Sunday, January 26, 2014

Báo động: Tình trạng lò phản ứng hạt nhân Triều Tiên rất đáng sợ!

http://soha.vn/quoc-te/bao-dong-tinh-trang-lo-phan-ung-hat-nhan-trieu-tien-rat-dang-so-2014012619120547.htm

Báo động: Tình trạng lò phản ứng hạt nhân Triều Tiên rất đáng sợ!

Tình trạng xuống cấp thảm hại của trung tâm hạt nhân Yongbyon (Triều Tiên) có thể dẫn đến một thảm họa còn khủng khiếp hơn Tchernobyl.
Báo Pháp Le Figaro mới đây có bài nhận định đáng chú ý về hồ sơ hạt nhân tại Triều Tiên. Theo tờ báo, trước nay, thế giới vẫn e ngại mỗi khi lãnh đạo Triều Tiên lớn tiếng dọa dẫm về việc thử nghiêm hoặc triển khai vũ khí hạt nhân mà không hề nghĩ rằng, mối đe dọa đáng bận tâm nhất tại quốc gia này đến từ tình trạng cũ kỹ hư nát đến thảm hại của trung tâm hạt nhân Yongbyon chứ không phải từ kho vũ khí hạt nhân nghèo nàn của. Điều bất thường là lời báo động lần này lại do chính các chuyên gia Nga đưa ra.
Trong bài báo với tựa đề “Yongbyon, trung tâm hạt nhân của nỗi sợ”, Le Figaro dẫn xác nhận của một nguồn tin ngoại giao Nga đưa ra hồi tháng 9/2013, cho biết “lò phản ứng hạt nhân này hiện đang trong một tình trạng rất đáng sợ”. Việc tái khởi động trung tâm này “ rất có thể kéo theo những hậu quả khủng khiếp cho toàn bán đảo Triều Tiên, thậm chí là thảm họa cho nhân loại”. Thảm họa nếu xảy ra, sẽ còn tệ hơn cả thảm họa Fukushima hay Tchernobyl, theo đánh giá của nhiều chuyên gia.
Theo giải thích của một vị giáo sư tại Viện hạt nhân, thuộc trường Đại học Quốc gia Seoul, vấn đề mấu chốt ở chỗ, Bình Nhưỡng dùng grafit đã qua sử dụng, vốn dễ gây cháy để làm làm chậm các neutron chứ không phải bằng nước như phần lớn các lò hạt nhân vẫn còn đang hoạt động hiện nay.
Trong khi đó, theo nguyên tắc cứ mỗi 10 năm phải thay grafit. Giáo sư Peter Hayes, chuyên gia tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (Australia) cho hay những quốc gia nào vẫn còn sử dụng công nghệ cũ kỹ này, “sớm hay muộn gì cũng phải đối mặt với một trận hỏa hoạn” và “Yongbyon hội đủ mọi thành phần cho một thảm họa hoàn toàn”. Chỉ cần một tia lửa nhỏ thôi cũng đủ làm bốc hỏa cả trung tâm hạt nhân và các kỹ sư Triều Tiên, với trình độ và công nghệ hiện có, sẽ không thể kiểm soát được tình hình.
Le Figaro cũng nhận thấy là vấn đề an toàn tại Yongbyon vẫn là một lỗ hổng lớn trong các cuộc đàm phán ngoại giao. Các cường quốc trong khu vực hầu như cố ý phớt lờ, do e ngại sẽ gây thêm rắc rối cho quá trình đàm phán. Tệ hơn nữa, Bình Nhưỡng có thể dùng lá bài thảm họa nhân loại và môi trường để phá vỡ trạng thái cô lập ngoại giao và mặc cả với các quốc gia láng giềng.
Một báo cáo được công bố ngày 23/12 của Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins của Mỹ nói rằng, hình ảnh vệ tinh cho thấy, Triều Tiên đang có những nỗ lực "trên diện rộng" nhằm tái vận hành toàn diện Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc trích dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn cho hay: "Hình ảnh thu được từ vệ tinh thương mại đã xác định được việc Triều Tiên đang tiến hành các hoạt động chuẩn bị để có thể khởi động lại lò phản ứng plutonium công suất 5 MW ở Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon”.
Trên trang web “38 North” của Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, chuyên gia Nick Hansen cho rằng, các phân tích hình ảnh cho thấy có vẻ như "nhà máy sản xuất nhiên liệu" cho lò phản ứng plutonium công suất 5 MW đã được vận hành trở lại.
Đầu năm 2013, Triều Tiên đưa ra tuyên bố sẽ tái khởi động lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon vốn đã bị đóng cửa vào năm 2007. Yonhap dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn cho rằng: “Việc sẵn có những nhiên liệu là một yếu tố quan trọng khiến Triều Tiên tái khởi động các cơ sở hạt nhân của họ”.

No comments:

Post a Comment