản phẩm này có bán cho khắp thế giới, vấn đề này có thể giúp cho thế giới, v.v. Đó là suy nghĩ tích cực, chứ không phải yếm thế như ở VN.
Nhiều người ở VN ngạc nhiên không hiểu tại sao Việt kiều có quá nhiều ý kiến, nhận xét. Đụng đến cái gì ở VN họ đều chê, chỉ trích, và phê phán. Có những vấn đề mà người trong nước xem là bình thường, nhưng Việt kiều xem là bất bình thường. Trước thái độ đó, người Việt ở trong nước thường nghĩ rằng “bọn Việt kiều phách lối, nhiều chuyện”. Nhưng đó là hiểu lầm. Họ không biết rằng sống ở nước ngoài lâu năm hay được trưởng thành từ hệ thống giáo dục nước ngoài, Việt kiều quen với cách đặt vấn đề và phê phán (vì ở nước ngoài họ tiếp xúc hàng ngày như thế). Việt kiều khi về VN nhìn đâu cũng thấy vấn đề (vì quả thật VN có quá nhiều vấn đề) và có nhiều ý kiến là rất bình thường, và họ cũng chẳng có chống đối hay “phản động” gì, vì đó là một nét văn hoá của họ.
Nhưng ở VN, phương pháp giáo dục phổ thông đòi hỏi học sinh phải nhồi nhét một số kiến thức cơ bản, và giải quyết những vấn đề theo một công thức đã định sẵn, nhưng không khuyết khích cách đặt vấn đề, phát hiện vấn đề. Sự tôn ti trật tự trong học thuật đó đòi hỏi người học sinh và sinh viên phải biết mình đang ở vị trí không có quyền đặt vấn đề, không có quyền tranh luận. Hệ quả là chưa lên tiếng thì đã bị phê bình ngay “con nít mới học vài ba chữ biết gì mà nói”, hay “không biết thì dựa cột mà nghe”, hay thậm chí “hỗn với thầy cô”. Thái độ trù dập như thế làm thui chột khả năng phát hiện vấn đề và làm suy giảm sự tự tin của học sinh. Khi lớn lên trong một thể chế bán phong kiến bán Mao-Stalin cùng với bóp nghẹt thông tin làm cho người dân thiếu tự tin và không dám suy nghĩ đến những vấn đề “quốc gia đại sự” (vì đã có Nhà nước lo!)
Tất cả 4 yếu tố trên đều có chung một cái gốc: tự do. Người nước ngoài có quyền tự do ngôn luận và quyền đó được pháp luật bảo vệ, còn VN thì không. Đó chính là lí do tại sao “những người đã học ở nước ngoài […] sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng.” Đó là lí do tại sao người dân thích chọn tự do hơn là môi trường thiếu tự do.
Một khác biệt rất căn bản và rõ rệt giữa VN và các nước phương Tây (như Úc chẳng hạn) là mối liên hệ giữa công dân và Nhà nước. VN có điều luật 88 trong Bộ luật hình sự phạt những ai “tuyên truyền chống Nhà nước”. Nhưng ở Úc thì luật pháp cho phép người dân có quyền phê phán mang tính chống Nhà nước và chống các chính khách của Nhà nước. Phê phán có thể bằng tất cả các hình thức từ nói, viết đến hội hoạ (mà hiểu theo VN là “tuyên truyền”).
Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này đó thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ. Họ không biết những gì mình phát biểu có sai hay không. Có người còn sợ đến nỗi không dám bấm nút “like” hay viết nhận xét trong các trang mạng xã hội! Một môi trường ngột ngạt như thế rất khác với môi trường tự do ở nước ngoài. Do đó, không khó giải thích tại sao phần lớn các em du học sinh thích ở lại nước ngoài chứ không muốn về Việt Nam.
Thật ra, cũng chẳng riêng gì các em du học sinh, đại đa số người dân VN đều trân quí tự do và đi tìm tự do ở phương Tây. Người có điều kiện thì qua du học hay qua các hình thức chính thức khác. Người không có điều kiện thì liều mình vượt biên (cho đến nay vẫn còn hàng ngàn người Việt liều mình trên biển để đi tìm tự do). Cũng chẳng có gì ngạc nhiên vì con người, như là một qui luật, thích chọn môi trường tự do để sinh sống.
——
(1) http://infonet.vn/1213-quan-quan-olympia-khong-ve-nuoc-nhung-nguyen-nhan-chua-xot-post139487.info
(2) http://195.188.87.10/vietnamese/vietnam/2014/01/140120_duongtrungquoc_hoangsa_northvietnam.shtml
Nguồn: FB Nguyen Tuan