Thảm họa Fukushima cảnh báo gì cho Việt Nam
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-22
2013-09-22
Nhà máy điện nguyên tử Fukushima , Nhật Bản sau thảm họa động đất- sóng thần hồi tháng 3 năm 2011 vẫn còn tiếp tục gặp sự cố mà gần nhất là 300 tấn nước nhiễm xạ bị rò rĩ ra biển gây xôn xao dư luận.
Điều đó lại được nêu ra như một cảnh báo đối với dự án điện hạt nhân theo kế hoạch bắt đầu triển khai vào sang năm tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, chúng tôi mời quí thính giả theo dõi trình bày những thông tin liên quan với chuyên gia điện hạt nhân Nguyễn Khắc Nhẫn, Nguyên Giám đốc trường Cao đẳng Điện học và Trung tâm Quốc gia Kĩ thuật Sài Gòn ( nay là Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh)Nguyên Cố vấn Nha Dự báo, Kinh tế và Chiến lược EDF,Nguyên Giáo sư Viện Kinh tế, Chính sách Năng lượng và Đại học Bách khoa Grenoble.
Trước hết ông nói đến lý do vì sao tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn còn nguy hiểm
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn : Tình hình ở nhà máy ĐHN Fukushima vẫn còn hết sức nguy hiểm. Thảm họa tuy xảy ra đã quá 2 năm rưỡi trời, nhưng vẫn tiếp tục đe dọa Nhật bản và luôn cả thế giới.
Hiện nay có khoảng 3000 công nhân đang phục vụ tại công trường. Theo Tepco (Tokyo Electric Power Company), 2/3 trong số này rồi đây có khả năng bị ung thư tuyến giáp.
Các lò phản ứng 1-2-3 bị tai nạn được khống chế, đưa về trạng thái dừng lạnh, dưới 100° C, từ tháng 12/2011. Tepco tích cực trong công việc khử nhiểm, bao phủ và ưu tiên xử lý hồ chứa các thanh nhiên liệu của lò số 4 (đặt ở độ cao 30 m). Vào thời điểm sự cố, lò này, may là đang ngưng hoạt động, và tâm lò đã được tháo gỡ.Điều đáng lo sợ nhất là hồ nước này đang chứa 1331 thanh nhiên liệu đã sử dụng đầy chất độc. Theo Giáo Sư Hiroaki Koide của Đại học Kyoto, chuyên gia về an toàn và quản lý chất thải phóng xạ, nỗi tiếng ở Nhật trong phong trào chống đối ĐHN, số lượng Cesium 137 trong hồ nước tuơng đương với phóng xạ của 10.000 quả bom nguyên tử Híroshima ! (1)
Nếu nay mai rủi ro có động đất mạnh hay bão tố, hồ nước bị hư hại, thì phóng xạ sẽ thoát ra ngoài nhanh chóng và lan rộng khắp nhiều vùng, tùy theo hướng gió, có thể đe dọa nhiều nước khác.
Tepco tăng cường các hệ thống chống đỡ và xây dựng một siêu cấu trúc phía trên và bên cạnh tòa nhà của lò số 4 để triển khai các thiết bị cần thiết, với mục đích đưa nhiên liệu đi cất nơi khác, an toàn hơn.
Trong tương lai, Tepco sẽ cố gắng lấy ra các thanh nhiên liệu nóng chảy (corium) ở đáy các lò 1,2 và 3. Đó là một dạng magma tạo thành vào lúc bắt đầu thảm họa, khi mà các thanh nhiên liệu nóng chảy trên 2800°C tại tâm các lò phản ứng trộn lẫn với các chất khoáng hay kim loại của lò. (Thép nóng chảy ở 1400°-1500°C). Thùng lò ( cuve ) và vỏ lò (enceinte de confinement ) bị đâm thủng nên không còn cách gì cấm phóng xạ thoát ra ngoài.
Lâu nay, mỗi giờ , Tepco phải tưới 5 m3 nước lạnh vào vào mỗi lò 1-2-3 để duy trì nhiệt độ dưới 50°C. Như thế có nghĩa là mỗi ngày, hàng trăm tấn nước chảy qua hệ thống mở ( circuit ouvert ) làm lạnh bị nhiễm xạ. Để bảo vệ lớp nước giếng, Tepco phải bơm thường trực mỗi ngày khoảng 700 m3 nước, trong số này 300 m3 được khử nhiểm trước khi tưới lại vào hệ thống.
Tình hình ở nhà máy ĐHN Fukushima vẫn còn hết sức nguy hiểm. Thảm họa tuy xảy ra đã quá 2 năm rưỡi trời, nhưng vẫn tiếp tục đe dọa Nhật bản và luôn cả thế giớiHàng ngày còn 400 m3 phải tạm tích trữ trong gần 1000 thùng rất lớn ( cao 11 m, đường kính 112m ) được xây cạnh nhà máy ĐHN. Những thùng này sẽ có thể bị rò rĩ sau 5 năm vì xây dựng cấp tốc và cũng vì các chỗ nối ( joint) làm bằng cao su.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn
Gần đây, 300 tấn nước bị nhiễm xạ nặng, chảy ra biển làm xôn xao dư luận Nhật bản.
Đó cũng là một cảnh cáo, để thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đừng vội quên Fukushima, một tai biến rùng rợn còn tiếp diễn lâu năm.
Ngày 21/8 Cơ quan điều độ hạt nhân ARN ( Autorité de Régulation du Nucléaire ) của Nhật đã nhìn nhận sự cố quan trọng và đã đưa lên cấp 3 của thang INES ( International Nuclear Event Scale ). Tepco cho biết liều phóng xạ cạnh 2 thùng nước có chỗ lên đến 220-1800 mSv/ h, (2) con số hết sức nguy hiểm, so với tiêu chuẩn 1 mSv/1 năm, mà mỗi người dân có thể chấp nhận được. ( Ngày 14/3/2011, ba ngày sau tai biến, cạnh vỏ bọc lò số 3, con số đo được lên đến 167 Sv/h ! )
Các chuyên gia cho biết mỗi ngày, đại dương đón nhận hàng triệu triệu becquerels, tương đối thấp hơn con số 60 triệu tỷ becquerels (2) tung lên khí quyển và 27 triệu tỷ becquerels đổ xuống biển trong những tuần đầu sau thảm họa. Trong các đồng vị của phóng xạ, itium,
Cobalt, Strontium 90 ( chu kì 29 năm) và Césium 137 ( chu kì 30 năm) là đáng sợ nhất.
Hiện nay thủy lượng có thể chứa là 300.000 m3 và dự trù sẽ tăng lên 450.000 m3 trong thời gian tới. Nhưng Tepco không thể tiếp tục xử lý sự cố bằng cách xây dựng mãi mãi những thùng chứa nước nhiễm xạ như thế được. Tiền và đất đâu để, cứ vài ngày, xây thêm hồ Olympique, hay thùng chứa nước ? Những biện pháp đưa ra không thích hợp chút nào với tình trạng vô cùng khẩn cấp và nguy hiểm.
Ngày 15/9 nhiều báo chí như tờ Nikkei, Sankei Shimbun, Manichi Shimbun đã cực lực đả kích Tepco và Chính phủ. Tình cờ, cùng ngày này, lò số 4 của nhà máy Ohi bị ngưng vận hành vì lý do bảo trì. Đó là lò phản ứng chót còn phép hoạt động trong số 50 lò của Nhật.
Dư luận đã phản đối mạnh mẽ việc Thủ tướng Shinzo Abe muốn cho các nhà máy ĐHN của Nhật từ từ hoạt động trỏ lại. Tôi hy vọng kể từ nay, Nhật bản sẽ không sản xuất một kWh ĐHN nào nữa cả.
Tepco muốn xây dựng một bức tường khổng lồ dài 1.600 m với chiều sâu 20 đến 40 m, bao vây 4 lò, với mục đích ngăn chận nước chảy vào lớp giếng và thải ra biển. Máy làm đông ( congélateur) khổng lồ này sẽ tiêu thụ một lượng điện rất lớn. Ta còn nhớ ở Tchernobyl, cái hòm ( sarcophage ) đầu tiên, xây cấp tốc năm 1986, bị hư hỏng và người ta đang xây cái hòm thứ hai bằng sắt và bê tông ( 257 chiều dài, 108 m chiều cao ) trị giá hơn 1 tỷ đôla. Bao kín một lò mà tốn kém như thế.
Về kinh phí, nên biết rằng chính phủ Nhật vừa mới chi thêm 360 triệu euros cho việc xử lý nước nhiễm xạ, và trước đó, đã cấp cho Tepco 30 tỷ euros để bồi thường nạn nhân và xử lý nhà máy Fukushima.
Chẳng có một công nghệ quái lạ và tệ hại như ĐHN : tiền đập phá lại cao hơn kinh phí xây dựng và thời gian tháo gỡ gấp 10 lần lâu hơn khi xây cất ! Tepco đã tuyên bố phải 40 năm mới tháo gỡ xong nhà máy ĐHN FukushimaChẳng có một công nghệ quái lạ và tệ hại như ĐHN : tiền đập phá lại cao hơn kinh phí xây dựng và thời gian tháo gỡ gấp 10 lần lâu hơn khi xây cất ! Tepco đã tuyên bố phải 40 năm mới tháo gỡ xong nhà máy ĐHN Fukushima.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn
Gia Minh: Xin GS cho biết quan điểm về công việc khử nhiễm ở Nhật Bản?
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn :Chặt tỉa hàng chục ngàn cây, rút ra vài cm đất trên diện tích 120.000 ha nông nghiệp, rửa sạch hơn 600.000 tòa nhà lớn nhỏ, lưu trữ hơn 30 triệu m3 cặn bã phóng xạ, đó là một công trường khổng lồ ! Hiện nay chỉ mới 15% - 20% công việc được thực hiện. Người ta làm việc quá vất vả và cẩu thả, rất ít hiệu quả. Nước để rửa lấy một phần từ sông, sau đó từ biển. Cũng nên nhớ rằng chất phóng xạ có thể lan tỏa dễ dàng, thông qua việc đi vào các dòng nước.
Nhân công bắt đầu khan hiếm do nguy hiểm và lương thấp. Diện tích đất bị nhiễm xạ sự thật lớn hơn nhiều so với vùng cấm vào. Đó là chưa kể hàng ngàn tấn vật liệu cũng bị nhiễm phóng xạ trong số hàng triệu tấn đổ nát, do động đất và sóng thần gây ra.
So với Tchernobyl, vùng đất ở Nhật bản ít bị ảnh hưởng, do sự phát tán ra đại dương, nhưng ngược lại, Fukushima gây nhiễm xạ ở biển lớn hơn nhiều, chưa từng thấy trong lịch sữ. Đừng quên rằng hải sản là thành phần chính cung cấp thức ăn cho người Nhật. Hiện nay, 40% lượng cá trong vùng cấm vẫn còn không đảm bảo cho việc tiêu thụ.
Thực vật thủy sinh có thể mang các chất phóng xạ đi rất xa. Từ nay đến 3 hay 4 năm sau, Cesium 137, dù bị pha loãng bởi các dòng hải lưu mạnh, có thể đi đến nước Mỹ! Một GS Đại học Hawai tiên đoán rằng bờ biển Mỹ có khả năng bị ô nhiễm nặng hơn ở Nhật, vì phóng xạ có thể tập trung (reconcentration) nơi đây. Coi như lá rụng về cội, vì chính công ty Général Electric của Mỹ đã bán cho Nhật những lò của nhà máy ĐHN Fukushima, cách đây 40 năm !
Jota Kanda từ trường Đại học Tokyo, cho biết sự rò rỉ của nhà máy Fukushima tiếp tục với 0,3 terabecquerels ( TBq ) mỗi tháng, các con sông thông qua việc rửa trôi đất, thải ra biển 1,8TBq/ tháng, đó là chưa tính đến Cesium 137 nằm dưới đáy biển. Cả dây chuyền thức ăn bị ô nhiễm.
Rừng núi cũng lưu trữ một lượng chất phóng xạ đáng kể. Cesium, thành phần quan trọng cho thực vật, xâm nhập vào cây cối dễ dàng, thông qua lá. Cây cối, một khi hấp thụ một lượng lớn các chất phóng xạ rơi xuống, sẽ bảo vệ đất và sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng chỉ làm chậm quá trình ô nhiễm đất. Đó là sự nguy hiểm của hiệu ứng chậm, theo Pierre-Marie Badot từ trường Đại học Franche – Comte, bởi dân chúng sẽ ít cảnh giác hơn.
Hiện nay chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với cây cối và hệ thực vật ở Fukushima. Theo Anders Moller từ Đại học Paris-Sud và Timothy Mousseau từ Đại học Caroline du Sud, số lượng động vật về lâu về dài sẽ giảm dần do ảnh hưởng của liều lượng nhỏ chất phóng xạ. Ở Tchernobyl, sự đột biến của các loài tăng lên từ 2 đến 20 lần! Các nhà nghiên cứu ở đại học Okinawa, trong đó có Joji Otaki, khẳng định rằng các chất phóng xạ đã gây nên sự hủy hoại về gen và sinh lý. Tỉ lệ dị tật ở bướm trong vòng bán kính 200 km xung quanh nhà máy Fukushima vào khoảng 30%.
Nhật bản đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, môi trường. Hai năm rưỡi trời sau tai biến, vẫn còn hơn 300.000 người di tán. Sự chậm chạp trong quá trình tái thiết một phần là do sự đấu đá bên trong của các đảng phái chính trị, một phần cũng do sự dối trá, che đậy của Tepco.
Thực vật thủy sinh có thể mang các chất phóng xạ đi rất xa. Từ nay đến 3 hay 4 năm sau, Cesium 137, dù bị pha loãng bởi các dòng hải lưu mạnh, có thể đi đến nước Mỹ! Một GS Đại học Hawai tiên đoán rằng bờ biển Mỹ có khả năng bị ô nhiễm nặng hơn ở Nhật, vì phóng xạ có thể tập trung nơi đâyTheo IRSN ( Institut de Radioprotection et de Sureté Nucléaire ) của Pháp, khoảng 7000 đến 8000 trường hợp ung thư tuyến giáp còn liên quan đến iode phóng xạ ở Tchernobyl. Nạn nhân chủ yếu là trẻ em vào thời điểm xảy ra sự cố, cách đây 27 năm. Cần từ 4 đến 5 năm để khẳng định việc chẩn đoán. Đến nay chúng ta vẫn không thể biết số người chết hoặc tàn tật suốt đời vì Tchernobyl : hàng ngàn, theo các tổ chức chính phủ và lobby hạt nhân – hay đúng hơn là hàng triệu, theo các nguồn khác.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn
Còn quá sớm để ước lượng số nạn nhân ở Nhật Bản. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Fukushima, thực hiện trên 300.000 người còn trẻ trong vùng xảy ra thảm họa, đã gây hoang mang trong dư luận : 40% trong số 96.000 trẻ em khi kiểm tra tuyến giáp đã cho thấy có u hoặc hạch.
Hàng triệu dân Nhật phải sống suốt đời trong sự sợ hãi, với một kẻ thù vô hình, không gây đau đớn nhưng tiềm tàng một mối nguy hiểm to lớn.
Gia Minh: Pháp rút bài học Fukushima như thế nào, thưa GS ?
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn :Các Cơ quan quản lý về an toàn hạt nhân của Pháp không còn loại trừ những tình huống đặc biệt như trước. Fukushima đã quét sạch sự tin tưởng mù quáng của các kỹ sư, những người mà bây giờ phải hình dung những điều không tưởng tượng nổi.
Theo Jacques Repussard, Tổng giám đốc IRSN, lập luận theo kiểu xác suất không còn chấp nhận được nữa, nếu xét kĩ hậu quả to lớn đối với dân chúng và các vùng đất đai. Phương pháp xác định (déterminisme) dù đắt tiền hơn, phải được xem như ưu tiên. Mặt khác, cũng cần phải giảm công suất của các lò. Mỹ có dự án sản xuất lò với công suất dưới 200 MW.
An toàn là vấn đề của tất cả mọi người. Ta không thể tự tin, chỉ dựa vào sự kiểm tra của các cơ quan an toàn. Từ nay nước Pháp phải chuẩn bị để đối phó với một thảm họa rùng rợn.
Ngay sau Fukushima, EDF (Electricité de France), CEA (Commissariat à l'Energie Atomique) và AREVA đã nhận được chỉ thị tăng cường độ an toàn và khả năng chịu đựng của các nhà máy ĐHN.
EDF phải trang bị cho mỗi lò phản ứng một tòa nhà an toàn, một nguồn nước lạnh riêng, một nhóm các máy diesel cho sự trợ giúp cuối cùng, một lực lượng phản ứng nhạy bén về hạt nhân tại 4 địa điểm, nhằm có thể can thiệp nhanh chóng trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Kinh phí tối thiểu, vào khoảng 10 tỉ euro, chắc chắn sẽ gây ra sự tăng giá đáng kể của mỗi kWh. Điều này khiến cho năng lượng tái tạo ngày càng hấp dẫn.
Theo cuộc điều tra mới nhất, 42% dân Pháp cho biết họ lo ngại về 19 nhà máy ĐHN của Pháp, chứa cả thảy 58 lò PWR.
Ông Pierre-Franck Chevet, tân chủ tịch Cơ quan an toàn hạt nhân (ASN ) Pháp vừa cho biết rằng có thể 5 hay 10 lò của EDF sẽ phải ngưng hoạt động cùng một thời điểm, nếu có rủi ro hay vì thiết bị. Ông phản đối việc kéo dài thời gian vận hành của các lò đến 60 năm.
Chính phủ Pháp vừa công bố 34 kế hoạch trung hạn trong chiến lược phục hồi công nghiệp, theo 4 hướng chính : chuyển tiếp năng lượng (transition énergétique), công nghệ số ( gồm giáo dục điện tử) , vận tải, công nghệ y sinh. Điều đáng chú ý nhất là năng lượng tái tạo được đề cao thay vì hạt nhân, không có ai khuyến khích. Trong bản xếp hạng quốc tế những nước cạnh tranh giỏi, Pháp tụt xuống hạng thứ 23, phần lớn cũng vì hạt nhân thu hút quá mạnh nguồn tài chính quốc gia, không cho phép đổi mới kịp thời.
Patrick Momal, của viện IRSN, cựu kinh tế gia của Ngân hàng thế giới, đã tính toán cái giá kinh khủng của một tai nạn nghiêm trọng như thảm họa Fukushima ở Pháp. Nó lên đến 430 tỉ euro, tức 20% PIB của nước này ! Nên so sánh với giá tạm thời 1000 tỉ đôla ở Fukushima. Với tình huống thảm họa này, các vùng đất bị ô nhiễm sẽ bị cấm sử dụng trong vòng hàng thập kỉ, Chính phủ sẽ phải xử lý các tình huống vô cùng phức tạp, với việc di tản của hàng trăm ngàn hay hàng triệu người. Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sẽ bị tê liệt, ngành công nghiệp du lịch bị phá tan, sản xuất điện trở nên bấp bênh, hậu quả về vệ sinh y tế thêm trầm trọng. Nếu tính đến rủi ro này trong bài toán về giá thành của mỗi kWh, thì ĐHN không thể nào rẻ hơn Năng lượng tái tạo.
Năm 2007, IRSN cũng đã tính đến nhiều tình huống thảm họa cho nhà máy ĐHN Dampierre ở Loiret. Một trường hợp được đánh giá khoảng 5800 tỉ euro, một con số khổng lồ để chứng tỏ rằng EDF có xu hướng đánh giá thấp chi phí các sự cố. Chi phí này bao gồm chi phí xã hội, do việc di tản bắt buộc đối với 5 triệu người, trong một vùng rộng đến 87.000 km2, chi phí tái định cư, khử nhiễm, xử lý chất thải phóng xạ. Tổng kinh phí thay đổi tùy theo các điều kiện thời tiết. Gió bay đến các vùng đông dân sẽ gây nên tình huống xấu nhất !
Gia Minh: Theo GS, thảm họa Fukushima có ảnh hưởng gì đến chương trình điện hạt nhân của Việt Nam không ?
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn :Tôi vô cùng lo sợ cho đất nước và đồng bào vì thảm họa Fukushima không làm lay chuyển quyết định của chính phủ VN quá tham vọng với chương trình ĐHN quá tham vọng.
Việt Nam không có khả năng về nhân sự, công nghệ, tài chính và cũng không có văn hóa an toàn để đối đầu với một sự cố cấp 7 ( thang INES) như Tchernobyl hay Fukushima.
Tôi vô cùng lo sợ cho đất nước và đồng bào vì thảm họa Fukushima...Việt Nam không có khả năng về nhân sự, công nghệ, tài chính và cũng không có văn hóa an toàn để đối đầu với một sự cố cấp 7 như Tchernobyl hay Fukushima.Chúng ta không thể yên tâm, tiếp tục dựa trên các tính toán về xác suất để tối thiểu hóa mức nguy hiểm. Đừng bao giờ quên rằng trong thời gian 50 năm qua, thế giới đã chứng kiến 5 lần nóng chảy lò phản ứng: 1 ở Three Mile Island, 1 ở Tchernobyl và 3 ở Fukushima ! Đó là chưa nói đến nhiều tai nạn khác ở cấp độ thấp hơn. Cả 3 sự cố trên, chủ yếu là do ở con người, chứ không phải vì công nghệ.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn
Các cơ quan trách nhiệm Việt Nam đừng quên rằng một cuộc cách mạng năng lượng đang diễn ra trên thế giới và ĐHN bây giờ đã lỗi thời !
Viện dầu mỏ và năng lượng mới của Pháp (Ifpen) vừa công bố một phát hiện có tính đột phá.
Đó là khí hidro tự nhiên thoát ra một cách liên tục từ bề mặt các lục địa, rải rác ở rất nhiều nơi.
Hướng năng lượng mới này hội tụ tất cả các ưu điểm : không carbon, do đó sạch sẽ và rẻ tiền. Mặt khác, khí hidro tự nhiên có khả năng giải quyết tốt đẹp nhược điểm của Năng lượng tái tạo về tính chất không liên tục.
Trong lúc người ta đầu tư mạnh vào lưới điện thông minh (Smart grid) thì ta tiếp tục khuếch trương hệ thống theo mô hình cổ điển. Bill Gates, ngày 9/9 vừa qua, đã cho lên mạng một ổ nhện dây, hết sức rườm rà và nguy hiểm trên một trụ điện của ta.
Với sự tăng cường khai thác khí đốt và dầu schiste từ khoảng 10 năm nay, ta có thể nói rằng Mỹ đã khơi mào cho cuộc cách mạng năng lượng. Họ đã kich hoạt trở lại ngành công nghiệp và làm thay đổi cân bằng năng lượng của họ. Mỹ đang trở thành nước sản xuất số một thế giới về khí đốt.
Rồi đây họ có thể đạt được sự độc lập về năng lượng.
Tại nhiều nước châu Âu, như Pháp, khai thác khí schiste vẫn còn bị cấm là phải, vì lí do liên quan đến phương pháp hình thành khe nứt bằng nước ( fracture hydraulique). Phương pháp này tiêu tốn quá nhiều nước và gây ô nhiễm trầm trọng lớp nước giếng.
Kể từ sự cố Three Mile Island năm 1979, Mỹ không xây dựng thêm một nhà máy ĐHN nào cả. Tchernobyl và Fukushima cho họ hiểu rằng nguyên tử vô cùng nguy hiểm, cần phải liên tục tăng mức độ an toàn, nên rốt cuộc, không thể nào kinh tế bằng năng lượng hóa thạch hay tái tạo như các lobby tuyên truyền láo để ăn tiền. Tôi sẵn sàng chứng minh điều này với bất cứ chuyên gia nào trên thế giới.
Đức, rất thông minh và sáng suốt, đã quyết định từ bỏ ĐHN vào năm 2022, mặc dù phải hi sinh hàng trăm tỉ euro. Ngược lại, họ củng cố vị trí số một thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và mặt trời. Lãnh thổ ta có ít tia sáng mặt trời, ít gió, ít nước, ít sinh khối hơn nước Đức hay sao ?
Nhân loại từ hai ba thế kỉ qua, bị phỉnh phờ, giới hạn trong việc sử dụng năng lượng vì quá tin tưởng ở kĩ thuật tân tiến. Tại sao phải đi xa, phí tiền bạc và thì giờ để đào mỏ thật sâu, lấy than, dầu khí, uranium, rồi chuyên chở hàng trăm hay hàng ngàn km nhiên liệu, biến chế tốn kém, trước khi sử dụng.
Tạo hóa đã cho ta nhiên liệu thiên nhiên, không đòi hỏi một xu nhỏ nào, rải rác khắp nơi, để mỗi làng, mỗi thành phố, mỗi nhà, mỗi cá nhân có thể khai thác, làm ra điện nếu cần. Với hạt nhân, lộ trình vô cùng phức tạp và tốn kém hơn cả. Vài chục năm sau, phải tháo gỡ, lại đi tìm đất tốt, trở lại đào sâu, chôn cất, mà ngàn đời chất thải phóng xạ vẫn còn đó, không hết nguy hiểm ! Xây cất những nhà máy đồ sộ rồi lại phải truyền tải, phân phối với bao lãng phí trên những đường dây dài.
Với Năng lượng tái tạo, mỗi khu vực, mỗi vùng có thể hoàn toàn độc lập.
Xin mời các Bạn đọc cuốn sách vừa mới xuất bản của Al Gore, Nobel Hòa Bình 2007 : Le futur. Six logiciels pour changer le monde.
Ta cứ thổi phồng nhu cầu và mức tiêu thụ điện để chứng minh rằng ta có lý, một hai cần phải có gấp ĐHN.
Theo kế hoạch, đến 2030, ĐHN sẽ chiếm 10% của tổng sản lượng điện quốc gia. Chỉ vì 10% này mà ta phải cống hiến lãnh thổ cho phóng xạ hạt nhân tung hoành hay sao ? Nếu phân tích tỉ mỉ, ta có thể nói rằng ĐHN sản xuất ra chỉ đủ để cung cấp cho lãng phí năng lượng, vô cùng to lớn của ta ( trên 30% ) !
Trong giai đoạn chuyển tiếp và trong lúc ta đang triệt để khai thác mạnh Năng lượng tái tạo, ai cấm ta dùng than, khí như Đức, Mỹ, Trung quốc và các nước khác ?
Các cường quốc từ bỏ hạt nhân, nhưng vì họ muốn lấy lại hàng ngàn tỷ đôla đã lỡ dại đầu tư, từ nửa thế kỉ nay, nên tiếp tục ca tụng ĐHN để họ bán lò cho các nước đang phát triển, như các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kì., Bangladesh, Belarut và Việt Nam.
Ta sẽ mất độc lâp, tự chủ, phải nhập cảng máy móc, thiết bị tinh vi, chưa nói đến chuyên gia, nhiên liệu uranium làm giàu 3,5%. Sau này phải gửi chất thải phóng xạ đi ngoại quốc để xử lý. Nếu có cơn khủng hoảng chính trị hay uranium trên thị trường quốc tế, ta đành bó tay ngồi ngắm các lò ngủ im hay sao ?
Qua đường biển, Nhật đã mang tiến xuất khẩu phóng xạ nhiều nhất thế giới. Việt Nam nên tránh xa kỉ lục vô phước này.
Ta đi lùi mà cứ tưởng đi tới ! Thay vì gửi sinh viên du học các ngành có triển vọng cho đất nước, ta lại phung phí tiền bạc, khuyến khích họ đi lạc vào con đường hoàn toàn bế tắc của hạt nhân !
Lò phản ứng chung quy chỉ là một nồi nấu nước sôi mà thôi !
Các cụ với các lò bánh mì, các bà và các cô ở quê nhà. nướng bánh, nấu cơm thoải mái, nhanh chóng hơn các kỹ sư hạt nhân, không phí của và thì giờ mà cũng không sợ gì nguy hiểm cả.
Để thay lời kết luận, tôi đề nghị các Bạn tìm hiểu thái độ trái ngược của hai Thủ tướng Nhật. Nato Kan đang giữ chức vụ Thủ tướng lúc xảy ra thảm họa Fukushima. Tuy bị chỉ trích, phải nhìn nhận rằng ông đã trực tiếp chỉ huy việc xử lý sự cố một cách can đảm và thông minh. Kinh nghiệm của ông hết súc quý báu. Trong bài phát biểu gởi đến hôi nghị do Hàn lâm viện y học tổ chức ở New-York ngày 11-12/3/2013, nguyên Thủ tướng Nato Kan đã thú thật rằng ông đã nghĩ đến việc phải di tản 50 triệu dân của Tokyo và các vùng lân cận, nếu phóng xạ tiếp tục lan tràn đến thủ đô !
Lời kêu gọi đầy nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, đáng kính trọng của ông, đối với thế giới là : Muốn có an toàn cao nhất thì không nên xây cất nhà máy ĐHN. Thay vào đó, ông đề nghị triệt để khuyếch trương Năng lượng tái tạo, tăng gia hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.
Ngược lại, tân Thủ tướng Shinzo Abe, quá lạc quan, thiếu khiêm tốn và suy xét, đã quyết tâm muốn cho các nhà máy ĐHN hoạt động trở lại, mặc dù có sự phản đối rất mạnh của dân chúng.
Vừa qua, ở Buenos Aires, để Tokyo được phép tổ chức Thế vận hội năm 2020, ông Shinzo Abe cả gan tuyên bố ẩu rằng tình hình ở Fukushima không có vấn đề và hoàn toàn dưới sự kiểm soát ( la situation est sous contrôle ! ) ( Eisuke Matui, Giám đốc của Viện nghiên cứu Y khoa và môi trường Gifu của Nhật đă lên tiếng phản đối lời tuyên bố vô trách nhiệm này )
Tôi sẽ hết lo sợ cho đất nước và đồng bào ngày nào Chính phủ Việt Nam lớn tiếng ủng hộ lập trường sáng suốt, khôn ngoan của nguyên Thủ tướng Nato Kan !
(1) Bom Hiroshima : 6/8/1945 - uranium làm giàu 80%
( 4.500 kg – dài 4,5m - đường kính 75 cm)
20.000 tấn TNT ( Trinitrotulène )
(2) Một số đơn vị cần biết:
Becquerel (Bq) : tác động phóng xạ đo bằng Becquerel (số hạt nhân phóng xạ tự phân huỷ
(désintégration) trong mỗi giây là 1 Curie)
1 Ci (Curie) = 37.109 Bq
Gray (Gy): liều hấp thu phóng xạ bởi một cơ thể hay một vật thể
1 Gy = 1joule/kg = 100 rad
Sievert (Sv): liều tương đương phóng xạ dùng để đo tác động sinh vật trên cơ thể. Đó là một
đơn vị đề phòng phóng xạ
1 Sv (Sievert) = 100 rem (Tchernobyl: 800-1600 rems)
(chiếu phổi: 0.1 mSv)) (1 Sv =1000 mSv)
No comments:
Post a Comment